tầng lớp nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bồi thường GPMB để thực hiện các dự án. Thực hiện công khai minh, bạch trong công tác bồi thường, GPMB và tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về bồi thường, GPMB khi nhà nước thu hồi đất.
- Chính sách bồi thường, GPMB được ban hành phù hợp với thực tế của địa phương, nên được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ. Chỉ đạo làm tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và giải quyết vướng mắc kịp thời tại địa phương, cơ sở.
3.4.2. Khó khăn, vướng mắc
- Trong quá trình kê khai, kiểm đếm đất đai và tài sản trên đất, do công tác quản lý hồ sơ, sổ sách, bản đồ ở địa phương còn lỏng lẻo, không thực hiện tốt công tác đăng ký biến động đất đai hàng năm làm khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất và chủ sử dụng đất dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường GPMB.
- Nhận thức và ý thức chấp hành chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường GPMB của một bộ phận người dân còn rất nhiều hạn chế (như cố tình không nhận tiền bồi thường, không bàn giao đất và thắc mắc, kiến nghị vượt quá quy định của Nhà nước, không thể giải quyết được) dẫn đến làm chậm tiến độ thực hiện dự án; tự ý xây dựng mới công trình trên đất, trồng mới các loại cây trên đất sau khi đã có thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án nhằm mục đích lấy tiền đền bù, gây khó khăn trong công tác kê khai, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ; yêu sách, đòi hỏi bồi thường, hỗ trợ ngoài chế độ của Nhà nước quy định.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Chính quyền các huyện còn chưa quyết liệt, người đứng đầu chưa chủ động, thiếu sáng tạo, chậm đổi mới trong công tác bồi thường GPMB ở địa phương; lực lượng làm công tác bồi thường GPMB ở cấp huyện còn thiếu, chủ yếu được trưng tập từ các cơ quan chuyên môn của huyện; Công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị chuyên môn cấp huyện còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến xử lý công việc còn lúng túng, chậm chễ; Công tác quản lý đất đai ở các địa phương còn lỏng lẻo, tình trạng lấn chiếm đất công, tự ý làm nhà trên đất nông nghiệp không được xử lý ngăn chặn kịp thời vv...những hành vi đó đã tạo nên rất nhiều khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.
- Quy định về trình tự, thủ tục xác định, thẩm định và phê duyệt giá đất cụ thể do cấp tỉnh thực hiện còn bất cập, chưa hợp lý và chưa thuận lợi cho công tác thu hồi đất và bồi thường, GPMB (cấp huyện quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, cấp tỉnh phê duyệt giá đất cụ thể). Giá đất bồi thường về đất còn thấp so với giá thị trường dẫn đến người dân còn thắc mắc, chây ỳ, không chấp hành. Do quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ của từng tỉnh khác nhau, đặc biệt là các khu vực giáp ranh giá bồi thường, hỗ trợ chênh lệch quá lớn nên các hộ dân bị thu hồi đất so bì, đòi hởi nhà nước bồi thường theo đơn giá tương đương với tỉnh giáp ranh.
- Cơ chế chính sách về bồi thường GPMB không ổn định, thường xuyên thay đổi. Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp còn có điểm bất cập, phần lớn người bị thu hồi đất là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có thu nhập từ nông nghiệp, trình độ hạn chế nên khi được nhà nước chuyển đổi nghề, tạo việc làm thì khó thích nghi với nghề mới được đào tạo. Nguy cơ gia tăng thất nghiệp, phát sinh tệ nạn xã hội là rất lớn đối với những người có đất bị thu hồi, đây là vấn đề khó khăn, trở ngại nhất đối với công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tổng Quát Về Thực Trạng Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tđc Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang
- Đánh Giá Kết Quả Bồi Thường, Gpmb Dự Án Xây Dựng Cấp Bách Cơ Sở Hạ Tầng Bảo Vệ Biên Giới Tại Trung Tâm Xã Lũng Cú (Giai Đoạn I)
- Tổng Hợp Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Tại Dự Án
- Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật đất đai, chính sách bồi thường, GPMB còn hạn chế, tình trạng nhiều hộ gia đình, cá nhân không hiểu, không nắm vững quy định về bồi thường dẫn đến đơn thư thắc mắc, vượt cấp gửi đến chính quyền địa phương để giải quyết, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công các dự án trên địa bàn.
3.4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường GPMB tại huyện Đồng Văn
- Tiếp tục tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về công tác bồi thường, GPMB đến người dân bị thu hồi đất; làm tốt công tác quản lý đất đai, thường xuyên cập nhật chỉnh lý biến động; kiên quyết xử lý những hành vi tự ý làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp; giải quyết tốt những vụ việc kéo dài có liên quan đến bồi thường, GPMB
- Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB; thực hiện tốt việc niêm yết công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án bồi thường GPMB cho người dân biết thực hiện.
- Tuân thủ đúng quy trình, quy định khi triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB và TĐC; làm tốt công tác điều tra, xác minh thông tin của người bị thu hồi đất phải chính xác, chặt chẽ đảm bảo đủ cơ sở pháp lý và đúng đối tượng để áp dụng chính sách cho phù hợp, không làm ảnh hưởng quyền lợi của người bị thu hồi đất.
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ GPMB các dự án, đặc biệt với các dự án trọng điểm. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc để làm tốt công tác GPMB. Cần chủ động, tăng cường các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Huyện, tỉnh với các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để giải thích về chế độ, chính sách, ý kiến thắc mắc của các hộ gia đình, cá nhân về công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Kiên quyết xử lý những hộ gia đình, cá nhân cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất
- Chủ động quỹ đất để bố trí TĐC cho các dự án, diện tích đất TĐC được cấp phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt cụ thể của từng địa phương; yêu cầu chủ đầu tư phải ứng khoản tiền xây dựng khu TĐC vào quỹ đảm bảo đầu tư của cơ quan nhà nước khi phê duyệt dự án đầu tư. Làm tốt công tác áp giá bồi thường, hỗ trợ và xét TĐC để đảm bảo quyền lợi của người dân hạn chế khiếu nại, kiến nghị kéo dài.
- Xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhân dân và Nhà nước.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu, đánh giá công tác bồi thường, GPMB thực hiện dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại trung tâm xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tôi rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Thực hiện Luật đất đai năm 2013 công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, tính dân chủ được nâng cao, công khai, minh bạch trong việc bồi thường, GPMB và tạo quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư; công tác tổ chức thực hiện bồi thường và GPMB dự án đầu tư xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại trung tâm xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã tạo ra bước đột phá về tiến độ thực hiện so với các dự án khác đã thực hiện trước đó có quy mô đầu tư, số lượng hộ dân bị thu hồi đất nhỏ hơn.
1.2. Trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 01/2019 UBND huyện Đồng Văn đã thực hiện thu hồi đất để thực hiện 5 hạng mục của dự án, đồng thời phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 162 hộ, với diện tích 155.363,5m2 . Cụ thể gồm các loại đất: Đất nông nghiệp (đất trồng lúa nước còn lại 30.719,3m2, đất trồng cây hàng năm khác 51.725m2, đất trồng rừng sản xuất 53.315,2m2); đất ở nông thôn 2892,7m2; đất do UBND xã quản lý 16.711,3 m2
1.3. Tổng kinh phí bồi thường là 19.021.658.000 đồng (Mười chín tỷ, không trăm hai mươi mốt triệu, sáu trăm bảy mươi tám nghìn đồng), trong đó: Bồi thường về đất 4.596.506.000 đồng, Bồi thường về cây cối hoa màu 964.250.000 đồng, Bồi thường về tài sản, vật kiến trúc 4.192.782.000 đồng, Hỗ trợ theo chính sách 7.616.423.000 đồng, Hỗ trợ khác (để di chuyển mộ) 1.111.288.000 đồng, Chi phí tổ chức GPMB và thẩm định dự toán bồi thường 540.409.000 đồng.
1.4. Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ khác đã được thực hiện đầy đủ đảm bảo cho người bị thu hồi đất có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn khi chưa có dự án.
1.5. Đề tài đã chỉ ra những khó khăn vướng mắc chính trong công tác bồi thường GPMB Dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới xã Lũng Cú, đề xuất 6 giải pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB trong thời gian tới.
2. Đề nghị
2.1. Đề nghị UBND tỉnh, hàng năm ban hành bảng giá bồi thường về tài sản vật kiến trúc, cây cối trên đất cho phù hợp với thực tế của địa phương để người dân bị thu hồi đất không bị thiệt thòi; Nghiên cứu nâng cao mức hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề và các hỗ trợ khác cho các hộ có đất bị thu hồi; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.2. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 2013 và các Văn bản hướng dẫn thi hành nhằm tháo gỡ những bất cập, vướng mắc về cơ chế thực hiện và hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai theo hướng ổn định, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương
2.3. Đề nghị Bộ Tài Chính, Bộ TNMT nghiên cứu, đổi mới quy định về trình tự, thủ tục xác định, thẩm định và phê duyệt giá đất cụ thể theo hướng thuận lợi cho công tác thu hồi đất và bồi thường, GPMB; Xây dựng Khung giá đất phù hợp với giá thị trường.
2.4. Đề nghị Bộ TNMT sớm nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tích tụ, tập trung đất đai để thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.5. Chăm lo đào tạo nguồn nhân lực cho ngành TNMT từ cấp tỉnh đến cấp xã; hàng năm chỉ đạo tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức trực tiếp làm công tác GPMB, nhất là công chức địa chính xã. Bố trí những người có nhiệt huyết, năng lực, trình độ chuyên môn cho các xã, thị trấn nơi có dự án trọng điểm.
2.6. Chỉ đạo làm tốt công tác trả lời, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo, giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu nại tố cáo kéo dài, khiếu nại vượt cấp, đặc biệt chú trọng công tác hoà giải vận động ở cơ sở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Báo cáo tình hình triển khai công tác thu hồi đất phục vụ CNH-HĐH 5 năm 2010-2015.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp xác định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.
7. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất.
8. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về thu tiền sử dụng đất.
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
10. Chính phủ (2016), Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
11. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
12. Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013), Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC theo quy định của pháp luật, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tr. 328-336.
13. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
- 2007.
14. Mai Mộng Hùng (2008), ''Tìm hiểu pháp luật đất đai của một số nước trên thế giới'', tạp chí Địa chính số 1, tháng 1/2008
15. Nguyễn Văn Hùng (2015), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
16. Nguyễn Thị Lợi (2017), Bài giảng bồi thường hỗ trợ và TĐC, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
17. Phạm Anh Tuấn, (2013), Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN.
18. Tạp chí Cộng sản (2007), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn.
19. Trương Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù GPMB ở một số nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131(872), ngày 01/11/2002.
20. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
21. UBND tỉnh Hà Giang (2015), Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
22. UBND tỉnh Hà Giang (2017), Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 Sửa đổi khoản 1, Điều 17 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Hà Giang.
23. UBND tỉnh Hà Giang (2014), Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 ban hành Bảng giá các loại đất giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
24. UBND tỉnh Hà Giang (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
25. UBND tỉnh Hà Giang (2018), Báo cáo tình hình thực hiện chính sách pháp luật về đất đai giai đoạn 2014 - 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
26. UBND tỉnh Hà Giang (2016), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Hà Giang.