Những Nhân Tố Tác Động Tới Thực Trạng Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Ở Việt Nam Hiện Nay


83 Doanh nghiệp có tên là “Bình Minh”

“Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, hiện tượng tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn hoặc trùng hoàn toàn ngày càng nhiều. Cả nước có 8 doanh nghiệp có tên là “Công ty TNHH Phương Đông”, 6 doanh nghiệp có tên “DNTN Phương Đông”, 12 doanh nghiệp có tên “Công ty TNHH Bình Minh” và có 83 doanh nghiệp có từ Bình Minh trong tên đã ĐKKD… Quản lý của Nhà nước ban đầu ở công tác ĐKKD còn thể hiện nhiều yếu kém khi Tổng Cục thuế mới đây đã phát hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh có một cá nhân đã thành lập và ĐKKD tới 6 doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Hay một đối tượng đang có lệnh truy nã về tội lạm dụng tín nhiệm ở tỉnh Hải Dương đã thành lập được 01 doanh nghiệp ở Gia Lai.

Ông Liên cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là quản lý ĐKKD mới chỉ dừng lại ở các địa phương. “Các loại nghiệp vụ này phải được xét ở tầm quốc gia nhưng với cách tổ chức cơ quan ĐKKD như hiện nay thì ngay phạm vi cấp tỉnh cũng không đủ thông tin để đảm bảo chính xác các nội dung đã đăng ký” ông Liên nói.

Những tồn tại này tạo nên tranh chấp, khiếu nại giữa doanh nghiệp với cơ quan ĐKKD, giữa các doanh nghiệp với nhau, nếu tiếp tục kéo dài thì số lượng tranh chấp ngày càng nhiều, môi trường kinh doanh bị rối loạn, gây tốn kém về thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Theo ông Liên, nếu việc quản lý Nhà nước về ĐKKD không đủ thẩm quyền để tác động nghiệp vụ thì hoạt động đó chỉ mang tính chất tư vấn”… [41].

(Báo Việt Nam nét ngày 10/11/2003 có thể tài về từ www.vietnamnet.vn)


Các cơ quan ĐKKD cũng còn nhiều hạn chế trong việc quản lý và giám sát các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Trong khi đó việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của một số cơ quan ĐKKD được ghi nhận là gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh. Cơ chế hậu kiểm của các cơ quan


ĐKKD ít được thực hiện và thường là cơ hội để các cán bộ gây phiền hà cho doanh nghiệp hơn là thực chất kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Việc thành lập các phòng ĐKKD ở cấp huyện diễn ra không đúng theo yêu cầu của pháp luật. Về điều kiện thành lập phòng ĐKKD cấp huyện chưa cụ thể dẫn đến nhiều huyện ở nhiều nơi đủ điều kiện thành lập phòng ĐKKD nhưng vẫn không thành lập mà vẫn giao cho một phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân để thành lập doanh nghiệp, thậm chí có nơi giao nhiệm vụ này cho phòng kinh tế có nơi lại giao cho phòng thống kê, kế hoạch dẫn đến hệ thống cơ quan ĐKKD ở cấp huyện là một hệ thống không thống nhất và đầy đủ.

Hiện nay, theo quy định của các văn bản quy phạm hệ thống ĐKKD được thực hiện đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau có chế độ ĐKKD riêng. Chế độ ĐKKD của doanh nghiệp thông thường được thực hiện tại các Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ĐKKD các hộ kinh doanh và các hợp tác xã được thực hiện tại các Phòng ĐKKD hoặc các Phòng ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Hiện các quy định của Luật hợp tác xã quy định cho phép người thành lập hợp tác xã quyền lựa chọn cơ quan ĐKKD cho phù hợp. Do đó, về cơ bản việc phân biệt thẩm quyền của các cơ quan ĐKKD hiện nay là chưa rõ ràng và điều này sẽ rất khó thay đổi một khi hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã không thuộc đối tượng điều chỉnh của LDN và Luật hợp tác xã năm 2003 cũng đã quy định rõ quyền lựa chọn của người ĐKKD hợp tác xã (Điều 14 Luật hợp tác xã năm 2003).

Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 10


2.1.8. Giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh

Các tranh chấp về ĐKKD có thể được chia ra thành hai loại, tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức với nhau có liên quan đến ĐKKD và tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với Cơ quan ĐKKD, cán bộ, công chức ĐKKD. Các


tranh chấp về ĐKKD chủ yếu là các tranh chấp thứ hai, tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có liên quan với các cán bộ, công chức ĐKKD hoặc Cơ quan ĐKKD. Theo quy định hiện hành các tranh chấp này sẽ được giải quyết theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Các tranh chấp về ĐKKD tại Toà án là tương đối ít, chủ yếu là tranh chấp về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức ĐKKD và cơ quan ĐKKD. Điển hình về tranh chấp kinh doanh là vụ việc dưới đây:

Bảng 2.14. Giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh


Công ty cổ phần cáp treo và dịch vụ du lịch Chùa Hương (HuPaCo) được thành lập theo giấy phép số 289/1998/GP-UB ngày 23-3-1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận ĐKKD số 055739. Do tình hình kinh doanh khó khăn, hội nghị sáng lập viên của Công ty HuPaCo đã họp đại hội cổ đông và đi đến nhất chí đồng ý cho một số thành viên rút vốn khỏi công ty và bầu ông Lâm làm Tổng giám đốc, với cương vị này ông Lâm đã làm thủ tục thay đổi ĐKKD đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần cáp treo Chùa Hương do chính ông làm đại diện là đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Tuy nhiên, do có một số thành viên cũ của Công ty khiếu nại, ngày 15-7-2002 Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây ra thông báo số 483/TB-ĐKKD về việc thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD số 055739 đã cấp cho Công ty cổphần cáp treo Chùa Hương do ông Lâm làm giám đốc. Đồng thời Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây đã cấp Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000076 cho Công ty cổ phần cáp treo và dịch vụ du lịch Chùa Hương do ông Bùi Văn Sướng làm đại diện theo pháp luật.

Ngày 15-7-2003 ông Ngô Ngọc Lâm Tổng giám đốc Công ty cổ phần cáp treo Chùa Hương có đơn khởi kiện Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây do ông Ngô Minh Hoạt làm đại diện yêu cầu Phòng ĐKKD huỷ Thông báo số 483/TB-ĐKKD về việc thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD số 055739 đã cấp cho Công



ty cổ phần cáp treo Chùa Hương. Đồng thời ông Lâm cũng đề nghị huỷ Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000076 đã cấp cho Công ty cổ phần cáp treo và dịch vụ du lịch Chùa Hương.

Tại phiên Toà sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây, Hội đồng xét xử đã nhận định việc Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy Chứng nhận ĐKKD số 0303000076 đã cấp cho Công ty cổ phần cáp treo và dịch vụ du lịch Chùa Hương là trái với quy định của LDN về hồ sơ và thủ tục ĐKKD. Điều này cũng đã được bản án phúc thẩm tái khẳng định.

Tuy vậy, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã không chấp nhận yêu cầu của ông Lâm huỷ Thông báo số 483/TB-ĐKKD về việc thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD số 055739. Do đó, ông Lâm phải tiến hành ĐKKD lại theo quy định của pháp luật [43].

( Trính Bản án phúc thẩm số 13/HCPT ngày 18/01/2005 của Toà Phúc thẩm – Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội)


Tranh chấp nên trên có nguồn gốc từ chính những mâu thuẫn trong nội bộ các thành viên của Công ty, đặc biệt là giữa các thành viên đã rút vốn khỏi công ty với các thành viên còn lại. Tuy vậy, nếu không có sự can thiệp trái pháp luật của Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây thông qua việc huỷ Giấy chứng nhận ĐKKD cũ và cấp Giấy chứng nhận ĐKKD mới thì sẽ không có tranh chấp giữa cá nhân ông Lâm và Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm của Toà án về cơ bản là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD. Tuy nhiên Toà án đã không huỷ Thông báo thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD với lý do đã hết thời hiệu theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là hợp pháp nhưng chưa hợp lý. Việc không tuyên huỷ Thông báo thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD nêu trên đã khiến cá nhân ông Lâm và doanh nghiệp phải tiến hành lại thủ tục ĐKKD mà lẽ ra không cần phải thực hiện lại.


2.4. Những nhân tố tác động tới thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Trong mục này, tác giả cố gắng tìm hiểu những nhân tố cơ bản đã tác động tới quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam hiện nay. Những nhân tố nêu trong mục này là những nhân tố trên thực tế đã có những tác động tiêu cực đến việc xây dựng và áp dụng những quy định pháp luật ĐKKD. Do vậy, xác định được những nhân tố này sẽ có ý nghĩa góp phần đưa ra được những giải pháp có hiệu quả nhằm làm giảm thực trạng trên.


2.4.1. Nền tảng chính trị chưa thực sự ủng hộ cho doanh nghiệp dân doanh

Rất dễ nhận thấy những vấn nạn trong khi kinh doanh phần nào bắt nguồn từ những bất cập trong tư duy, nhận thức chính trị về quyền tự do kinh doanh của người dân. Đã và đang có những tư lợi trong những mong muốn về chính trị đối với lợi ích cộng đồng, lợi ích nhà nước và lợi ích cá nhân. Những đặc điểm này trong nền tảng chính trị của Việt Nam đã dẫn đến sự bất khả thi hay sự méo mó của chính sách và pháp luật, vì chính sách và pháp luật thường xa rời với lợi ích và nguyện vọng của người dân.

Mặc dù cũng đã có những cam kết thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ cấp cao nhất, nhưng đây đó trong cả hệ thống vẫn còn nhiều những níu kéo và hành xử theo cơ chế cũ. Để chính sách và luật pháp mang lại lợi ích cho người dân cần có những nhận thức và hành động đúng đắn của cả hệ thống chính trị về quyền tự do kinh doanh của người dân và về những lợi ích cần được ưu tiên bảo vệ. Chỉ có người dân mới được quyền làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm và quyền lực nhà nước là hữu hạn trong khuôn khổ


luật định, Nhà nước và công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.


2.4.2. Nền kinh tế kém phát triển và chưa ổn định

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nhìn chung nền kinh tế của Việt Nam mới đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, về cơ bản cả nước vẫn đang trong tình trạng kém phát triển, đất nước vẫn chưa hoàn thành quá trình cải cách theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thị trường cơ bản trong nền kinh tế như thị trường vốn, lao động, bất động sản, khoa học công nghệ chưa được thiết lập và hoạt động đồng bộ. Các nguyên tắc của nền kinh tế trị trường chưa được vận hành đầy đủ, tàn dư và quán tính của nền kinh tế kế hoạch hoá còn quá nặng nề [27, tr 3, 4]. Nhà nước chưa xây dựng được mô hình phát triển theo kịp xu thế hội nhập của nền kinh tế. Những đặc điểm nêu trên của cả nền kinh tế đã ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế, loại hình và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp. Các thị trường quan trọng của nền kinh tế chưa được hình thành đã kéo theo quyền tự do kinh doanh của người dân trong những lĩnh vực này đôi lúc còn bị hạn chế. Sự kém ổn định của nền kinh tế vĩ mô tạo cho người dân thiếu niềm tin vào thị trường, vì thế mà hạn chế đầu tư, kinh doanh. Sự thao túng thị trường của một vài doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đã làm cho các doanh nghiệp chân chính gặp nhiều khó khăn, người dân không dám đầu tư, kinh doanh vì không còn thị trường hoặc khó tiếp cận thị trường.


2.4.3. Đặc trưng văn hoá kìm hãm doanh nghiệp ra đời và phát triển

Nhìn vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường thì những khác biệt giữa văn hoá truyền thống và nền kinh tế thị trường là rất lớn. Nếu văn hoá cổ truyền coi trọng tính cộng đồng, coi nhẹ thương nghiệp, sống theo lối sống


trọng tình nghĩa, thường dựa vào sự quen biết, quản lý xã hội theo kiểu lệ làng, phép nước [45, tr 577]. Nền kinh tế thị trường có đặc trưng đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi trọng thương mại, có lối sống tuân thủ luật pháp và con người hành động theo các quy luật kinh tế như quy luật giá cả, quy luật cung cầu, quy luật lợi ích… Khi Nhà nước quyết tâm xây dựng một nền kinh tế vận hành theo những quy luật của thị trường, khuyến khích toàn dân tự do kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì chắc chắn nền kinh tế mới sẽ có những “va đập” ít nhiều với nền văn hoá truyền thống, chưa bàn đến những cái được mất cho văn hoá nước nhà, nhưng trước mắt đặc trưng văn hoá truyền thống sẽ là những lực cản không nhỏ cho mục tiêu xây dựng 200.000 doanh nghiệp và hơn 80 triệu người dân có tư duy kinh doanh.

Tuy văn hoá người Việt có đặc tính là linh hoạt và thích nghi cao với mọi tình huống và biến đổi nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa làm nhẹ nhàng hơn quá trình tiếp nhận nền kinh tế thị trường chứ không làm giảm những khó khăn của quá trình tiếp nhận. Đặc biệt là quá trình tiếp nhận những thứ tân kỳ như các loại hình doanh nghiệp hay các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. Thói quen hành xử tuỳ tiện, chưa quen sống và hành xử theo pháp luật trong dân chúng, chỉ quen làm ăn theo kiểu sản xuất nhỏ, nhanh mún theo kiểu làng xã, địa phương cũng đang còn rất phổ biến. Dân chúng còn thiếu niềm tin vào các cơ quan công quyền, một số thiên về chạy để xin những quyền, lợi riêng cho mình hơn là đấu tranh cho tất cả cùng được hưởng [37, tr 2].

Trong khi đó các cơ quan nhà nước vẫn còn sử dụng phong cách quản lý của nền kinh tế bao cấp khi quản lý nền kinh tế thị trường mà chưa thực sự tin vào dân, chưa xuất phát từ lợi ích của dân; các quan chức vẫn giữ thái độ cửa quyền, ban phát chính sách cho dân khi thực thi công vụ mà chưa hình thành nhận thức và tâm lý hỗ trợ người dân kinh doanh. Thái độ thân thiện và hỗ trợ doanh nhân kinh doanh theo pháp luật còn rất thưa thớt tại các địa phương.


Nền kinh tế vẫn dựa trên cơ sở những quan hệ và lối áp dụng pháp luật tuỳ tiện, thiếu nghiêm khắc và công bằng.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay xung đột giữa tự do kinh doanh, tôn trọng tự do cá nhân, bảo vệ sở hữu tuyệt đối, bảo vệ tự do khế ước với thói quen văn hoá của người Việt là khá gay gắt. Để thúc đẩy tự do kinh doanh và kinh tế thị trường thì không thể chỉ trông chờ vào lối ứng xử linh hoạt và năng động của từng người dân mà phải có sự thay đổi trong nhận thức và tư duy khuyến khích tự do kinh doanh thể hiện thành chính sách, pháp luật và hành động của cả hệ thống chính trị và từng công chức nhà nước.


2.4.4. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập

Trong nền kinh tế thị trường, pháp luật sẽ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ và bảo vệ các chủ thể kinh doanh và Nhà nước sẽ là thiết chế khuyến khích, phục vụ toàn dân kinh doanh. Tuy vậy, những quy định pháp luật được áp dụng ở nước ta trong thời gian qua lại thể hiện nhiều những mảng tối mà ít thấy những mảng sáng. Nhìn tổng quát hệ thống pháp luật và chính sách phát triển kinh tế vừa không thống nhất vừa thiếu đồng bộ, các quy định dưới luật quá nhiều, quy định vừa thừa vừa thiếu; các quy định thường phức tạp, không nhất quán và hay thay đổi. Có một nhận xét ngắn gọn và khá chính xác về hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay thông qua việc đưa ra sáu cái thiếu của hệ thống pháp luật đó là: “thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, thiếu ổn định, thiếu tiên liệu và thiếu khả thi” [37, tr4].

Bên cạnh đó các quy định của pháp luật về luật tài sản, về tiếp cận các nguồn vốn, tài nguyên, lao động là thực sự tốn kém và khó tiếp cận cho phát triển kinh doanh. Thủ tục hành chính cũng vẫn còn mang bóng dáng của cơ chế bao cấp, nặng về thủ tục xin cho đang là những lực cản trong việc thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt là quy trình sau ĐKKD vẫn còn phức tạp và tốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2024