Biến Trình Năm Của Tổng Lượng Mưa.

Biến trình năm của lượng mưa thuộc loại biến trình mưa vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa tập trung vào thời kỳ gió mùa Đông nam, có một cực đại vào tháng VII và một cực tiểu vào tháng XII (hình 2.3).



Hình 2.3. Biến trình năm của tổng lượng mưa.

Phân bố của lượng mưa trong năm có sự phân hóa rất rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 6-7 tháng, từ tháng IV, V đến tháng IX, X. Mưa tập trung trong thời kỳ từ tháng V đến tháng IX, là thời kỳ hoạt động mạnh nhất của gió mùa Đông nam, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm xấp xỉ 80 tổng lượng mưa năm, trong đó tháng VII và VIII là 2 tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm.

Ở khu vực nghiên cứu có một mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng từ tháng XII đến tháng II, đây là thời kỳ thịnh hành của gió mùa Đông bắc. Lượng mưa trong thời kỳ này dưới 30mm/tháng.

Số ngày mưa trung bình năm của khu vực nghiên cứu phổ biến dao động trong khoảng 150-160 ngày mưa/năm. Tuy lượng mưa có sự chệnh lệch lớn giữa các vùng nhưng số ngày mưa lại không có sự chênh lệch nhiều (bảng 2.9).

Bảng 2.9. Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định Hóa

9.2

11.6

17.1

17.2

15.6

17.0

18.7

19.0

12.9

9.9

6.6

5.9

160.6

Thái

Nguyên

8.6

11.0

16.4

15.4

14.4

16.2

17.9

18.3

12.7

8.9

5.9

5.5

151.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên - 6

Số ngày mưa trong năm tập trung vào các tháng mùa mưa, trong đó tháng VI, VII, VIII là những tháng có nhiều ngày mưa nhất, trong các tháng này mỗi tháng có 17-19 ngày mưa. Trong mùa ít mưa, mỗi tháng trung bình không quá 10 ngày mưa, trong đó các tháng XI-XII phổ biến không quá 6 ngày mưa.

2.1.5.5. Chế độ ẩm


Độ ẩm của không khí có vai trò quan trọng trong cân bằng nhiệt cũng như trong việc xác định các đáp ứng chủ quan của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường (bảng 2.10).

Bảng 2.10. Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%)


Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Định Hóa

82

83

84

85

82

83

84

85

84

83

82

81

83

Thái

Nguyên

79

82

85

86

82

83

84

85

83

80

78

77

82

Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động trong khoảng 82-83%. Độ ẩm tương đối thay đổi theo mùa. Số ngày có độ ẩm cao tương đối nhiều, thời gian có độ ẩm cao liên tục và kéo dài, nhất là trong các tháng cuối mùa đông (tháng III-IV). Biến trình năm của độ ẩm tương đối khá phù hợp với biến trình năm của lượng mưa và ngược lại với biến trình năm của nhiệt độ. Trong năm có thể phân biệt được hai thời kỳ có độ ẩm lớn từ tháng III-X và một mùa độ ẩm thấp hơn từ tháng XI đến tháng II.

2.1.5.6. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt


Ngoài chế độ bức xạ, mây, nắng gió; chế độ nhiệt; mưa ẩm, ở Thái Nguyên, mùa đông ở đây có thể gặp các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương mù, sương muối, mưa phùn... Mùa hè có thể có dông, mưa lớn do bão, mưa đá...

* Sương mù.


Sương mùa có thể được xem như những đám mây cấu tạo bởi những hạt nước rất nhỏ, nằm ở lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn xa xuống dưới 1 km thậm chí dưới 500m hay ít hơn nữa. Vào những tháng đầu mùa lạnh, khi trời ít

hoặc quang mây, gió nhẹ vào ban đêm thuận lợi cho sự thoát xạ từ mặt đất, thì sương mù bức xạ dễ hình thành và phát triển.

So với các nơi khác sương mù ở khu vực Thái Nguyên không nhiều, trung bình hàng năm ở có khoảng 10 - 45 ngày sương mù/năm. Nơi có nhiều sương mù và sương mù ở đây xuất hiện quanh năm các tháng IX-XII mỗi tháng có từ 6 - 8 ngày sương mù/tháng; các tháng khác mỗi tháng cũng có một vài ngày sương mù.

Các địa phương khác như thành phố Thái Nguyên số ngày sương mù không nhiều lắm trung bình chỉ từ 6-8 ngày/năm. Ở các nơi này, trong những tháng mùa hè vẫn có những ngày sương mù xuất hiện với tần suất nhỏ, trung bình 0,04-0,5 ngày/tháng, sang đến những tháng cuối thu đầu đông số ngày mưa tăng dần lên với tần suất nhỏ: 1,0-1,9 ngày/tháng.

* Sương muối


Thường vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, khi kết thúc các đợt gió mùa Đông Bắc, trời nắng hanh, đêm không mây, lặng gió gây bức xạ mặt đất rất mạnh. Nhiệt độ không khí hạ thấp nhanh có thể xuống tới dưới 0oC.Hơi nước trong không khí giáp mặt đất ngưng kết dạng tinh thể muối.Sương muối có thể làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của thực vật.

* Mưa phùn


Ngay từ những tháng 10, 11, 12 đã lác đác có mưa phùn (với tần suất 0,04- 2,7 ngày/tháng), bắt đầu từ tháng 1, số ngày mưa phùn tăng lên rõ rệt trung bình đạt 3,5- 6,3 ngày/tháng. Thời kỳ nhiều mưa phùn nhất rơi vào các tháng lạnh ẩm: tháng 1, 2 với 5-6 ngày/tháng, sang đến tháng 4 số ngày mưa phùn đã giảm đi nhưng vẫn còn 4,2-4,7 ngày/tháng và đến tháng 6 hầu như hết mưa phùn. Tuy số ngày mưa phùn không nhiều nhưng nó cũng có những giá trị tích cực và tiêu cực đối với đời sống con người và cây trồng, vật nuôi và hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

* Dông


Cơn dông là những cơn gió lớn thổi đột ngột diễn ra trong thời gian ngắn, thường đi kèm với mưa lớn (mưa rào), gió giật, sét, vòi rồng, mưa đá. Ở nước ta nói chung và ở vùng núi - đồi trung du miền núi Đông Bắc dông thường là dông nhiệt,

dông địa hình (là hiện tượng đối lưu mạnh của khí quyển gây ra sự phóng điện đột ngột kèm theo sấm chớp) và có thể có cả dông động lực (chỉ xuất hiện khi có gió mùa Đông Bắc). Ở Thái Nguyên trung bình hàng năm có khoảng từ 57 - 70 ngày dông/năm.bắt đầu từ cuối tháng 3, đầu tháng 3 đã bắt đầu xuất hiện những cơn dông đầu mùa với tần suất nhỏ (2,2-3,3 ngày/tháng), nhưng từ tháng 4 số ngày dông tăng lên đáng kể (trung bình 6,8 ngày). Tháng này được xem là tháng bắt đầu mùa dông và thời kỳ có nhiều ngày dông nhất trong năm ở đây là các hè - giữa mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8, tháng nào cũng có khoảng 10 - 12 ngày dông.

* Gió mùa Đông Bắc


Gió mùa Đông Bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa châu Á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 5. Giữa mùa đông lạnh số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn so với đầu mùa và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa phương từ 3 tới gần chục ngày.

Năm 2015 không khí lạnh hoạt động nhiều nhưng không mạnh. Do hoạt động của không khí lạnh năm 2015 xảy ra 4 đợt rét đậm, rét hại (tháng 1+12 có 2 đợt, tháng 2 có 2 đợt).

* Nắng nóng


Năm 2015 áp thấp nóng phía Tây hoạt động tương đối mạnh, nắng nóng xuất hiện sớm với nhiệt độ cao nhất 38,00C.

Năm 2015 có 9 đợt nắng nóng, cao hơn trung bình nhiều năm 3 đợt, hầu hết các đợt nắng nóng kéo dài 4-5 ngày với tổng số 43 ngày nắng nóng đến nắng nóng gay gắt, cao hơn trung bình nhiều năm 20 ngày. Đợt dài nhất kéo dài 9 ngày (từ 29/6/2015-4/7/2015) trong đó có 4 ngày nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 38,00C.

* Nồm


Vào mùa đông xen giữa các đợt lạnh có những ngày nóng bức bất thường hay xảy ra vào mùa xuân, độ ẩm không khí lên tới trên 90% gây ra hiện tượng hơi nước động ướt át nền nhà.

* Bão và áp thấp nhiệt đới


Tuy không nằm sát biển, nhưng do điều kiện địa hình bằng phẳng của vùng Bắc Bộ, bão và áp thấp nhiệt đới hàng năm vẫn ảnh hưởng đến Thái Nguyên. Theo số liệu thống kê nhiều năm, ở vĩ độ như Thái Nguyên trung bình hàng năm có khoảng 2, 5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 11.

Trong năm 2015 có 5 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, ít hơn trung bình nhiều năm, trong đó chỉ có 01 cơn bão ảnh hưởng tới thời tiết các khu vực trong tỉnh.

Hoàn lưu cơn bão số 1 ảnh hưởng đến tỉnh Thái Nguyên từ ngày 22- 25/6/2015, xuất hiện từ biển Đông, đổ bộ vào đất liền tại khu vực Đông Bắc và tan thành vùng áp thấp tại khu vực trung du Bắc Bộ, gây mưa vừa và mưa to trên diện rộng ở các khu vực trong tỉnh nói chung. Tuy nhiên do nằm trong địa hình dạng lòng chảo thung lũng và xung quanh được bao bọc bởi các ngọn đồi núi độ cao trung bình từ 80-120 m do vậy tại khu vực mưa bão không gây ra ngập úng.

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội


2.2.1. Đặc điểm dân cư

Theo Tổng cục Thống kê năm 2016, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.227.400 người, trong đó nam có 602.700 người và nữ là 624.700 người. Tổng dân số đô thị là 421.100 người (34,31%) và tổng dân cư nông thôn là 806.300 người (65,69%). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 của Thái Nguyên là 0,99%.

Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc.Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.627 người/km². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó 03 huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm (bảng 2.11).

Bảng 2.11. Dân số các dân tộc tỉnh Thái Nguyên



Dân tộc


Dân số (người)

Tỉ lệ

so với tổng dân số tỉnh

Dân số đô thị (người)

Tỉ lệ

so với dân số

dân tộc

Dân số nông thôn (người)

Tỉ lệ so với dân số

dân tộc

Kinh

821.083

73,1%

249.305

30,4%

571.778

69,6%

Tày

123.197

11%

21.319

17,3%

101.878

82,7%

Nùng

63.816

5,7%

7.716

12,1%

56.100

87,9%

Sán Dìu

44.134

3,9%

3.941

8,9%

40.193

91,1%

Sán Chay

32.483

2,9%

1.101

3,4%

31.382

96,6%

Dao

25.360

2,3%

1.186

4,7%

24.174

95,3%

H’Mông

7.230

0,6%

237

0,03%

6.993

99,97%

Hoa

2.064

0,18%

712

34,5%

1.352

65,5%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2016


2.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... Song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp, lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực.

+ Tăng trưởng kinh tế


Trong 8 tháng đầu năm 2017, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chuyển biến tích cực: Tăng trưởng kinh tế đạt 14,1%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18,1%; xuất khẩu ước đạt 15,43 tỷ USD, tăng 26,7%; thu ngân sách đạt 8.409 tỷ đồng, tăng 34,8%, trong đó thu nội địa tăng 38%; khách du lịch đạt trên 1,7 triệu lượt (trên 32 nghìn lượt khách quốc tế). Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh với tổng vốn đăng ký trên 7,2 tỷ USD.

Thái Nguyên có tổ hợp Samsung với 02 nhà máy SEVT và SEMV với tổng mức đầu tư gần 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Yên Bình. Khu tổ hợp này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Thái Nguyên ngày nay. Cùng với đó, tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, cùng nhiều dự án công nghiệp hiện đại khác đã mang lại diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên, trước kia vốn chỉ dựa vào khu công nghiệp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Hiện Thái Nguyên đã và đang triển các khu công nghiệp sau: Khu công nghiệp Sông Công I (220ha - là KCN đầu tiên của Thái Nguyên); KCN Sông Công II (250ha - đang triển khai xây dựng) thuộc thành phố Sông Công; KCN Yên Bình I (200ha), KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc thị xã Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha - đang triển khai) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà dự kiến đến năm 2015 Thái Nguyên sẽ có khoảng 163.750 công nhân, trong đó có khoảng 43.045 người có nhu cầu về nhà ở.

Tính đến năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nông thôn.Theo phân loại, có 02 chợ loại 1, 07 chợ loại 2 và còn lại là chợ loại 3.Trong số các chợ, lớn nhất là chợ Thái, đây đồng thời cũng là chợ lớn nhất

vùng Việt Bắc. Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ của tỉnh Thái Nguyên là

476.295 m², trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 108.559 m², chiếm 17,5%. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn 45 xã chưa có chợ, đa số là những xã vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch xây mới 05 chợ tại các xã Thuận Thành (Phổ Yên), Phú Thượng (Võ Nhai), Yên Ninh (Phú Lương), Yên Lãng (Đại Từ và Thanh Ninh (Phú Bình) thành các chợ đầu mối nông sản, tương ứng với 5 cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp tương ứng với Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Bắc Giang. Ngoài ra, tại các đô thị lớn của tỉnh, các trung tâm thương mại, siêu thị lớn đang không ngừng gia tăng về số lượng và diện tích.

Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác.

+ Hệ thống giao thông.


Đường bộ:


Thái Nguyên có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối phát triển, với 1 tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, 1 tuyến tiền cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, 5 tuyến quốc lộ đi qua.

Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) là tiền cao tốc.

Tuyến Quốc lộ 1B từ Thành phố Thái Nguyên đi Lạng Sơn.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí