5.1.3 Nhóm kết quả về các yếu tố nội hàm dân trí tài chính
Nghiên cứu này cho rằng: DTTC bao gồm 3 nhóm nhân tố phản ánh là hiểu biết tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính. Do đó, tác động lên DTTC thì sẽ bao gồm chính 3 nhóm nhân tố này.
Thứ nhất, DTTC được phản ánh qua Kiến thức tài chính
Kết quả từ mô hình cho thấy hệ số tương thích của 2 nhóm kiến thức 1 và 2 đối với DTTC lần lượt là 0.44 và 0.40 điểm và hệ số Sig = 0.000 < 0.05. Điều này có nghĩa hai nhóm nhân tố kiến thức tài chính nói riêng hay nhóm nhân tố kiến thức tài chính phản ánh DTTC hay giả thuyết H1 được chấp nhận. Đây cũng là kết quả của các nghiên cứu Huston (2010), Collins (2012), Nicolini và cộng sự (2013), Scheresberg (2013).
Như vậy, đối với người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam, kiến thức tài chính là một trong những nhân tố phản ánh DTTC. DTTC cao của một cá nhân có thể được phản ánh qua kiến thức tài chính của họ. Khi hiểu biết thông thạo về các chỉ tiêu tài chính, khả năng đầu tư, tiết kiệm của chủ thể càng tốt hơn và phù hợp với mục đích của họ. Vấn đề này đặc biệt phù hợp với người dân khu vực miền Bắc Việt Nam, khi khả năng hiểu biết được thể hiện qua việc học vấn: đa phần người dân khu vực này rất chú trọng đến việc đào tạo con cái khi tham gia các trường đại học và cao đẳng, nên đã tự nâng cao tri thức của mình qua vấn đề này (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017, Tran và cộng sự, 2017).
Trong nhóm nhân tố về hiểu biết tài chính, có 2 cụm nhân tố tác động đến DTTC. Thứ nhất nhóm nhân tố K6 và K7 lại có những tác động riêng biệt đến DTTC: nhóm nhân tố này được hiểu là các biến thuộc việc đa dạng hóa nguồn tiết kiệm, trong đó phải hiểu tiết kiệm bao gồm các khoản đầu tư của cá nhân nhằm mục đích sinh lời. Thứ hai, nhóm các nhân tố K1, K2, K3 và K5 cùng đồng thời tác động đến DTTC cho thấy, các nhân tố tương tự thuộc về kiến thức (thuộc vấn đề về việc sẽ tiết kiệm ra sao) đồng thời tác động đến DTTC.
Thứ hai, DTTC được phản ánh qua Thái độ tài chính
Kết quả từ mô hình cho thấy hệ số tương quan của thái độ tài chính đối với DTTC là 0.29 và hệ số Sig = 0.000 < 0.05. Điều này có nghĩa nhân tố thái độ tài chính tích cực phản ánh DTTC cao hay giả thuyết H2 được chấp nhận. Đây cũng là kết quả của các nghiên cứu Atkinson và Messy (2012), OECD (2013), Moore (2003).
Như vậy, thái độ tài chính càng tích cực phản ánh trình độ DTTC càng cao. Cụ thể, chủ thể đánh giá chính xác, tích cực các sự thay đổi, biến động của nền kinh tế, khả năng
Có thể bạn quan tâm!
- Điểm Số Dân Trí Tài Chính Trung Bình Theo Nhân Tố Thu Nhập2
- Đánh Giá Tác Động Của Các Nhân Tố Ảnh Hưởng
- Đánh Giá Tác Động Của Kiến Thức Tài Chính, Thái Độ Tài Chính Và Hành Vi Tài Chính Lên Thu Nhập
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Các Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 19
- Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
về hiểu biết cũng như đầu tư tiết kiệm của người đó càng chính xác, tích cực. Nhóm quan điểm này cũng được sự ủng hộ của Benjamin và Brandt (2004), Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017) khi cho rằng: đa phần người nghèo tại khu vực nông thôn có thái độ tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu, nhất là tại miền Bắc Việt Nam. Chính vì vậy, việc nâng cao thái độ tài chính thông qua các hình thức khác nhau có thể làm cho người dân tăng mức độ về DTTC.
Thứ ba, DTTC được phản ánh qua Hành vi tài chính
Kết quả từ mô hình cho thấy hệ số tương quan của hành vi tài chính đối với DTTC là 0.37 và hệ số Sig = 0.000 < 0.05. Điều này có nghĩa nhân tố hành vi tài chính phản ánh DTTC hay giả thuyết H3 được chấp nhận. Đây cũng là kết quả của các nghiên cứu Hilgert và cộng sự (2003), Atkinson và Messy (2012), OECD (2013), Moore (2003), Taft và cộng sự (2013), OECD (2015). Như vậy, hành vi tài chính càng tốt phản ánh trình độ DTTC càng cao. Cụ thể, khi người nghèo càng tiết kiệm, chi tiêu càng chính xác, khả năng về hiểu biết cũng thái độ của người đó đối với nền kinh tế càng chính xác, tích cực. Các quan điểm này đồng thời phản ánh rằng: các hành vi tiết kiệm càng cao thì điểm của khu vực này càng tốt. Cụ thể, nếu như một cá nhân (là người nghèo tại khu vực nông thôn) càng để dành được nhiều tiền từ các hoạt động tạo nguồn thu thì càng được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, các quan điểm này hiện tại cũng đang bị phản bác bởi các nghiên cứu khác nhau về tài chính toàn diện: nếu các cá nhân chỉ tiết kiệm mà không sử dụng số tiền đầu tư thì số tiền này mang lại khả năng sinh lời không cao! Do vậy, điều cần thiết là cần phải điều chỉnh các khoản mục này cho phù hợp với danh mục đầu tư hoặc chi phí cơ hội.
5.1.4 Nhóm kết quả về tác động của dân trí tài chính lên thu nhập
Một điều thú vị là DTTC bị tác động bởi thu nhập, và sau đó, chính DTTC lại tác động ngược trở lại với thu nhập. Giá trị Sig = 0.000 < 0.05 và giá trị VIF = 1.000 điều này có nghĩa DTTC có tác động tới thu nhập. Hệ số Beta chưa chuẩn hóa trong mô hình bằng 1.038 > 0 chứng tỏ DTTC ảnh hưởng tích cực tới thu nhập. Như vậy giả thuyết H10 được chấp nhận. Đây cũng là kết quả của một số nghiên cứu thuộc về nhóm vốn con người và mô hình tăng trưởng nội sinh như Lucas (1988), Bosworth (1994), Fisher và Hostland (2002); Lusardi và cộng sự (2017).
Để gia tăng thu nhập cho người nghèo tại khu vực nông thôn, một trong những biện pháp đặt ra là có thể tăng DTTC của người dân thông qua các vấn đề khác nhau trong các biến nhân khẩu học hoặc các vấn đề nội tại trong các cấu phần của DTTC. Tuy nhiên, hệ số Rcủa mô hình không cao, thì cho thấy rằng: ảnh hưởng đến thu nhập của
người dân nông thôn còn rất nhiều các nhân tố khác (ví dụ, kết quả khảo sát trực tiếp cho thấy, thu nhập của các hộ nghèo của nông thôn phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước, của họ hàng, của các tổ chức từ thiện chứ không phải từ bản thân những người này tự nâng cao hiểu biết của chính mình). Vì thế, việc đưa ra những hàm ý chính sách nâng cao dân trí tài chính để tăng thu nhập của người dân cần phải đi với những chính sách khác.
5.2. Một số hàm ý chính sách
Việc nâng cao DTTC, bên cạnh chứng minh được rằng có ảnh hưởng đến thu nhập của người nghèo tại khu vực nông thôn, còn có thể ảnh hưởng đến những chính sách của chính phủ. Nếu DTTC tăng cao, thì người nghèo sẽ dễ hấp thụ được các chính sách đưa ra (tức là sẽ hạn chế những rủi ro về mặt vĩ mô), đồng thời sẽ có hành vi phù hợp về mặt tài chính. Đối với các tổ chức tín dụng, tăng DTTC sẽ giúp tiết kiệm được chi phí quảng bá, hoặc đào tạo người dân sử dụng các sản phẩm tài chính, giảm dần việc sử dụng tín dụng đen.
Từ thảo luận kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách về nâng cao DTTC cho người nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam.
5.2.1. Nhóm hàm ý về kiến thức tài chính
Đối với nhà nước
Nâng cao DTTC cho người nghèo tại khu vực nông thôn nói riêng và toàn dân nói chung là một trong những chính sách trọng điểm của quốc gia, nhất là khi các dịch vụ tài chính đang có tốc độ phát triển rất cao trong giai đoạn hiện nay. Dựa vào những mô hình đã kiểm định, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, xây dựng các chương trình, chính sách nhằm nâng cao DTTC của người nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam. Cụ thể là ưu tiên cho giáo dục tài chính và phát triển định hướng và các chương trình, với một bước quan trọng đầu tiên là một cuộc khảo sát khả năng cấp quốc gia. Mục đích của cuộc khảo sát này là tiền đề để phát triển và thiết kế chiến lược giáo dục tài chính quốc gia (NFES). Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của tác giả, chỉ ra mức độ tác động của thu nhập lên DTTC là 0.053, lớn nhất trong tất cả yếu tố, trong khi đó mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn và tuổi tác lần lượt là 0.026 và 0.025. Do đó, chiến lược giáo dục tài chính quốc gia nên chú trọng tập trung vào đối tượng người dân tại vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp, người nghèo và các tỉnh miền núi. Chiến lược này nên chia làm các giai đoạn nhỏ, cụ thể là chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giáo dục tài chính cho người nghèo, thu nhập thấp, phụ nữ ở khu vực nông thôn, và các tỉnh miền núi.
Phát triển chương trình giáo dục tài chính quốc gia bằng việc phát triển một bộ mô-đun chuẩn cơ bản cho giáo dục tài chính làm nền tảng cho các chương trình đào tạo cụ thể.
Đề xuất sửa đổi hoặc thiết lập các chính sách và quy định mới của chính phủ để
hỗ trợ chương trình quốc gia.
- Giai đoạn 2: Giáo dục tài chính tổng quát cho tất cả các nhóm dân số thông qua hệ thống giáo dục chính quy thông qua kết hợp giáo dục tài chính như các đơn vị chính thức trong chương trình giảng dạy của các trường từ tiểu học đến trung học và các trường đại học; thành lập các trung tâm đào tạo giáo dục tài chính hoặc các trung tâm hỗ trợ giáo dục tài chính cho các nhu cầu khác nhau; yêu cầu và thiết lập các dịch vụ giáo dục tài chính cho khách hàng tại các ngân hàng, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.
Các chương trình này nên được thiết kế có sự linh hoạt và có thể được chỉnh sửa lại vào bất kỳ lúc nào khi môi trường bên ngoài thay đổi hoặc để phản ánh sự tiến bộ của quá trình phát triển DTTC. Bên cạnh đó các chương trình này có thể được phát triển kết hợp thông qua các kênh tin tức, các chương trình truyền hình.
Trong khi xây dựng các chương trình đào tạo, các vấn đề sau nên được chú ý:
- Tập trung vào truyền đạt các kiến thức cho người có độ tuổi đủ lớn, nhằm (1) có thể tiếp thu thêm kiến thức từ các vấn đề liên quan đến kiến thức tài chính và giáo dục tài chính; (2) Do kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi tác có tác động tích cực đến DTTC nên những người có tuổi tác đủ lớn tại khu vực nông thôn đang có những tác động tích cực đến những người khác do ảnh hưởng của tâm lý tập thể.
- Các kiến thức nên được lồng ghép vào các trò chơi để mang tính tương thích cao. Vấn đề này có thể được xây dựng dựa trên các mô hình đào tạo như mô hình “trò chơi kinh doanh nhỏ”. Trò chơi kinh doanh nhỏ (Micro Business Game) là một hình thức mô phỏng hoạt động kinh doanh một cửa hàng nước trái cây tại một đất nước được gọi là Culiar, với đồng tiền cùng tên. Trò chơi có 4 vòng tương ứng với 4 năm hoạt động kinh doanh. Người học sẽ được cung cấp thông tin về các tình huống giả định về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nước trái cây này qua các thẻ Sự kiện, trong đó có các phương án lựa chọn khác nhau. Từng đội chơi sẽ bàn bạc để đưa ra quyết định lựa chọn phương án phù hợp. Tiếp theo các đội chơi được phát thẻ Kết quả để biết được quyết định của mình dẫn đến kết quả như thế nào. Căn cứ vào sự lựa chọn, cùng với dự
báo doanh số bán hàng trước đó, trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên, các đội chơi tính toán chi phí, doanh thu và lập báo cáo tài chính cho hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, nhà nước nên tổ chức những chương trình tập huấn đào tạo nguồn nhân lực nguồn. Cụ thể là mỗi tỉnh sẽ có những lãnh đạo, chuyên viên được đào tạo về DTTC và nhận thức tầm quan trọng của DTTC đến nền kinh tế quốc gia, từ đó có ý thức về nâng cao DTTC trực tiếp tại tỉnh và địa phương của mình nhằm hiểu rõ tầm quan trọng của DTTC tới nền kinh tế quốc gia. Từ đó, đề xuất ra một khung chương trình đào tạo DTTC cho các tỉnh và địa phương, dựa trên đó mỗi tỉnh và địa phương sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với tỉnh và địa phương của mình.
Cụ thể, đối với các chương trình tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực thì có thể kết hợp các phương pháp sau để tiến hành
- Phối hợp với các tổ chức trên thị trường để giảng dạy cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể, trong trường hợp khi đào tạo về kiến thức tài chính, có thể kết hợp thông qua (1) Tổ chức tài chính vi mô; (2) Các trường đại học và học viện có liên quan đến vấn đề tài chính vi mô như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Phụ nữ; (3) thông qua các tổ chức như hội Nông dân, hội Phụ nữ; (4) thông qua nhóm ngân hàng có cung cấp dịch vụ tài chính vi mô như Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam… Các tổ chức này sẽ lựa chọn hội viên phù hợp cho các hoạt động của mình, sau đó tiến hành giảng dạy thông qua các chương trình trực quan về các vấn đề thực tiễn. Như thế, các kiến thức về tài chính sẽ được truyền đạt phù hợp hơn.
- Tạo ra khung chính sách nhất định trong việc hợp tác với các tổ chức khác nhau để phát triển vấn đề này, đặc biệt là các khóa học nhằm nâng cao dân trí tài chính tại các vùng nông thôn thông qua quá trình hợp tác.
Thứ ba, đa dạng các vấn đề đầu tư, và nên nghiên cứu phát triển các hoạt động hiệp hội tín dụng và tín dụng xoay vòng (ROSCA) để giúp người dân phát triển kinh tế, cũng như đa dạng các khoản đầu tư. Hoạt động này có thể thể hiện thông qua tín dụng bán chính thức như thành lập phường/họ/hụi/biêu tại các các địa phương trong khu vực nông thôn, nhưng trên cơ sở phải đăng ký với cơ sở (ví dụ đăng kí tại ủy ban nhân dân phường/xã). Các hoạt động này có thể phục vụ cho mô hình kinh doanh nhỏ.
Đối với địa phương
Bên cạnh những chương trình của chính phủ với mục tiêu quốc gia, các địa phương cũng nên có những kế hoạch nhằm cải thiện DTTC của người dân tại địa phương của mình.
Thứ nhất, tổ chức các chương trình đào tạo, các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao DTTC cho địa phương của mình.
- Nên có những chương trình chú trọng vào việc nâng cao DTTC cho những người dân có thu nhập thấp và người nghèo bởi với những đối tượng này việc tiếp cận thông tin còn rất hạn chế.
- Tổ chức những lớp học nhỏ mỗi tuần để có thể phổ cập được kiến thức tài chính đến người dân, là nơi người dân có thể chia sẻ kiến thức cho nhau. Những lớp học nên chia theo các thôn, xóm tập trung vào đối tượng những người có học vấn thấp.
Thứ hai, các địa phương nên phát huy sức mạnh của phương tiện hình ảnh, âm thanh trực tiếp thông qua băng rôn và hệ thống phát thanh, với những thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu. Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm, DTTC có sự tác động rõ ràng tới thu nhập của người dân tại vùng nông thôn Việt Nam với yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới thu nhập là hành vi tài chính tích cực. Địa phương nên tuyên truyền những thông điệp mang ý nghĩa với thái độ tài chính và hành vi tài chính tích cực, vì thái độ tài chính tốt thì cũng sẽ dẫn tới hành vi tài chính tốt.
Thứ ba, địa phương nên chú trọng vào việc nâng cao DTTC cho nguồn nhân lực có tiềm năng phát triển là những người trẻ tuổi thông qua các chương trình định hướng, đào tạo về tài chính. Vì những người này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương và tạo ra được những giá trị gia tăng cho địa phương của mình. Việc nâng cao DTTC cho đối tượng này là một trong những yếu tố góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Thứ tư, từ ngày 05/04/2019, Nghị định số 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường đã có hiệu lực, khắc phục được nhiều khoảng trống pháp lý của Nghị định định 144/2006/NĐ-CP, cụ thể là Nghị định này đã quy định khá chi tiết về nguyên tắc tổ chức họ; điều kiện làm thành viên, chủ họ; gia nhập, rút khỏi họ; văn bản thỏa thuận về họ; thứ tự lĩnh họ, lãi suất; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủ họ. Tuy nhiên trên thực tế việc buông lỏng quản lý và thiếu nắm bắt thông tin kịp thời của chính quyền địa phương cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc như vỡ họ, vỡ hụi xảy ra. Cùng đó, công tác tuyên truyền, cảnh báo để người dân cảnh giác cũng chưa được chú trọng. Do vậy, các địa phương nên có phương án tuyên truyền thông tin về quy định phường, họ, hụi trong nhân dân để người dân có thể tiếp cận được nguồn thông tin chính xác và tin cậy, hạn chế việc người dân tìm đến tín dụng đen và các chủ hụi có mục đích xấu cũng ít đất sống hơn. Để làm được điều này, địa phương phải xây dựng những phương án, khung chương trình để có thể quản lý và năm bắt thông tin kịp
thời, đồng thời cũng kiểm soát tốt các phường, họ, hụi đang hoạt động trên địa bàn địa phương mình.
Thứ năm, công nghệ thông tin cần phải được phổ biến rộng rãi hơn ở khắp các khu vực nông thôn Việt Nam. Người dân có thể tiếp cận các thông tin và các sản phẩm tài chính hiện đại theo hướng chủ động hơn. Từ đó, có thể bắt kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
5.2.2. Nhóm hàm ý về thái độ tài chính
Thái độ tài chính là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên hành vi tài chính, bởi các nghiên cứu đã minh chứng rằng, từ thái độ sẽ có thể hình thành nên các vấn đề khác nhau về hành vi tài chính. Do vậy, nhằm thúc đẩy các vấn đề liên quan đến thái độ tài chính, có thể thực hiện qua các công việc sau đây:
Thứ nhất, sau quá trình đi thực nghiệm tại địa phương, tác giả nhận thấy vấn đề: tại khu vực nông thôn, thái độ của người dân rất thờ ơ về các vấn đề tài chính, đặc biệt là tài chính hiện đại. Vì vậy, cần xây dựng một số chương trình đào tạo, tấp huấn để thay đổi dần dần thói quen, thái độ của người dân đối với các vấn đề này. Việc này có thể áp dụng một số kinh nghiệm của các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới: cho vay để sử dụng điện thoại thông minh, sau đó áp dụng dần các phương thức thanh toán trên điện thoại, ví dụ gửi tiền tiết kiệm hoặc thanh toán trực tuyến tiền điện. Dựa vào đó, sẽ dần tạo ra các thói quen sử dụng tài chính chính thức, nhằm thúc đẩy người nghèo tiến tới tiếp cận dịch vụ tín dụng.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về tầm quan trọng của việc nâng cao DTTC đối với người nghèo tại vùng nông thôn. Các nhà hoạch định chính sách nên phát huy sức mạnh của phương tiện hình ảnh, âm thanh trực tiếp thông qua băng rôn và hệ thống phát thanh, với những thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu và mở rộng hơn nữa các kênh truyền thông hiện đại về các thông tin, tin tức tài chính. Ngoài ra, việc truyền thông tại địa phương này còn có thể cho người dân cơ hội được tiếp cận gần hơnvới các sản phẩm tài chính mới, từ đó nâng cao kiến thức tài chính và thay đổi thái độ của người dân đối với những sản phẩm mới này.
Thứ ba, chú trọng vào tính hiệu quả và dễ sử dụng khi xây dựng các chương trình, sản phẩm tài chính. Tập trung đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm tài chính cho các đối tượng có trình độ DTTC khác nhau tại khu vực nông thôn Việt Nam.
Thứ tư, là các bộ, ban, ngành nên hợp tác với nhau, cùng với các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế để lên các chương trình phù hợp với đặc điểm của Việt Nam nhằm
phổ biến những kiến thức về tài chính và các gói tài chính cho người dân, để người dân có cơ hội tiếp cận gần hơn với những sản phẩm tài chính hiện đại.
5.2.3. Nhóm hàm ý về hành vi tài chính
Hành vi tài chính là một trong những nhóm nhân tố có tác động trực tiếp lên DTTC. Do đó, để tăng DTTC từ đó tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, có thể thực hiện các hoạt động sau đây:
Thứ nhất, tăng thói quen tiết kiệm với người nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam. Hiện tại, các chương trình hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội và một số tổ chức tài chính vi mô đã không yêu cầu người dân tham gia tiết kiệm bắt buộc mà chuyển thành tiết kiệm tự nguyện. Tuy nhiên, để duy trì thói quen tiết kiệm thì nên hỗ trợ thành lập các họ/hụi/phường/biêu dựa trên nền tảng của các tổ tiết kiệm. Việc này sẽ thúc đẩy được khả năng để dành tiền trong tương lai của người nghèo và việc chi tiêu cũng sẽ phù hợp hơn do người dân giám sát lẫn nhau.
Thứ hai, đối với quy mô tiết kiệm, thành viên gửi số tiền tiết kiệm nhỏ định kỳ hàng tháng. Mức gửi hàng tháng là 50.000 đồng. Mức gửi hàng tuần là 20.000 đồng. Mức gửi hàng quý là 150.000 đồng. Người vay có thể cam kết đóng số tiền bắt buộc hàng tháng cao hơn, tuy nhiên phải đảm bảo số tiền tối thiểu là 50.000 đồng/tháng hoặc
20.000 đồng/tuần, 150.000 đồng/quý. Hoạt động này có thể kết hợp với hoạt động hình thành các Hiệp hội tín dụng và tiết kiệm xoay vòng để có thể phát triển.
Thứ ba, các địa phương nên có phương án hỗ trợ cho vay để đầu tư theo hướng hộ gia đình với những gói vay ưu đãi, kích thích phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt ở những địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và làng nghề. Bên cạnh đó, việc này cũng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vay vốn hợp pháp đa dạng, thuận tiện, đơn giản hơn, hạn chế việc người dân tìm đến nguồn tín dụng đen không hợp pháp. Hoạt động này sẽ thúc đẩy hành vi tài chính tích cực của người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn hợp pháp.
Thứ tư, trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện tại, cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các hoạt động liên quan đến công nghệ tài chính, nhất là ở khu vực nông thôn Việt Nam. Không thể phủ nhận những lợi ích về quản lý tài chính mà này đang hỗ trợ cho người dân. Công nghệ đang đơn giản hóa lĩnh vực tài chính, mang lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Theo đó, những giao dịch hay hoạt động tài chính chuyển tiền, đầu tư, thanh toán cá nhân và vay tiền ngân hàng… đều có thể được thực hiện qua thiết bị di động thông minh. Trên thực nghiệm khi tác giả đi thu thập bảng hỏi, tỷ lệ người dân tiếp cận và sử dụng các ứng dụng thanh toán điện tử, hay dùng thẻ ATM chiếm tỷ