Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Về Đánh Giá Công Chức Cấp Xã.


- Về không gian: Đánh giá công chức 07 xã, phường trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

- Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2020.

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về nguyên tắc, nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá công chức xã hàng năm. Trong phạm vi luận văn này tập trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp xã (phẩm chất chính trị; đạo đức lối sống; năng lực làm việc; kết quả hoàn thành nhiệm vụ và mức độ hài lòng của người dân).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Phương pháp này sẽ giúp người viết tiếp cận vấn đề từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác, người viết có được cái nhìn toàn diện và từ đó đề ra được những giải pháp có tính khả thi cao;

- Phương pháp điều tra xã hội học:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

+ Điều tra, khảo sát trực tiếp bằng việc đi thực tế, qua quan sát, ghi chép và trao đổi trực tiếp với các đối tượng là CB,CC các xã: Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 67 công chức công tác tại các xã, phường thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước (1).

+ Điều tra, nghiên cứu gián tiếp thông qua phiếu khảo sát đánh giá của công dân địa phương đối với công chức cấp xã: Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 123 công dân công tác tại các ngành nghề khác nhau (công chức, viên chức, công nhân và một số ngành nghề khác) trên địa bàn thị xã Phước

Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước - 3


Long để đánh giá về trình độ, năng lực, đạo đức lối sống của công chức; về thái độ, ý thức của công chức trong thực thi công vụ (2).

Tổng cộng (1) + (2): 190 phiếu.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tham vấn ý kiến của 02 Chủ tịch UBND xã, phường và một số công chức xã thuộc 05 chức danh đã nêu trên và một số người đã từng làm công tác quản lý công chức.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu được trong quá trình điều tra, nghiên cứu; phân tích tỷ trọng trình độ công chức, tỷ trọng kết quả xếp loại công chức, tỷ lệ nhu cầu áp dụng qua điều tra.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận về đánh giá công chức nói chung, đánh giá công chức cấp xã hàng năm nói riêng, trong đó đề cập đến những vấn đề cần tiếp tục được quan tâm, làm sâu sắc hơn là: tiêu chí, quy trình, phương pháp, chủ thể đánh giá. Thông qua vấn đề nghiên cứu, luận văn cung cấp, bổ sung thêm cơ sở lý luận về đánh giá công chức, từ đó đặt ra những yêu cầu phù hợp đối với đánh giá công chức cũng như nội dung, yêu cầu khi nghiên cứu về đánh giá công chức.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp thêm các luận cứ khoa học giúp các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh Bình Phước tiếp tục hoàn thiện các quy định của địa phương về đánh giá công chức hành chính nhà nước nói chung, công chức cấp xã nói riêng.

- Thông qua việc nghiên cứu, phân tích một cách tổng thể thực trạng chất lượng công chức cấp xã của thị xã Phước Long trong giai đoạn 05 năm (2015 - 2020), giúp tác giả đánh giá một cách toàn diện, khách quan những ưu


điểm, kết quả đạt được trong công tác xây dựng đội ngũ công chức cấp xã cũng như những tồn tại hạn chế và nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục. Là cơ sở để tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền thị xã những định hướng lâu dài, giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại thị xã Phước Long trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đề tài cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu sau có thể tham khảo, vận dụng và tiếp tục nghiên cứu ở mức độ cao hơn.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn về đánh giá công chức cấp xã.

Chương 2: Thực trạng đội ngũ công chức xã và đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.1. Công chức xã

1.1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1.1. Công chức

Thuật ngữ “công chức” được quy định có sự khác nhau ở các quốc gia do điều kiện lịch sử, văn hóa truyền thống, thể chế chính trị, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước... Công chức là bộ phận rất quan trọng trong nền hành chính quốc gia. Luật công vụ của Pháp quy định.

Công chức bao gồm toàn bộ những người được nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ (công xã, tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong một công sở hay công sở tự quản, kể cả các bệnh viện và được biên chế vào một ngạch của nền hành chính công [21].

Theo cách hiểu này, công chức Pháp gồm 3 loại: Công chức hành chính nhà nước, công chức trực thuộc cộng đồng lãnh thổ và công chức trực thuộc các công sở tự quản. Ở Anh, khái niệm công chức chỉ bao hàm những nhân viên công tác trong ngành hành chính. Ở Mỹ, tất cả các nhân viên trong bộ máy hành chính của Chính phủ đều được gọi chung là công chức, bao gồm những người được bổ nhiệm về chính trị (còn gọi là công chức chính trị), những người đứng đầu bộ máy độc lập và những quan chức của ngành hành chính.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc


phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [26].

1.1.1.2. Công chức xã

Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi...., chính quyền địa phương gồm hai loại là chính quyền địa phương ở nông thôn và chính quyền địa phương ở đô thị. Trong đó chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

Hiện nay trong hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ chưa có khái niệm chính thức về công chức xã. Khái niệm công chức xã nằm trong khái niệm “Công chức cấp xã”. Tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 quy định: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [26].

Để cụ thể hóa những quy định chung trong Luật cán bộ, công chức, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Công chức chính quyền cấp xã hiện nay bao gồm các chức danh:

1. Văn phòng - thống kê;


2. Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

3. Tài chính - kế toán;

4. Tư pháp - hộ tịch;

5. Văn hoá - xã hội.

Tùy theo loại đơn vị hành chính (cấp xã loại 1, loại 2, loại 3) mà số lượng công chức cấp xã được phân bổ cho phù hợp và dao động từ 21 đến 25 biên chế.

Khác với công chức cấp huyện, cấp tỉnh, mỗi chức danh công chức cấp xã chỉ được phân bổ từ 01 đến 02 biên chế nhưng phải thực hiện tất cả các nhiệm vụ được giao ở từng lĩnh vực cụ thể như: tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch… nên đòi hỏi ở công chức cấp xã trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc và nhiều kỹ năng cần thiết khác để phục vụ nhiệm vụ.

Như vậy, công chức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyển dụng vào làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; được phân công đảm nhận một chức danh công chức và thực hiện việc tham mưu cho chính quyền cấp xã các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, chuyên ngành phụ trách; công chức cấp xã là lực lượng gần dân, sát dân nhất, là cầu nối giữa chính quyền cơ sở với nhân dân.

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của công chức cấp xã

1.1.2.1. Đặc điểm

Công chức cấp xã có những đặc điểm cụ thể như sau:

Một là, bên cạnh những đặc điểm chung của công chức và công chức cấp xã, xuất phát từ vị trí, vai trò, đặc trưng của loại hình chính quyền nên công chức xã cũng mang những đặc điểm riêng biệt. Việc xác định và chỉ rõ đặc điểm riêng này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác đánh giá.


Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền có thể xây dựng những tiêu chí đánh giá cho phù hợp với các yêu cầu cụ thể đảm bảo chất lượng thực thi công vụ.

Hai là, so với công chức cấp huyện, cấp tỉnh thì tính chuyên nghiệp, mức độ chuyên môn hóa của công chức xã thường ở mức thấp hơn, song vì đặc thù của chính quyền cơ sở nên họ thường có kỹ năng xử lý, giải quyết công việc cụ thể tốt hơn. Bên cạnh việc thực hiện công tác chuyên môn, đội ngũ công chức xã còn kiêm thêm rất nhiều công việc sự vụ khác, không hoàn toàn được chuyên môn hóa như công chức cấp trên.

Ba là, so với công chức cấp trên, công chức cấp xã nói chung là những người gần dân nhất. Đội ngũ này trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn, làm cho người dân hiểu và thực hiện. Chính vì thế hoạt động công vụ của họ thường dễ nhận biết và đánh giá hơn so với đội ngũ công chức cấp cao hơn.

Bốn là, đặc điểm có tính đặc thù ở công chức xã là phần lớn họ đều là người địa phương. Bên cạnh việc am hiểu phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, dễ dàng hơn trong việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đại đa số nhân dân thì họ ít nhiều bị chi phối bởi các mối quan hệ gia đình, dòng họ, hàng xóm trong hoạt động thi hành công vụ. Do đó, việc tồn tại xu hướng cục bộ bản địa trong hoạt động công vụ của công chức xã là điều không thể tránh khỏi. Tuy không quản lý toàn diện các mặt hoạt động, phát triển của xã nhưng xuất phát từ tình hình tổ chức đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực nông thôn đa dạng tập trung, phức tạp, nhiều biến động và nhạy cảm giữa các tầng lớp dân cư, trách nhiệm của công chức xã cũng rất nặng nề. Sự ổn định và phát triển các hoạt động của đời sống xã hội trên địa bàn xã là cơ sở căn bản đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của toàn huyện. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Cấp xã là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi”. [5]


1.1.2.2. Vai trò

Công chức cấp xã có các vai trò cụ thể nhu sau:

Một là, công chức cấp xã là những người hàng ngày, hàng giờ phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương nên hoạt động của mỗi công chức xã và đội ngũ công chức xã liên quan trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền xã cũng như ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và niềm tin của người dân vào bộ máy đó. Như vậy, bên cạnh những người được nhân dân địa phương bầu ra với tư cách đại diện thì không thể thiếu những người thực thi công việc của địa phương.

Hai là, công chức cấp xã là những người trực tiếp tổ chức, điều hành, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận và nhân dân trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống ở địa phương, là lực lượng trực tiếp tham mưu và tham gia vào hoạt động hoạch định và thực thi các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Công chức xã trực tiếp, hàng ngày thực hiện các công việc để quản lý mọi mặt đời sống KT-XH nên họ nắm bắt được một cách cụ thể nhất những thông tin, phản hồi đối với lĩnh vực mình được giao quản lý. Bởi vậy, họ sẽ là người tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo xã các mục tiêu, giải pháp, các bước đi cụ thể để biến các kế hoạch thành hành động góp phần to lớn vào phát triển KT - XH của địa phương. Đội ngũ công chức xã yếu kém thì chủ trương, đường lối, chính sách dù có đúng đắn đến đâu cũng không thể đi vào cuộc sống. Cơ sở xã mạnh hay yếu phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ CB, CC xã. Tuy nhiên, để phát huy được vai trò này trong giai đoạn hiện nay, công chức xã phải thích ứng với những chuyển biến của tình hình mới, đáp

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí