Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 2


Việc chấp hành quy chế cho vay của cán bộ tín dụng là nguyên nhân để các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng cho vay có thực hiện được hay không. Việc chấp hành các quy định, các văn bản luật của các tổ chức tín dụng, các quy định của bản thân mỗi ngân hàng khi cho vay của mỗi cán bộ tín dụng cần phải được tuân thủ.

- Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay. Chất

lượng một khoản cho vay được xác đinh ngay từ khi khoản vay được quyết định.

- Kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng: Nếu việc làm này được tiến hành một cách kịp thời, đồng bộ sẽ nắm bát và xử lý được những khoản vay có vấn đề.

- Hệ thống thông tin ngân hàng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắt được thông tin của khách hàng trước khi quyết định một khoản cho vay. Yếu tố này là rất quan trọng bởi vì nó góp phần ngăn chặn những khoản cho vay có chất lượng không tốt ngay khi chưa xảy ra.

Như vậy, có thể khẳng định hoạt động cho vay có vai trò hết sức quan trọng đối với hộ sản xuất. Nó được coi là công cụ đắc lực của nhà nước, là đòn bẩy kinh tế, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển một cách toàn diện, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

1.4. Tình hình nghiên cứu về cho vay hộ sản xuất

Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về tình hình cho vay hộ sản xuất, tiêu biểu là của 2 tác giả:

- Lê Viết Nhật với đề tài: “Tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tạichi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng”. Đề tài đã giải quyết khá triệt để các vấn đề đặt ra, phân tích tốt các chỉ tiêu nghiên cứu định tính và định lượng. Tuy nhiên, đề tài cũng còn một số hạn chế:

+ Việc phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích, chưa có đưa ra đánh giá về hoạt

động cho vay đối với hộ nông dân.

+ Khách hàng vay vốn bị bó hẹp chỉ là các hộ nông dân, trong khi đó dân cư của huyện Hải Lăng ngoài làm nông còn có ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

+ Các chỉ tiêu được đưa ra nghiên cứu còn hạn chế, chưa đầy đủ.

+ Phân tích ý kiến khách hàng còn mang tính chung chung, chưa thể hiện được ý kiến của khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng.


- Phạm Thị Tuyền với đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình”. Đề tài trình bày rõ ràng, khoa học nội dung và kết quả nghiên cứu, làm rõ thực trạng hoạt động cho vay đối với HSX, phân tích tốt các chỉ tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế:

+ Các chỉ tiêu được đưa ra phân tích còn thiếu sót, chưa đầy đủ.

+ Chưa tìm hiểu, phân tích ý kiến của khách hàng vay vốn.

+ Lý thuyết về vấn đề nghiên cứu còn hạn hẹp, chưa đầy đủ.

+ Việc đưa ra đánh giá về chất lượng hoạt động cho vay HSX còn sơ sài.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành công, bổ sung các vấn đề còn hạn chế của các đề tài đi trước, tôi quyết định chọn đề tài này đề nghiên cứu với dự kiến sẽ có một số đóng góp sau:

+ Hệ thống hóa đầy đủ các khái niệm và các vấn đề liên quan về hoạt động cho vay HSX.

+ Đánh giá đầy đủ, có cơ sở khoa học về chất lượng hoạt động cho vay HSX trên

phương diện ngân hàng và khách hàng vay vốn.

+ Đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với HSX ở NHNo Hải Lăng trong thời gian tới.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HẢI LĂNG


2.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng trước đây là một phòng giao dịch thuộc NH khu vực Triệu Hải. Cùng với sự chuyển đổi của cả hệ thống ngân hàng, chi nhánh NHNo&PTNT Hải Lăng cũng được tổ chức lại trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch theo Quyết định số 44/TCCB ngày 28/03/1994 của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị. Hiện nay, chi nhánh NHNo huyện Hải Lăng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh tiền tệ và dich vụ ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng được thuận lợi và nhanh chóng. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng đóng tại địa bàn thị trấn Hải Lăng, cách quốc lộ 1A khoảng 30m, đây là vị trí vô cùng thuận lợi để giao dịch với khách hàng.

2.1.2. Bộ máy quản lý của chi nhánh ngân hàng

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức


Sơ đồ 2 1 Sơ đồ tổ chức hoạt động tại NHNo Hải Lăng Nguồn NHNo Hải 1

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động tại NHNo Hải Lăng.

(Nguồn: NHNo Hải Lăng).


2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Ban lãnh đạo:

- Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của ngân hàng trước giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các phòng ban một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch và biện pháp kinh doanh để giao cụ thể cho các phòng ban, tổ trong đơn vị thực hiện có hiệu quả cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, an toàn. Giám đốc được ủy quyền bằng văn bản cho phó giám đốc quản lý, điều hành đơn vị khi mình đi công tác.

- Phó giám đốc Kinh doanh: Giúp giám đốc chỉ đạo công tác kế toán, chỉ đạo công tác huy động vốn, cho vay và thu nợ trên địa bàn.

- Phó giám đốc Kế toán, Ngân quỹ: Giúp giám đốc trong công tác kế toán, ngân quỹ và công tác hành chính, đảm bảo an toàn tài sản không để thất thoát, là người được giám đốc ủy quyền, điều hành khi giám đốc đi công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc giám đốc ủy quyền.

Các phòng ban:

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chuyên sâu về kinh doanh, lập báo cáo tín dụng; thu hồi vốn gốc, lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi, phối hợp các phòng ban chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng; hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn, phòng ngừa, xử lý rủi ro tín dụng và thực hiện mốt số nghiệp vụ khách có liên quan.

- Phòng giao dịch: Trực tiếp thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống; huy động vốn và cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt, kiểm tra kiểm soát, chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê, thực thi theo yêu cầu của Giám đốc ngân hàng cấp trên.

- Phòng kế toán: Kiểm tra, lập phiếu thu, chi đối với hồ sơ cho vay phục vụ sản xuất, công thương nghiệp và tiêu dùng; thực hiện thanh toán liên ngân hàng; theo dõi các khoản thu chi, lập báo cáo tài chính; quản lý mạng vi tính, chương trình và phần mềm ứng dụng của chi nhánh; và thực hiện một số nghiệp vụ khác có liên quan.

- Phòng ngân quỹ: Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán; cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn, quản lý tài sản cầm cố, thế chấp và các tài sản có giá trị


khác, ấn chỉ quan trọng vào toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay; tham

mưu cho Ban Giám đốc điều hành các nhiệm vụ được giao có hiệu quả.

- Phòng giao dịch: Thực hiện toàn bộ hoạt động như tại chi nhánh nhưng với quy mô nhỏ hơn, 2 phòng giao dịch cùng với chi nhánh cùng nhau chia sẻ địa bàn quản lý gồm 19 xã và 1 thị trấn, sự hiện diện của 2 phòng giao dịch này giúp chi nhánh giảm bớt áp lực công việc đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn và mở rộng hoạt động cho vay đến các hộ sản xuất.

Nhìn chung, bộ máy quản lý của chi nhánh khá phù hợp, nâng cao năng suất công việc, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh, góp phần tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

2.1.3. Các hoạt động chính của chi nhánh ngân hàng

a. Huy động vốn nội và ngoại tệ của tổ chức và cá nhân.

- Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn.

- Tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn.

- Tiết kiệm hưởng lãi suất: bậc thang, gửi góp, dự thưởng, học đường, an sinh...

- Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.

b. Hoạt động tín dụng.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Cho vay cầm cố các giấy tờ có giá.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn…

c. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

- Cung cấp các phương tiện, các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế.

- Dịch vụ thu hộ và chi hộ.

- Dịch vụ ngân quỹ tại nhà.

d. Kinh doanh ngoại tệ.

- Mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối.

- Chuyển tiền nhanh Western Union.

e. Các dịch vụ khác.

- Nhận cho vay ủy thác đầu tư của các tổ chức trong nước và nước ngoài theo hiệp định ủy thác.


- Đại lý phân phối bảo hiểm ABIC, bảo hiểm nhân thọ.

Nhìn chung, chức năng hoạt động của chi nhánh NHNo Hải Lăng mang tính cơ bản, chưa đa dạng. Tuy nhiên, môi trường hoạt động của chi nhánh tại vùng nông thôn với khách hàng chủ yêu là các hộ sản xuất có đời sống còn chưa cao, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế nên có thể nói các hoạt động của chi nhánh là khá phù hợp với đặc điểm địa bàn hoạt động.

2.1.4. Hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất

2.1.4.1. Quy định cho vay đối với hộ sản xuất

Cho vay HSX là hoạt động cung ứng vốn tín dụng chủ yếu của NHNo&PTNT Việt Nam ở địa bàn nông thôn. Loại cho vay này là cho vay cả hộ gia đình để làm kinh tế chung của hộ, và có những đặc trưng cơ bản sau:

- Về mục đích cho vay:

Hiện nay, các hộ gia đình thường làm nhiều công việc lần lộn như trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thủy hải sản, chăn nuôi… Vì vậy, xác định rõ nội dung kinh tế của cho vay HSX có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tránh được trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

- Về đối tượng cho vay:

- Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như vật tư, phân bón, cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi; đánh bắt hải sản như đầu tư đóng mới ghe, mua máy, mua lưới.

- Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản.

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.Mua sắm công cụ máy móc, máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như: Máy cày, máy gặt, máy xay xát…; mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hóa trong nông nghiệp; xây dựng chuồng trại, nhà kho…

- Cho vay sinh hoạt như xây, sửa nhà ở, mua sắm đồ dùng phương tiện đi lại.

- Về bảo đảm tiền vay.

Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, NHNo&PTNT huyện Hải Lăng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức sau:


- Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp.

- Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại.

Những hộ vay vượt mức theo quy định trên thì phải thế chấp tài sản theo quy

định của Nhà nước và NHNo&PTNT.

- Điều kiện vay vốn:

NHNo&PTNT huyện Hải Lăng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng

có đủ những điều kiện sau:

Thứ nhất: Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là:

- Phải thường trú tại địa bàn huyện Hải Lăng, trường hợp hộ chỉ có đăng ký tạm trú thì phải có xác nhận của UBND xã cho phép họa động sản xuất kinh doanh.

- Người đại diện cho hộ đi giao dịch với ngân hàng phải là chủ hộ hoặc là người được chủ hộ ủy quyền, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng. Tất cả đều phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Đối với hộ làm nông, lâm nghiệp thì phải có mang theo giấy tờ xác nhận cho thuê, giao quyền sử dụng đất(ví dụ như sổ đỏ ruộng).

- Đối với hộ cá nhân kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh.

Thứ hai: Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Không vi phạm pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thứ ba: Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết, cụ thể:

- Có mức vốn tự có thỏa mãn điều kiện vay vốn, trên 10% đối với vay ngắn hạn và 20% đối với vay trung hạn hoặc thỏa mãn một số điều kiện riêng của ngân hàng nơi cho vay.

- Kinh doanh có hiệu quả, không có hợ quá hạn trên 6 tháng với ngân hàng.

- Đối với khách hàng phục vụ đời sống phải có nguồn thu nhập ổn định để chi trả cho ngân hàng.


Thứ tư: Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN và hướng dẫn của NHNo.

- Phương thức cho vay:

NHNo&PTNT Hải Lăng thỏa thuận với khách hàng về phương thức vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay theo một trong các phương thức sau:

- Cho vay từng lần: Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NH lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này áp dụng với khách hàng vay vốn ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. Phương thức này có ưu điểm là giảm được thủ tục giấy tờ và tạo cho khách hàng chủ động trong kinh doanh, giảm chi phí…

- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho vay trên cơ sở tiến độ thực hiện dự án.

- Ngoài ra còn có các phương thức cho vay như: cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay thấu chi…

- Các hình thức cho vay hộ sản xuất:

- Cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn trực tiếp;

- Bộ hồ sơ vay vốn:

- Đối với hộ vay không phải thế chấp, cầm cố: khi vay vốn chỉ phải nộp giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn kèo theo giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, hoặc chưa có thì UBND xã, phường xác nhận đất không có tranh chấp.

- Đối với hộ vay phải thực hiện thế chấp, cầm cố: cần có giấy đề nghị vay vốn,

phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ đảm bảo tiền vay và các giấy tờ liên quan.


2.1.4.2. Quy trình cho vay


Sơ đồ 2 2 Quy trình cho vay tại NHNo Hải Lăng Nguồn NHNo Hải Lăng Giải 2


Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại NHNo Hải Lăng.

(Nguồn: NHNo Hải Lăng)


Giải thích sơ đồ:

(1)Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

(2)Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do CBTD lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định nếu cần thiết, hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm CBTD, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định. (3)Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu

có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.

- Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng (Sổ vay vốn), hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay trên 50 triệu đồng);

- Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định của NHNo Việt Nam;


- Nếu không cho vay thì thông báo bằng văn bản cho khách hàng kèm theo lý do. (4), (5), (6)Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển giao

cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán, thanh toán rồi chuyển sang thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu khách hàng nhận bằng tiền mặt).

(7)Kiểm tra sử dụng vốn: Chậm nhất sau 03 tháng (Theo Quy định của NHNo Tỉnh) kể từ ngày giải ngân lần đầu, CBTD phụ trách phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay nhằm giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết. Với những món vay trên 50 triệu đồng thì chậm nhất sau 01 tháng (Theo Quy định của NHNo Tỉnh) kể từ ngày giải ngân lần đầu, CBTD phụ trách phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Các lần kiểm tra sau tùy thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để tiến hành kiểm tra đột xuất hay kiểm tra định kỳ.

(8)Quy trình thu nợ, lãi:

Trả lãi: Hàng quý hoặc nữa năm (đối với vay trung hạn) khách hàng đem tiền tới

ngân hàng nơi cho vay nộp lãi.

Trả gốc: Thực hiện trả nợ theo đúng thời hạn đã cam kết với ngân hàng.


2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.1.5.1. Huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm vừa qua

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

Vốn huy

động

101.241

100

146.721

100

206.858

100

45480

44,92

60.137

40,99

Phân theo đối tượng KH

Tiền gửi

KBNN

10.539

10,41

13.494

9,2

9.073

4,39

2.955

28,04

-4.421

-32,8

Tiền gửi

dân cư

87.125

86,06

124.082

84,6

188.724

91,2

36.957

42,42

64.642

52,1

Tiền gửi

các TCTD


346


0,34


450


0,31


558


0,27


104


30,06


108


24

Tiền

khác

3.231

3,19

8.695

5,93

8.503

4,11

5.464

169

-192

-2,21

Phân theo kỳ hạn

KKH

20.562

20,31

30.619

20,9

32.764

15,8

10.057

48,91

2.145

7,01

Kỳ hạn dưới 12

tháng


67.923


67,09


78.909


53,8


141.886


68,6


10.986


16,17


62.977


79,81

Tiền gửi

khác

12.756

12,6

37.193

25,4

32.208

15,6

24.437

191

-4.985

-13,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

Nguồn vốn huy động của ngân hàng đều tăng mạnh qua các năm. Năm 2010 so với năm 2009 tăng hơn 33 tỷ đồng, tỷ lệ tăng gần 30%. Đến năm 2011 thì mức tăng so với năm 2010 là hơn 60 tỷ đồng, tỷ lệ tăng gần 50%. Sự tăng lên của nguồn vốn huy động thể hiện sự quan tâm, chú ý của lãnh đạo ngân hàng đối với nghiệp vụ này, đồng thời sự tăng lên của nguồn huy động là cơ sở để ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay đến các tầng lớp dân cư.


Trong đó, phân theo đối tượng khách hàng thì tiền gửi từ dân cư trong tổng nguồn vốn huy động luôn chiểm tỷ trọng lớn(luôn chiếm tỷ trọng trên 84%) và tăng trưởng mạnh qua các năm(từ 42,42% trong năm 2010 đến 52,1% trong năm 2011). Sự phát triển mạnh này là do ngân hàng đã tiếp xúc thân thiện với người dân, tạo được niềm tin với họ, đó là một thành công mà hiện nay vẫn còn nhiều ngân hàng khao khát. Khi phân theo kỳ hạn thì tiền gửi với kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 53,78% đến 68,59%, và trong năm 2010 tăng nhẹ so với 2009 là 16,17%, trong năm 2011 thì tăng rất mạnh 79,81%. Sự tăng trưởng mạnh của dòng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là cơ sở rất tốt để ngân hàng thực hiện cho vay ngắn hạn phù hợp với tình hình của địa phương. Lượng tiền gửi không kỳ hạn khá ổn định qua các năm,

chủ yếu là sự ổn định của các dòng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và của các TCTD.

2.1.5.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu là cho vay đến các hộ sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã và cho vay tiêu dùng. Vì vậy, trong bài này chúng ta sẽ hiểu tín dụng là hoạt động cho vay.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của ngân hàng trong 3 năm vừa qua.

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

2010/2009

2011/2010

Số tiền

Số tiền

Số tiền

+/-

%

+/-

%

1. DSCV

227.297

240.874

316.682

13.577

5,97

75.808

31,47

2. DSTN

187.088

202.115

306.075

15.027

8,03

103.960

51,44

3. DN

150.666

189.425

200.032

38.759

25,73

10.607

5,60

4. DNQH

14.529

16.723

17.325

2.194

15,10

602

3,60

Tỷ lệ NQH(%)

9,64

8,83

8,66





- DNX

5.695

2.576

2.060

-3.119

-54,77

-516

-20,02

Tỷ lệ

NX/NQH(%)

39,2

15,4

11,9





(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2022