Kiến Nghị Về Giấy Phép Và Điều Kiện Kinh Doanh


Hiện tại, các quy định hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về quy chế cung cấp thông tin của doanh nghiệp tại cơ quan ĐKKD. Cơ quan ĐKKD sẽ có tránh nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin gì, nội dung như thế nào? Đối tượng nào thì được cung cấp thông tin nào, trình tự, thủ tục và hình thức cung cấp ra sao? Do đó, các cơ quan ĐKKD rất lúng túng trong những trường hợp này. Đây thực sự là một hạn chế lớn cần phải được khắc phục trong thời gian tới khi ban hành các quy định hướng dẫn về ĐKKD. Việc này nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây khó khăn cho việc ĐKKD, hạn chế sự minh bạch, công khai và rủi ro cho thị trường.


3.3. Kiến nghị về chủ thể đăng ký kinh doanh

Nhằm hạn chế việc thành lập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp hay bị cấm thành lập doanh nghiệp. Các cơ quan ĐKKD mà cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có cơ chế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ để có cơ chế kiểm tra và giám sát được việc thành lập doanh nghiệp của những cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức nên được thực hiện trên cả hai phương diện trao đổi thông tin và chia sẻ trách nhiệm quản lý. Các Cơ quan ĐKKD nên thường xuyên kiểm tra và cập nhật những thông tin về nhân thân người thành lập doanh nghiệp của các cơ quan hữu quan khi tiến hành ĐKKD. Có như vậy mới kiểm soát được những cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.


3.4. Kiến nghị về thủ tục đăng ký kinh doanh

Thủ tục ĐKKD vẫn là một rào cản đối với các doanh nghiệp. Về cơ bản các quy định pháp luật về thủ tục ĐKKD đã khá rõ ràng, tuy nhiên việc thực hiện các quy định về thủ tục ĐKKD cần phải được thường xuyên kiểm tra,


thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo việc thực hiện thủ tục này thống nhất. Ban hành một số quy chế chính thức điều chỉnh những hành vi ứng xử với doanh nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền và nhân viên của các cơ quan này. Công khai hoá các thủ tục và có những chỉ dẫn chi tiết các công việc thuộc chức năng ĐKKD của các cơ quan ĐKKD. Tiến tới nghiên cứu áp dụng cơ chế gia nhập thị trường thay cho cơ chế cấp phép gia nhập thị trường như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Cần khuyến khích và nhân rộng mô hình ĐKKD một cửa và ĐKKD qua mạng Internet nhằm rút ngắn thời hạn cấp phép. Các thủ tục ĐKKD một cửa và qua mạng cần phải lấy tiêu chí giảm phiền hà, thời gian, chi phí và công sức cho người dân khi thực hiện. Tránh việc thực hiện cải cách thủ tục chỉ mang tính hình thức nhưng thực chất lại tạo thêm phiền hà cho dân.

Các trường hợp chuyển đổi hình thức hoạt động của các DNNN đang hoạt động theo LDN nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần và việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện tại đang hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo LDN cần phải có những quy định hướng dẫn cho phù hợp. Việc chuyển đổi cũng phải đảm bảo được tinh thần chung của LDN đó là nhanh chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục và tiết kiệm chi phí.

Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 12

Đối với việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần quy định cụ thể doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài có từ hai thành viên trở lên chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên. Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chuyển sang hoạt động theo công ty cổ phần. Riêng đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh mặc dù LDN năm 2005 không quy định


về đối tượng này nhưng trên thực tế nếu loại hình này muốn đăng ký lại theo quy định thì cũng cần nghiên cứu hình thức chuyển đổi cho thích hợp. Các Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được chuyển đổi dưới nhiều hình thức hoạt động như công ty hợp danh, công ty TNHH hay Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định tại Luật đầu tư.

Việc ĐKKD của doanh nghiệp hộ gia đình quy trình đăng ký cần đơn giản hơn và cần thể hiện được lợi ích của việc đăng ký để khuyến khích các hộ gia đình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cần nhanh chóng ban hành quy định hướng dẫn việc đăng ký chuyển đổi hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp hoạt động theo LDN. Tuy vậy, để thúc đẩy các hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo các loại hình của LDN, Nhà nước cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ và thiết thực hơn mới có thể đưa được các hộ kinh doanh vào mái nhà của LDN. Đối với các hộ kinh doanh mối quan tâm hàng đầu của họ là chi phí và lợi ích thu được. Ngoài ra họ cần nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước về kinh nghiệm, kỹ năng quản trị các loại hình doanh nghiệp. Nếu lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp không có hoặc chưa rõ ràng thì các hộ kinh doanh vẫn tiếp tục kinh doanh như cũ mặc cho những hô hào to tát của Nhà nước.

Thực hiện thủ tục về ĐKKD cũng phải đảm bảo sự thuận lợi của doanh nghiệp không chỉ trong việc lấy giấy chứng nhận ĐKKD mà cả trong những thủ tục hành chính tiếp theo. Đặc biệt là những thủ tục như đăng ký mã số thuế, đăng ký con dấu và mua hoá đơn. Cần sớm nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan như Bộ Tài Chính, Bộ Công an để sớm tìm ra cơ chế và thủ tục ĐKKD thống nhất cho cả giấy chứng nhận ĐKKD, chứng nhận đăng ký mẫu dấu, chứng nhận đăng ký mã số thuế và mua hoá đơn. Hướng tới mục tiêu doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập có thể hoạt động được ngay mà không phải thực hiện tất cả từng thủ tục tại từng cơ quan với thời gian và


chi phí khá lớn và khó có thể dự đoán được kết quả. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp nên nghiên cứu cung cấp cho doanh nghiệp đăng ký một mã số quản lý, có thể mã số này cũng đồng thời là mã số thuế, hải quan để từ đó có cơ sở quản lý và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp được thuận lợi và hiệu quả hơn. Tạo cơ sở hậu kiểm dễ dàng cho các cơ quan nhà nước sau này.


3.5. Kiến nghị về giấy phép và điều kiện kinh doanh

Điều kiện kinh doanh hiện đang là một vấn đề khá nhức nhối trong nội dung của pháp luật về ĐKKD. Để lành mạnh hoá điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay theo tôi cần cải cách hệ thống quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh và cải cách cách thức thực thi các điều kiện kinh doanh.

Về cải cách điều kiện kinh doanh thông qua các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng làm lành mạnh môi trường kinh doanh tự do. Việc cải cách điều kiện kinh doanh trong đó có cả các giấy phép kinh doanh phải được bắt đầu từ các quy định của pháp luật. Tiến tới nên giới hạn việc quy định các điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh tại các Luật và Bộ luật mà không được quy định trong các văn bản dưới luật. Đồng thời triển khai tại Quốc hội phương pháp loại bỏ khi ban hành văn bản luật có chức đựng giấy phép và quy chế hành chính hạn chế kinh doanh. Nếu các cơ quan thực thi pháp luật không chứng minh được sự cần thiết phải ban hành văn bản đó, thì văn bản đó sẽ không được Quốc hội thông qua [22, tr 10]. Trong giai đoạn trước mắt cần xây dựng một cơ chế giám sát việc ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh, cơ chế này phải được công khai và có sự giám sát và tham gia của doanh nghiệp và xã hội. Cơ chế giám sát này nên được thực hiện bởi một Cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ và có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ


bãi bỏ những điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh không cần thiết trái với tinh thần của LDN, hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân.

Thường xuyên rà soát và hệ thống lại toàn bộ các giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh hiện đang tồn tại và có hiệu lực trên thực tế. Từ đó đánh giá những giấy phép và điều kiện kinh doanh nào hợp lý cần tiếp tục duy trì và đề nghị bãi bỏ những giấy phép và điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tế kinh doanh trong xã hội. Cần nhanh chóng rà soát, thống kê những quy chế hành chính mà bản chất là các điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Từ đó loại bỏ những quy chế trái luật hoặc chi phí thực thi lớn mà hiệu quả không cao, không đáp ứng được các lợi ích xã hội cần được bảo vệ. Dần dần pháp điển hoá và minh bạch hoá về những quy đinh chế hành chính cần thiết phải duy trì trong xã hội và công khai hoá những quy chế này trong cộng đồng doanh nghiệp.

Cải cách điều kiện kinh doanh cũng được thực hiện thông qua việc chuyển những giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ nghề nghiệp... sang các dạng điều kiện kinh doanh dưới hình thức là những điều kiện kinh doanh phải duy trì thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ được lợi ích xã hội. Việc thiết lập một cơ chế giám sát việc ban hành các điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh phải được tiến hành song song với một hệ thống giám sát pháp lý mới. Theo đó hệ thống giám sát pháp lý này sẽ dựa trên những cam kết của doanh nghiệp khi kinh doanh để tăng tính chịu trách nhiệm của chính các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước ghi nhận những cam kết đó và thực hiện việc giám sát trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua cơ chế hậu kiểm doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước và cơ chế hậu kiểm của các lực lượng thị trường. Ban hành những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm các cam kết khi ĐKKD.


3.6. Kiến nghị về cơ chế giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh

Cơ chế giải quyết tranh chấp ĐKKD về cơ bản được thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Quy định tại khoản 3 Điều 31 của LDN năm 2005 đang có những phản ứng gay gắt từ phía các doanh nghiệp bởi quy định này đã đương nhiên hạn chế quyền khiếu kiện ra Toà án hành chính của doanh nghiệp. Trong khi các quy định khác của pháp luật lại yêu cầu mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan công quyền đều phải được giải quyết cuối cùng bởi cơ quan tài phán là Toà án. Việc đảm bảo quyền khiếu nại và khiếu kiện của người dân phải được thực hiện cùng với việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hành chính theo hướng nghiêm minh và công bằng.

Cùng với việc sửa đổi các quy định về khiếu kiện hành chính, pháp luật về ĐKKD cũng như các quy định của pháp luật có liên quan cần thiết lập một cơ chế tài phán đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính và cả những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung vi phạm các quy định của hiến pháp về quyền tự do kinh doanh của người dân. Các quy định như vậy nếu được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân trước các hành vi vi hiến của các cơ quan công quyền. Đặc biệt là các quy định của các cơ quan nhà nước, DNNN liên quan đến việc ban hành các điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề… có mục đích ngăn cản quyền tự do kinh doanh hợp pháp.


Tiểu kết


Những kiến nghị nêu trong Chương này thực sự là những việc cần nhanh chóng thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra cho pháp luật về ĐKKD. Trong những kiến nghị đã nêu, nhóm kiến nghị về cơ quan ĐKKD cũng như những chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan này được chúng tôi kỳ vọng là nếu được thực hiện sẽ mang lại nhiều kết quả nhất và có tác động rộng nhất đối với cộng đồng doanh nghiệp. Nhóm kiến nghị về giấy phép và điều kiện kinh doanh được chúng tôi đánh giá đang là khâu nhức nhối nhất đối với doanh nghiệp. Đối với nhóm kiến nghị này, hiện nay cũng có rất nhiều kiến nghị khác nhau đã được đưa ra nhưng việc lựa chọn giải pháp nào hiện vẫn đang còn chờ các quy định của Chính phủ hướng dẫn về giấy phép và điều kiện kinh doanh. Đa số các quan điểm đều cho rằng nếu giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra được một sân chơi thật sự thông thoáng và công bằng cho doanh nghiệp. Tuy vậy, để có được những kết quả như mong muốn chắc sẽ rất khó khăn và cần nhiều quyết tâm chính trị hơn là các giải pháp đơn lẻ. Đối với những kiến nghị khác liên quan đến thủ tục, nội dung và điều kiện ĐKKD thực chất là những giải pháp mang tính chất đơn lẻ, thiên về chuyên môn ĐKKD, thiết nghĩ chắc sẽ được các cơ quan quản lý và xây dựng văn bản quy phạm về ĐKKD lưu tâm và sớm có những sửa đổi. Riêng các kiến nghị về cơ chế giải quyết các tranh chấp về ĐKKD sẽ chỉ có tác dụng khi các cơ chế bảo hiến, cơ chế bảo đảm tố quyền của người dân phát huy hiệu quả.


KẾT LUẬN


ĐKKD không chỉ là nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam khi tham gia kinh doanh mà còn là phương thức để mỗi người dân Việt thực hiện quyền tự do kinh doanh và là cách thức để họ được Nhà nước bảo vệ quyền tự do này. ĐKKD xét cho cùng là nhằm thiết lập nên một công cụ hay chủ thể pháp lý để thực hiện sáng kiến kinh doanh và cơ hội kinh doanh. Nhưng đằng sau hệ quả đương nhiên đó, ĐKKD còn mang lại cho từng người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và toàn xã hội nhiều lợi ích và cả những tác động tiêu cực. Pháp luật về ĐKKD được hình thành với mục đích cao cả là khuyến khích toàn dân kinh doanh mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội, đồng thời kìm chế những mặt trái mà hoạt động này mang lại. Về mặt lý thuyết điều này đặc biệt đúng khi chúng ta phân tích những đặc điểm, những nguyên tắc, ý nghĩa của chính sách và pháp luật về ĐKKD. Pháp luật về ĐKKD trong trường hợp này là cần thiết cho doanh nhân khi thực hiện quyền tự do kinh doanh. Có chăng chỉ phụ thuộc vào chính sách và pháp luật về ĐKKD sẽ được ban hành và thực hiện như thế nào trên thực tế mà thôi.

Các quy định của pháp luật về ĐKKD của Việt Nam hiện nay về cơ bản là đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản của nhu cầu ĐKKD. LDN năm 2005 quy định về ĐKKD cũng không có nhiều thay đổi so với các quy định trước đây của LDN năm 1999. Trước những thay đổi không đáng kể của LDN năm 2005, chúng ta sẽ hy vọng vào những quy định hướng dẫn thi hành về ĐKKD của Chính phủ sẽ lưu ý tới những bất cập của pháp luật về ĐKKD hiện hành. Nhìn vào những quy định của pháp luật về ĐKKD theo quy định tại LDN năm 1999 nhiều người dự đoán hoạt động này sẽ được tiến hành hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế thi hành các quy định này mới là vấn đề đáng bàn. Mặc dù số lượng doanh nghiệp được thành lập đã đạt con số kỷ lục nhưng chất lượng

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí