Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Báo Điện Tử Ở Việt Nam


biến khắp thế giới. Một số nhà nghiên cứu đã định nghĩa, thời đại ngày nay là thời đại internet và đề nghị dùng khái niệm này thay thế khái niệm toàn cầu hóa. Internet ngày nay được sử dụng phổ biến qua đường điện thoại, băng rộng, không dây, điện thoại di động.

Trên thế giới có nhiều tên gọi như: “online newspaper” (báo chí trên mạng, trực tuyến), e-journal (electronic journal - báo chí điện tử), “e-zine” (electronic magazine - tạp chí điện tử)…

Ở Việt Nam, báo điện tử gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, như Nhân Dân điện tử, Lao động điện tử, Quê hương điện tử... Trong các bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”. Trong Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ internet, Điều 12 ghi: “Dịch vụ thông tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet” [41, tr.2].

Thuật ngữ “báo điện tử” được sử dụng trong Điều 3 Luật Báo chí năm 1999. Theo định nghĩa tại Luật này, “báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính” [84, tr.2]. Thuật ngữ báo điện tử đang được sử dụng được dịch từ các thuật ngữ “Online newspaper” (báo trực tuyến), “Internet Newspaper” (báo internet) hoặc “Electronic Newspaper” (báo điện tử). Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi “báo điện tử”, “trang thông tin điện tử”, “báo mạng điện tử”, báo mạng” (trong tương quan với cách gọi báo in, báo nói, báo hình…); ít phổ biến hơn là cách gọi “báo internet”, “báo online” hay “báo trực tuyến”. Cách gọi “báo điện tử” đã được sử dụng trong nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước và đã gần như được thừa nhận trong thực tế.

Báo điện tử là loại hình báo chí một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet.


Báo điện tử là tờ báo của một tổ chức chính trị, chính trị - xã hội nhất định, phải đăng ký và được chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước trước khi hoạt động; là hoạt động chính trị, phục vụ công tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân dân; hoạt động theo Luật Báo chí. Báo điện tử cung cấp nguồn thông tin chính thống, mang tính định hướng, được kiểm duyệt, kiểm tra chặt chẽ trước khi đăng, góp phần quản lý xã hội. Đội ngũ sản xuất thông tin trên báo điện tử là các nhà báo chuyên nghiệp.

Báo điện tử khác với mạng xã hội. Mạng xã hội của tổ chức xã hội, công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân; có thể được phép hoạt động hoặc không. Mạng xã hội - còn gọi là mạng xã hội ảo - là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau (chủ yếu vì mục đích riêng), không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp, blog và xã hội. Mạng xã hội đề cập tới một tập hợp kết nối các thành viên với nhau trong một cộng đồng, còn báo điện tử đề cập đến hình thức sản xuất và phân phối nội dung. Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó. Thông tin trên mạng xã hội không được xem là nguồn thông tin chính thống như báo điện tử, vì có thể có thông tin có động cơ, mục đích không lành mạnh, thậm chí không có lợi cho Đảng và Nhà nước. Đội ngũ sản xuất thông tin trên mạng xã hội là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu thông tin về mình.

Khi mới ra đời, hầu hết các báo điện tử là trang điện tử của báo in, chỉ đưa tin bài từ báo in sang trang điện tử, tức là cánh tay nối dài của báo in. Gần đây, những trang điện tử của báo in đã có sự thay đổi, không những đưa tin bài từ báo in sang, mà còn tổ chức khai thác, viết mới để đăng trên trang điện tử, được độc giả đón đọc nhiều hơn báo in. Những báo điện tử độc lập hoàn toàn không phải là trang điện tử của báo in. Các báo điện tử này hoàn toàn độc lập, tự chủ về việc tổ chức thực hiện tin bài để đăng trên báo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


Báo điện tử là loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải bởi sự kết hợp của hai giải pháp là giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp truyền thông. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, báo điện tử là loại hình truyền tải thông tin - gồm: tin tức, thông tin và quảng cáo (theo Wikipedia) trên mạng thông tin điện tử. Cũng giống như các loại hình báo chí khác, báo điện tử cũng được chia làm nhiều chuyên mục với ý nghĩa định hướng thu thập thông tin cho độc giả. Số lượng chuyên mục phản ánh quy mô của trang báo; nội dung và hình thức phản ảnh tính chất đặc thù của trang báo.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 5

2.1.2. Sự ra đời và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là tiền đề khoa học – công nghệ cho sự ra đời của báo điện tử. Đến lượt mình, báo điện tử thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin, làm thay đổi diện mạo báo chí ở nhiều quốc gia. Tuy sự phát triển báo điện tử ở Việt Nam mới đạt mức trung bình khá của khu vực Đông Nam Á và còn ở mức thấp của thế giới, nhưng sự phát triển của nó đã mở ra những thuận lợi lớn cho quá trình hội nhập và phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất lớn.

Tháng 10-1993, khoa Báo chí Trường đại học Florida (Mỹ) cho xuất bản một trang tin điện tử đặc biệt trên mạng internet và coi đó là tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới. Tiếp theo, phiên bản điện tử của tạp chí Hotwired chạy banner quảng cáo đầu tiên thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, mở đầu cho sự bùng nổ báo điện tử ở Mỹ và trên thế giới như thời báo Lốt Ăngdơlét, báo Hoa Kỳ ngày nay, báo mới Niu Oóc

Năm 1995, nhiều tờ báo ở châu Á cũng xuất hiện trên mạng internet như báo Trung Quốc hằng ngày, Utusan (Malaixia), Asahi Simbun (Nhật Bản), Kompát (Inđônêxia)… Đến giữa năm 1996, Mỹ đã có khoảng 768 tờ báo điện tử, châu Âu có 169 tờ, châu Á có 54 tờ, Nam Mỹ có 25 tờ, Ốxtrâylia có 20 tờ, châu Phi có 6 tờ. Kể từ năm 2000 các hãng thông tấn lớn như AFP, Roitơ…, các đài truyền hình như CNN, NBC…, các tờ báo như NewYork Newday, Bưu điện Oasinhtơn… đều có tờ báo điện tử của mình và coi đó là phương tiện để


phát triển thêm công chúng báo chí. Số báo điện tử tăng lên một cách nhanh

chóng.

Thời kỳ đầu báo điện tử còn gặp một số rào cản như số lượng người có máy tính còn ít, sự hạn chế trong khâu kỹ thuật, tâm lý người đọc còn e ngại trong việc sử dụng máy móc… Nhưng, với sự phát triển nhanh chóng của internet và những ưu điểm vượt trội của mình, báo điện tử đã trở thành một tiện ích quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của internet và xã hội hiện đại. Hiện nay, hầu hết các tờ báo in, đài phát thanh, truyền hình lớn đều có mặt trên internet.

Ở Việt Nam, năm 1997, tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam ra đời là tờ Tạp chí Quê hương điện tử. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 06-02-1997, chính thức khai trương ngày 03-12-1997. Đối tượng phục vụ chủ yếu của tạp chí này lúc đó là cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài muốn có thông tin về Việt Nam và những người quan tâm ở trong nước. Sau tạp chí Quê hương điện tử, vào năm 1999, hai tờ báo lớn của Việt Nam là Nhân Dân Lao động cũng đưa trang điện tử lên mạng. Những tờ báo điện tử ngay từ thuở sơ khai đã sớm khẳng định được vị thế, ưu điểm của mình. Từ thời điểm đó, cùng với các loại hình báo chí đã có như báo in, báo nói (đài phát thanh), báo hình (đài truyền hình), làng báo Việt Nam có thêm một loại hình báo chí hiện đại khác - báo điện tử trên mạng internet, tích hợp được cả ba loại hình báo chí đã có với rất nhiều tiện ích.

Nhận thấy thế mạnh của báo điện tử, ngay sau khi tạp chí Quê hương điện tử ra đời, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trên mạng internet. Năm 1998, báo điện tử Vietnamnet ra đời; năm 1999, báo Nhân Dân điện tử ra đời, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền http://vovnews.vn; năm 2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử. Hai năm 2003, 2004 là thời điểm “bùng nổ” các tờ báo, trang tin điện tử ở Việt Nam. Những tờ báo in vốn đã rất có


tiếng trong làng báo Việt Nam như Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh niên, Tiền phong, Công an nhân dân... cũng cho ra đời trang tin điện tử trên mạng internet. Tiếp đó là Website Đảng Cộng sản Việt Nam, ở dạng web tĩnh, đã đưa lên mạng một kho dữ liệu chính thống về Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đó là toàn bộ văn kiện của Trung ương Đảng (nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo của BCT, BBT), văn bản của các ban Đảng qua các thời kỳ. Cho đến nay, phần lớn các báo, tạp chí lớn của Trung ương, các bộ, ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có thêm trang tin điện tử hoặc báo, tạp chí điện tử.

Đặc biệt, sự ra đời của các tờ báo điện tử độc lập đã tạo ra luồng gió mới thúc đẩy báo điện tử Việt Nam phát triển. Theo báo cáo của Bộ TT-TT, tính đến tháng 12-2013 cả nước có 92 báo, tạp chí điện tử (trong đó có 20 báo, tạp chí điện tử độc lập), số lượng trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí là 265.

Căn cứ tính chất, đặc trưng riêng, có thể chia báo điện tử ở nước ta ra làm hai loại. Loại thứ nhất là các báo, tạp chí điện tử - cánh tay nối dài của báo in, tạp chí in, nằm trong một tòa soạn như: nhandan.org.vn (báo Nhân Dân), quandoinhandan.org.vn (báo Quân đội nhân dân), tienphong.vn (báo Tiền phong), anninhthudo.vn (báo An ninh Thủ đô), Vnagency.com.vn (Thông tấn xã Việt Nam), vov.org.vn (Đài Tiếng nói Việt Nam)... Loại thứ hai là các báo điện tử được cấp phép hoạt động độc lập như Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, VnMedia, VnExpress, Vietnamnet, VTC News...

Cũng có thể chia báo điện tử theo hình thức tiếp cận của độc giả như: các báo điện tử thông dụng (Vietnamnet, VnExpress, tienphong.vn, thanhnien.com.vn…) và các báo điện tử tự động cập nhật, tổng hợp tin tức từ các báo điện tử trực tuyến nổi tiếng của Việt Nam (mà không cần người biên tập như Baongay.com, Thegioitin.com, Baomoi.com…).

Qua gần 15 năm hình thành và phát triển, báo điện tử ở Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng;


các báo có nội dung đa dạng, phong phú, hình thức “bắt mắt”, thu hút hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày, chứng tỏ đây là một phương tiện thông tin hiệu quả, hữu ích, đồng thời thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

2.1.3. Vị trí, vai trò của báo điện tử hiện nay ở Việt Nam

Một là, là một loại hình báo chí, nhưng là loại hình báo chí mới, báo điện tử có vị trí, vai trò của báo chí nói chung và một số nét đặc thù. Nhiều ưu việt của các loại hình báo chí đang hội tụ ở báo điện tử. Một số báo điện tử không chỉ có tác động xã hội lớn ở trong nước, mà còn có tầm ảnh hưởng quốc tế. Báo điện tử có chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung và một số chức năng riêng. Báo điện tử đã trở thành một loại hình báo chí phát triển nhanh và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin đại chúng ở Việt Nam.

Hai là, báo điện tử đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tuy là một loại hình báo chí còn mới mẻ trên mạng internet, thông tin tốt và thông tin xấu đan xen, đối tượng đọc báo có nhiều thay đổi, nhưng báo điện tử vẫn là một lực lượng trong đội quân xung kích trên lĩnh vực TT-VH của Đảng, cùng với báo in, phát thanh, truyền hình làm tốt nhiệm vụ là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và là diễn đàn tin cậy của nhân dân; đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới; góp phần hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chính trị đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; cổ vũ những điển hình tốt, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận, chống âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thể lực thù địch; nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; góp phần tăng cường ổn định chính trị, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội; mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với bạn bè trên thế giới.


Ba là, báo điện tử giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ, nhất là cho thế hệ trẻ, góp phần vào việc phát hiện, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hóa mới, xây dựng con người Việt Nam hiện đại theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII về phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển và xã hội hóa giáo dục, đồng thời phục vụ đời sống bình thường của một bộ phận dân cư khá đông đảo của nước ta.

Bốn là, các báo điện tử cũng góp phần quan trọng trong thông tin đối ngoại. Phát huy thế mạnh có thể nhanh chóng tới mọi nơi trên thế giới với thời gian nhanh nhất, không bị ngăn cản bởi các mục đích chính trị của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam, các báo điện tử, nhất là các trang báo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức…, là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng; kịp thời vạch trần những luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch bên ngoài và của những kẻ bất mãn, cơ hội trong nước. Báo điện tử đang trở thành phương tiện thông tin đối ngoại quan trọng, có hiệu quả nhất so với các phương tiện thông tin khác và - trong tương lai không xa - sẽ trở thành kênh thông tin chính trị đối nội, đối ngoại có vị trí hàng đầu.

Năm là, một số đối tượng khác như sinh viên, cán bộ, các nhà nghiên cứu thường xuyên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên báo điện tử để phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu, sản xuất của mình. Nhờ có báo điện tử - với các công cụ tìm kiếm hữu ích, nhanh, chính xác - người ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian tra cứu, tìm kiếm qua sách, báo in, nâng cao năng suất lao động trí óc cho người lao động. Các báo điện tử cũng thực hiện có hiệu quả các dịch vụ điện tử, dịch vụ thương mại đi kèm, đóng vai trò giao lưu thương mại quan trọng trong đời sống hiện đại.

Từ những lợi thế này, riêng về mặt thông tin chính trị - xã hội, các tờ báo điện tử trở thành một trong những phương tiện hữu hiệu trong việc tuyên truyền


chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là món ăn tinh thần không thể thiếu cho các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên..., trong đó có hơn bốn triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở xa Tổ quốc và người Việt Nam định cư ở nước ngoài vốn rất thiếu thông tin về tình hình trong nước, mong muốn được giao lưu tình cảm với quê hương, người thân; những người nước ngoài muốn theo dõi tình hình đổi mới ở nước ta qua báo chí.

Các báo điện tử từng bước xây dựng các trang thông tin tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh như các báo: Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Vietnamnet, VnExpress, Quê hương

2.1.4. Đặc điểm của báo điện tử ở Việt Nam

2.1.4.1. Đặc điểm chung của báo điện tử

Ra đời sau các loại hình báo chí khác, báo điện tử có đầy đủ những đặc trưng cơ bản của báo in, báo nói, báo hình (đọc, nghe, nhìn hoặc thực hiện đồng thời ba loại hình thông tin). Thêm vào đó, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, báo điện tử có những đặc trưng hoàn toàn mới, nâng trình độ thông tin lên một bước cao hơn rất nhiều. Do đặc điểm của loại hình thông tin trên báo điện tử có khả năng truy cập bất cứ lúc nào, bằng nhiều loại phương tiện như chữ, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh hoặc kết hợp các phương tiện đó, nên tin trên báo điện tử thường nhanh, sinh động, phong phú, được bạn đọc hoan nghênh. Hiện nay, bạn đọc, nhất là giới trẻ, thường theo dõi thông tin qua báo điện tử nhiều hơn qua báo in hoặc truyền hình, nhất là với các tin nóng (hot news) như tai nạn, bóng đá, ca nhạc, sự kiện nổi bật…

Với những ưu thế trên, báo điện tử có sự phát triển nhanh và mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sự phát triển của báo điện tử cũng đã và đang thúc đẩy sự chuyển đổi trong văn hóa đọc, nhất là đối với giới công chức, hằng ngày lên mạng đọc báo đã trở thành thói quen của một bộ phận không nhỏ dân cư và số lượng bạn đọc ngày một tăng. Thậm chí, đã có ý kiến cho rằng, sự gia tăng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự “khủng hoảng” của báo in. Báo điện tử đã không những thu hút độc giả, mà còn thu hút cả các dịch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022