Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 6


-Kiến nghị với NHNo&PTNT Hải Lăng.

- Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức, đoàn thể nhằm hạn chế tối đa việc phải đi vay của ngân hàng cấp trên và của NHNN.

- Phối hợp với các chính quyền địa phương để xử lý thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ tồn đọng.

- Thực hiện việc khen thưởng và kỷ luật đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu được giao của từng CBTD và giám đốc của các phòng giao dịch, thường xuyên quan tâm đến đời sống của các nhân viên ngân hàng, khích lệ họ làm việc có năng suất, hiệu quả.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn và mở các khóa đào tạo nhằm bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của ngân hàng.

- Việc vay vốn qua một số tổ còn chưa đạt hiệu quả, tổ trưởng còn lơ là trong việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, đôn đốc khách hàng trả nợ… Ngân hàng cần tìm hiểu, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp như tăng tiền hoa hồng (mức hiện nay là 6% trên tổng tiền lãi), ưu tiên cho các tổ trưởng được vay vốn với lãi suất bằng 0% (như Ngân hàng chính sách đang làm)…, hoặc là giải tán tổ để thành lập các tổ khác có hiệu quả hơn.

- Nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho ngân hàng để có thể tăng năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên ngân hàng.

- Có những khoản phụ cấp để CBTD năng nỗ hơn trong công tác đi địa bàn kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.

-Kiến nghị với chính quyền địa phương các xã của huyện Hải Lăng.

- Giải quyết nhanh chóng những thủ tục để các hộ sản xuất có thể vay vốn được ở

ngân hàng.

- Nhiệt tình phối hợp với ngân hàng để thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng của ngân hàng.

- Xác nhận đúng thực tế, đúng đối tượng, đủ điều kiện cụ thể đối với từ hộ xin vay vốn ngân hàng.

- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới cho các hộ nông dân, tìm kiếm đầu ra cho các nông sản, các sản phẩm gia súc gia cầm…


-Kiến nghị với các hộ sản xuất.

- Các hộ sản xuất phải nhận thức được việc sử dụng vốn sai mục đích sẽ nhận lấy hậu quả như thế nào, qua đó hướng họ phải sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Phải có ý thức tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp thu có chọn lọc thành quả sản xuất của bên ngoài để ứng dụng cho việc sản xuất kinh doanh của chính mình; tích cực tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ để học tập và tích lũy kinh nghiệm, tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tư…có như vậy mới có đủ khả năng quản lý tốt đồng vốn vay.

- Phải có ý thức và thiện chí trả nợ cho ngân hàng, hãy luôn nghĩ rằng mình vay vốn đó là vay của những người bà con bạn bè của mình chứ không phải vay của một ngân hàng có nhiều tiền.


PHẦN 3. KẾT LUẬN


Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất trong 3 năm vừa qua, có thể khẳng định đây là hướng đi đúng đắn của chi nhánh ngân hàng, hoạt động này đã mang lại những thành công lớn cho ngân hàng, bên cạnh việc thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước và Ngân hàng cấp trên còn mang lại lợi nhuận cao và rủi ro ít cho ngân hàng; dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng trưởng không ngừng qua từng năm, và luôn cao hơn so với tốc độ chung của cảchi nhánh; nợ quá hạn và nợ xấu ngày càng giảm dần, giảm mạnh cả số tương đối và tuyệt đối qua các năm; thu nhập và tỷ lệ đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng; vòng quay vốn cho vay hộ sản xuất luôn được đảm bảo; cùng với đó là sự hài lòng của các khách hàng vay vốn về hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhìn chung thì hoạt động cho vay hộ sản xuất là có chất lượng tốt. Đạt được sự thành công này là sự đóng góp nhiệt tình của nhiều phía:

- Về phía ngân hàng đó là sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo trong việc xác định và đưa ra các chủ trương, chính sách hoạt động đúng đắn, sự quan tâm giúp sức của ngân hàng cấp trên, sự năng nỗ nhiệt tình, năng lực làm việc của CBTD trong công tác cho vay, mở rộng cho vay tối đa và hạn chế rủi ro tín dụng đến mức có thể.

- Về phía khách hàng đó là sự tin tưởng của nhân dân đối với ngân hàng, sự hợp tác nhiệt tình của các hộ sản xuất, khả năng và quyết tâm vay vốn làm giàu chính đáng, thiện chí và ý thức trả nợ của khách hàng.

- Về phía các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đó là sự hợp tác nhiệt tình, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về khách hàng vay vốn cho ngân hàng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục công chứng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy xác nhận… giúp các hộ sản xuất có thể vay được vốn một cách nhanh chóng.

Có thể nói đề tài đã thành công khi giải quyết tốt vấn đề đặt ra, đó là tìm hiểu, đánh giá về chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị trong thời gian 3 năm từ 2009 – 2011.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Định hướng phát triển, Xem ngày 05/03/2012, http://www.agribank.com.vn/101/786/gioi-thieu/dinh-huong-phat-trien.aspx


[2]Báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng các năm 2009, 2010, 2011.

[3]Quyết định 499A/NHNo- TDNT ngày 02/09/1993 của NHNo Việt Nam, phụ lục số 1.

[4] Nghị định của Chính phủ số 41-CP ngày 12/04/2010, Điều 1, tr. 2.


[5] Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước, Điều 3, tr. 4.


[6] Trần Quang Huy (2003), Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, tr. 21-23.

[7] Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011, tr.25-35.


[8], [9] Báo cáo tình hình KT-XH, QP-AN năm 2011 và kế hoạch phát triển KT- XH, QP-AN năm 2012 của UBND huyện Hải Lăng.


MỤC LỤC


Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1. Không gian 2

3.2. Thời gian 2

3.3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT

CỦA NGÂN HÀNG 4

1.1. Hộ sản xuất 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất 4

1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với nền kinh tế 5

1.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất 6

1.2.1. Khái niệm cho vay 6

1.2.2. Đặc điểm cho vay hộ sản xuất 6

1.2.3. Vai trò của cho vay đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất 7

1.3. Chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất 7

1.3.1. Khái niệm về chất lượng hoạt động cho vay[6] 7

1.3.1.1. Chất lượng hoạt động cho vay theo quan điểm của khách hàng 8

1.3.1.2. Chất lượng hoạt động cho vay theo quan điểm của ngân hàng 8

1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất 9

1.3.2.1. Khái niệm về đánh giá 9

1.3.2.2.Một số chỉ tiêu đánh giá trong về chất lượng hoạt động cho vay HSX ..10

1.3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất 12


1.4. Tình hình nghiên cứu về cho vay hộ sản xuất 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HẢI LĂNG 16

2.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng 16

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 16

2.1.2. Bộ máy quản lý của chi nhánh ngân hàng 16

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức 16

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 17

2.1.3. Các hoạt động chính của chi nhánh ngân hàng 18

2.1.4. Hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất 19

2.1.4.1. Quy định cho vay đối với hộ sản xuất 19

2.1.4.2. Quy trình cho vay 22

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng 24

2.1.5.1. Huy động vốn 24

2.1.5.2. Hoạt động cho vay 25

2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 27

2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 28

2.2.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Hải Lăng 28

2.2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất 32

2.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay hộ sản xuất 32

2.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ hộ sản xuất 36

2.2.2.3. Phân tích dư nợ cho vay HSX 39

2.2.2.4. Phân tích dư nợ quá hạn khi cho vay HSX 42

2.2.2.5. Phân tích vòng quay vốn cho vay HSX 47

2.2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời của đồng vốn cho vay HSX 48

2.2.3. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất 53

2.2.3.1. Kết quả đạt được 53

2.2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 54


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠICHI NHÁNH NHNo&PTNT

HUYỆN HẢI LĂNGTRONG THỜI GIAN TỚI 57

3.1. Định hướng chung của NHNo&PTNT huyện Hải Lăng trong thời gian tới 57

3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay HSX 57

3.3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSX của ngân

hàng trong thời gian tới 58

3.4. Kiến nghị 61

PHẦN 3. KẾT LUẬN 64


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm vừa qua 24

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của ngân hàng trong 3 năm vừa qua. 25

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm vừa qua. 27

Bảng 2.4: Tình hình cho vay HSX tại NHNo Hải Lăng. 29

Bảng 2.5: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn. 32

Bảng 2.6: Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo ngành nghề kinh tế 33

Bảng 2.7: Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn. 36

Bảng 2.8: Doanh số thu nợ hộ sản xuất phân theo ngành nghề kinh tế 37

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn. 39

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế 40

Bảng 2.11: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn. 42

Bảng 2.12: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế 44

Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu HSX theo ngành nghề kinh tế trong 3 năm vừa qua. 46

Bảng 2.14: Vòng quay vốn cho vay HSX trong 3 năm vừa qua. 47

Bảng 2.15: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay HSX trong 3 năm vừa qua. 48

Bảng 2.16: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay HSX. 48


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ


Trang

Sơ đồ 1.1: Mô hình đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất 9

Sơ đồ 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay HSX. 12

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động tại NHNo Hải Lăng. 16

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại NHNo Hải Lăng. 22

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của khách hàng về thái độ của CBTD tại NHNo Hải Lăng 50

Biểu đồ2.2: Đánh giá của khách hàng về thời gian vay vốn. 51

Biểu đồ2.3: Đánh giá của HSX về bộ hồ sơ vay vốn 51

Biểu đồ2.4: Đánh giá của HSX về phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng 52

Biểu đồ2.5: Đánh giá của khách hàng về mức cho vay của ngân hàng 53


PHỤ LỤC



Phụ lục 1: Giới tính.



Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Nam

59

73,8

73,8

73,8


Nữ

21

26,2

26,2

100,0


Tổng

80

100,0

100,0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 6

Phụ lục 2: Trình độ văn hóa.



Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Cấp 1

1

1,2

1,2

1,2


Cấp 2

56

70,0

70,0

71,2


Cấp 3

23

28,8

28,8

100,0


Tổng

80

100,0

100,0


Phụ lục 3: Độ tuổi.



Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

18-30

11

13,8

13,8

13,8


31-50

48

60,0

60,0

73,8


31-65

21

26,2

26,2

100,0


Tổng

80

100,0

100,0


Phụ lục 4: Đến vay vốn bao nhiêu lần.




Frequency


Percent


Valid Percent


Cumulative Percent

Valid

Lần đầu

23

28,8

28,8

28,8


Lần thứ 2 ->5

33

41,2

41,2

70,0


Trên 5 lần

24

30,0

30,0

100,0


Tổng

80

100,0

100,0



Phụ lục 5: Mục đích vốn.



Frequency

Percent

Valid Percent

CumulativePercent

Valid

Chăn nuôi, trồng trọt

40

50,0

50,0

50,0


Mua, sửa ghe, lưới

36

45,0

45,0

95,0


Khác

4

5,0

5,0

100,0


Tổng

80

100,0

100,0


Phụ lục 6: Kỳ hạn vay vốn.



Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Ngắn hạn

47

58,8

58,8

58,8


Trung hạn

33

41,2

41,2

100,0


Tổng

80

100,0

100,0


Phụ lục 7: Tiếp tục vay vốn tại ngân hàng này.



Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Chắc chắn tiếp tục vay

43

53,8

53,8

53,8


Chưa biết

31

38,8

38,8

92,5


Không vay nữa

6

7,5

7,5

100,0


Tổng

80

100,0

100,0



PHIẾU PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG


Kính chào Quý bà con!

Cháu hiện là sinh viên năm cuối trường Đại học kinh tế Huế. Hiện nay cháu đang làm đề tài:”Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Hải Lăng”, trong đó có một phần về phân tích ý kiến của khách hàng vay vốn, vì vậy những ý kiến của bà con sẽ đóng góp một phần rất lớn đến sự thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự ủng hộ và cộng tác nhiệt tình của bà con!

Xin bà con vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:


1. Bà con đã vay vốn tại ngân hàng này bao nhiêu lần rồi?


Lần đầu Lần thứ 2 ->5 Trên 5 lần


2. Khi đến vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn bà con làm hồ sơ vay vốn một cách?


Nhiệt tình, chu đáo Sơ sài, qua loa Không được hướng dẫn


3. Khi đến vay vốn, thái độ của nhân viên tín dụng đối với bà con là?


Nhiệt tình, vui vẻ Bình thường Không nhiệt tình


4. Bà con vay vốn để làm gì?


Chăn nuôi, trồng trọt Mua, sửa ghe, lưới Khác:………….


5. Bà con thường vay vốn theo kỳ hạn nào sau đây?


Ngắn hạn Trung hạn


6. Theo bà con bộ hồ sơ vay vốn mà ngân hàng cung cấp là như thế nào?


Dễ hiểu Chấp nhận được Khó hiểu


7. Phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng như vậy theo bà con là?


Phù hợp Trả nhiều kỳ, phiền phức


Trả ít kỳ, không đủ khả năng trả nợ


8. Thời gian vay vốn đối với bà con như vậy là?


Dài Phù hợp

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí