Biến Trình Năm Của Nhiệt Độ Không Khí Trung Bình

cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam. Phía Tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh.

Phía đông địa hình cũng chỉ cao 500m - 600m, phần nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao sàn sàn như nhau.

Phía Nam địa hình thấp hơn nhiều, có một số núi thấp. Vùng đồi trung du ở phía Nam và vùng đồng bằng phù sa có độ cao dưới 100m.

Phía Tây nam dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông bắc - Tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Cả 3 dãy núi trên đều chi phối lại chế độ khí hậu, đặc biệt đối với thời kỳ gió mùa đông bắc. Giữa các dãy núi là khu vực đồi thấp, sườn thoải và thung lũng đáy bằng là điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp (điển hình là cây chè).

2.1.3. Đặc điểm thủy văn

Mạng lưới sông ngòi: Tỉnh Thái Nguyên có 2 sông chính chảy qua đó là sông Cầu và sông Công. Ngoài ra còn có sông Rong bắt nguồn từ vùng núi huyện Võ Nhai đổ vào lưu vực sông Thương ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.

Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực rộng 6030 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Lưu lượng mùa lũ: 3500 m3/s, mùa kiệt: 7,5m3/s. Sông Cầu có nhiều phụ lưu, những

phụ lưu chính đều nằm trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên như sông Chu, sông Du ở hữu ngạn, ở tả ngạn có sông Nghinh Tường, sông Khe Mo, sông Huống Thượng. Trên sông Cầu có đập Thác Huống giữ nước tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang). Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng.Sông Công dài 96km, có lưu vực rộng 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá, chảy dọc theo chân dãy núi Tam Đảo. Sông Công hội với sông Cầu ở điểm cực nam huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Lượng nước sông Công khá dồi dào do chảy qua khu vực có lượng mưa nhiều nhất tỉnh.

Hồ: Tỉnh Thái Nguyên không có nhiều hồ nước, trong đó nổi bật là Hồ Núi Cốc (do đập Núi Cốc ngăn dòng sông Công lại mà thành). Hồ có mặt nước rộng 25- 30 km2, sâu từ 25-30m, chứa 210 triệu m3 nước, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa mầu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công. Ngoài hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên còn có 850 ha hồ thuỷ lợi, 2400 ha ao hồ nhỏ, trong đó có một số hồ tương đối lớn như hồ Khe Lạnh (Phổ Yên), hồ Bảo Linh (Định Hoá), hồ Gềnh Chè (TX Sông Công). Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Nước ngầm: Nước ngầm ở Thái Nguyên có trữ lượng khá lớn, có độ khoáng khá cao: trên10g/L. Hiện mới khai thác một phần nước ngầm ở tầng nông làm nước sinh hoạt và có một điểm khai thác nước khoáng thiên nhiên ở La Hiên (Võ Nhai).

Nhìn chung, tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên dồi dào, chất lượng khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và điều hòa môi trường khí hậu. Nhưng cũng có thời điểm tài nguyên nước của một số địa bàn đã có biểu hiện bị ô nhiễm, cũng có thời gian bị hạn hán, có thời gian mưa lớn gây lụt lội, sạt nở ảnh hưởng xấu tới giao thông, phá hoại mùa màng, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.

2.1.4. Tài nguyên rừng

Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

2.1.5. Đặc điểm khí hậu

2.1.5.1. Chế độ bức xạ mặt trời và nắng


Nằm trong vĩ độ thấp của Bắc bán cầu, trên toàn khu vực nghiên cứu có khả năng nhận được nguồn bức xạ mặt trời phong phú. Độ cao mặt trời lớn, thời gian được chiến sáng kéo dài… đã tạo ra một nguồn năng lượng bức xạ chiếu tới mặt đất với tổng thời gian có nắng cao.

Với cán cân bức xạ dương, lượng bức xạ cả năm ở khu vực nghiên cứu đạt khoảng 120-130 Kcal/cm2, tháng ít nhất cũng đạt 5-6 Kcal/cm2, tháng nhiều nhất từ 14-15 Kcal/cm2. Do ảnh hưởng của độ cao làm thay đổi tỷ lệ của các thành phần bức xạ trong lượng bức xạ tổng nên lượng bức xạ tổng cộng trên cao bao giờ cũng nhiều hơn các khu vực thấp.

Tổng số giờ nắng trung bình năm phổ biến dao động trong khoảng 1300- 1500 giờ/năm. Phân bố của số giờ nắng có sự khác biệt theo mùa và ngược với sự phân bố của lượng mây. Những tháng có nhiều mây là những tháng ít nắng và ngược lại.

Nắng thường tập trung nhiều trong các tháng mùa hè (VI-IX) mỗi tháng đều có trên 140-160 giờ nắng. Số giờ nắng nhiều nhất vào tháng VII hoặc VIII có thể đạt tới trên 180 giờ nắng. Tháng I là tháng có ít nắng nhất và đây là tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm, trong tháng này chỉ có khoảng 50-65 giờ nắng (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định

Hóa

53.3

46.0

44.5

78.4

133.2

141.5

143.3

165.1

167.0

134.4

125.0

85.3

1316.9

Thái

Nguyên

65.9

47.2

44.0

82.7

158.4

162.8

181.0

176.9

182.4

166.5

140.5

116.7

1525.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên - 5

Nắng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với thị lực và hệ thần kinh. Trong phần lớn hoạt động hàng ngày của con người, bức xạ mặt trời đầu có khả năng đóng góp một phần đáng kể vào quá trình trao đổi năng lượng. Với nguồn bức xạ lớn của miền nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên trên toàn khu vực đều phong phú. Tuy nhiên do chế độ gió mùa và lượng mây nhiều ở khu vực đã hạn chế rất nhiều khả năng chiếu sáng cũng như nhiều đặc trưng bức xạ khác vào thời kỳ đông - xuân.

2.1.5.2. Chế độ gió .


Chế độ gió mùa là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự phân hóa mùa sâu sắc trên hầu hết các yếu tố khí hậu cơ bản. Đối với con người, gió có tác dụng lưu thông không khí, điều chỉnh tự nhiên nhiệt độ môi trường, gió cũng góp phần làm sạch môi trường. Tuy nhiên bên cạnh đó gió cũng gây ra những tác hại nhất định đối với sức khỏe con người, ví dụ như gió lạnh thường không có lợi cho sức khỏe của người gia và trẻ nhỏ, gió mạnh làm không khí đổi lưu mạnh và đột ngột gây nên sự mất nhiệt của cơ thể.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và địa hình nên hướng gió thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành hướng gió Đông Bắc hoặc hướng Bắc. Mùa hạ chủ yếu là hướng gió Đông - Nam hoặc hướng Nam.

Tốc độ gió trung bình năm đạt khoảng 1-1.4 m/s ở các khu vực có độ cao dưới 400m và có thể đạt đến 3,0m/s ở độ cao 800-900m. Tốc độ gió thường đạt giá trị thấp nhất vào tháng chuyển tiếp (tháng IX-X) và lớn nhất vào những tháng đầu mùa hè, tháng IV, V (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định

Hóa

1.0

1.2

1.0

1.3

1.1

1.1

1.1

1.0

0.9

0.9

0.9

1.0

1.0

Thái

Nguyên

1.4

1.5

1.5

1.6

1.7

1.5

1.5

1.3

1.3

1.3

1.3

1.4

1.4

Tốc độ gió mạnh nhất có thể đạt tới 32m/s trong các tháng mùa hè (bảng 2.3), thường xuất hiện trong các cơn dông.

Bảng 2.3: Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định

Hóa

16

22

20

32

32

20

25

20

20

20

20

20

32

Thái

Nguyên

14

17

26

25

24

32

28

25

24

22

24

16

32

Vì nằm trong nội địa vùng Đông bắc nên khu vực hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Còn gió mùa đông bắc đợt nào mạnh nhất thổi qua thì sức gió cũng chỉ tới cấp 3 - 4. Nhưng thời kỳ giao tiếp đổi mùa (mùa thu, nhất là mùa xuân) hay xuất hiện lốc, giông tố địa phương với tốc độ gió lên tới cấp 8-9 gây hậu quả nghiêm trọng.

2.1.5.3. Chế độ nhiệt


Cũng như nhiều nơi khác ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình năm ở Thái Nguyên khá cao, đạt trị số trung bình 22-230C. Ở Thái Nguyên, nhiệt độ có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao địa hình. Đại bộ phận lãnh thổ có độ cao <200 m (tập trung với diện tích lớn >60% diện tích toàn tỉnh, chiếm toàn bộ khu vực phía Bắc và Đông, Tây bắc của tỉnh), có nhiệt độ trung bình năm trên 220C. Sang đến khu vực phía Tây và phía Nam, nhiệt độ giảm dần theo độ cao, ở độ cao trung bình 160-540 m, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 22-200C. Lên cao từ 540-900 m, nhiệt độ không khí trung bình năm giảm xuống còn 20-180C.

Bảng 2.4. Nhiệt độ không khí trung bình năm (ºC)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định

Hóa

15.5

17.0

19.8

23.6

26.8

28.2

28.2

27.8

26.6

23.9

20.1

16.6

22.8

Thái

Nguyên

16.0

17.4

20.0

23.8

27.2

28.6

28.6

28.2

27.2

24.8

21.2

17.6

23.4


Biến trình năm của nhiệt độ không khí trung bình có 1 cực đại vào khoảng tháng VI, VII và 1 cực tiểu vào tháng I (hình 2.2).


Hình 2.2. Biến trình năm của nhiệt độ không khí trung bình

Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa mùa đông, chế độ nhiệt ở Thái Nguyên có sự phân hóa thành hai mùa: mùa nóng và mùa lạnh rất rõ rệt.

Mùa nóng kéo dài chừng 5 tháng, từ đầu tháng V cho đến cuối tháng IX, nhiệt độ trung bình tháng trên 250C (bảng 5). Đây là thời kỳ có nhiều ngày nóng nực, nhiệt độ tối cao trong những ngày mùa hè thường vào khoảng 30-330C. Tháng VII là tháng có nhiệt độ không khí tối cao trung bình lên cao nhất là 33,10C, nhiệt độ không khí cao nhất có thể đạt trên 40ºC (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng và năm (ºC)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định

Hóa

31.3

36.8

36.8

39.9

41.6

38.3

38.3

38.9

37.8

35

33.7

32.5

41.6

Thái

Nguyên

31.1

33.5

35.7

37.7

40.7

39.5

39.2

38.4

37.4

34.9

34

30.6

40.7

Mùa đông, do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc mang không khí lạnh từ phía Bắc tới, làm nhiệt độ giảm rõ rệt. Ở Thái Nguyên, trung bình mùa lạnh (tháng có nhiệt độ < 200C) kéo dài 3 tháng từ tháng XII cho đến tháng II ở những vùng thấp. Tháng I là tháng lạnh nhất trong năm nhiệt độ trung bình tháng hạ thấp xuống tới 15,5-160C ở vùng có độ cao dưới 200m, nhiệt độ không khí tối thấp trung bình có thể xuống tới 12,7-13,70C, trong các tháng XII và II cũng xuống tới 14,4-14,60C.

Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 0ºC ở những khu vực có độ cao 200m trở lên (bảng 2.6).

Bảng 2.6. Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm (ºC)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định

Hóa

0.5

3.2

1

11.4

12.5

18.1

20.2

20.5

13.6

8.1

3.9

-0.4

-0.4

Thái

Nguyên

3

1.3

6.1

12.6

16.4

19.7

20.5

21.3

13.9

10.2

1.4

3.2

1.3

Biên độ nhiệt năm tại của nhiệt độ không khí tương đối lớn, vào khoảng 16.6ºC. Biên độ nhiệt ngày vào khoảng 6.6-6.8ºC. Tháng X, XI là thời kỳ có biên độ nhiệt ngày đêm trung bình cao nhất trong năm, với giá trị dao động trong khoảng 8-9ºC; Và giá trị này thấp nhất rơi vào tháng II, III với giá trị khoảng 5-6ºC (bảng 2.7).

Bảng 2.7. Biên độ nhiệt ngày trung bình tháng và năm (ºC)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định

Hóa

6.6

5.8

5.6

6.3

7.8

7.6

7.4

7.7

8.4

8.4

8.9

8.5

6.6

Thái

Nguyên

6.0

5.3

5.1

5.8

7.3

7.2

7.1

7.1

7.6

7.8

8.1

7.5

6.8

2.1.5.4. Chế độ mưa


Tổng lượng mưa năm của Thái Nguyên phổ biến dao động trong khoảng 1500- 2000mm. Phân bố không gian không đồng đều giữa các khu vực. Mưa tập trung nhiều nhất ở phía Tây của tỉnh, với tổng lượng mưa năm trên 2000mm và ít nhất, dưới 1500mm tập trung ở phần phía Đông Nam (Phú Bình, Phổ Yên) (bảng 2.8).

Bảng 2.8. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định

Hóa

24.4

28.6

55.9

101.2

209.0

263.7

332.0

307.5

174.2

96.8

42.5

19.6

1655.3

Thái

Nguyên

27.9

31.4

61.9

111.7

242.0

323.1

411.6

342.5

235.7

118.3

52.9

23.2

1982.3

Cầu

Mai

23.7

38.6

38.9

133.6

239.3

311.9

338.3

339.6

245.0

127.6

62.9

15.1

1914.4

Chã

30.6

26.3

57.8

73.2

177.5

249.0

297.2

246.4

175.4

95.2

50.6

21.8

1501.1

Gia

Bẩy

32.4

23.0

60.9

91.2

219.6

239.2

371.3

294.5

208.3

97.7

50.7

30.8

1719.6

Đại

Từ

32.1

31.9

60.5

111.2

220.9

267.3

348.7

340.0

228.0

135.8

52.3

24.1

1852.9

Điềm

Mặc

45.5

41.7

96.3

127.7

276.6

300.5

501.5

431.0

238.1

121.0

63.7

30.4

2274.0

Đình

Cả

21.9

30.4

57.5

122.5

208.1

260.7

331.2

299.4

196.8

85.4

37.5

20.4

1671.8

Mỏ

Cẩm

26.7

29.2

78.4

100.3

229.3

247.2

418.0

325.6

221.2

98.1

51.1

20.6

1845.6

Phú

31.7

27.2

52.3

103.2

220.4

292.7

394.8

369.3

234.9

146.4

56.9

24.2

1954.0

La

Hiên

18.6

21.5

57.9

82.4

211.8

238.8

312.6

304.8

159.7

68.6

36.9

19.8

1533.3

Phổ

Yên

24.1

24.1

50.8

90.1

182.2

247.5

305.1

278.7

195.3

106.9

49.1

22.4

1576.4

Phú

Bình

23.6

21.8

49.0

88.4

196.2

221.2

291.6

263.9

171.7

91.7

45.9

17.9

1483.0

Phú

Lương

17.4

19.8

43.9

89.1

178.8

227.8

310.3

305.0

200.4

100.3

33.7

14.7

1541.1

Chấn

30.0

34.4

67.3

101.8

216.0

265.4

388.3

336.9

164.1

60.5

41.5

25.7

1731.9

Thác

Bưởi

26.7

39.9

78.2

88.8

247.3

310.5

447.5

354.6

193.9

107.8

44.9

16.4

1956.4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023