ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
PHẠM THỊ HƯƠNG
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 2
- Truyền Thống Yêu Nước Cách Mạng Của Nhân Dân Thái Bình
- Đảng Bộ Thái Bình Lãnh Đạo Tổ Chức Xây Dựng Phong Trào Chiến Tranh Du Kích, Góp Phần Cùng Quân Dân Liên Khu Ngăn Chặn Âm Mưu Mở Rộng Phạm Vi Chiếm
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
PHẠM THỊ HƯƠNG
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Tang Bồng
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có bổ sung thêm những tư liệu mới và những kết luận mới mà chưa được công bố ở bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Tang Bồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân, Ban tuyên giáo, Bộ chỉ huy quân sự và Thư viện Tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, và các thầy cô giáo một số chuyên ngành khác của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi suốt 2 năm học qua.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu. 6
6. Đóng góp của Luận văn 6
7. Bố cục của luận văn 7
CHƯƠNG 1 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH THỜI KỲ ĐẤU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) 8
1.1. Đôi nét về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Thái Bình 8
1.1.1 Đôi nét về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội 8
1.1.2 Truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Thái Bình 15
1.2. Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo tổ chức xây dựng phong trào chiến tranh du kích, góp phần cùng quân dân Liên khu ngăn chặn âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp (1946 - 2/1950) 21
1.2.1 Khái niệm về chiến tranh du kích, khu du kích, căn cứ du kích, làng kháng chiến. 21
1.2.2 Đảng bộ lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức phát động phong trào du kích chiến tranh 22
1.2.3 Đảng bộ lãnh đạo quân dân địa phương xây dựng, bảo vệ vùng tự do, cùng quân dân Liên khu chiến đấu ngăn chặn âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp29
Tiểu kết chương 1 36
CHƯƠNG 2 ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH DU KÍCH TỪNG BƯỚC ĐÁNH BẠI MỌI ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CÀN QUÉT, KHỦNG BỐ, BÌNH ĐỊNH CỦA ĐỊCH, GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (2/1950
–7/1954) ................................................................................................................37
2.1. Đảng bộ tổ chức phát động chiến tranh du kích đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn càn quét, khủng bố, bình định của địch (2/1950 –1951) 37
2.1.1 Đảng bộ tổ chức phát động cuộc chiến tranh du kích ngay sau khi Thực dân Pháp đánh chiếm Thái Bình (2/1950) 37
2.1.2 Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo củng cố, mở rộng các làng kháng chiến, đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống âm mưu càn quét bình định của địch (6/1950- 12/1951) 49
2.2. Lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích trên địa bàn, góp phần cùng quân dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (11/1951–7/1954) 56
Tiểu kết chương 2 81
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 83
3.1 Một số nhận xét 83
3.1.1 Ưu điểm 83
3.1.2 Hạn Chế 89
3.2. Một số bài học kinh nghiệm 91
3.2.1. Chiến tranh du kích muốn giành thắng lợi phải kiên trì bám đất, bám dân, bám đánh địch. 91
3.2.2 Chiến tranh du kích phải xây dựng được hậu phương tại chỗ 96
3.2.3. Chiến tranh du kích cần có sự kết hợp giữa các lực lượng, hình thức và mặt trận đấu tranh 98
3.2.4. Cần coi việc chống càn quét là một quy luật của chiến tranh du kích, từ đó chủ động đề ra các biện pháp chống càn 100
3.2.5. Đảng bộ địa phương phải không ngừng củng cố và hoàn thiện về tổ chức và năng lực lãnh đạo 102
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 115
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Bình là một địa bàn chiến lược có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Đây là nơi đứng chân của nhiều cơ quan Đảng, chính quyền, đơn vị vũ trang của Liên khu và của Hải Phòng, Kiến An trong những ngày đầu kháng chiến. Đây cũng là nơi các hoạt động đấu tranh của quân dân ta phá các âm mưu, thủ đoạn, thâm độc, xảo quyệt “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch diễn ra hết sức quyết liệt và gay gắt.
Nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, nhân thức rõ tầm quan trọng của địa bàn đối với cuộc kháng chiến của địa phương cũng như với Liên khu 3, với toàn quốc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Liên khu ủy, Bộ tư lệnh Liên khu III, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã sớm tổ chức, phát động cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp, xây dựng các làng kháng chiến, các căn cứ du kích, khu du kích liên thôn, liên xã, liên huyện, liên tỉnh, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta, biến hậu phương địch thành hậu phương của ta, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch đồng thời ra sức đóng góp sức người, sức của góp phần cùng quân dân cả nước đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi.
Nghiên cứu tìm hiểu quá trình lãnh Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng và tổ chức phát động chiến tranh du kích, kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, xây dựng và tổ chức hậu phương, kết hợp tiến công trên chiến trường chính và tiến công ở vùng sau lưng địch, rút ra một số kinh nghiệm tổ chức tiến hành chiến tranh du kích ở một tỉnh đồng bằng, nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến đúng đắn sáng tạo của Đảng bộ Thái Bình là việc hết sức cần thiết nhằm góp phần làm phong phú thêm đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện và
trường kỳ của Đảng, góp phần giáo dục truyền thống, đồng thời có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Với lý do trên, tôi chọn “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình…
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, trên địa bàn Thái Bình nói riêng. Theo đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu có thể sắp xếp các công trình trên theo các nhóm sau:
2.1- Các nhóm công trình do các cơ quan, các nhà khoa học cấp trung ương biên soạn:
“ Những sự kiện lịch sử Đảng”, tập 1 (Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1979) của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương biên soạn; các công trình “ Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1954)”, tập 1 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,1994); “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)” tập 1, tập 2 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,1994) do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn;“ Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị; “ Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955)” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của Bộ Tư lệnh Quân khu III và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; “Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998) của Bộ tư lệnh Quân khu III; “Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam tập 1 (1944-1954)” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,2009) của Đảng bộ quân đội nhân dân Việt Nam; “ Trung đoàn 42 trung dũng” ( Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995) của Bộ Tư lệnh Quân khu III; “ Lịch sử kháng chiến chống Pháp khu Tả ngạn