Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Danh sách các trạm khí tượng, thủy văn và đo mưa tỉnh Thái Nguyên 20

Bảng 2.1. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) 26

Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) 27

Bảng 2.3. Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) 28

Bảng 2.4. Nhiệt độ không khí trung bình năm (ºC) 28

Bảng 2.5. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng và năm (ºC) 29

Bảng 2.6. Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm (ºC) 30

Bảng 2.7. Biên độ nhiệt ngày trung bình tháng và năm (ºC) 30

Bảng 2.8. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) 31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Bảng 2.9. Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày) 32

Bảng 2.10. Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) 33

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 2.11. Dân số các dân tộc tỉnh Thái Nguyên 37

Bảng 3.1. Phân cấp nhiệt độ trung bình năm 52

Bảng 3.2. Phân cấp tổng lượng mưa trung bình năm 53

Bảng 3.3. Phân cấp số tháng khô trung bình năm 53

Bảng 3.4. Phân cấp số tháng lạnh trung bình năm 53

Bảng 3.5. Chú giải bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái nguyên 54

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu đến ngưỡng cảm giác của

con người 58

Bảng 3.7. Quy đổi mức độ thích nghi thành mức độ thuận lợi trong hoạt động du lịch 59

Bảng 3.8. Đánh giá các loại sinh khí hậu cho mục đích du lịch sinh thái, tham quan và nghỉ dưỡng tại tỉnh Thái Nguyên 61

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của dông và sương mù đến ngưỡng cảm giác của con người 62

Bảng 3.10. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên 62

Bảng 3.11. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng đồi, núi thấp tỉnh Thái Nguyên 63

Bảng 3.12. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại thấp tỉnh Thái Nguyên 64

MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài


Con người từ khi xuất hiện đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác các điều kiện tự nhiên để tồn tại và phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, con người không chỉ cố gắng thích nghi với điều kiện tự nhiên mà còn biết sử dụng chúng dưới dạng tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt, không có tài nguyên du lịch không thể phát triển du lịch. Vì vậy, tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch. Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên du lịch là cơ sở cần thiết cho việc hoạch định chiến lược và đề ra các giải pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đảm bảo phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên việc phát triển du lịch một cách ồ ạt thiếu cơ sở lý luận, chạy theo lợi nhuận không tính đến những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và văn hóa của các hoạt động du lịch đã gây ra nguy cơ phát triển thiếu bền vững cho ngành. Do vậy, một xu hướng phát triển du lịch mới có khả năng khắc phục những tồn tại của các loại hình du lịch đại chúng, đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước.

Tài nguyên khí hậu là một trong những nguồn tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong những nguồn lực cơ bản đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước. Trong khi tiến hành các hoạt động kinh tế- xã hội của mình, con người luôn tìm cách khai thác những điều kiện thuận lợi của thời tiết, khí hậu nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, việc nắm chắc những quy luật khí hậu, dự báo những biến đổi khí hậu, từ đó có biện pháp nhằm hạn chế những điều kiện không thuận lợi và thiên tai do thời tiết và khí hậu gây ra.

Sinh khí hậu (SKH) là một hướng nghiên cứu trong tổng thể khoa học khí hậu ứng dụng, đã xuất hiện từ khá lâu nhưng mới được phát triển mạnh ở nước ta trong khoảng hai chục năm trở lại đây. Nghiên cứu điều kiện SKH và đánh giá chúng phục vụ phát triển du lịch là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Một mặt, nó bổ sung lí luận cho công tác đánh giá điều kiện tự nhiên -

tài nguyên thiên cho các mục đích thực tiễn nhiên nói chung; mặt khác, kết quả của việc đánh giá tài nguyên sinh khí hậu còn giúp cho những người làm công tác nghiên cứu và quản lí nhận thức rõ đặc điểm sinh khí hậu của từng khu vực, mức độ thích nghi của khí hậu thời tiết với từng loại hình du lịch, từ đó hoạch định chiến lược sử dụng và khai thác lãnh thổ một cách hợp lí mang lại hiệu quả cao nhất.

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, với xuất phát điểm của một nền kinh tế trung bình, khả năng đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các ngành kinh tế gặp không ít trở ngại. Trong khi đó, việc phát triển du lịch giúp chúng ta khai thác tối đa những lợi thế về mặt tự nhiên và KT - XH của mỗi vùng lãnh thổ nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân góp phần phát triển KT - XH. Thái Nguyên có văn hoá dân tộc giàu bản sắc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước thời kháng chiến chống Pháp với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến. Ở tỉnh Thái Nguyên có nhiều di tích nổi tiếng như: Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, không gian văn hóa trà xã Tân Cương, khu bảo tổn thiên nhiên Thần Sa, hang Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, đền Đuổm, huyện Phú Lương... Đây chính là tài nguyên du lịch quý đã và đang được khai thác ở các quy mô khác nhau cho kinh tế du lịch của tỉnh nhà.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch nói chung và tổ chức các loại hình du lịch, mùa vụ du lịch nói riêng ở khu vực lãnh thổ này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch và KT - XH của tỉnh Thái Nguyên.

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học địa lý, chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:


- Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác hợp lý điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên.

3. Nội dung nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ sở lý luận phân loại và đánh giá điều kiện SKH tỉnh Thái Nguyên phục vụ hoạt động du lịch.

- Phân tích đặc điểm tài nguyên SKH tỉnh Thái Nguyên phục vụ hoạt động du lịch.

- Đánh giá điều kiện sinh khí hậu địa phương phục vụ phát triển du lịch;


- Lập bản đồ sinh khí hậu phục vụ hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ 1/100.000;

- Đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác hợp lý điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên.

4. Cấu trúc luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển các loại hình du lịch.

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Chương 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề


Khí hậu ứng dụng nhằm nghiên cứu, đánh giá các yếu tố khí hậu phục vụ cho các mục đích khác nhau đã được thực hiện từ lâu trên thế giới và Việt Nam. Việc ứng dụng khí hậu đầu tiên là cho mục đích nông nghiệp, sau đó ứng dụng trong các ngành kinh tế khác như lâm nghiệp, y học, kỹ thuật, giao thông vận tải, hàng không, du lịch…

Trong hoạt động du lịch việc nghiên cứu đánh giá điều kiện thời tiết khí hậu cho mục đích phát triển du lịch là một trong các hướng nghiên cứu đang được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đều đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên trong đó có điều kiện khí hậu - như là một hợp phần của tự nhiên.

1.1.1. Trên thế giới

Việc nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho mục đích du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh… được các nhà địa lý, nhà y học, tâm lý học và những người yêu thích thiên nhiên quan tâm. Nhiều nhà địa lý đã xác định đây là một hướng ứng dụng quan trọng của địa lý bên cạch phục vụ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng và quy hoạch.

Các nhà địa lí đã xác định đây là một hướng nghiên cứu ứng dụng của địa lí trong du lịch bên cạnh các hoạt động kinh tế khác. Một số tác giả nghiên cứu tiêu biểu như: I.A Vedenhin và N.N Misônhitsenko (1969) đã đánh giá toàn bộ các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng du lịch nghỉ dưỡng. Mukhina (1973), đã tiến hành đánh giá kỹ thuật các thể tổng hợp tự nhiên và công trình phục vụ du lịch. I.I Pirôjnhic (1985) đã tiến hành đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch như TNDL, cấu trúc của các luồng khách và sơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng và các đới du lịch nghỉ dưỡng. Kadanxkaia (1972) đã đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí và đã tiến hành nghiên cứu sức

chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch A.G Ixatsenko (1985) đã căn cứ vào sự đa dạng của môi trường, mức độ thích hợp của các điều kiện khí hậu, môi trường địa lý, điều kiện vệ sinh và các thuộc tính tự nhiên khác để xác định mức độ thích hợp cho mỗi LHDL, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của ĐKTN và TNTN đến các công trình du lịch.

Đánh giá điều kiện SKH cho mục đích phát triển du lịch.


Trong nghiên cứu, đánh giá khí hậu du lịch, nhiều tác giả đã nỗ lực thực hiện để xác định các điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho du lịch nói chung và phân khúc từng hoạt động du lịch nói riêng.

Theo Nguyễn Đăng Tiến [22] E.E Phêđerôp đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp dưa trên cơ sở phân loại thời tiết trong khí hậu, qua đó xây dựng tổ hợp các kiểu thời tiết trong ngày với các mức độ tác động khác nhau đến sức khỏe con người và các hoạt động du lịch. Mieczkowski (1985) đã dựa trên các kết quả nghiên cứu trước về phân loại khí hậu cho du lịch, sự thoải mái của con người liên quan đến khí hậu và đặc điểm hoạt động du lịch để đưa ra chỉ số khí hậu tổng hợp TCT dựa trên 7 yếu tố khí hậu.

Cũng theo Nguyễn Đăng Tiến: Hai tác giả A. Matzarakis, C. R. de Freitas đã đưa ra những khái niệm, phương pháp và xây dựng các chỉ số khí hậu tổng hợp như: chỉ số khí hậu thứ 2 CIT, nhiệt độ sinh lý tương đương ET. Trong một số công trình khác, các tác giả đã đánh giá cho một lãnh thổ cụ thể dựa trên sự phân tích các yếu tố thời tiết khí hậu để đánh giá điều kiện khí hậu cho hoạt động du lịch. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) cũng đã đưa ra giản đồ tương quan thực nghiệm dựa vào 2 yếu tố nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối để xác định 3 mức độ phù hợp của điều kiện khí hậu với con người tại các điểm du lịch.

Trong xu thế BĐKH hiện nay, UNWTO kết hợp với các tổ chức quốc tế khác đã nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐKH và du lịch. Kết quả nghiên cứu đã xác định sự tác động do BĐKH đến các hoạt động du lịch, từ đó đưa ra các chính sách giảm thiểu và biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động du lịch [46].

Công trình toàn diện nhất là Sách hướng dẫn các chỉ tiêu phát triển bền vững cho các điểm du lịch [47]. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 14 chỉ tiêu liên quan đến

vấn đề quản lý tài nguyên, sự hài lòng của khách và cộng đồng, bảo tồn di sản văn hóa, vấn đề BĐKH… Đồng thời đã dẫn chứng thực tế phát triển du lịch bền vững ở một số điểm, khu vực trên thế giới.

1.1.2. Tại Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về du lịch và tài nguyên du lịch.

Ở Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều chương trình, đề tài, dự án các cấp nghiên cứu về du lịch. Có thể nêu ra một số đề tài theo hướng nghiên cứu này như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam của Vũ Tuấn Cảnh [7]; Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam - Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi [19]; Đặc biệt, gần đây Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công bố Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [24] và Quy hoạch tổng thể Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [18]… Một số công trình nghiên cứu ở cấp địa phương như: Đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì phục vụ mục đích du lịch của Đặng Duy Lợi [15]; Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninhcủa Vũ Thị Hạnh [6]; Đánh giá điều kiện tự nhiên sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam của Đỗ Trọng Dũng [20]; Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên TP. Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch của Nguyễn Hữu Xuân [11]… Kết quả, các công trình đều có đưa ra các khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên du lịch (TNDL) và đã đánh giá tiềm năng phục vụ quy hoạch trên quy mô toàn quốc hoặc từng lãnh thổ với những giá trị lý luận và thực tiễn rất cao.

Các công trình nghiên cứu về khí hậu và phân vùng, phân loại sinh khí hậu

Về khí hậu Việt Nam có nhiều tác giả đã nghiên cứu và công bố các chuyên khảo hoặc các giáo trình giáo trình giảng dạy trong các trường đại học. Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc đã công bố chuyên khảo “Khí hậu Việt Nam” vào năm 1993. Đây là một công trình tiêu biểu về khí hậu Việt Nam, trong đó đã nêu bật điều kiện hình thành, các quy luật khí hậu và khí hậu các vùng trên lãnh thổ Việt Nam [24]. Bên cạnh đó, còn có các công trình khác như: Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu [9]; Tài nguyên khí hậu của Mai

Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ [21]; Đánh giá khai thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước của Việt Nam - Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn [10].

Hướng nghiên cứu về hệ thống phân loại, phân kiểu SKH ở Việt Nam đáng chú ý có các hệ thống phân loại SKH của tác giả Vũ Tự Lập [2] phục vụ nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Thái Văn Trừng phục vụ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam [23].

Phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở khoa học, đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên những nghiên cứu SKH ngày càng tỏ rõ lợi ích của mình. Để nghiên cứu SKH ở một loạt vùng địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam các tác giả Viện Địa Lý thực hiện: Phân loại SKH 9 tỉnh miền núi phía Bắc (1995), phân loại SKH vùng Đông Nam Bộ (1996), Bắc Trung Bộ (1997)…ở những bản đồ tỷ lệ trung bình (1: 500.000; 1: 250.000…) Những đặc trưng SKH được sử dụng để phân loại là: Nhiệt độ trung bình năm (TN) Tổng lượng mưa năm (RN), Độ dài mùa lạnh (N), Độ dài màu khô (n) hoặc lượng mưa trung bình của thời kỳ khô (như đối với Tây Nguyên - 1987). Ngưỡng giá trị của các chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu riêng biệt của từng vùng cũng như đặc điểm sinh thái của đối tượng sống mà việc nghiên cứu phân loại hướng tới [41].

Theo hướng nghiên cứu SKH người phục vụ dân sinh, nghỉ ngơi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu: Thiên nhiên và sức khỏe của Đào Ngọc Phong [14]; Thời tiết với bệnh tật của Đào Ngọc Phong [13]; Khí hậu với sức khỏe của Phạm Ngọc Toàn [42]; Khí hậu với đời sống của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Phạm Huy Tiến [43]. Trong các nghiên cứu này các tác giả đã chỉ rõ sự tác động của từng yếu tố thời tiết, khí hậu đến cơ thể con người, mối quan hệ giữa khí hậu và sức khỏe, bệnh tật.

Ngoài các đề tài nghiên cứu nêu trên, còn có một số công trình nghiên cứu SKH ứng dụng trong xây dựng như: Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam của Trần Việt Liễn [12]; Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam của Phạm Đức Nguyên [44]; Kiến trúc sinh khí hậu - Thiết kế sinh khí hậu trong kiến trúc Việt Nam của Phạm Đức Nguyên [8]. Các nghiên cứu này đã đưa ra cơ sở khoa học SKH hậu trong xây dựng, các chỉ tiêu phân vùng khí hậu xây dựng và các chiến lược thiết kế theo SKH đối với kiến trúc Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023