Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trại heo Nái ông Vũ Ngọc Toàn, xã Hòa Mạc – Văn Bàn – Lào Cai - 2

không an toàn các loại thực phẩm, các loại thuốc trừ sâu và tồn dư thuốc kháng sinh ở chuỗi thức ăn trong quá trình sản xuất.

Ảnh hưởng của Cách mạng chăn nuôi đến môi trường cũng là những điều băn khoăn lo lắng. Chăn nuôi có đóng góp đặc biệt đến tính bền vững của môi trường, kết hợp cùng với các hệ thống canh tác tạo nên sự cân bằng phù hợp giữa thâm canh cây trồng và chăn nuôi.

Các kết luận về chính sách

Cuộc cách mạng trong chăn nuôi tất yếu sẽ xảy ra. Nhưng sự chuyển đổi nguồn dinh dưỡng trong tương lai ở các nước đang phát triển được thúc đẩy bởi sức ép của thu nhập, tăng dân số, phát triển đô thị sẽ để lại một không gian nhỏ hẹp cho xây dựng chính sách nhằm thay đổi nhu cầu về các sản phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng cao[23]. Tuy nhiên, chính sách có thể trợ giúp định hình cuộc cách mạng chăn nuôi mang lại càng nhiều lợi ích càng tốt cho một bộ phận lớn người nghèo trong xã hội. Để làm được như vậy, các nhà lập chính sách phải tập trung vào bốn vần đề chủ yếu sau đây:

- Chăn nuôi qui mô nhỏ phải liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hư hỏng. Các qui trình chế biến qui mô lớn trong chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.

- Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự sát nhập các hộ chăn nuôi nhỏ. Cần chú ý đặt biệt đến năng xuất chăn nuôi và các vấn đề sức khoẻ, bao gồm cả chế biến sau thu hoạch và tiếp thị.

- Cần phải phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề tồn tại về sức khỏe và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Phải có các qui định bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi áp dụng các công nghệ để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

- Quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới

Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức và các tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs, 1993; Smith & Frank, 1988), (Chynoweth và Pullammanappallil, 1996; Legrand, 1993; Smith và cs, 1988; Smith và cs, 1992), (Chynoweth, 1987; Chynoweth & Isaacson, 1987)... Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ yếu là các phương pháp sinh học. Ở các nước phát triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên

10.000 con lợn), phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp[14].

Hình 2 1 Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới Tại các 1

Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới

Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua.

Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và nước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và/hoặc khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí nitơ. Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí (Willers et al,1994).

Tại Tây Ban Nha, mước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗ hợp khí sinh học và khí tự nhiên.

Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB. Đây là công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng. Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn. Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn này.

2.2.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam

2.2.2.1. Hiện trạng môi trường chăn nuôi lợn của Việt Nam

Ở Việt Nam, chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 11 nghìn tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 6 - 8%/năm trong khi đó trên thế giới gia tăng bình quân chỉ đạt 1%/năm. Đến nay tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp Việt Nam chiếm 22,3% [21]. Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đạt trên 4 triệu tấn/năm, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với tổng đàn lợn của Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Brazil [11].

Tuy nhiên, tính đến nay Việt Nam chưa có dự án CDM (xây dựng và áp dụng Cơ chế phát triển sạch) nào trong lĩnh vực chăn nuôi được thực hiện do nhận thức, hiểu biết về CDM và những quyền lợi, lợi ích từ CDM mang lại còn nhiều hạn chế [11]; các chuyên gia về CDM trong chăn nuôi còn rất thiếu; cơ sở pháp lý, các quy định ở nước ta cũng như trên thế giới chưa được hoàn thiện và phối hợp đồng bộ nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn; số lượng quy mô trang trại nhỏ vẫn còn nhiều, phân tán ở hầu hết các địa phương gây ảnh hưởng đến việc áp dụng các công nghệ tiên tiến giảm lượng khí thải nhà kính.

Bảng 2.1. Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam

(Đơn vị: 1000 con)

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Cả nước

26 701,598

27 627,729

27 373,149

27 055,9

26 494,0

ĐBSH

6 971,850

7 095,707

6 946,504

7 092,1

6 855,2

Đông Bắc

4 988,258

5 289,789

5 495,255

4 952

4 915

Tây Bắc

1 301,479

1 375,584

1 461,496

1 473

1 432

Bắc Trung Bộ

3 551,052

3 445,825

3 287,506

3 047

2 908

Duyên Hải Nam Trung

Bộ

2 000,169

2 099,099

1 938,072

5 253,3

5 084,9

Tây Nguyên

1 557,225

1 636,052

1 633,125

1 711,7

1 704,1

Đông Nam Bộ

2 701,575

2 954,846

2 812,361

2 801,4

2 780,0

ĐBSCL

3 629,990

3 730,827

3 798,830

3 772,5

3 722,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 52 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012)

Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững.

Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng phân lợn trong nông nghiệp vẫn còn bị hạn chế do phân lợn

không giống phân bò hay gia cầm khác. Theo điều tra tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện thuộc TP. HCM và một số tỉnh lân cận chỉ có 6% số hộ nuôi lợn có bán phân cho các đối tượng sử dụng để nuôi cá và làm phân bón, khoảng 29% số hộ chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% hộ dùng phân lợn để nuôi cá.

Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung ở Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy: Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này chỉ có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải được thu gom và đóng bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm thu gom thì không thu được chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước tiểu, nước rửa chuồng được hòa lẫn và dẫn về bể biogas.

Kết quả điều tra hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi tại 6 tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Hà Nam[9]

Bảng 2.2. Mức độ xử lý chất thải chăn nuôi ở một số địa phương

Tỉnh

Phân gia súc

Nước thải gia súc

Khối lượng (tấn/năm)

Tỷ lệ được xử lý (%)

Khối lượng (triệu m3/năm)

Tỷ lệ được xử lý (%)

Thái Nguyên

1.135.331

55

4.108.131

60

Bắc Giang

1.242.140

45

1.137.055

50

Hải Dương

1.751.764

50

2.546.342

50

Hà Nội

576.026.575

45

4.632.124

70

Bắc Ninh

4.577.653

60

3.452.431

65

Hà Nam

4.388.921

57

6.276.890

72

Tổng cộng/ TB

589.122.384

52

22.152.973

61,1

(Nguồn: Vũ Thị Thanh Hương và cs, Tạp chí Khoa học và công nghệ thủy lợi số 18- 2013)

Kết quả điều tra của cho thấy hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại trên là: Nước thải  bể Biogas  hồ sinh học  thải ra môi trường, hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý chất thải như trên.

2.2.2.2. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Trong số các nước thuộc khối asean, Việt Nam là nước chịu áp lực về đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực và thực phẩm, biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển.

Theo quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 thì:

- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương

thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%,

trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;

- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;

- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.

- Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 – 2010 đạt khoảng 8 - 9% năm; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6% năm.

Bảng 2.3. Định hướng phát triển chăn nuôi việt nam đến năm 2020

Đơn vị tính: Triệu con

Loại vật nuôi

ĐVT

Năm

2015

2016

2020

Lợn

Con

27,75

28,78

29,93

Lợn nái

Con

4,06

3,95

3,48

Gia cầm

Con

341,91

356,72

392,39

Con

5,37

5,47

5,80

Trong đó: bò sữa

1.000 con

275,30

316,6

405,30

Trâu

Con

2,52

2,53

2,54

Dê, cừu

Con

1,89

2,08

2,91

(Sản xuất chăn nuôi 2015 và kế hoạch 2020)

2.2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất chăn nuôi thấp và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và giảm thiểu ô nhiễm cho các trang trại chăn nuôi lợn (Hồ Thị Lam Trà và cs., 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận vấn đề một cách bị động đối với vấn đề ô nhiễm và tập trung đưa ra các biện pháp xử lý chất thải sau khi chúng được phát sinh[6].

Từ năm 1992 đến năm 2005 ở Việt Nam đã có khoảng trên dưới 70.000 túi biogas và 27.000 hầm xây biogas được lắp đặt (Dương Nguyên Khang, 2007). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng hầm biogas chưa cao và chủ yếu tập trung vào phục vụ cung cấp năng lượng cho sinh hoạt hàng ngày.

Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo: nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.

Theo báo cáo tổng kết của viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số VSV và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép

rất nhiều lần. Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn có chứa Coliform, E.coli, COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi là một nội dung cấp bách cần được các cấp quản lý, các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư bắt buộc quan tâm để: hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người, cảnh quan khu dân cư cũng như không kìm hãm sự phát triển của ngành.

2.2.2.4. Tình hình về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu sau đây:

- Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao, hồ;

- Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng;

- Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).

Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân rộng như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình..), xử lý bằng hồ sinh học.

Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nước có khoảng 8.500.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình; khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung. Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống xử lý chất thải với các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để. Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% tương ứng với khoảng

5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi, trong đó mới có khoảng 8,7% hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học (hầm Biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo

vệ môi trường. Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67%. Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh giá tác động môi trường.

Bảng 2.4. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi

Quy mô, phương thức chăn nuôi

Trang trại

Nông hộ

CN đa con

Thâm canh

Bán thâm canh

Thời vụ

Số

lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ %

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Có đánh

giá tác

động môi trường

1.047

2,8

Có cam

kết BVMT

5.098

13,8

36.599

0,6

23.528

3,2

11.979

2,4

21.179

2,3

0

0

Có xử lý chất thải kiên cố/bán

kiên cố

24.729

66,9

506.988

8,7

15.113

2,1

38.169

7,5

21.663

2,4

60.872

4,5

Có xử lý chất thải truyền thống (ủ, bán, nuôi cá, tưới

cây)

11.626

31,5

4.009.883

68,3

623.883

85,4

279.602

55,3

797.915

87,5

811.468

59,3

Không xử lý

602

1,6

1.357.292

23,1

91.705

12,6

191.888

37,2

92.034

10,1

495.109

36,2

Nguồn: Báo cáo công tác BVMT trong chăn nuôi năm 2009.

Khoảng 6.3 tấn nitơ và 4.0 tấn phốtpho/km ở đồng bằng sông Hồng và 7,2 tấn nitơ và 3.2 tấn phốtpho ở đồng bằng sông Mêkong có nguồn gốc từ phân động vật[30].

Do nhiều nguyên nhân khiến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi vẫn còn nhiều mặt tiêu cực, tình trạng gây ô nhiễm môi trường của một số cơ sở chăn nuôi lớn và chăn nuôi trong khu dân cư vẫn chưa được khắc phục triệt để và có chiều hướng gia tăng.

2.3. Khái quát về tình hình chăn nuôi và xử lý môi trường tại huyện Văn Bàn

Theo thống kê, toàn huyện hiện có khoảng 100 trang trại chăn nuôi với hàng nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nhưng việc quy hoạch phát triển chăn nuôi tổng thể vẫn chưa thống nhất, phân bố, mật độ trang trại có sự khác biệt lớn giữa các vùng, năng suất lao động không cao, các công nghệ xử lý môi trường chưa thực sự được quan tâm[21].

Các chất thải rắn khác như dụng cụ chăn nuôi, vật tư thú y,… hầu như chưa được xử lý. Bên cạnh đó, việc xử lý chất thải lỏng (bao gồm: nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng trại, nước từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm) có khoảng 30% xử lý qua hầm Biogas, 30% bằng hồ sinh học, 40% còn lại là dùng trực tiếp tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ ra môi trường. Ngoài ra, chất thải khí (bao gồm CO2, NH4, CH4, H2S,…) gây ô nhiễm môi trường và mùi.

2.3.1. Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt huyện Văn Bàn

Bảng 2.5. Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2001-2012

Hạng mục

ĐV

Năm 2001

Năm 2005

Năm 2012B

Tốc độ tăng trưởng

Q/năm (%)

2001-2012

2005-2012

Số con hiện có

con

780.900

928.381

1.173.120

3,45

3,40

Trong đó:

+ Lợn thịt

con

648.147

761.272

974.895

3,46

3,60

+ Lợn nái

con

144.242

176.219

196.855

2,63

1,59

+ Lợn đực

giống

con

1.052

1.295

1.370

2,23

0,81

Số con xuất

chuồng

con

880.700

1.260.462

2.179.652

7,84

8,14

SL thịt hơi

tấn

52.842

81.930

150.396

9,11

9,06

Nguồn: Cục Thống kê; niên giám thống kê các huyện, báo cáo phòng NN&PTNT các huyện

- Năm 2012 đàn lợn của huyện là 1.173,12 nghìn con (tăng 392,22 nghìn con so với năm 2001)[17], trong đó:

 Lợn thịt 974,90 nghìn con.

 Lợn nái: 196,86 nghìn con, tỷ lệ lợn nái lai chiếm 47%, lợn nái nội 38%, lợn nái ngoại 15%.

Lợn đực giống 1.370 con

Hình 2 2 Diễn biến tổng đàn lợn và sản lượng thịt huyện Văn Bàn Giai 2

Hình 2.2. Diễn biến tổng đàn lợn và sản lượng thịt huyện Văn Bàn

- Giai đoạn 2001-2012, tốc độ tăng trưởng đàn 3,45%/năm, tốc độ số con xuất chuồng tăng (7,84%), lợn nái tăng (2,56%/năm), lợn đực tăng (2,05%/năm).

- Sản lượng thịt hơi tăng cao 9,11%/năm, năm 2001 tổng sản lượng thịt hơi là 52,84 nghìn tấn, đến năm 2012 chỉ tiêu này đạt 150,4 nghìn tấn.

2.4. Một số nghiên cứu thành công về xử lý chất thải chăn nuôi lớn trên thế giới và Việt Nam

2.4.1. Trên thế giới

Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ yếu là các phương pháp sinh học. Các nghiên cứu của các tổ chức và các tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs, 1993; Smith & Frank, 1988), (Chynoweth và Pullammanappallil, 1996; Legrand, 1993; Smith và cs, 1988; Smith và cs., 1992), (Chynoweth, 1987; Chynoweth & Isaacson, 1987)... Một số nghiên cứu về xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới.

- Mahmoud, N. (2002). “Khử trùng trước khi xử lý nước thải dưới nhiệt độ thấp (15 º C) Điều kiện trong một hệ thống UASB-Digester được tích hợp”. Luận án Tiến sĩ, Đại học Wageningen, Wageningen, Hà Lan.

Chạy UASB một giai đoạn thử nghiệm và hệ thống UASB-Digester về nước thải từ Làng Bennekom, Hà Lan đã xác nhận tính khả thi về mặt kỹ thuật của hệ thống UASBDigester. Lò phản ứng UASB đã được vận hành ở một HRT 6 giờ và nhiệt độ 150C, nhiệt độ nước thải mùa đông ở Palestine, và máy phân giải đã hoạt động ở mức 350C. Hiệu quả khử đạt được của tổng lượng COD, COD lơ lửng, COD keo và COD hòa tan tương ứng là 66, 87, 44 và 30 trong UASB-Digester là đáng kể Cao hơn 44, 73, 3 và 5 tương ứng đạt được trong một giai đoạn UASB và cao như Những báo cáo cho các nước nhiệt đới. Việc chuyển đổi trong UASB của UASB-Digester Hệ thống là đáng kể cao hơn trong một giai đoạn, tức là Tỷ lệ % methanogenesis của Tỷ lệ COD gây ra là 21 và 44% trong các hệ thống thứ nhất và thứ hai. Các Bùn thải được sản xuất từ UASB của hệ thống UASB-Digester giảm đáng kể và Ổn định hơn so với bùn trong lò phản ứng UASB giai đoạn một. Tính ổn định của Chất bùn của UASB, UASB của hệ thống UASB-Digester và các loại cặn của máy đào Cho thấy độ ổn định cao và không có ảnh hưởng của các điều kiện tiêu hóa.

- Theo S.-C. Yeh , J.-C. Chen & Y.-L. Chen, “Phân tích tính khả thi của việc sử dụng phân lợn là nguồn năng lượng ở Tây Nam Đài Loan”. Phân chuồng lợn là một trong những nguồn chính để sản xuất khí sinh học. Một hệ thống năng lượng sinh khối được thiết kế tốt có ý nghĩa trong việc sản xuất điện năng thấp, ngăn ngừa ô nhiễm và giảm khí nhà kính. Trong nghiên cứu này, một hệ thống bán dẫn năng lượng sinh khối tập trung để chuyển đổi phân chuồng lợn sang điện đã được đề xuất và có khả năng hiệu quả về mặt chi phí. Các hệ thống thông tin địa lý với sự phân cụm theo phân cấp kết tụ như một thuật toán đã được sử dụng để xác định các khu vực hợp tác xã và các năm bao phủ trong một kịch bản bảo thủ và lạc quan đã được tính toán.Ở Tây Nam Đài Loan, nơi có hơn 70% số con lợn được nuôi lớn, người ta thấy rằng

việc thu gom phân lợn khô trong vòng 40km đã cho kết quả tốt hơn so với thu lượm phân lợn khô trong vòng 10km.

2.4.2. Tại Việt Nam

Một số nghiên cứu về xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam như:

- Theo Lâm Vĩnh Sơn và Nguyễn Trần Ngọc Phương, 2011, “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng mô hình biogas có bổ sung bã mía”. Qua 2 lần nghiên cứu, tổng hợp kết quả ở hai nghiệm thứ B1 cho kết quả như sau:

Bằng cách xây dựng thí điểm công trình khí sinh học (quy mô phòng thí nghiệm), bài báo này mô tả một nghiên cứu Sử dụng một quy trình xử lý sinh học kết hợp truyền thống về nước thải của gia súc (dựa trên mô hình này) Là 71-76% SS, 74-76% COD, 74 - 76% BOD5, 65-68% TNK, 41 - 42% TP. Và

bằng cách sử dụng bã mía vào thí điểm khí sinh học, sau 60 ngày, nghiên cứu cho thấy một Kết quả trên 90% SS, COD, BOD5 (cao hơn biogas truyền thống là 8-11%). Bên cạnh đó hơn 70% Nitơ, khoảng 50% phốt pho, 99,9% tổng số coliform trong nước thải được xử lý.

Lượng khí methane sinh ra nhiều hơn (từ 1 -2%), H2S sinh ra ít hơn so với mô hình truyền thống (từ 3–5 lần), tận dụng được lượng phế phẩm nông nghiệp làm vật liệu trong quá trình xử lý là những thành công mà kết quả nghiên cứu của đề tài thể hiện được.

- Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hồng Phương, 2013, “Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá Trình xử lý yếm khí bằng phương pháp SBR Tại trung tâm thực hành thực nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” . Xử lý nước thải chăn nuôi sau xử lý kị khí bằng phương pháp SBR đạt hiệu quả xử lý COD và Nitơ cao và tương đối ổn định với các kết quả cụ thể như sau:

Xem tất cả 52 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí