hai thành phần: Sự ưa thích và xu hướng lựa chọn. Sự thích thú của người tiêu dùng đối với một thương hiệu thể hiện qua cảm xúc ưa thích. Và khi phải chọn lựa thương hiệu trong tập các thương hiệu cạnh tranh thì người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn thương hiệu nào tạo sự thích thú nhiêu hơn những thương hiệu khác.
Đề tài này đã đưa Nhận biết thương hiệu vào mô hình như một yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng, tuy nhiên phương diện nhận biết ở đây chỉ dừng lại ở 2 quan điểm Thương hiệu là một hệ thống nhận dạng và Thương hiệu là biểu trung. Điều này cũng hợp lý bởi đối tượng khảo sát là những khách hàng cá nhân, mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng nói chung chủ yếu dừng lại ở việc nhận biết tên hiệu, logo, hình ảnh, nhạc hiệu, chương trình quảng cáo và khuyến mãi của thương hiệu,…
1.1.7 Thái độ đối với chiêu thị
Vai trò của hoạt động chiêu thị trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng cũng không khác gì nhiều so với các lĩnh vực kinh doanh khác là chuyển tải thông tin từ ngân hàng đến khách hàng và ngược lại. Tuy nhiên, trong một thị trường có tính cạnh tranh cao, người tiêu dùng thường phải chịu sự tấn công dồn dập của nhiều hình thức chiêu thị khác nhau từ quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, PR đến các hoạt động tài trợ thì chiêu thị còn phải có chức năng thuyết phục, thúc đẩy khách hàng quan tâm và có thái độ tích cực về ngân hàng để khách hàng sẽ có thiện chí hơn khi so sánh ngân hàng này với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng điều kiện. Nếu hoạt động chiêu thị rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp thì thái độ của người tiêu dùng đối với chiêu thị cũng quan trọng như vậy trong sự thành công của chiêu thị.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn & ctg đã chỉ ra rằng Thái độ đối với chiêu thị có ảnh hưởng đến Ham muốn thương hiệu của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng có thái độ tốt và thích thú đối với chương trình chiêu thị của một sản phẩm, thương hiệu thì trước tiên họ sẽ nhận biết được sự hiện diện của sản phảm, thương hiệu đó, phân biệt được nó với các sản phẩm, thương hiệu cạnh tranh, và khi có nhu cầu, khả năng lựa chọn đối với sản phẩm, thương hiệu là rất cao.
1.2 Thiết kế nghiên cứu
1.2.1 Quy trình nghiên cứu
Trong nghiên cứu quản trị kinh doanh, thiết kế nghiên cứu được xem là một loạt
các vấn đề cần được giải quyết bởi nhà nghiên cứu, bao gồm xác định quy trình nghiên
Hình 1: Quy trình nghiên cứu
1.2.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Phần này nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu. Phần này bao gồm hai nội dung chính: Phần đầu giới thiệu về mô hình ra quyết định và một số lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định chọn ngân hàng của khách hàng. Phân tiếp theo căn cứ trên cơ sở của các lý thuyết đã đưa ra để tiến hành xây dựng mô hinh nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết của đề tài.
Phân tích kết quả
Giải pháp Kết luận Định hướng
- Cronbach’s Anpha
- EFA
- Hồi quy đa biến
- T-test và Anova
Hình thành thang đo
Thiết kế bảng hỏi
Điều tra chính thức
Phỏng vấn tay đôi với nhân viên ngân hàng, phỏng vấn sâu K.H.
- Điều tra thử
- Hoàn thiện bản hỏi
cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, phương pháp chọn mẫu. Do đó, căn cứ vào lý thuyết đã được tiếp cận và những nghiên cứu liên quan, tôi xin đề xuất quy trình nghiên cứu như sau:
Xây dựng mô hình |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế - 1
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Nhân Sự Của Maritime Bank Chi Nhánh Huế
- Thống Kê Mô Tả Về Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế - 5
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế - 6
Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.
1.2.2.1 Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp
Kotler và Fox [14] đã đề xuất ra mô hình tổng quát thể hiện các bước tiến hàng để
ta một quyết định phức tạp, mô hình này được tóm tắc bằng sơ đồ sau:
Nảy sinh nhu cầu
Thu thập thông tin
Đánh giá các lựa chọn thay thế
Quyết định
Thực hiện quyết định
Đánh giá lại
Thiết lập thông tin đánh giá
Động cơ và giá trị
Những ảnh hưởng khác
Những yếu tố tình huống
Xây dựng tiêu chí đánh giá
Hình 2: Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp
(Nguồn: Kotler và Fox [14]) Thuyết lựa chọn duy lý hay còn được hói là lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice Theory), thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Định đề cơ bản của thuyết duy lý được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: “Khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách mà họ cho là tích (C) của xác suất thành công của hành động đó (Kí hiệu là P) với giá trị mà phần thưởng của hành động đó (V) là lớn nhất C = P x V = Maximum. Còn theo John Elster: “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thượng làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành độnglựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản
phẩm đầu ra củng tựng lựa chọn cùng các đặc điểm khác.
1.2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị
Sau khi tham khảo các mô hình nghiên cứu liên quan và tổng hợp các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chon ngân hàng của khách hàng, tôi xin đưa ra mô hình nghiên cứu sau:
Uy tín ngân hàng
Các yếu tố từ
ngân hàng
Các yếu tố từ đặc điểm cá nhân
Khả năng tiếp cận Chất lượng sp, dv Nhân viên ngân hàng
Ảnh hưởng người thân
Nhân biết thương hiệu
Thái độ đ/v chiêu thị
Quyết định lựa chọn ngân hàng
Hình 3: Mô hình nghiên cứu của đề tài
Trong đó, Uy tín của ngân hàng liên quan đến Danh tiếng và mức độ ổn định của ngân hàng. Ngân hàng có uy tín càng cao, thì khả năng để ngân hàng đó được khách hàng đưa vào danh sách lựa chọn là cao hơn. Khả năng tiếp cận là sự bố trí về thời gian hoạt động của ngân hàng và mạng lưới của khách hàng để đảm bảo được tính thuận tiện nhất cho khách hàng khi khách hàng tiến hành giao dịch. Chất lượng sản phẩm dịch vụ liên quan đến mức độ đáp ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, tính đa dạng của các dịch vụ cũng được đề cập đến ở đây. Ngân hàng nào xây dựng hệ thống sản phẩm dịch vụ tốt, thì ngân hàng đó có tiềm năng thu hút khách hàng đến với họ cao hơn. Yếu tố Nhân viên ngân hàng cũng được khách hàng quan tâm khi lựa chọn ngân hàng. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và làm việc tốt sẽ tạo được thiện cảm đối với khách hàng. Ảnh hưởng của người thân là mức độ ảnh hưởng từ thái độ của những người có liên quan đối với việc chọn lựa ngân hàng của người tiêu dùng. Nhận biết thương hiệu là thành phần đầu tiên của thái độ, cảm xúc dùng để chỉ mức độ người
tiêu dùng có thể nhận biết thương hiệu hay các thành phần thương hiệu khi bị tác động bởi các hoạt động chiêu thị khác nhau. Thái độ đối với chiêu thị dùng để biểu hiện trạng thái thích – không thích, hào hứng – không hào hứng đối với chương trình chiêu thị của một sản phẩm, thương hiệu. Nếu thái độ đối với chiêu thị là tốt thì trước tiên họ sẽ nhận biết sự hiện diện của sản phẩm, thương hiệu đó, phân biệt được nó với các sản phẩm, thương hiệu cạnh tranh. Và khi có nhu cầu, khả năng chọn lựa đối với sản phẩm, thương hiệu là rất cao.
Tóm tắt: Dựa trên cơ sở 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 7 giả thuyết từ H1 đến H7 là các biến độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là quyết định chọn lựa ngân hàng của khách hàng. Ngoài ra sẽ xem xét các yếu tố về nhân khẩu học: đặc tính cá nhân của khách hàng là các biến định tính kỳ vọng tác động gián tiếp lên mối quan hệ giữa các biến độc lập nêu trên và biến phụ thuộc trong mô hình.
1.2.3 Hình thành thang đo
Để hình thành thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ tiền gửi, đề tài sử dụng hai phương pháp: phỏng vấn nhân viên phòng khách hàng của ngân hàng Maritime Bank và phỏng vấn sâu khách hàng. Công cụ được thực hiện trong giai đoạn này là Phiếu phỏng vấn định tính. Phiếu phỏng vấn được xây dựng dưới dạng câu hỏi mở để thu thập thông tin từ các nhân viên và khách hàng của ngân hàng.
1.2.3.1 Phỏng vấn nhân viên của ngân hàng
Mục đích của phương pháp này là cùng nhân viên ngân hàng xác định chi tiết các yếu tố cụ thể trong từng nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Các nhân viên được lựa chọn để phỏng vấn bao gồm: 02 nhân viên quan hệ khách hàng của phòng Khách hàng cá nhân và 05 giao dịch viên của ngân hàng.
1.2.3.2 Phỏng vấn sâu khách hàng
Trên cơ sở phỏng vấn nhân viên, tôi tiếp tục sử dụng Phiếu phỏng vấn định tính để phỏng vấn sâu khách hàng. Những khách hàng được lựa chọn để phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên từ những người đến giao dịch tại chi nhánh của ngân hàng. Mục đích
của việc phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu kĩ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn ngân hàng của khách hàng.
1.2.3.3 Đưa ra thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
ngân hàng của khách hàng
Tổng hợp kết quả từ phỏng vấn nhân viên và phỏng vấn sâu khách hàng, tôi đã xây dựng thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng như sau:
Bảng 1: Thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng
Nội dung của biến | |
Q1 | Do ngân hàng Maritime Bank là một ngân hàng có uy tín và thương hiệu |
Q2 | Do ngân hàng Maritime là một ngân hàng có quy mô lớn mạnh |
Q3 | Do ngân hàng Maritime Bank là ngân hàng nhóm 1 giúp Anh/Chị an tâm hơn khi gửi tiền vào đó |
Q4 | Do bên trong ngân hàng có nhiều trang thiết bị hiện đại |
Q5 | Do giờ làm việc của ngân hàng thuận tiện cho khách hàng thực hiện giao dịch |
Q6 | Do ngân hàng có hệ thống các điểm giao dịch, quầy ATM thuận tiện |
Q7 | Do thủ tục đơn giản, không quá phức tạp |
Q8 | Do mức lãi suất của ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của Anh/Chị |
Q9 | Do lãi suất tại ngân hàng Maritime Bank luôn có ưu điểm vượt trội so với những ngân hàng khác |
Q10 | Do ngân hàng Maritime Bank có nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng |
Q11 | Do phí dịch vụ tại ngân hàng Maritime Bank là phù hợp, không quá cao |
Q12 | Do ngân hàng có đường dây nóng để giải đáp thắc mắc cho khách hàng mọi lúc trong ngày |
Q13 | Do đội ngũ nhân viên của ngân hàng phục vụ khách hàng tận tình và chuyên nghiệp |
Q14 | Do nhân viên tại Maritime Bank thân thiện, chăm sóc khách hàng nhiệt tình và chu đáo |
Do nhân viên tại Maritime Bank giải đáp hầu hết mọi thắc mắc của khách hàng | |
Q16 | Do ngân hàng Maritime Bank thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng |
Q17 | Do chương trình khuyến mãi của ngân hàng Maritime Bank rất hấp dẫn và độc đáo |
Q18 | Do người thân trong gia đình có giới thiệu, định hướng cho Anh/Chị chọn ngân hàng Maritime Bank |
Q19 | Do bạn bè, đồng nghiệp có giới thiệu, định hướng cho Anh/Chị chọn ngân hàng Maritime Bank |
Q20 | Anh/Chị cho rằng chương trình khuyến mãi của ngân hàng là hoạt động tích cực (tốt) nhằm làm hài lòng khách hàng |
Q21 | Anh/chị cảm thấy hứng thú từ các chương trình khuyến mãi của ngân hàng |
Q22 | Anh/chị biết rõ được các chương trình khuyến mãi mà ngân hàng đang thực hiện |
Q23 | Anh/Chị nhận thức được thương hiệu Maritime Bank là một thương hiệu mạnh |
Q24 | Anh/Chị rất yêu thích thương hiệu Maritime Bank |
(Nguồn: Xây dựng trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó
và tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính)
1.2.4 Điều tra chính thức
1.2.4.1 Xác định quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu
Theo Hair và cộng sự (1992), trong trường hợp này mẫu nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc kinh nghiệm với cỡ mẫu tối thiểu gấp 4 – 5 lần biến quan sát. Theo đó, với 26 biến quan sát trong thang đo, cỡ mẫu cần khảo sát là 24*5=120 mẫu. Tuy nhiên để loại trừ các rủi ro trong quá trình phỏng vấn, tôi chọn cỡ mẫu là 140. Sau quá trình điều tra, kết quả phiếu thu về sau khảo sát là 128, bởi vì có 12 bản hỏi bị loại do khách hàng trả lời bỏ sót quá nhiều, và có một số khách hàng khác có thái độ trả lời không nhiệt tình và thực tế, dễ gây ảnh hưởng đến kết quả điều tra.
Vì vậy số phiếu đưa vào phân tích là 128 người, tương ứng 128 khách hàng được
phỏng vấn.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa được sử dụng để chọn ra 140 khách hàng để phỏng vấn. Từ các khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh ngân hàng Maritime Bank Thừa Thiên Huế, 14B Lý Thường Kiệt, cứ cách 2 khách hàng đến giao dịch, tôi lại chọn 1 khách hàng để tiến hành phỏng vấn. Đến khi nào phỏng vấn đủ 140 bản hỏi thì ngưng quá trình phỏng vấn.
1.2.4.2 Phương pháp phỏng vấn
Để tiến hành điều tra chính thức khách hàng, phương pháp phỏng vấn trực tiếp được tôi sử dụng trong giai đoạn này. Hạn chế lớn nhất của phỏng vấn trực tiếp là mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là thông tin thu thập được với độ tin cậy cao và tôi có thể quan sát được đối tượng phỏng vấn để đối chiếu thông tin trả lời nhằm thu thập thông tin một cách tốt nhất.
1.3 Tình hình thực tiễn hoạt động gửi tiền và lựa chọn ngân hàng của khách
hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong thời gian qua
Trên thị trường Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, tình hình thị trường Ngân hàng đang có những sự biến động lớn, và có những ảnh hưởng không nhỏ đến người dân cũng như các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn.
Bên cạnh sự gia nhập ồ ạt của các ngân hàng vào thị trường Huế trong thời gian gần đây như ngân hàng Lienviet Post Bank, SHB Bank…, thì các ngân hàng đang có mặt ở Huế cũng không ngừng mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, nâng cao cơ sở hạ tầng, quy mô của ngân hàng mình. Ngoài ra, thông tin các ngân hàng đang chuẩn bị có sự sáp nhập vào nhau, thâu tóm lẫn nhau đều gây ra những chiều hướng e sợ và lo ngại đối với những người trực tiếp liên quan.
Đầu tiên, về phía các ngân hàng nói chung trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Hiện tại, ở thị trường Huế có đến hơn 20 hệ thống các ngân hàng, bao gồm các ngân hàng nằm trong nhóm 12 Ngân hàng mạnh hàng đầu Việt Nam như Agribank, Viettin Bank, Vietcom Bank, Maritime Bank, VP Bank…, và các ngân hàng khác nằm ngoài nhóm này: An Bình Bank, Navi Bank, Lienviet Post Bank… Điều này dẫn đến một kết quả tất yếu là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giữ vững các khách hàng trung thành và bảo vệ doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng đó. Cũng vì điều này mà các ngân hàng gặp phải khó khăn hơn
trong công tác huy động vốn, điều cần thiết nhất để duy trì sự tồn tại cho ngân hàng. Và để thu hút được khách hàng về phía ngân hàng mình, các ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp thực tế, đó là tung ra các chương trình khuyến mãi như mở thẻ miễn phí cho khách hàng, tặng quà cho những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, bốc thăm trúng thưởng …. Mặc dù những hoạt động này đều mang lại tín hiệu tích cực cho ngân hàng, nhưng bên cạnh đó, nếu hoạt động này tổ chức nhiều sẽ mang lại sự gia tăng chi phí cho ngân hàng, làm giảm đáng kể lợi nhuận qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Về phía khách hàng, điều đầu tiên có thể nói đến là do sự mọc lên ồ ạt của các ngân hàng nên họ có thể thoải mái lựa chọn các ngân hàng để sử dụng các sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng nào đưa ra các chương trình phục vụ khách hàng tốt, có lợi cho khách hàng sẽ được khách hàng lựa chọn để giao dịch. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do lãi suất trên thị trường có những biến đổi nhất định (Lãi suất huy động trần giảm 1% từ 14% xuống còn 13%), nên khách hàng cảm thấy khó khăn hơn để cân nhắc khi gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, vì họ có thể chuyển qua đầu tư những kênh khác mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Và thị trường lãi suất được dự báo sẽ còn biến động lớn trong thời gian tới, nên thông thường khách hàng chỉ gửi tiết kiệm với các mức thời gian ngắn, linh động, thông thường là dưới 1 tháng đến 3 tháng. Bên cạnh đó, các thông tin về sáp nhập ngân hàng, thâu tóm ngân hàng lẫn nhau cũng mang đến tâm lý hoang mang cho những khách hàng tại ngân hàng này. Vì khách hàng thực sự cần 1 sự ổn định tại ngân hàng mà mình giao dịch.
Tại ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế, vì đây là thời kì Maritime Bank mới gia nhập vào thị trường Huế hơn 1 năm (Chi nhánh vừa kỉ niệm 1 năm thành lập Chi nhánh vào ngày 18.3 vừa qua), nên mức độ nhận biết thương hiệu ngân hàng của khách hàng trên địa bàn thành phố chưa thực sự cao, vẫn còn nhiều người chưa biết đến ngân hàng. Mặt khác, người dân ở Huế rất quan tâm đến uy tín và thương hiệu cũng như sự tồn tại lâu năm của các ngân hàng, nên việc mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng sao cho tương xứng với tầm vóc của mình trên địa bàn Thừa Thiên Huế của ngân hàng Maritime Bank tương đối gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tâm lý của khách hàng thường tin tưởng và ưa chuộng vào ngân hàng
nhà nước nhiều hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần, nên để chiếm được lòng tin của khách hàng tại đây, ngân hàng còn nhiều việc phải làm bên cạnh các hoạt động mở rộng kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận của mình.
Và để thu hút khách hàng, gia tăng thị phần của Maritime Bank tại thị trường này, thì trong thời gian vừa qua, ngân hàng đã có những hoạt động tích cực nhất định. Có thể chỉ ra một số hoạt động chính như: các hoạt động đi road show trên các tuyến đường trọng điểm tại Thành phố Huế như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương… Ngân hàng Maritime Bank cũng tổ chức chương trình Phân biệt tiền thật, tiền giả cho khách hàng tại chợ Đông Ba trong thời gian qua bằng cách phát hành miễn phí tài liệu đến tận tay cho khách hàng tham khảo. Bên cạnh đó, nhân các ngày lễ, các dịp đặc biệt, Maritime Bank cũng có các chương trình chăm sóc khách hàng của mình cũng như thu hút các khách hàng mới của mình như: tặng hoa cho các khách hàng vip nhân ngày 20/10, tặng qua cho khách hàng tới giao dịch trong các ngày lễ đó… Ngoài ra, ngân hàng Maritime Bank vừa thay đổi lại hệ thống nhận diện thương hiệu của mình, qua đó giúp khách hàng dễ dàng nhận biết ngân hàng hơn. Đây là những tín hiệu tích cực giúp chúng ta có thể tin tưởng rằng thương hiệu Maritime Bank sẽ trở thành một trong các ngân hàng lớn mạnh tại thị trường Thừa Thiên Huế trong thời gian sắp tới.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG
CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô
hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong
những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…
2.1.1 Maritime Bank 20 năm hình thành và phát triển
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.
2.1.2 Tầm nhìn
công việc.
- Đem lại lợi ích bền vững cho các cổ đông thông qua việc triển khai mạnh mẽ Chiến lược kinh doanh mới và thực hiện các công cụ quản trị rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn Quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.4 Giá trị cốt lõi
Tạo lập giá trị bền vững.
2.1.5 Cam kết hành động
Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam,
Maritime Bank luôn kiên trì thực hiện theo những tiêu chí mà Ngân hàng đã cam kết.
-Với khách hàng:
Chúng tôi hiểu rằng, sự thành công của Maritime Bank phụ thuộc chủ yếu vào sự hài lòng và thành công của khách hàng. Vì sự tin tưởng khách hàng trao gửi, chúng tôi
Từ năm 2010, Maritime Bank đã xác định mục tiêu trong thời gian tới sẽ là một trong năm định chế tài chính lớn nhất Việt Nam.
2.1.3 Sứ mệnh
- Cung cấp tới từng khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính có giá trị vượt trội với phong cách chuyên nghiệp trên cơ sở hiểu rõ mong muốn và đặc thù kinh doanh của khách hàng.
- Thiết lập cho cán bộ công nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp với
nhiều cơ hội phát triển trên cơ sở được đánh giá, khích lệ theo hiệu quả thực chất của
cam kết:
- Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, linh hoạt và nhanh chóng.
- Không ngừng đa dạng hóa nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với các đối tượng khách hàng.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật.