Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Tài Nguyên Du Lịch Và Tài Nguyên Khí Hậu

Hướng nghiên cứu SKH người phục vụ du lịch được nhiều tác giả nghiêu cứu, đặc biệt tác giả Nguyễn Khanh Vân đã có nhiều công trình nghiên cứu SKH trong du lịch, cụ thể: Cơ sở sinh khí hậu [32]; Nghiên cứu sinh khí hậu người phục vụ phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam [33]; Sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất, dân sinh và du lịch ở vùng hồ Hòa Bình [28]; Điều kiện sinh khí hậu tại một số khu điều dưỡng thuộc vùng núi phía bắc Việt Nam [29]; Sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số đánh giá tổng hợp tài nguyên khí hậu cho du lịch, nghỉ dưỡng tại một số trung tâm du lịch ở Việt Nam [30]. Các kết quả nghiên cứu đạt được trong các công trình này đã xác định được chỉ số cán cân nhiệt; chỉ tiêu SKH tổng hợp sử dụng tổ hợp các đặc trưng thời tiết chính có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe con người được xác định vào thời điểm 13h hàng ngày… Những kết quả này là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá điều kiện khí hậu của các khu vực phục vụ hoạt động du lịch.

1.2. Một số khái niệm cơ bản về tài nguyên du lịch và tài nguyên Khí hậu


1.2.1. Tài nguyên du lịch

+ Khái niệm du lịch: Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không qua một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” [36].

Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [37].

Như vậy, du lịch là một khái niệm bao gồm nội dung kép. Một mặt, du lịch mang ý nghĩa là việc nghỉ ngơi, giải trí liên quan mật thiết với sự di chuyển chỗ ở của khách du lịch. Mặt khác du lịch được nhìn nhận như là hoạt động được gắn

chặt với các hoạt động kinh tế - sản xuất, tiêu thụ những giá trị của lãnh thổ du lịch. Điều đó cho ta cách nhìn nhận tổng hợp toàn diện hơn về hoạt động du lịch. Du lịch không chỉ được xem xét trên khía cạnh lợi ích của khách du lịch mà quan trọng hơn là tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ du lịch trên cả hai phương diện KT - XH. Trên phương diện kinh tế, hoạt động du lịch mang lại những thay đổi gì trong cơ cấu kinh tế của địa phương? Lợi nhuận của hoạt động du lịch thuộc về ai? Trên phương diện xã hội, hoạt động kinh doanh du lịch, sự có mặt của du khách có tác động như thế nào đối với đòi sống văn hóa, tinh thần của người dân bản địa… Giải quyết tốt những vấn đề trên, chúng ta sẽ đảm bảo được một nền du lịch bền vững và lợi ích tối đa cho cộng đồng.

+ Định nghĩa tài nguyên du lịch: Theo UNWTO: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép” [36].

Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.

Như vậy, cách tiếp cận đối với TNDL giữa các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, nhưng cơ bản có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách.

TNDL vô cùng phong phú và đa dạng, song có thể phân chia làm hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, HST và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch [37].

- Tài nguyên du lịch văn hóa: bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách

mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch [37].

● Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

Sản phẩm du lịch được chia thành 2 nhóm [34]:


- Sản phẩm vật chất: là những sản phẩm hữu hình (hàng hóa) được các doanh nghiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch.

- Sản phẩm phi vật chất: là những sản phẩm dịch vụ tồn tại dưới dạng vô hình thể hiện ở sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lòng hay không hài lòng.

● Khu du lịch: là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.

● Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.

● Loại hình du lịch:


- Du lịch cộng đồng là LHDL dựa trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

- Du lịch sinh thái là LHDL dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.

Theo tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế (TIES): “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tới những vùng tự nhiên, có vai trò bảo tồn môi trường và cải thiện mức sống cho người dân địa phương”. Ở Việt Nam, du lịch sinh thái là một khái niệm còn khá mới mẻ.

Các LHDL gắn với giá trị sinh thái bao gồm: du lịch dã ngoại, du lịch nghiên cứu sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Ở Thái Nguyên các LHDL này tập trung phát triển ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các hoạt động du lịch gắn

với voi. Bên cạnh các LHDL sinh thái, nghỉ dưỡng mà vùng Tây Nguyên đang khai thác và đồng thời cũng là thế mạnh của vùng trong giai đoạn vừa qua thì địa hình và khí hậu Tây Nguyên còn tạo nên những điều kiện thuận lợi để phát triển các LHDL mà hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới như LHDL mạo hiểm, du lịch leo núi, nhảy dù, du lịch kết hợp chữa bệnh [34].

- Du lịch văn hóa là LHDL được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.

1.2.2. Tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa. bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa.

Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật và con người. Tác động của khí hậu đến con người trước hết thông qua nhịp điệu của chu trình sống: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa trong năm, nhịp điệu tháng và tuần trăng. Tài nguyên khí hậu bao gồm các yếu tố về thời tiết khí hậu (khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mưa...), trong đó cường độ và đặc điểm của bức xạ mặt trời có vai trò rất quan trọng sự phát triển của sinh vật và tăng trưởng sinh khối. Việc khai thác các đặc tính của các yếu tố khí hậu phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế gọi là khí hậu ứng dụng.

Khí hậu ứng dụng: Khí hậu ứng dụng là một ngành khoa học nghiên cứu khí hậu trong mối quan hệ với từng đối tượng cụ thể, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Nó tạo bước tiến lớn cho sự phát triển của ngành khí tượng và khí hậu học. Đồng thời các kết quả của khí hậu ứng dụng cũng thúc đẩy sự phát triển

của các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào khí hậu thời tiết, làm cho các ngành này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, lợi ích nhiều hơn.

Khí hậu ứng dụng là “sự sử dụng số liệu khí hậu cho các công việc mang tính nghiệp vụ của các ngành nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng, giao thông, hàng không… Trong khái niệm này còn bao gồm: khí hậu nông nghiệp, khí hậu hàng không, SKH học, khí hậu học công nghiệp…” Nghiên cứu khí hậu ứng dụng vừa có ý nghĩa khoa học, lại vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Khí hậu ứng dụng

Các hướng cơ bản của nghiên cứu khí hậu ứng dụng: Liên quan với các yêu cầu của thực tiễn PTSX và kinh tế, trong mối quan hệ chặt chẽ giữa khí hậu con người - môi trường, khí hậu ứng dụng có thể được phân chia theo các hướng cơ bản như: khí hậu nông nghiệp, khí hậu lâm nghiệp, khí hậu y học, khí hậu du lịch, khí hậu xây dựng, khí hậu giao thông vận tải, khí hậu quân sự…



Khí


Khí





Khí


Khí


Khí

hậu


hậu





hậu


hậu


hậu

ứng


lâm





xây


giao


quân

dụng


nghiệp





dựng


thông vận tải


sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên - 3


Khí

Khí

hậu

hậu

Y

Du

học

lịch

Nhóm Sinh khí hậu


Hình 1.1. Sơ đồ các lĩnh vực của khí hậu ứng dụng [32]

* Các hướng nghiên cứu của sinh khí hậu ứng dụng


SKH ứng dụng có một ý nghĩa to lớn đối với khoa học và thực tiễn, góp phần làm phong phú thêm nội dung của khí hậu học, tạo ra một bước tiến mới trong nghiên cứu khí hậu ứng dụng, đồng thời các kết quả nghiên cứu về SKH đã được ứng dụng trong thực tế sản xuất đối với các ngành phụ thuộc nhiều vào khí hậu nhằm đem lại hiệu quả cao.

- Sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên: Nghiên cứu điều kiện khí hậu - thời tiết như là một yếu tố sinh thái, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát sinh, diện mạo, cấu trúc sinh thái cũng như sự phát triển của lớp phủ thực vật.

- Sinh khí hậu sức khỏe con người: Bao gồm sinh khí hậu du lịch, sinh khí hậu y học, sinh khí hậu xây dựng…“Sinh khí hậu sức khỏe con người là bộ phận sinh khí hậu nói chung, nhằm nghiên cứu các quá trình tương tác môi trường khí hậu - con người từ các góc độ, những mục tiêu khác nhau. Nó là một phần quan trọng của bộ môn nghiên cứu khí hậu ứng dụng”.

- Sinh khí hậu nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết lên quá trình sinh trưởng, hình thành năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng - hướng nghiên cứu đó đã tồn tại từ khi con người tiến hành các hoạt động nông nghiệp.

- Sinh khí hậu vật nuôi, gia súc, thủy hải sản: Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết lên quá trình sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi, gia súc, gia cầm, nuôi trông thủy sản.

- Sinh khí hậu du lịch: Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết tác động lên cơ thể con người trong hoạt động thăm quan, nghỉ dưỡng, tìm kiếm khám phá tự nhiên… Bên cạnh đó vào cứ vào nhu cầu đòi hỏi về thời tiết, khí hậu của các loại hình du lịch khác nhau, nghiên cứu sinh khí hậu chỉ ra những thời kỳ thuận lợi cho sức khỏe con người, cho từng loại hình du lịch, điều dưỡng cụ thể ở các vùng cụ thể. Nhờ đó mà hoạt động du lịch ít bị ảnh hưởng do sự cố thời tiết khí hậu một cách đáng tiếc, kinh tế du lịch thu được lợi nhuận cao.

1.2.3. Cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch

Nghiên cứu chế độ khí hậu của một lãnh thổ tự nhiên nào đó cần thực hiện hai nội dung cơ bản:

1. Đánh giá được bản chất của chế độ khí hậu;


2. Xác định được hiệu quả sinh thái để ứng dụng vào trong thực tiễn phát triển KT - XH.

Nghiên cứu thành lập các bản đồ phân kiểu, loại khí hậu trên cơ sở xem xét mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện khí hậu của vùng lãnh thổ và điều kiện sinh

thái phát sinh thảm thực vật tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng trong khoa học cũng như trong thực tiễn. Các bản đồ được thành lập trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ này được gọi là các bản đồ SKH. Bản đồ SKH ngày càng được sử dụng rộng rãi như là bản đồ thành phần khác trong việc xây dựng các bản đồ cảnh quan sinh thái phục vụ mục đích đánh giá tổng hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch các vùng lãnh thổ khác nhau. Bên cạnh đó, bản đồ SKH còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng để xác định và bố trí cây trồng hợp lý tại một lãnh thổ nào đó cũng như trong quy hoạch, tổ chức lãnh thổ sản xuất của các ngành, lĩnh vực KT - XH khác nhau, trong đó có ngành du lịch.

Nghiên cứu điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Một mặt, nó bổ sung lý luận cho công tác đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch cho các mục đích phát triển du lịch. Mặt khác, kết quả của việc đánh giá tài nguyên SKH còn giúp cho những người làm công tác nghiên cứu và quản lý nhận thức rõ đặc điểm SKH của từng khu vực, mức độ thích nghi của khí hậu thời tiết với từng loại hình du lịch (LHDL), từ đó hoạch định chiến lược sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất.

Từ những phân tích nêu trên có thể nhận định rằng: đánh giá tài nguyên SKH của một lãnh thổ nào đó phục vụ phát triển du lịch là đánh giá tác động của điều kiện khí hậu đến tài nguyên du lịch, đến việc tổ chức các hoạt động du lịch cũng như tác động đến sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch. Từ kết quả đánh giá này sẽ đề xuất các giải pháp liên quan đến điều kiện SKH phục vụ công tác tổ chức hoạt động du lịch và nhằm bảo vệ sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch.

1.2.3.1. Tác động của khí hậu đến tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch


Mối quan hệ giữa ngành du lịch và khí hậu đã được nghiên cứu vào những năm 1970, bắt đầu từ việc kiểm tra các ngưỡng khí hậu để xác định độ dài của mùa nhằm chuẩn bị các hoạt động du lịch cho phù hợp. Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm và chi tiêu du lịch vì nhiều điểm du lịch được liên kết chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Một số LHDL cần những điều kiện khí hậu rất đặc biệt, ví dụ như du lịch bãi biển, thể thao mùa đông hoặc du lịch y tế chăm sóc sức khỏe.

Khí hậu là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định sự phù hợp của địa điểm và thời gian, chất lượng sản phẩm. Sức mua của du khách trong mùa du lịch cũng phụ thuộc vào khí hậu và tác động đáng kể đối với các mối quan hệ cạnh tranh giữa các địa điểm và lợi nhuận của các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, một số hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm: nắng nóng, lượng mưa ngày lớn, hạn hán kéo dài, bão và áp thấp nhiệt đới… Đã làm cho ngành công nghiệp du lịch bị thiệt hại về cơ sở hạ tầng, gia tăng chi phí bảo dưỡng, điều hành hoạt động du lịch bị khó khăn hơn và công việc kinh doanh bị gián đoạn.

Du lịch sinh thái và du lịch tham quan là LHDL khai thác các nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hóa như các khu rừng tự nhiên, các phong cảnh đẹp, các khu di tích văn hóa, các lễ hội có giá trị nhân văn cao. Bên cạnh đó, các LHDL này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện khí hậu.

Nhìn chung, khí hậu Việt Nam có sự phân hóa thành các mùa nên tính thời vụ trong LHDL nghỉ dưỡng có ý nghĩa quyết định đến việc tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, do vị trí địa lý, địa hình dẫn đến sự phân hóa giữa các vùng, miền nên thời vụ ở các điểm, khu du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng có sự khác nhau về thời gian, độ dài và cả tính chất của mùa vụ. Tính thời vụ dù sâu sắc hay không sâu sắc đều ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch. Nó ảnh hưởng đến tất cả các hợp phần của hệ thống lãnh thổ du lịch như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động trong du lịch, khách du lịch và mức độ tác động đến môi trường.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đến tính thời vụ trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần tích cực vào sự theo hướng phát triển bền vững.

- Tác động của BĐKH đến các khu Bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên:


Theo thống kê Việt Nam có 11 Vườn Quốc gia, 61 khu Bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng Văn hoá - Lịch sử - Môi trường, trong đó có nhiều Vườn Quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên nằm ở vùng ven biển. Trong nhiều năm qua, BĐKH đã gây những ảnh hưởng lớn đến các HST tự nhiên của các khu bảo tồn này. Ở vùng ven biển sự gia tăng của thiên tai như bão, ngập lụt đã làm cho chất lượng, các thành phần loài của các HST tự nhiên bị thay đổi đáng kể. Nước biển dâng đã và sẽ là nguy cơ lớn nhấn chìm sinh cảnh, thành phần loài của các HST tự nhiên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023