lệ rất nhỏ, nguyên nhân này có thể là do thông tin của người dân còn hạn chế, dẫn đến việc tiếp cận đến những hoạt động liên quan đến công nghệ tài chính còn gặp rất nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tài chính của người dân. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách hay địa phương nên có những phương án nhằm tăng những nguồn thông tin về các dịch vụ tài chính để người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin đúng, giúp cải thiện hành vi tài chính cá nhân và bắt kịp xu thế trong thời đại công nghiệp 4.0.
5.3. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1 Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu đã chỉ ra được các kết quả như trên nhưng do thời gian và nguồn tài chính hạn hẹp nên vẫn còn những hạn chế như sau:
Thứ nhất, kích thước mẫu nghiên cứu là 512 quan sát có thể hiện được một số khía cạnh nhưng chưa bao hàm được tất cả các đặc điểm của tổng thể người dân tại vùng nông thôn Việt Nam. Cụ thể, dữ liệu chưa thể hiện được sự tương quan của một số nhân tố nhân khẩu học như giới tính, việc làm. Đặc biệt, nghiên cứu này chưa đánh giá được tính tác động của vùng miền lên DTTC.
Thứ hai, nghiên cứu sẽ tốt hơn nếu trong thời gian tương lai tác giả đưa được các biến kiểm soát vào mô hình. Hiện tại, dưới sự phát triển của các mạng công nghiệp 4.0 thì vấn đề liên quan đến Fintech cũng đang được nghiên cứu. Trong tương lai, hướng nghiên cứu này có thể còn được mở rộng.
Thứ ba, thu nhập được đo lường bởi tác giả là thu nhập theo cá nhân; nên sẽ có một số vấn đề sẽ chưa được thể hiện rõ ràng. Một số chuyên gia khi phỏng vấn sâu cho rằng, ở trong các hộ gia đình khi từ 2 người có thu nhập trở lên thì việc chi tiêu sẽ khác biệt so với việc chi tiêu cho cá nhân, từ đó dẫn đến các hành vi tài chính sẽ theo xu hướng khác cần được phân tích thêm.
Thứ tư, nghiên cứu này đang tập trung vào người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam, nên bỏ qua các nhóm đối tượng khác: (1) người sắp nghỉ hưu hoặc cần kế hoạch hưu trí; (2) đối tượng cận nghèo hoặc bản thân không nghèo nhưng đang nằm trong hộ nghèo do có người phụ thuộc; (3) khu vực thành thị. Do vậy, trong thời gian tới, nếu có thể đánh giá dân trí tài chính của các nhóm đối tượng này thì sẽ là một hướng đi phù hợp. Đối với nghiên cứu về người nghèo, hiện tại luận án đang tiếp cận nghèo dưới góc độ thu nhập, nên chưa đánh giá dưới góc độ nghèo đa chiều. Thêm vào đó, đánh giá tác
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tác Động Của Các Nhân Tố Ảnh Hưởng
- Đánh Giá Tác Động Của Kiến Thức Tài Chính, Thái Độ Tài Chính Và Hành Vi Tài Chính Lên Thu Nhập
- Nhóm Kết Quả Về Các Yếu Tố Nội Hàm Dân Trí Tài Chính
- Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 19
- Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 20
- Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
động của DTTC lên thu nhập cần phải có thu nhập theo thời gian (thu nhập kỳ trước tác
động lên kỳ sau).
Cuối cùng, DTTC là một lĩnh vực mới, còn ít các nghiên cứu đi trước tại Việt Nam, và cũng mang tính chất liên ngành nên việc đưa ra hàm ý chính sách cụ thể đối với từng vùng rất khó. Do đó, việc nghiên cứu tại các khu vực nhỏ hơn (ví dụ, theo các khu vực kinh tế, thậm chí từng xã) cần được đưa ra trong thời gian tới.
5.3.2 Các hướng nghiên cứu tiếp theo
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến DTTC và đánh giá tác động của DTTC lên thu nhập đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm thuyết phục thể hiện DTTC có ảnh hưởng lên thu nhập. Các nghiên cứu sau này có thể phát triển dựa trên những ý tưởng sau:
- Nghiên cứu có thể mở rộng mẫu lớn hơn và đa dạng hơn nhằm đánh giá chặt chẽ cũng như bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến DTTC, nhóm yếu tố phản ánh DTTC và ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập.
- Nghiên cứu có thể mở rộng phân tích sâu hơn về các hướng ảnh hưởng của Kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính dựa trên các mô hình lý thuyết trước đó.
- Nghiên cứu có thể mở rộng thời gian nhằm đánh giá hiệu quả của các biến trễ trong mô hình cũng như hiệu quả lâu dài của DTTC lên thu nhập người dân khu vực nông thôn.
- Nghiên cứu mở rộng các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, ví dụ như người sắp về hưu, người nghèo tại thành thị hoặc các đối tượng có người phụ thuộc.
- Nghiên cứu các vấn đề về nghèo đa chiều trong DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam. Đồng thời, đối với đánh giá của DTTC cần có dữ liệu theo thời gian để biết được cụ thể tác động.
KẾT LUẬN
“Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam” là luận án tiến sĩ thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng, tiếp cận theo trường phái Washington Concencus (Đồng thuận Washington) đồng thời tiếp cận theo hướng sinh kế bền vững và tài chính toàn diện (financial inclusion).
Với việc sử dụng cách tiếp cận đa ngành, đồng thời quan điểm DTTC bao hàm 3 khía cạnh là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính; luận án đã đánh giá được tác động của nhân tố phản ánh lên DTTC. Kiến thức tài chính được tách ra thành 2 nhóm: nhóm kiến thức về tiết kiệm và nhóm kiến thức về sử dụng tiền. Đây là một trong những bằng chứng thực nghiệm cho thấy: muốn nâng cao dân trí tài chính thì cần thay đổi cả thói quen tiết kiệm và tiêu dùng của người dân. Luận án cũng đưa ra đánh giá DTTC đến thu nhập của người dân dựa trên quan điểm về vốn con người. Đây là một trong những đóng góp về mặt lý luận nhằm kết hợp nhiều ngành nghiên cứu để đưa ra bằng chứng về tác động của DTTC lên thu nhập, cũng như đánh giá tác động của sinh kế bền vững lên cuộc sống của người dân khu vực nông thôn.
Đối với các nhân tố ảnh hưởng lên DTTC của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam, chỉ có trình độ học vấn, tuổi tác và thu nhập thực sự có ý nghĩa thống kê, còn các nhân tố không tác động bao gồm tôn giáo, dân tộc (thông qua phỏng vấn sâu); việc làm và giới tính (thông qua kết quả của mô hình). Đồng thời, kết quả luận án cũng cho thấy: DTTC có tác động tích cực đến thu nhập của người nghèo. Tuy nhiên, R2 của mô hình không cao nên muốn nâng cao thu nhập của người nghèo thì cần phải có những biện pháp khác (như thể chế, về cải thiện cơ sở hạ tầng…). Từ các nhân tố tác động đến DTTC và các nhân tố phản ánh, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách để nâng cao đồng thời kiến thức tài chính thông qua tiết kiệm (như hướng dẫn sử dụng các khoản tiết kiệm nhỏ), chi tiêu (hướng dẫn sử dụng nguyên lý cơ bản của tài chính thông qua trò chơi tài chính), thái độ tài chính và hành vi tài chính.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Kiên Trung, Phạm Bích Liên, Khúc Thế Anh (2019), “Các nhân tố tác động đến tiếp cận dịch vụ tài chính qua ngân hàng số: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 261, trang 20 – 29.
2. Khúc Thế Anh, Phạm Bích Liên, Bùi Kiên Trung (2020), “Nhân tố tác động đến dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 272, trang 42 – 51.
3. Khúc Thế Anh (2017), “Phát triển một số khía cạnh dân trí tài chính khu vực nông thôn Việt Nam thông qua ngân hàng chính sách xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Ngân hàng chính sách xã hội 15 năm một chặng đường, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
4. Khúc Thế Anh, Phạm Bích Liên (2019), "Tài chính xanh và tín dụng đen dưới góc
độ dân trí tài chính", Tạp chí Ngân hàng, số đặc biệt 2019.
5. Khúc Thế Anh, Đặng Anh Tuấn (2017), "Khảo sát ban đầu các nhân tố tác động đến dân trí tài chính khu vực nông thôn Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, ISSN 0866-7462.
6. Khúc Thế Anh, Đặng Anh Tuấn (2018), "Dân trí tài chính khu vực nông thôn Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, số 2 tháng 1/2018.
7. Đặng Anh Tuấn, Khúc Thế Anh (2018), "Khảo sát về dân trí tài chính tại các quỹ tín dụng nhân dân khu vực nông thôn Việt Nam", Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực tại tổ chức tín dụng hợp tác nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, Nhà xuất bản Lao động.
8. Phung Thanh Quang, Khuc The Anh (2018), “Demographic Factors Affecting the Level of Financial Literacy in Ruaral Areas: the Case of Vietnam”, Studies of the Cultural and Bioethical Aspects of Life in Contemporary Asia, ISBN 978-83-8019- 858-6.
9. Khuc The Anh, Pham Bich Lien, Bui Kien Trung (2019), “Income and financial literacy of the poor in vietnam’s rural areas”, 2nd Internatioanl Conference on Contemporary Issues In Economics, management and business, National economics university publishing house.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. ADB, A. D. B. (1999), Fighting Poverty in Asia and the Pacific: The Poverty Reduction Strategy of the Asian Development Bank, Asian Development Bank,
5. Agarwal, S., D. John, G. Xavier và L. David (2009), 'The Age of Reason: Financial Decisions over the Life-Cycle and Implications for Regulation', Brookings Papers on Economic Activity Spring, Số 2009,Trang: 51-117.
6. Ajzen, H. và M. Fishbein (1980), Understanding attitudes and predicting social behavior, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall,
7. Ajzen, I. (1991), 'The theory of planned behavior', Organizational behavior human decision processes, Số 50(2),Trang: 179-211.
8. Albeerdy, M. I. và B. Gharleghi (2015), 'Determinants of the financial literacy among college students in Malaysia', International Journal of Business Administration, Số 6(3),Trang: 15-24.
9. Alessie, R., L. Annamaria và V. R. Maarten (2008), Financial Literacy, Retirement Planning, and Household Wealth, NBER Working Paper,
10. Almenberg, J. và J. Säve-Söderbergh (2011), 'Financial literacy and retirement planning in Sweden', Journal of Pension Economics Finance, Số 10(4),Trang: 585-598.
11. Ansong, A. và M. A. Gyensare (2012), 'Determinants of university working- students' financial literacy at the University of Cape Coast, Ghana', International Journal of Business Management, Số 7(9),Trang: 126-133.
12. Armitage, D. R., R. Plummer, F. Berkes, R. I. Arthur, A. T. Charles, I. J. Davidson-Hunt, A. P. Diduck, N. C. Doubleday, D. S. Johnson và M. Marschke (2009), 'Adaptive co‐management for social–ecological complexity', Frontiers in Ecology the Environment, Số 7(2),Trang: 95-102.
13. Arrow, K. J. (1969), 'The organization of economic activity: issues pertinent to the choice of market versus nonmarket allocation', Economica, Số 1,Trang: 59- 73.
14. Ashley, C. và D. Carney (1999), Sustainable livelihoods: Lessons from early experience, Department for International Development London,
15. Atkinson, A., S. McKay, S. Collard và E. Kempson (2007), 'Levels of financial capability in the UK', Public Money Management, Số 27(1),Trang: 29-36.
16. Atkinson, A. và F.-A. Messy (2011), 'Assessing financial literacy in 12 countries: an OECD/INFE international pilot exercise', Journal of Pension Economics Finance, Số 10(4),Trang: 657-665.
17. Atkinson, A. và F.-A. Messy (2012), Measuring Financial Literacy: Results of the OECD/ International Network on Financial Education (INFE) Pilot Study, OECD Publishing,
18. Audretsch, D. B. và M. P. Feldman (1996), 'R&D spillovers and the geography of innovation and production', The American economic review, Số 86(3),Trang: 630-640.
19. Bagić, D. (2011), Financial literacy in Bosnia and Herzegovina: Analytical report, World Bank,
20. Baker, H. K. và V. Ricciardi (2014), Investor behavior: The psychology of financial planning and investing, John Wiley & Sons,
21. Banks, J. và Z. Oldfield (2007), 'Understanding pensions: Cognitive function, numerical ability and retirement saving', Fiscal studies, Số 28(2),Trang: 143-170.
22. Basu, S. (2005), Financial literacy and the life cycle, Financial Planning Association, Washington, DC,
23. Beal, D. J. và S. B. Delpachitra (2003), 'Financial literacy among Australian university students', Economic Papers: A journal of applied economics policy, Số 22(1),Trang: 65-78.
24. Beck, T., A. Demirgüç-Kunt và R. Levine (2007), 'Finance, inequality and the poor', Journal of economic growth, Số 12(1),Trang: 27-49.
25. Benjamin, D. và L. Brandt (2004), Agriculture and income distribution in rural Vietnam under economic reforms: a tale of two regions, World Bank,
26. Bhushan, P. và Y. Medury (2013), 'Gender differences in investment behaviour among employees', Asian Journal of Research in Business Economics Management, Số 3(12),Trang: 147-157.
27. Bosworth, C. E. (1994), The History of the Saffarids of Sistan and the Maliks of Nimruz, Mazda Publisher,
28. Brennan, P. (1998), 'Personal finance education: What employees need and want to know', Personal Finance Worker Productivity, Số 2(1),Trang: 68-74.
29. Brown, M. và R. Graf (2013), 'Financial literacy and retirement planning in Switzerland', Numeracy, Số 6(2),Trang: 2-23.
30. Bucher-Koenen, T. và A. Lusardi (2011), 'Financial literacy and retirement planning in Germany', Journal of Pension Economics Finance, Số 10(4),Trang: 565-584.
31. Bumcrot, C. B., J. Lin và A. Lusardi (2011), The geography of financial literacy, RAND Working Paper Series No. WR-893-SSA,
32. Calamato, M. P. (2010), 'Learning financial literacy in the family', MsC, Đại học San José State University.
33. Calvert, R. (2005), Insights and methods for 4D reservoir monitoring and characterization, Society of Exploration Geophysicists and European Association of Geoscientists & Engineers,
34. Campbell, J. Y. (2006), 'Household finance', The journal of finance, Số 61(4),Trang: 1553-1604.
35. Chambers, R. và G. Conway (1992), Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century, Institute of Development Studies (UK),
36. Chase, S. E. (2005), Narrative inquiry: Multiple lenses, approaches, voices, Thousand Oaks, CA, : Sage Publications Ltd,
37. Chen, H. và R. P. Volpe (1998), 'An analysis of personal financial literacy among college students', Financial services review, Số 7(2),Trang: 107-128.
38. Chen, H. và R. P. Volpe (2002), 'Gender differences in personal financial literacy among college students', Financial services review, Số 11(3),Trang: 289-307.
39. Cherian, J. và J. Jacob (2013), 'Impact of self efficacy on motivation and performance of employees', International Journal of Business and Management, Số 8,Trang: 80-88.
40. Chính phủ (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
41. Christelis, D., T. Jappelli và M. Padula (2010), 'Cognitive abilities and portfolio choice', European Economic Review, Số 54(1),Trang: 18-38.
42. Collins, J. M. và C. M. O’rourke (2010), 'Financial education and counseling— Still holding promise', Journal of Consumer Affairs, Số 44(3),Trang: 483-498.
43. Collins, J. M. (2012), 'Financial advice: A substitute for financial literacy?',
Financial services review, Số 21(4),Trang: 307 - 322.
44. Courchane, M. và P. Zorn (2005), Consumer literacy and credit worthiness, Proceedings, Federal Reserve Bank of Chicago,
45. Cronbach, L. J. (1951), 'Coefficient alpha and the internal structure of tests',
Psychometrika, Số 16(3),Trang: 297-334.
46. Crossan, D., D. Feslier và R. Hurnard (2011), 'Financial literacy and retirement planning in New Zealand', Journal of Pension Economics Finance, Số 10(4),Trang: 619-635.
47. Cục thống kê tỉnh Thái Bình (2018), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Bình năm 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
48. Cutler, N. E. và S. J. Devlin (1996), 'Financial literacy 2000', Journal of Financial Service Professionals, Số 50(4),Trang: 32-42.
49. De Clercq, B., K. Van Leeuwen, W. Van Den Noortgate, M. De Bolle và F. De Fruyt (2009), 'Childhood personality pathology: Dimensional stability and change', Development psychopathology, Số 21(3),Trang: 853-869.
50. Demirguc-Kunt, A., L. Klapper, D. Singer và P. Van Oudheusden (2015), The global findex database 2014: Measuring financial inclusion around the world, The World Bank,
51. Dew, J. (2008), 'Debt change and marital satisfaction change in recently married couples', Family Relations, Số 57(1),Trang: 60-71.
52. Dey, M. và M. Prein (2004), Increasing and sustaining the productivity of fish and rice in the flood-prone ecosystems in South and Southeast Asia.
53. DfID (1999), Sustainable livelihoods guidance sheets, DFID, London.
54. Đinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Đăng Tuệ (2018), Quản lý tài chính cá nhân và khởi nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
55. Dinh, V. và H. Nguyen (2017), 'Financial literacy level of students in Vietnam', Kỷ yếu hội thảo: International Conference Proceedings: Promoting financial inclusion in Vietnam, Hanoi.