Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 13


và hiệu quả ĐKKD lại phản ánh những con số ngược lại. Bên cạnh đó các bất cập về hệ thống cơ quan ĐKKD còn nhiều yếu kém và hạn chế cả về mặt cơ sở vật chất và con người. Thủ tục, điều kiện, nội dung và các vấn đề khác liên quan đến ĐKKD đã được một số cán bộ ĐKKD hiểu và vận dụng sai lệch. Hoạt động ĐKKD còn chịu nhiều những tác động tiêu cực từ một hệ thống giấy phép và điều kiện kinh doanh phức tạp, khó thực hiện và chi phí thực hiện rất tốn kém. Số lượng và hình thức các giấy phép và điều kiện loại này hiện nay đang gia tăng cả mà vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu nào ngăn chặn hiệu quả. Trong khi đó các cơ chế và biện pháp khuyến khích người dân tham gia kinh doanh lại chưa được chú trọng đúng mực. Các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, các hộ kinh doanh phát triển lên thành các doanh nghiệp cũng chưa được Nhà nước coi trọng. Tất cả những hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Trong đó có những yếu tố băt nguồn từ những khuynh hướng chính trị chưa tin vào thị trường, vẫn còn hoài niệm với tư tưởng Nhà nước toàn trị được chúng tôi đánh giá là có những ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách và pháp luật về ĐKKD. Bên cạnh đó, các đặc điểm của nền kinh tế và các đặc trưng về văn hoá lại có những níu kéo nhất định đến tinh thần mong muốn ĐKKD và pháp luật về ĐKKD. Những nguyên nhân về thực trạng bất cập của hệ thống pháp luật và những yếu kém bắt ngồn từ các cơ quan nhà nước và các cán bộ công chức đã tác động trực tiếp gây ra những bất cập về ĐKKD hiện nay. Ngoài ra, việc khuyến khích các doanh nhân hoạt động theo LDN còn chịu nhiều tác động tiêu cực từ khâu hậu ĐKKD như đăng ký con dấu, mã số thuế và mua hoá đơn…

Mục đích của LDN là tạo cơ sở cho toàn dân làm giầu chính đáng. Đồng thời khuyến khích và bảo vệ mỗi cá nhân có ý tưởng kinh doanh cũng như các doanh nghiệp còn non nớt khi mới buổi đầu được thành lập. Nhưng để điều


này trở thành hiện thực, pháp luật và chính sách về ĐKKD phải đảm bảo mọi thuận lợi cho mỗi người dân khi muốn tiếp cận và sử dụng những quy định về ĐKKD nói riêng và các quy định về gia nhập thị trường nói chung. Mục tiêu của việc xây dựng và thực thi pháp luật về ĐKKD trong thời gian tới là làm cho các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp chỉ như là một nghĩa vụ nhẹ nhàng rễ thực hiện. Các quy định về ĐKKD và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm và thói quen kinh doanh của người dân. Các quy định phải đảm bảo công khai, minh bạch, đồng bộ, nhất quán, rễ tiên liệu, thuận lợi khi thực hiện và phù hợp với quy luật chung của thị trường. Bản thân người kinh doanh cảm thấy vững tin khi bước vào thương trường. Có như vậy nước ta mới mong tận dụng được tối đa nguồn lực khan hiếm trong nhân dân để xây dựng và phát triển đất nước. Đó cũng chính là chìa khoá để mở cánh cửa đi tới sự phồn vinh./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tịch số 02/2004/TT-BKH-BNV ngày 01-06-2004 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư ở địa phương, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 03/2004/NĐ-TT-BKH ngày 29-06-2004 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02-04- 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Công văn số 4957/BKH-PTDN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thực hiện Luật doanh nghiệp năm 2005, Hà Nội.

Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 13

4. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2005 hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ, Hà Nội.

5. Chính phủ (2000), Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03-02-2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

6. Chính phủ (2000), Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03-02-2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

7. Chính phủ (2003), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 27/2003/CT-TTG ngày 11-12-2003 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện LDN, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

8. Chính phủ (2004), Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02-04-2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.


9. Chính phủ (2004), Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19-05-2004 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 03/2000/NĐ- CP ngày 03-02-2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

10. Chính phủ (2005), Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11-07-2005 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh hợp tác xã, Hà Nội.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tưu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, Hà Nội.

12. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, Hà Nội.

13. Chính phủ (2006), Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

14. Chính phủ (2006), Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hà Nội.

15. Quốc hội (1999), Luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị Quyết số 51/2001-QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội (2003), Luật doanh nhiệp nhà nước đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2003, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


18. Quốc Hội (2003), Luật hợp tác xã đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc hội (2005), Luật đầu tư đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


Tài liệu

21. Amada Carlier, Nguyễn Quỳnh Trang, Omar Chaudry, Stoyan Tenev, (2003), Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Thông tấn, Hà Nội.

22. Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (2005), Tài liệu hội thảo: Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam: Hiện trạng và Giải pháp, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

23. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

24. Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (2004), Thời điểm cho sự thay đổi: Đánh giá Luật doanh nghiệp và Kiến nghị, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.

25. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam Văn hoá Sử cương, Văn hoá Thông tin, Hà Nội.


26. Hồng Anh (2004), “Đăng ký kinh doanh kiểu hành doanh nghiệp”, Báo VnExpress điện tử ngày 10-06-2006(có thể tải về từ www.vnexpress.net), Hà Nội.

27. Lê Đăng Doanh (2005), Báo cáo phát triển cải cách kinh tế và năng lực cạnh tranh ở Việt Nam – Triển vọng và thách thức, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

28. Leila Webster (1999), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Trên đường tiến đến phồn vinh”, Chuyên đề nghiên cứu tư nhân (10), Chương trình phát triển dự án Mê Kông, Hà Nội.

29. Markus Taussig, Phạm Thu Hằng (2004), “Tính chính thức của khu vực tư nhân và vai trò của Chính quyền địa phương”, Tài liệu thảo luận dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (02), Chương trình phát triển dự án Mê Kông, Hà Nội.

30. Minh Anh (2003), Gia tăng gánh nặng đầu vào, Báo Đầu tư số ra ngày10 tháng 02 năm 2003 (20), Hà Nội.

31. Nguyên Tấn (2006), “Tên doanh nghiệp, sao khó thế!”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, (số ra ngày 22-06-2006), tr 16.

32. Nguyễn Đình Cung (2004), Báo cáo đánh giá những điểm mạnh và yếu của Luật doanh nghiệp, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Làn, Nguyễn Hạnh Nam, Nick Freeman (2005), “Đăng ký và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam con số và thực trạng”, Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân (20), Chương trình phát triển dự án Mê Kông, Hà Nội.

34. Nguyễn Vạn Phú (2006), Đăng ký lại hay thôi, Thời báo kinh tế Sài gòn,

(số ra ngày 13-04-2006), tr 22.


35. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Hội thảo dự thảo Luật doanh nghiệp thống nhất và Luật đầu tư chung, Nhà pháp luật Việt – Pháp, Hà Nội.

36. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2006), Kỷ yếu toạ đàm dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, Nhà pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội.

37. Phạm Chi Lan (2006), “Giấy phép kinh doanh: “đủ tốt” và “đủ xấu” để cải cách!”, Tạp chí Nhà quản lý, (số 01 ra ngày 07/01/2006), tr 24-25.

38. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế (chương trình sau đại học), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

39. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giám sát giấy phép và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

40. Tổng Cục thống kê (2005), Niên giám thống kê năm 2005, Thống kê, Hà Nội.

41. Thanh Minh, 2003, “Lỗ hổng “hậu” Đăng ký kinh doanh”, Báo điện tử VietNamnet, (số ra ngày 10/11/2003), có thể tải về từ www.vnn.vn.

42. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (2004), Bản án hành chính sơ thẩm Số 04/HCST ngày 07-04-2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, Hà Nội.

43. Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội (2005), Bản án phúc thẩm số 13/HCPT ngày 18/01/2005 của Toà Phúc thẩm – Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Hà Nội.

44. Trần Hữu Huỳnh (2003), “Xây dựng hệ thống giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (01), tr 100.

45. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

46. Văn phòng Quốc hội, Chương trình phát triển kinh tế tư nhân MPDF (2005), Tổng hợp phân tích, đánh giá và bình luận về Dự án Luật doanh


nghiệp thống nhất và Dự án Luật đầu tư chung, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

47. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Đà Nẵng, Đà Nẵng.

48. Viện Nghiên cứu Quản ký Kinh tế Trung ương – Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (2006), Sáu năm thi hành LDN – Những vấn đề nổi bật và Bài học kinh nghiêm, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà nội.

49. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (2005), Từ ý tưởng kinh doanh đến hiện thực vẫn còn nhiều gian nan, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.

50. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2003), Đề tài khoa học cấp Bộ: Tinh thần kinh doanh của doanh nhân khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam và chính sách, biện pháp nhằm phát huy tinh thần kinh doanh trong sự nghiệp phát triển đất nước, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2024