Khung Nghiên Cứu Vai Trò Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Việt Nam Sau Khi Hình Thành Aec


phát triển du lịch. Với những nghiên cứu liên quan đến AEC, những nghiên cứu này chủ yếu phân tích thời cơ và thách thức hay một cam kết phải thực hiện khi AEC hình thành. Với những nghiên cứu về vai trò nhà nước, chỉ nghiên cứu vai trò nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung nhằm tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức; nghiên cứu một nội dung của vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch như việc quy hoạch du lịch, xây dựng và hoạch định chính sách; hay vai trò của nhà nước trong một lĩnh vực nào đó như phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý khủng hoảng du lịch. Việc nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch với toàn diện các nội dung thuộc về chức năng của nhà nước là cần thiết. Việc nghiên cứu này sẽ giúp nghiên cứu xác định được toàn diện hơn vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch khi tham gia Cộng đồng Kinh tế. Có thể khẳng định, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng thể và toàn diện về vấn đề này theo 5 nội dung mà tác giả đề xuất là: (i) nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch; (ii) nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách phát triển du lịch; (iii) nhà nước xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch; (iv) nhà nước thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch; (v) nhà nước đánh giá, kiểm tra, thanh tra đối với phát triển du lịch. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng, kiểm chứng bằng nghiên cứu định lượng về mức độ tác động của các vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC. Trong nghiên cứu của mình, tác giả tập trung phân tích nội dung vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam, nghiên cứu thực trạng vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hình thành AEC.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Phương pháp tiếp cận

Khi AEC được thành lập, du lịch Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức; hay nói cách khác bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới này buộc nhà nước phải tăng cường vai trò để ngành du lịch Việt Nam ngày càng đạt hiệu quả hơn, nâng cao vị thế trong khu vực và thế giới.

Khi nghiên cứu vai trò của nhà nước tác giả tập trung vào cách tiếp cận chức năng và tiếp cận thể chế, đây là cách tiếp cận phù hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị.



Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao. Do đó bên cạnh 2 cách tiếp cận trên, cách tiếp cận hệ thống, liên ngành, đa ngành là cần thiết.

1.2.2. Khung nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, NCS nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC. NCS sẽ giải quyết vấn đề theo khung nghiên cứu và quy trình sau:

- Phân tích làm rõ nhân tố tác động đến vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch: nhân tố chính trị, nhân tố kinh tế, nhân tố văn hóa, nhân tố quốc tế, năng lực; trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp

- Làm rõ vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC: Xây dựng chiến lược, quy hoạch du lịch; xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách tác động đến phát triển du lịch; xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý du lịch, hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch, kiểm tra; giám sát đánh giá và kịp thời đưa ra những cảnh báo phòng ngừa rủi ro đối với phát triển du lịch.

- Đề xuất định hướng, quan điểm, giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước

đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC.


Tác động đến các điều kiện phát triển du lịch

- Các yếu tố sản xuất

- Các điều kiện về cầu

- Các ngành phụ trợ và liên quan

- chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và cạnh tranh nội địa


Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước

- Bối cảnh trong nước

+ Nhân tố chính trị: Thể chế, chủ trương, quan điểm, chính sách của nhà nước về phát triển du lịch

+ Nhân tố kinh tế: Khả năng tài chính của nhà nước, thu nhập của dân cư

+ Nhân tố văn hóa: Nhận thức của xã hội về phát triển du lịch

+ Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp

- Bối cảnh quốc tế

+ Những Hiệp định, chiến lược, cam kết, thỏa thuận trong AEC

Nội dung vai trò nhà nước


- Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch

- Xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách phát triển du lịch

- Xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch

- Hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch

- Kiểm tra, thanh tra đối với phát triển du lịch

Giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

Phát triển du lịch

- Quy mô, tốc độ phát triển

- Cơ cấu phát triển

- Hiệu quả phát triển

- Vị thế du lịch

Hình 1.1. Khung nghiên cứu vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

1.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

1.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập tài liệu thứ cấp

+ Khái niệm, luận cứ khoa học được thu thập từ các tài liệu chuyên ngành, sách tham khảo, bài báo và tạp chí khoa học trong và ngoài nước.

+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức của nước CHXHCN Việt Nam như: Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Hà Nội, Cục Thống kê Đà Nẵng và Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh. Đồng thời đề tài cũng sử dụng kết quả nghiên cứu, các



báo cáo của Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch Đà Nẵng, Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh; công trình khoa học đã được công bố trên các sách và tạp chí chuyên ngành ở trong và ngoài nước, trang web có liên quan đến các nội dung của luận án.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thu được dữ liệu sơ cấp tác giả xác định đối tượng và phạm vi sẽ khảo sát, phỏng vấn là các doanh nghiệp du lịch; cán bộ quản lý nhà nước các cấp về quản lý phát triển du lịch và các nhà khoa học nghiên cứu du lịch.

1.2.3.2. Xác định quy mô mẫu phiếu

- Mục tiêu điều tra chọn mẫu: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vai trò của nhà nước, đánh giá được từng vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC. Do đó, việc sử dụng phiếu điều tra khảo sát sẽ giúp tác giả thu thập được dữ liệu định lượng, những đánh giá và nhận định của đại diện các nhà quản lý du lịch và doanh nghiệp du lịch Việt Nam về những nội dung cần thiết để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp thực hiện

Thứ nhất, thiết kế mẫu phiếu điều tra khảo sát

Việc thiết kế phiếu điều tra được thực hiện qua các bước: Dựa vào khung nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc hỏi ý kiến của giảng viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến; tư vấn của các chuyên gia nghiên cứu liên quan đến đề tài để xác định những thông tin cần thu thập, xây dựng mẫu phiếu điều tra về nội dung và các thang đo nhằm đánh giá vai trò của nhà nước đối với sự phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC.

Tác giả thiết kế 2 mẫu phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát đối với các doanh nghiệp du lịch và phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lý và các nhà nghiên cứu. Bảng câu hỏi được chia làm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn

Phần 2: Đánh giá của những đối tượng được phỏng vấn khảo sát về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển du lịch Việt Nam trong điều kiện hình thành AEC, mức độ quan trọng và mức độ đạt được thực tế của các nội dung tác giả đang nghiên cứu.



Chi tiết bảng hỏi: Phụ lục 1

Thứ hai, Chọn mẫu và thu thập số liệu

Quy mô mẫu, trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, tính đại diện và độ lớn của mẫu là rất quan trọng. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc chọn cỡ mẫu nghiên cứu, theo (Hair et al., 1998) quy mô mẫu tối thiểu là 30 quan sát mới có thể áp dụng công cụ thống kê; theo (Nguyễn Văn Thắng, 2017, tr.167): “Quy mô thông thường để có thể phân tích hồi quy, tương quan, hay kiểm định nhóm: từ 100 quan sát trở lên”. Do đó để đảm bảo tính đại diện của mẫu, tác giả dự định lựa chọn quy mô mẫu là 220 đảm bảo phù hợp tương đối với các phân tích thống kê.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 5 năm 2018 bằng phương pháp khảo sát trực tiếp như: đến cơ quan làm việc, thông qua các hội thảo, hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam do Tổng cục Du lịch tổ chức; hoặc gửi thư qua email và một số phương thức khác.

1.2.3.3. Thang đo của bảng hỏi

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thực hiện nghiên cứu nội dung của luận án theo mức độ đánh giá tăng dần từ 1 đến 5 (từ rất không đồng ý đến đồng ý, từ rất không quan trọng đến quan trọng nhất khi xem xét đến mức độ quan trọng hoặc mức độ ảnh hưởng)

Giá trị khoảng cách == 0,8 nên thiết lập bảng đánh giá như sau:

Bảng 1.1: Xác định giá trị khoảng thang đo


Thang đo

Khoảng đo

Mức đánh giá

5

4,21 - 5,0

Rất tốt

4

3,41 - 4,20

Tốt

3

2,61 - 3,40

Trung bình

2

1,81 - 2,60

Kém

1

1,00 - 1,80

Rất kém

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế Asean AEC - 5


Địa bàn điều tra khảo sát: Tác giả tập trung vào 3 thành phố điển hình của Việt Nam để điều tra khảo sát là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Bởi vì: đây là 3 trung tâm du lịch lớn đại diện cho 3 vùng du lịch phát triển nhất của Việt Nam, là những địa phương dẫn đầu về tổng doanh thu du lịch, tốc độ tăng trưởng, số lượng



khách quốc tế, cơ sở lưu trú... Đồng thời là nơi tập trung các doanh nghiệp du lịch lớn, có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Hà Nội: Đại diện cho du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc.

Đà Nẵng: Đại diện cho du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Thành phố Hồ Chí Minh: Đại diện cho du lịch vùng Đông Nam Bộ

Phiếu điều tra khảo sát được gửi đến 112 doanh nghiệp du lịch trên địa trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Những người trả lời phiếu điều tra đều có kinh nghiệm, giữ vị trí quản lý và điều hành trong các doanh nghiệp. Danh sách các DNDL được Tổng cục Du lịch cung cấp nên đảm bảo tính tính chính xác và chính thống. Các doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra đều được cấp phép kinh doanh từ năm 2012 nên đảm bảo có ít nhất 5 năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong bối cảnh trước và sau khi hình thành AEC để có thể đưa ra những thông tin cần thiết phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời tác giả sẽ gửi phiếu điều tra khảo sát đến 108 cán bộ quản lý nhà nước các cấp và các nhà nghiên cứu của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Bảng 1.2: Phân bổ điều tra khảo sát



Tổng số

Địa phương

Hà Nội

Đà Nẵng

Thành phố

Hồ Chí Minh

1. Điều tra doanh nghiệp du lịch M1

112

42

30

40

2. Điều tra cán bộ quản lý các cấp M2

108


Cán bộ quản lý nhà nước cấp trung ương

13


Cán bộ quản lý nhà nước cấp thành phố

60

20

20

20

Cán bộ quản lý nhà nước cấp quận

15

5

5

5

Các nhà nghiên cứu

20


Tổng số

220




1.2.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Thứ nhất, phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm



được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu nghiên cứu, mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua các cách thức khác nhau như:

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

- Thống kê tóm tắt (dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

Thứ hai, phương pháp so sánh

Trên cơ sở những dãy số biến động theo thời gian tác giả sẽ được sử dụng phương pháp so sánh, nhằm phân tích đánh giá tình hình phát triển du lịch Việt Nam trước và sau khi hình thành AEC; đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến vai trò của nhà nước; đánh giá ảnh hưởng của vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam trước và sau khi hình thành AEC.

Thứ ba, phương pháp phân tích tổng hợp

Vận dụng và kết hợp các phương pháp, suy luận logic; lập luận để đưa ra những nhận xét và kết luận từ các nội dung được nghiên cứu, phân tích và tổng hợp để để tìm ra; làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố. Đây cũng là cơ sở để nghiên cứu và dự báo xu hướng phát triển du lịch Việt Nam năm 2020 tầm nhìn 2030; và cũng là cơ sở để đánh giá những những mặt tích cực và hạn chế của vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam trước và sau khi hình thành AEC; là căn cứ để đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam trong điều kiện hoàn cảnh mới này.


Tiểu kết chương 1


Trong Chương 1 của luận án, nghiên cứu sinh đã thực hiện được những vấn đề

sau đây:

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống, phân tích các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến nội dung vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã hệ thống và phân tích những mặt đạt được, những mặt hạn chế của các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch Việt nam, vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích và so sánh những quan điểm, phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó liên quan đến luận án. Từ đó, để có thể tìm ra khoảng trống nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu của mình.

Thứ hai, những nội dung về mặt lý luận, các phương pháp và những kiến nghị trong mỗi nghiên cứu được tác giả phân tích, kế thừa làm cơ sở lựa chọn cho cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu phù hợp với luận án của tác giả.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 04/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí