Cơ Cấu Tổ Chức Và Nhân Sự Của Maritime Bank Chi Nhánh Huế


-Với nhân viên:

Một trong những tài sản quan trọng nhất, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Maritime Bank là nguồn lực con người. Ban Lãnh đạo Ngân hàng cam kết:

- Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

- Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên Maritime Bank.

-Với cổ đông:

Các cổ đông là những người tin tưởng tuyệt đối và sẵn sàng chia sẻ thành bại với Ngân hàng. Đáp lại niềm tin đó, chúng tôi cam kết mang lại:

- Giá trị đầu tư tăng trưởng ngày càng cao cho các cổ đông.

- Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng.

-Với toàn xã hội

- Phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi.



Bằng việc đảm bảo sự tăng trưởng không ngừng của Ngân hàng đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, từ thiện, Maritime Bank cam kết đóng góp các giá trị văn hóa, kinh tế cho cộng đồng và sự phát triển chung của toàn xã hội.

2.2 Giới thiệu về Maritime Bank Chi nhánh Huế

Ngân hàng TMCP Maritime Bank Chi nhánh TT – Huế được thành lập ngày 18/03/2011 theo quy mô chi nhánh cấp I của ngân hàng Maritime Bank.

Ban đầu trụ sở chính đặt tại 40 Lê lợi, phường Vĩnh Ninh, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, nhận thấy Thừa Thiên Huế là một tỉnh đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp và du lịch - dịch vụ chiếm gần 78% trong GDP; nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong quá trình phát triển rất lớn. Vì vậy, ngày 05/12/2011, Ban Lãnh đạo

Maritime Bank đã quyết định mở rộng và chuyển đổi trụ sở Maritime Bank Huế sang

một địa điểm mới khang trang, rộng rãi và thuận tiện hơn tại 14B Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, với một trụ sở chính khang trang và tiện nghi hơn. Trụ sở cũ sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng với tư cách một trong hai điểm giao dịch của Maritime Bank tại thành phố Huế. Như vậy tính đến nay, Ngân hàng TMCP Maritime Bank đã có hai điểm giao dịch là:


Chi nhánh 14B Lý Thường Kiệt- TP Huế Phòng giao dịch 40 Lê Lợi-TP Huế

Gia nhập vào Huế muộn nhất so với các ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn, khi mà thị trường đã có sự phân chia thị phần giữa các ngân hàng rất quyết liệt và thị trường các ngân hàng luôn có sự biến động mạnh, Maritime Bank sẽ có một số cơ hội lớn khi là một ngân hàng đi sau và có thể hiểu rõ thị trường nhất, nhưng cũng là một số thách thức lớn khi thương hiệu Maritime Bank vẫn chưa thực sự ấn tượng trong lòng khách hàng ở Huế, điều này chưa tương xứng với danh tiếng và uy tín của Maritime Bank. Đó chính là thách thức mà cán bộ nhân viên ngân hàng Maritime Bank Chi nhánh Huế phải đối mặt và giải quyết triệt để trong tương lai.

Sau gần 01 năm hoạt động, Maritimebank Huế đã phát triển ổn định và hiệu quả, được đánh giá là ngân hàng uy tín của người dân địa phương. Tính đến cuối tháng 11/2011, Maritimebank Huế đã phục vụ gần 2000 khách hàng doanh nghiệp, cá nhân sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tổng huy động vốn ước đạt gần 500 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ sự tín nhiệm của các khách hàng trên địa bàn và các khu vực lân cận dành cho Chi nhánh ngày càng cao.

Trong thời gian tới, Maritime Bank sẽ có dự kiến mở thêm các phòng giao dịch ở các địa điểm khác trong thành phố nhằm tạo sự thuận lợi hơn cho khách hàng khi đến giao dịch tại Maritime Bank.

2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Maritime Bank chi nhánh Huế

2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh TT – Huế là chi nhánh cấp một của NH TMCP Maritime Bank. Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị về tổ chức bộ máy, chức năng của sở giao dịch, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, theo đó:

Chi nhánh TT – Huế do giám đốc phụ trách, giúp giám đốc có phó giám đốc và bao gồm các phòng nghiệp vụ Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sau, được thể hiện qua sơ đồ dưới đây.

- Phòng dịch vụ khách hàng

- Phòng hỗ trợ

- Phòng kế toán và quỹ

- Phòng hành chính quản trị

- Và các phòng giao dịch



GĐ Chi nhánh


PGĐ Chi nhánh


Phòng Giao Dịch

Phòng DN

Bộ phận

tiếp thị DN

Bộ phận thẩm định DN

Phòng cá nhân

Phòng hỗ trợ

Phòng kế toán & Quỹ

Phòng Hành chính

Bộ phận quản lý Tín Dụng

Bộ phận quản lý Tín Dụng

Bộ phận tiếp thị cá nhân

Bộ phận

TTQT

Bộ phận thẩm định cá nhân

Bộ phận quản lý Tín Dụng

Bộ phận xử lý giao dịch

Hình 4 : Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Huế

(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức Maritime Bank Huế)

2.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc (gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc)

Giám đốc là người trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nhiệm vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. Được phép cho nhân viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của ngân hàng, thường là ủy quyền cho Phó giám đốc hoặc các trưởng phòng.


Phó Giám đốc: là người trực tiếp điều hành, giám sát các hoạt động của cac phòng ban trong ngân hàng, thực hiện các nhiệm vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các dịch vụ phù hợp theo cơ chế, quy định của ngân hàng.

Phòng hỗ trợ

Bộ phận xử lý giao dịch: chịu trách nhiệm về việc chuyển tiền, mở tài khoản thanh toán.

Bộ phận quản lý tín dụng: thực hiện nhiệm vụ giải ngân hồ sơ vay, quản lý nợ,

giám sát hồ sơ tín dung trươc, trong và sau khi vay.

Bộ phận thanh toán quốc tế: thực hiện các nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước ngoài …

Phòng dịch vụ khách hàng: gồm các bộ phận tín dụng Cá nhân và Doanh nghiệp

Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn lập chứng từ kế toán.

Thực hiện công tác tiếp thị để mở rộng thị phần.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng.

Hướng dẫn hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.

Phòng Kế toán và Quỹ

Phòng Kế toán: thực hiện các nhiệm cụ liên quan đến quá trình thanh toán, thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hang, giữa các ngân hàng với nhau và làm dịch vụ thanh toán khác. Là noi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho sự hoạt động của ngân hàng.

Phòng Ngân quỹ: nơi thực hiện thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, phát hiện và ngăn chặn tiền giả, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.

Phòng Hành chính:

Nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, quản lý, phân phối công cụ lao động, văn phong phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.


Phòng giao dịch

Bộ phận dịch vụ: tiếp thị (quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và một số chức năng khác); thẩm định (thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng và một số chức năng khác).

Bộ phận hỗ trợ: xử lý giao dịch, quản lý tín dụng (hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ); quản lý công tác kế toán và quỹ (công tác kế toán, công tác kho quỹ).

2.2.1.3 Tình hình nhân sự

Trong quá trình xây dựng và phát triển, mỗi thành công của Maritime Bank đều gắn với công sức, lòng tận tâm, sự cống hiến của những thành viên Maritime Bank Chi nhánh Huế. Vì thế, Maritime Bank đã và đang hoàn thiện chính sách nhân sự, chính sách đãi ngộ với CBNV nhằm giữ chân và thu hút những người có tài đức. Đồng thời, để mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động thì ngân hàng cần một số lượng nhân viên tương đối. Tình hình nhân sự của Maritime Bank Huế trong 2 năm vừa qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: Tình hình cơ cấu lao động của MSB Huế giai đoạn 2011-2012



Tiêu thức phân chia


Năm 2011


Năm 2012


So sánh

SL

%

SL

%

SL

%

Nam

13

41,9

14

43,75

1

7,7

Nữ

18

58,1

18

56,25

0

0

Tổng

31

100

32

100

1

7,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế - 3

(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức Maritime Bank Huế)

Theo giới tính, ta thấy tỷ lệ lao động nữ có cao hơn nam nhưng số lượng lao động nam và nữ chênh lệch không đáng kể, điều này được giải thích là các vị trí Giao dịch viên trong ngân hàng phù hợp hơn so với các nhân viên nữ. Điều này có lẽ là do định hướng chiến lược của Maritime Bank là một ngân hàng bán lẻ cho nên cần nhiều giao dịch viên để đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch của khách hàng.


Do Maritime Bank Huế chỉ mới gia nhập vào Huế năm đầu tiên, và chưa có phòng giao dịch, nên số lượng CBNV của ngân hàng chưa lớn, chỉ bao gồm các nhân viên làm việc tại Chi nhánh. Số lượng nhân viên không có nhiều thay đổi trong năm qua, khi chỉ có thêm một vị trí được Maritime Bank tuyển dụng vào năm 2012. Nhưng để mở rộng mạng lưới, gia tăng thị phần của mình tại thị trường Thừa Thiên Huế, ngân hàng Maritime Bank đã và đang mở thêm các phòng giao dịch của mình tại các địa điểm khác trong địa bàn. Điều này dẫn đến số lượng CBNV của ngân hàng sẽ gia tăng đáng kể sau đợt tuyển dụng nhân sự tới đây của Maritime Bank.

2.2.2 Tình hình kinh doanh chung của chi nhánh đầu năm 2012



Bảng 3: Tình hình kinh doanh chung của chi nhánh giai đoạn đầu năm 2012


Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu

Tháng 1/2012

Tháng 2/2012

So sánh

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

+/- (%)

A: Tổng thu nhập

7.507.531.183

100

9.703.142.547

100

2.195.611.364

29.2

Thu lãi cho vay

7.071.522.524

94.1

8.567.966.372

88.3

1.496.443.848

21.1

Thu từ hoạt động dịch vụ

68.631.369

0.91

69.232.636

0.71

601.267

0.87

Thu nhập bất thường (lỗ từ HĐKD ngoại hối)

14.078.919

0.18

-17.000.746

-0.17

-31.079.665

-220.7

Thu nhập khác

353.298.371

4.7

1.082.944.285

11.1

729.645.914

206.5

B. Tổng chi phí

5.795.651.838

100

6.843.250.589

100

1.047.598.751

18.07

Chi phí huy động vốn

5.337.433.686

92.0

5.912.661.712

86.4

575.228.026

10.7

Chi phí hoạt động dịch vụ

21.747.000

0.37

12.702.733

0.18

-9.044.267

-41.5

Chi phí khác

0

0

10.086.727

0.14

10.086.727


Chi phí hoạt động

436.471.152

7.53

907.799.417

13.2

471.328.265

107.9

Lợi nhuận trước chi phí dự phòng rủi ro TD

1.711.879.345


2.859.891.958


1.148.012.613

67.06

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

0


17.291.949


17.291.949


Lợi nhuận trước thuế

1.711.879.345


2.842.600.009


1.130.720.664

66.05

Thuế TNDN

0


0


0


Lợi nhuận sau thuế

1.711.879.345


2.842.600.009


1.130.720.664

66.05

(Nguồn: Phòng kế toán Maritime Bank Huế)


Mặc dù mới gia nhập vào Huế với tuổi đời khá ngắn, nhưng Maritime Bank trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và triển khai các hoạt động phục vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng hiệu quả, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin để ứng dụng vào quá trình kinh doanh. Việc phát triển nhằm mục tiêu lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vì vừa gia nhập vào Huế năm 2011, nên tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank trong 2 tháng đầu năm 2012, ta thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh đang trên đà tăng trưởng mạnh với mức gia tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 1130720664 tương ứng với 66.05%. Trong đó, lãi vay luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tháng 2/2012, lãi vay của Maritime Bank đã đạt 8.567 tỷ đồng, tăng 1.49 tỷ đồng so với tháng 1/2012, mức gia tăng chiếm đến 21.1%. Sự gia tăng mạnh của thu lãi là do thời gian qua, doanh số cho vay tại chi nhánh Maritime Bank Huế tăng mạnh, và lãi cho vay của ngân hàng là nguồn thu dồi dào và chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Khoản thu chiếm tỷ trọng thứ 2 sau nguồn thu lãi vay la thu từ hoạt động khác, cụ thể hơn là thu do hoàn nhập dự phòng các khoản (4.7%). Còn lại, thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp (0.91% với 68.6 triệu đồng), điều này xảy ra là do chính sách cung cấp dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng của mình. Với mục tiêu khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình, Maritime Bank đã hạn chế tối đa các mức phí sử dụng dịch vụ cho khách hàng, qua đó làm khách hàng hài lòng hơn và tiếp tục sử dụng dịch vụ của Maritime Bank. Nhưng đó cũng là điểm yếu làm cho doanh thu của ngân hàng không đạt được như mức mong muốn.

Về chi phí, nhìn chung chi phí của Maritime Bank tăng qua những tháng đầu năm. Tháng 2 vừa qua, chi phí của ngân hàng đã tăng mạnh so với tháng đầu năm 2012, cụ thể là mức tăng lên đến 1.04 tỷ, chiếm 18.07%. Tuy nhiên, xét trong mối tương quan với tốc độ tăng thu nhập (29.2), thì đây là một tốc độ tăng nhịp nhàng, hợp lý, đảm bào tăng lợi nhuận dương cho chi nhánh.

Nếu như trong tổng thu nhập của Maritime Bank Huế thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất thì về mặt chi phí dành cho hoạt động huy động vốn lại chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt qua các tháng: tháng 1 chiếm 92%, tháng 2 chiếm 86.4%. Mặc dù tỷ lệ của chi phí huy động vốn giảm, nhưng điều đó không có nghĩa là ngân hàng Maritime Bank giảm quy mô huy động vốn hiện tại, điều đó thể hiện ở mức tăng trưởng của chi phí huy động vốn, tháng 2 cao hơn tháng 1 là 575 triệu, tức là tăng đến 10.7%. Nhìn chung, trong khi thị trường và ngân hàng nhà nước đang có xu hướng thắt chặt lãi suất huy động, thì việc gia tăng chi phí huy động vốn cho thấy Maritime Bank gia tăng số lượng vốn huy động của mình một cách đáng kể. Bên cạnh đó, một số chi phí khác của ngân hàng cũng gia tăng đáng kể, kéo theo chi phí hoạt động có mức tăng trưởng vượt bậc, lên đến 107.9%. Đó là các khoản mục chi phí: Chi phí nộp thuế, chi phí cho nhân viên,chi phí hoạt động quản lý và công cụ, chi khấu hao cơ bản TSCĐ.

Lợi nhuận thu được tương đối lớn qua các năm, lợi nhuận tháng 1 và tháng 2 thu được lần lượt tương ứng là 1.71 và 2.85 tỷ, tháng 2 tăng trưởng so với tháng 1 ở mức 66%. Đây là một thành quả đáng tự hào của Maritime Bank Huế. Nhờ vào đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo chi nhánh đã chú trọng đến hoạt động huy động vốn, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và hiệu quả kinh doanh tăng cao. Ngoài ra, để góp phần vào sự thành công trong thời gian qua phải kể đến sự nỗ lực hết mình của các cán bộ nhân viên chi nhánh. Với tiêu chí làm việc có hiệu quả là trên hết, các nhân viên cán bọ chi nhánh luôn tích cực chủ độngtrong việc huy động cũng như cho vay, luôn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra, đưa Maritime Bank trên đường trở thành một ngân hàng vững mạnh mới mức tăng trưởng đều qua thời gian.

2.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định lựa

chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế

2.3.1 Mô tả mẫu điều tra

2.3.1.1 Thống kê mô tả về đối tượng phỏng vấn

Bảng 4: Thống kê mô tả về đối tượng phỏng vấn


Tiêu chí

Tần số (người)

Phần trăm (%)


Giới tính

Nam

62

48.4

Nữ

66

51.6


Độ tuổi

Dưới 25

6

4.7

Từ 25 đến 40

67

52.3

Từ 40 đến 55

33

25.8

Trên 55

22

17.2


Trình độ học vấn

THCS, THPT

34

26.6

Trung cấp, cao đẳng

24

18.8

Đại học

62

48.4

Sau đại học

8

6.2


Thu nhập

Dưới 3 triệu

20

15.6

Từ 3 đến 5 triệu

38

29.7

Từ 5 đến 10 triệu

46

35.9

Trên 10 triệu

20

15.6


Nghề nghiệp

Lao động phổ thông

14

10.9

CBCNVC

42

32.8

Kinh doanh, tiểu thương

36

28.1

Nội trợ

16

12.5

Hưu trí

12

9.4

Khác

8

6.2

Tổng

128

100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)


Nữ - 51.6%

Nam - 48.4%

Biểu đồ 1: Giới tính khách hàng

Đối với giới tính khách hàng phỏng vấn, tỷ lệ nam nữ là xấp xỉ tương đương nhau,

không có sự chênh lệch đáng kể nào (48.4% so với 51.6%).


Biểu đồ 2: Độ tuổi khách hàng

Độ tuổi khách hàng được phỏng vấn tập trung từ 25 – 40 tuổi, chiếm đến 52.3%. Tiếp theo là từ 40 – 55 (25.8%) và lớn hơn 55 tuổi (17.2%). Độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, vì ở độ tuổi này, khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao.


Biểu đồ 3: Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của khách hàng trả lời phỏng vấn chiếm đa số là Đại học (48.4

%) xấp xỉ một nửa, hơn một nửa còn lại phân bố tập trung vào THCS, THPT (26.6%) và Trung cấp, cao đẳng (18.8%). Chỉ có một số nhỏ khách hàng có trình độ học vấn Sau đại học với tỷ lệ 6.2%.


Biểu đồ 4: Thu nhập của khách hàng

Thu nhập của khách hàng được phân phối điều vào các nhóm, có sự nhỉnh hơn về số lượng một ít là hai nhóm từ 5 - 10 triệu (35.9%) và từ 3 - 5 triệu (29.7%). Còn lại, hai nhóm khách hàng có mức thu nhập nhỏ hơn 3 triệu và lớn hơn 10 triệu có tỷ lệ tương đương nhau, mỗi nhóm chiếm 20% khách hàng được phỏng vấn.

Xem tất cả 48 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí