Giọng Điệu Ngợi Ca, Mang Âm Hưởng Sử Thi


ngắt quãng đều đều, cân đối của niêm luật sẽ phá hủy sự ào ạt, mạnh mẽ của nó” [46, 150].

Trong trường ca Đường tới thành phố, tác giả đã sử dụng thể thơ văn xuôi trong trường đoạn mang tên Văn xuôi một người lính. Đây là trường đoạn tác giả để cho nhân vật trữ tình trực tiếp xưng “chúng tôi” để tự nói về mình. Những dòng tâm sự dường như đã chất chứa trong lòng người lính từ lâu, đến lúc này mới có cơ hội để bộc lộ vì vậy nó cứ tự nhiên tuôn chảy theo từng dòng thơ. Từ những bộn bề trong cuộc đời người lính: Chúng tôi đầy rừng, tắm giặt, hái rau, đào hầm, mơ mộng, sống đời thường suốt cuộc chiến tranh, yêu đời lính yêu luôn gian khổ”, hay những trăn trở của người lính cầm bút trong chiến tranh: “Dù hăm hở đến đâu bước chân anh cũng không sao đến được các trung đoàn. Trung đoàn hành quân, trung đoàn tăng gia, trung đoàn vây lấn, trung đoàn luồn sâu vu hồi đánh úp, xé kẻ thù trong thế cài răng lược khắp Tây Nguyên...”, đến cả quan niệm cầm bút của họ “Nhưng đừng viết về chúng tôi như cốc chén đứng trên bàn; xin hãy viết như dòng sông chảy xiết...” dường như tự nội dung đó đã tìm đến với hình thức thể hiện. Và cũng chỉ có thể thơ văn xuôi mới có thể ôm chứa hết những suy tư, trăn trở của nhân vật trữ tình người lính trong trường đoạn này.

Để miêu tả cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa nhân vật Biển với người lính trong Trường ca biển Hữu Thỉnh đã sử dụng thể thơ văn xuôi. Đó là cuộc gặp gỡ “lạ lẫm” giữa những người lính và biển cả: “Cuộc gặp gỡ của triệu năm với đứa con trận mạc. Không chỉ người lính lạ lẫm, chính biển lạ lẫm đầu tiên. Biển thốt lên “Người thắng trận sao mà hốc hác quá”. Những người lính cầm le te cành sú hoe vàng, cầm luôn cả một niềm che chở mới”. Hay những tâm sự làm đắng lòng người đọc “Tạm biệt em, nỗi éo le của anh, dang dở của anh, cay đắng của anh; tạm biệt cơn khát tình vằng vặc”...Cuộc đối thoại giữa Biển với người lính thực chất là một cuộc đối thoại nội tâm; nhờ những


dòng thơ văn xuôi mà tâm tư của một người lính hiện lên một cách chân thực và sâu sắc.

Như vậy thơ văn xuôi chính là một phương tiện hữu hiệu để nhà thơ khái quát hiện thực và diễn tả có khi là những cảm xúc ào ạt, mãnh liệt, có khi lại là những tâm sự ẩn sâu trong tâm tư nhân vật trữ tình.

Thể thơ tự do và thể thơ văn xuôi là hai thể thơ được nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng nhiều nhất. Đặc điểm riêng của hai thể thơ này dường như càng góp phần mạnh mẽ vào việc thể hiện những cung bậc tình cảm phong phú của nhà thơ. Nó tạo nên nét đặc sắc và sức hấp dẫn cho trường ca Hữu Thỉnh.

3.3. Giọng điệu

Trong tác phẩm văn học, giọng điệu không phải thể hiện ở riêng một yếu tố nào, mà nó thể hiện ở toàn bộ chỉnh thể. Từ cảm hứng, tư tưởng, tình cảm, chủ đề....đều được chuyển tải bằng một giọng điệu nào đó. Trần Đình Sử có viết: “giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể” [55, 248]. Vì thế, với thi pháp học, giọng điệu chính là hình thức mang tính nội dung, là yếu tố nội tại của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nó thẩm thấu trong tất cả các yếu tố của tác phẩm văn học. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trường ca Hữu Thỉnh có ba giọng điệu chính sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

3.3.1. Giọng điệu ngợi ca, mang âm hưởng sử thi

Với các trường ca hiện đại, đề tài chủ yếu nói về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta. Giọng điệu chính của nó là giọng anh hùng ca, ngợi ca, mang âm hưởng sử thi. Dù càng về sau, tính anh hùng ca ngày càng nhạt hóa, nhưng đó vẫn là giọng điệu xuyên suốt các tác phẩm. Những tác phẩm trường ca của Hữu Thỉnh cũng không phải là ngoại lệ. Không khí hào hùng hay tính chất anh hùng ca thấm đẫm trong trường ca của

Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 13


ông. Cuộc chiến tranh sẽ bi thương nếu ta chỉ nhìn thấy chết chóc, đau khổ; hơn thế, nếu không có chất anh hùng ca thì tự nó sẽ rơi vào nhàm chán. Bởi lẽ trường ca là những tác phẩm truyền tải những vấn đề lớn lao của dân tộc, bởi “nội dung của trường ca là các sự kiện có ý nghĩa toàn dân, toàn dân tộc, đó là chiến tranh, là cách mạng, là sự đổi thay, thử thách tồn vong của đất nước” [40, 216]. Lẽ đương nhiên Hữu Thỉnh đến với trường ca cũng không nằm ngoài khao khát tổng kết, nhận diện lại lịch sử, bộc lộ trách nhiệm và tình cảm của mình với dân tộc. Tất cả những điều lớn lao ấy tự bản thân nó đã mang tính sử thi và nội dung anh hùng ca.

Có thể khẳng định các trường ca của Hữu Thỉnh đều có cảm xúc chủ đạo là ngợi ca và mang âm hưởng sử thi. Đó là những khúc ca, ca ngợi dân tộc anh hùng, trong đó có những con người anh hùng, quê hương, hậu phương anh hùng. Đến với trường ca Sức bền của đất, người đọc lại được sống lại với những trang sử vẻ vang của dân tộc, nó như một động lực thôi thúc người lính hành quân ra trận:

Ngô Quyền nhìn người dân binh cuối cùng trước giáo gươm giặc tới Người lệnh cho thủy triều đầu quân

Sai rừng gỗ lim trùng trùng làm cọc. Trần Quốc Tuấn đại bản doanh trên nước Kế đầu tiên là kế nhân hòa

Lệnh đầu tiên: người hiền không bỏ sót

Đại yến của Quang Trung chỉ cơm nắm muối vừng Ăn trên mình ngựa...

(Sức bền của đất)

Đó là những trang sử anh hùng, là truyền thống được viết bằng máu của chính cha ông ta. Nó như một niềm thôi thúc thế hệ sau không quên truyền thống đó.


Đó còn là giây phút hành quân âm thầm mà ngùn ngụt sức mạnh ở bên trong:

Ta chao chân trên những mảnh bờ Lặng lẽ nhận sức bền của đất

Đạp cứ điểm lần theo từng dấu dép

Ta nhận ra màu bùn của những cánh đồng chiêm

(Sức bền của đất)

Nghĩa mẹ không chỉ là “chín tháng cưu mang”, mà còn là ở công lao dưỡng dục, dạy con biết yêu, ghét, biết thù bọn ác. Mẹ vừa là Tổ quốc, quê hương là nơi bình yên, là chỗ dựa tin cậy của mỗi đứa con trong lúc bình yên cũng như khi đất nước mình có bóng giặc ngoại xâm:

Mẹ là người chúng con nhớ nhất Đất nước ngày có giặc

Mẹ vẫn đỏ miếng trầu

Ấm một vùng tin cậy phía sau

(Sức bền của đất)

Đến với trường ca Đường tới thành phố ta sẽ được hòa mình vào chặng đường hành quân hối hả trong không khí dầu sôi, lửa bỏng của chiến tranh:

Con đường tấy lên như một lời thề Đất gọi ta

Làng gọi ta Nóng bỏng

Vịn vào cây ven đường nhẵn bóng Ngỡ như đồng đội đỡ ta lên


Hay :

(Sức bền của đất)


Đường ta đi gian khó chẳng mau quên Cả cái vấp cũng găm thành nỗi nhớ

(Đường tới thành phố)


Con đường hành quân vất vả nhưng “găm đầy nỗi nhớ”, con đường ấy sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người lính với bao buồn vui, tủi cực. Song tất cả sẽ hóa thành thơ khi người lính luôn hướng về lí tưởng cách mạng, về ngày mai tươi sáng.

Có khi đó là những gương mặt anh hùng, đó là hình ảnh người tư lệnh, người chiến sĩ lái xe tăng, đôi vợ chồng hoạt động ở vùng địch hậu... đó là anh bộc phá viên giỏi toán:

Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân đang chia cắt Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc bị chia đôi

(Đường tới thành phố)

Hay đó là người mẹ tảo tần sớm hôm “ra khẩu lệnh” cho người lính:

Mẹ đang đi gánh rạ giữa đồng

Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió

...những cánh đồng in dấu chân của mẹ Cứ ngày ngày ra khẩu lệnh cho tôi

(Đường tới thành phố)

Hay đó là đó là giây phút tự hào, với bao nỗi niềm sung sướng trong ngày Sài Gòn toàn thắng:

Những mặt người như cờ đỏ mới may Cả thành phố biến thành trẻ nhỏ

(Đường tới thành phố)

Hạnh phúc của chiến thắng hiện hình trên gương mặt mỗi con người. Cả thành phố náo nức lạ thường, ai nấy đều vui như trẻ nhỏ được tặng quần áo mới. Niềm vui chiến thắng khó nói hết được bằng lời. Không khí hào hùng vào ngày 30 tháng 4 như một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc, trở thành sự kiện không thể thiếu trong trường ca của Hữu Thỉnh cũng như của Thanh Thảo, Thu Bồn...


Có thể khẳng định nhờ có giọng điệu ngợi ca, cùng không khí hào hùng mang đậm chất sử thi đã tạo nên sức cuốn hút cho những bản trường ca của Hữu Thỉnh. Đó chính là không khí thời đại với những nội dung lớn lao: tình cảm thiêng liêng, trong sáng đối với đất nước trong những tháng ngày gian lao, là suy tưởng của cả một thế hệ được sinh ra và thử thách trong chiến tranh; đó là sự ngợi ca về những mất mát, sống còn của cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc...Nhờ đó khi đọc trường ca của Hữu Thỉnh, người đọc như được sống trong không khí thực nóng bỏng của những tháng ngày bom đạn chiến trường, hay niềm vui sướng đến tột cùng vào ngày đất nước giải phóng.

3.3.2. Giọng điệu xót thương, cay đắng

Bên cạnh giọng điệu ngợi ca mang âm hưởng sử thi, đọc ba bản trường ca của Hữu Thỉnh người đọc còn bị ám ảnh bởi những mất mát, hy sinh của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Dưới chân bức tượng đài chiến thắng bao giờ cũng là máu và hoa. Hiện thực không thể bị lu mờ khi chiến tranh đi qua, bởi đó là những gì thật nhất, nhân sinh nhất về cuộc chiến tranh. Chính điều đó đã tạo cho trường ca của Hữu Thỉnh nói riêng và các nhà thơ khác nói chung một giọng điệu chung đó là giọng điệu xót thương, cay đắng.

Đọc trường ca của Hữu Thỉnh, chúng tôi nhận thấy ở cả ba bản trường ca đều có những khám phá về chiến tranh sâu sắc, thành thực và không né tránh. Bởi né tránh lúc này sẽ trở thành dối trá. Hơn nữa, là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh, hơn ai hết Hữu Thỉnh có được những trải nghiệm thật nhất về cuộc chiến tranh, hơn ai hết chính ông là người cảm nhận được những mất mát, hy sinh do chiến tranh gây ra.

Nhà thơ nhìn lại cuộc chiến tranh trong niềm vui sướng hào hùng và cả những mất mát khôn nguôi. Ông viết về những hy sinh rất cụ thể, từ đó tội ác của quân thù hiện lên trần trụi, ghê sợ:

Nó ròng xuống xác một người lính Bị chặt đầu


Chân còn dép, chân không Máu anh bỏng xuống núi ngàn

Đời anh treo một dấu than giữa trời

(Đường tới thành phố)

Không chỉ đề cập đến những mất mát hy sinh của dân tộc ta, các trường ca của Hữu Thỉnh bắt đầu tập trung đến con người cá nhân. Chiến tranh đã qua, cùng với vấn đề dân tộc, cộng đồng, con người cá nhân trở thành đối tượng được các nhà thơ quan tâm nhiều hơn. Hạnh phúc cá nhân của con người được đặt ra đầy sức ám ảnh; con người còn lại được gì sau chiến tranh? Hình ảnh những người dân tội nghiệp, đói rách đi tìm miếng ăn thực sự làm người đọc ám ảnh:

Người đi mò trai chết bởi thuồng luồng Chết vì rắn mới nhận ra rắn độc

..Cha mẹ đi tìm miếng ăn

Treo con trên cây kiến bâu đầy mặt Tìm thấy miếng ăn

Quay về

Con đã chết

Miếng ăn rơi như máu rụng trong rừng..

Tiếng hú bật ra vụt tắt ngang chừng

(Sức bền của đất)

Câu thơ dội vào lòng người đọc một sự đắng chát bởi cuộc đời khó nhọc của người dân. Nhân dân đang chìm trong đêm đen nô lệ, đang oằn mình bởi kế sinh nhai. Câu thơ không có một lời kể tội ác của quân xâm lược, song tự nó đã phơi bày bộ mặt tham tiền, khát máu, vô nhân đạo của chúng.

Qua ba bản trường ca có thể thấy, Hữu Thỉnh đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ. Những người mẹ, người vợ chờ đợi đến mòn mỏi không thấy


chồng, con quay trở về sau cuộc chiến tranh. Những trái tim bằng máu thịt ấy đâu phải sắt đá mà không biết đau? Họ sẽ sống ra sao khi những trụ cột trong gia đình lần lượt mất đi? Là phụ nữ nên họ cũng có những khát khao đầy nữ tính: thiên chức làm mẹ, được che chở, yêu thương...Tất cả dường như quá xa vời với họ trong cuộc chiến tranh. Thấm thía biết bao khi nghe lời tâm sự trong lá thư của vợ người lính Tư lệnh viết cho chồng năm 1972:

Chúng em chẳng sợ địch lùng Đêm về sợ tiếng ru con trên đài

(Đường tới thành phố)

Bom đạn, địch lùng các chị coi thường, nhưng khát khao được làm mẹ luôn là nỗi giày vò lớn nhất. Các chị “sợ” tiếng ru con, “sợ” cái khát khao đời thường làm mềm lòng mình trong chiến đấu. Ta thấy thảng thốt trước hiện thực đầy sức ám ảnh đó. Đó là cái “sợ” mang đầy tính nhân văn, cái “sợ” rất người. Thì ra, không ai khác, chính người phụ nữ, những người vợ, người mẹ là người chịu thiệt thòi nhất sau chiến tranh:

Mẹ đang xếp lại cho anh những bộn bề giá sách Nhưng nhớ thương thì biết xếp vào đâu

(Đường tới thành phố)

Như vậy, nhờ có vốn sống thực tế, cách tư duy sâu sắc và thành thật trong cách nhìn mà Hữu Thỉnh đã tái hiện cuộc chiến tranh như bản chất của nó. Điều đó đã lí giải vì sao, bên cạnh giọng ngợi ca, anh hùng ca thì trường ca hiện đại nói chung và trường ca của Hữu Thỉnh nói riêng đều có giọng xót thương, cay đắng. Đó chính là những mất mát, hy sinh, những góc khuất mà không gì có thể bù đắp được. Nó như một vết thương lòng lẩn sâu vào tâm khảm những con người đã đi qua cuộc chiến tranh. Đọc trường ca của Hữu Thỉnh đã giúp cho thế hệ chúng tôi (sinh ra và lớn lên trong thời bình) thấm thía hơn những gì cha ông ta đã trải qua. Nó thực sự là những thước phim tài

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí