Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 12


Và những câu thơ thấm đượm hồn sắc dân gian:

Người xanh người đỏ Gánh gió leo dây Bắc thang hỏi trời Đèn khêu trước bão

(Thư mùa đông – Một ngày)

Ở một số bài thơ tình, Hữu thỉnh có một cách nói riêng, mang hơi hướng của những câu ca dao trữ tình, đằm thắm:

Anh nhớ em như cơn mưa tích nước Cứ chực òa chỉ một cớ không đâu

(Có một điều như thế)

Ngoài ra, thơ Hữu Thỉnh, các yếu tố mượn từ sáng tác dân gian xuất hiện dày đặc như các từ: “Mái gianh”, “bến sông”, “hạt thóc”, “cây cau”, “hoa gạo”....Đặc biệt trong trường ca Sức bền của đất, nhà thơ miêu tả cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc bằng những chất liệu dân dã, gần gũi với người dân nơi xóm mạc. Vốn là người lính xuất thân từ nông dân, hơn ai hết ông cảm nhận rò cuộc sống của chính mình, của những người thân nơi quê hương. Trước những vấn đề lớn của đất nước, Hữu Thỉnh đã lí giải bằng cách nói riêng, giản dị mà sâu lắng:

Chiến dịch mở ra khi thời vụ bắt đầu Mang cái rét riêng hai đi bám giặc Mang chất thép định hình trên bàn cát

Qua những cánh đồng đang sủi tăm phù sa Ta chao chân trên những mảng bờ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Lặng lẽ nhận sức bền của đất

(Sức bền của đất)

Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 12

Song, điều đáng nói là, Hữu Thỉnh đã sử dụng những thi liệu dân gian quen thuộc để chuyển tải tư duy thơ hiện đại mới mẻ của mình. Hình ảnh “chuyến đò đầy” trong ca dao :


“Mình về anh dặn câu này Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua”

Đã được Hữu Thỉnh vận dụng sáng tạo và tài tình để tạo dựng một “chuyến đò” số phận của một người phụ nữ nhan sắc từng đằng đẵng suốt hai mươi năm “chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền”, khắc khoải chờ chồng:

Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc

(Đường tới thành phố)

Con “đò đầy” trong ca dao khi đi vào trong thơ ông đã trở thành một biểu tượng đầy ám ảnh về sự mất mát hy sinh thầm lặng mà vô cùng lớn lao của người phụ nữ trong chiến tranh. Đây cũng là cách tạo tứ thơ, ý thơ, biểu tượng thơ – tiêu biểu cho sự vận dụng, chuyển hóa tài hoa và tinh tế văn học dân gian, được vận dụng phổ biến trên nhiều cấp độ trong cả hành trình sáng tạo và tạo nên vẻ hấp dẫn, độc đáo trong phong cách thơ Hữu Thỉnh.

Qua việc tìm hiểu chất liệu dân gian trong trường ca của Hữu Thỉnh ta thấy được Hữu Thỉnh đã xây dựng một “lâu đài” văn học dân gian trong những bản trường ca của mình. Chính ông đã làm cho kho tàng văn học dân gian thêm phong phú; ông đã tô điểm cho “ngôi đền” văn học dân gian thêm lung linh, khởi sắc. Đó là những ảnh hưởng không thể không nói đến. Bởi nó đã thấm sâu, ăn nhập vào những bản trường ca và những tác phẩm thơ ca của ông như một lẽ tự nhiên. Chẳng vậy GS. Phong Lê đã khẳng định: “Nét đặc trưng này cũng là một điểm mạnh và là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ Hữu Thỉnh, làm nên nét đặc sắc trong thơ anh” [34, 410].

3.1.3. Ngôn ngữ thơ sáng tạo mới mẻ

Đối với mỗi nhà thơ chân chính, sáng tạo ngôn ngữ thơ ca là một công việc đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng nghỉ. Đối với Hữu Thỉnh cũng vậy, trong suốt chặng đường thơ của mình, ông đã có những đóng góp ý nghĩa cho


việc sáng tạo và hoàn thiện ngôn ngữ thơ ca Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đi sâu khai thác cái hay, cái đẹp của văn học dân gian, Hữu Thỉnh còn không ngừng mài dũa ngôn từ để có thể phản ánh một cách sâu sắc về mọi vấn đề đời sống xã hội và tâm hồn con người, nhất là việc tác giả dụng công sáng tạo cái mới làm “lạ hóa” ngôn ngữ thơ. Những từ, những câu thơ in đậm dấu ấn cá nhân nhà thơ.

Thế mạnh của Hữu Thỉnh là ở cảm giác, thông qua cảm giác, nhờ cảm giác, nhà thơ có thể cụ thể hóa một cách tài tình những sắc thái xúc cảm mơ hồ nhất. Sự kết hợp giữa cái vô hình và cái hữu hình, cái cụ thể và cái trừu tượng không còn là thao tác xa lạ đối với thơ hiện đại. Điều quan trọng là phải tạo ra cái mới, cái dấu ấn sáng tạo riêng trên cơ sở nguyên tắc chung ấy. Hữu Thỉnh tỏ ra thuần thạo và có nhiều thành công trên phương diện này. Ông có nhiều hình ảnh thơ lạ và bất ngờ: “Chị làm anh sững sờ khói bếp”, “Chúng tôi bơi trong thương nhớ của riêng mình”, “Đất nước theo em ra ngò một mình”, ”Cô đơn đầy đường không ai thèm nhặt”...Một tần số cực lớn những câu thơ có sự kết hợp giữa cái hữu thể và cái vô hình, đa phần đó lại là những câu thơ hay: “Vịn vào tiếng hát”, “cười rung bè rau muống”, “Xiêu vẹo đỡ một hoàng hôn rách rưới”, “Nụ cười ẩn giữa binh đao”, “Bắt gặp tình thương đi đưa đám hận thù”, “Buồn như lá sen rách”, “Cầm thời gian lên soi”, “Cả đất trời say sóng ở Trường sa”...đã khẳng định đây là một “đặc điểm thi pháp” nổi trội, một ưu thế của thơ Hữu Thỉnh.

Việc sử dụng những định ngữ nghệ thuật làm cho sự vật mô tả trở nên cụ thể hóa, vật chất hóa gần sát lại với người đọc, kích thích mạnh vào giác quan, trí tưởng tượng đối với người đọc như: “Chỉ thấy vầng trăng cuối tháng mới quăng lên” (Chuyến đò đêm giáp ranh – Tiếng hát trong rừng); “Mẹ dắt tôi qua những miệng vực sâu của mọi sự rủi ro” (Trường ca biển); “Tháng hai buồn tiếng thạch sùng kêu” (Trường ca biển); “Bàn chân lính đánh vần trên đất đai tổ quốc” (Trường ca biển)...


Từ ngữ trong thơ Hữu Thỉnh luôn mang một dáng dấp hiện đại trong cách kết hợp và lựa chọn, giàu giá trị tạo hình, gợi cảm. Trong một câu thơ, đoạn thơ ta thường xuyên bắt gặp những “nhãn tự” như: “Nước ngấn lưng đê

sẫm lời mẹ dặn” (Sức bền của đất); “Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền”, “Trận rét rừng xoắn tím cả làn môi” (Đường tới thành phố)...

Qua cuộc khảo sát trên cho ta thấy tài năng của Hữu Thỉnh trong việc sáng tạo và cách tân ngôn ngữ thơ. Đọc những bản trường ca cũng như những tác phẩm thơ của Hữu Thỉnh chúng ta thấy ông đã nhuộm những câu thơ của mình bằng tiếng nói của tâm hồn chân thành và một tài năng yêu thơ cháy bỏng. Ông đã tạo cho mình một hình thức ngôn ngữ thật đặc biệt, vừa thông dụng, gần gũi với đời sống mà vẫn không đánh mất chất thơ của chúng. Mượn ngôn ngữ dân gian nhưng ngôn ngữ đó được vận dụng, được tái tạo qua một tư duy thơ hiện đại. Đặc biệt cách nhà thơ sáng tạo ra những từ ngữ mới lạ, độc đáo tạo được ấn tượng và sự hấp dẫn đối với người đọc. Có lẽ chính vì điều này mà thơ ca của Hữu Thỉnh luôn được đông đảo bạn đọc đón nhận.

3.2. Thể thơ

3.2.1. Thơ tự do

Thơ tự do là một thể loại mà trong đó hình thức cơ bản của bài thơ không hề bị ràng buộc bởi những qui tắc nhất định về câu chữ, niêm, đối...Chính nhờ sự thoải mái này mà thơ tự do chiếm được ưu thế trong khi diễn tả những cung bậc tình cảm, những nỗi lòng riêng chung vốn vô cùng phức tạp, phong phú trong thế giới nội tâm của nhà thơ. Các nhà thơ tìm thấy một chân trời rộng rãi cho sự sáng tạo hình thức mỗi bài thơ.“Nhưng thơ tự do lại khác với thơ văn xuôi ở chỗ văn bản không có chỗ phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn khác nhau” [23, 217].


Cũng từ lẽ đó mà ngay từ phong trào thơ mới, thơ tự do đã xuất hiện và ngay lập tức nó khẳng định được ưu thế của mình. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, thơ tự do ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền thơ ca hiện đại. Cũng bởi lẽ, để phù hợp với nhu cầu của thời đại, đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh được những khía cạnh mới mẻ, phong phú, đa dạng của cuộc sống muôn màu muôn vẻ này; qua đó chuyển tải được thế giới tư tưởng, tình cảm phong phú của nhà thơ trong thời đại mới.

Đặc điểm của thơ tự do là sự co giãn linh hoạt của câu thơ, câu thơ có thể mở rộng, kéo dài hàng chục chữ, nhiều dòng in, có thể xếp thành “bậc thang”, để tô đậm nhịp điệu ở câu thơ, có thể xen kẽ câu dài ngắn. Một đặc điểm nữa là thơ tự do thường phá khổ không theo bốn dòng hoặc 6 dòng đều đặn.

Ở trường ca, người đọc bắt gặp một thế giới hiện thực đời sống chiến tranh muôn màu muôn vẻ, bề bộn, sôi động, ào ạt..dường như nó rất phù hợp với thể thơ tự do; nó phù hợp với yêu cầu nội dung, dung nạp được nhiều liên tưởng, suy nghĩ thích hợp với sự vận động của tư duy nghệ thuật, vần điệu cũ, khuôn thước cũ không thể ôm chứa được một thế giới rộng lớn như vậy. “Đó là cơ sở để thơ tự do phát triển và từ đó mở đến thơ không vần, thơ văn xuôi, thơ dài và trường ca đáp ứng nhu cầu chuyển tải, ôm chứa được tối đa những vấn đề của đời sống tâm trạng” [28, 53].

Hữu Thỉnh đã phát huy được ưu thế của thể thơ này và sự xuất hiện của nó tương đối nhiều trong thơ ông nói chung và trường ca nói riêng. Thể thơ này dường như cũng thích hợp hơn cả với giọng điệu của Hữu Thỉnh.

Có lẽ, khi chọn thể thơ này, Hữu Thỉnh muốn thể hiện một cảm xúc phóng túng, tự do mà không bị lệ thuộc vào niêm luật, câu chữ. Câu thơ dồn nén, co duỗi một cách nhịp nhàng, có khi từ ba âm tiết giãn ra thành mười âm tiết rồi đột ngột còn hai âm tiết:

Anh xa em Trăng cũng lẻ


Mặt trời cũng lẻ

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến Dù sóng đã làm anh

Nghiêng ngả Vì em

(Thơ viết ở biển – Thư mùa đông)

Với riêng trường ca, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy Hữu Thỉnh sử dụng thể thơ tự do là thể chủ đạo. Ta bắt gặp rất nhiều câu thơ co duỗi như đoạn thơ:

Cha mẹ đi tìm miếng ăn

Treo con trên cây kiến bâu đầy mặt Tìm thấy miếng ăn

Quay về

Con đã chết

Miếng ăn rơi như máu rụng trong rừng

(Sức bền của đất)

Chính thơ tự do đã giúp cho câu thơ luôn biến hóa, tránh được cảm giác nặng nề, đơn điệu. Ở thể thơ này Hữu Thỉnh tỏ ra phóng khoáng trong cách diễn đạt. Dường như thơ tự do đòi hỏi nhà thơ phải nói bằng giọng thật, gần với nội dung hiện thực. Có những câu thơ tác giả không câu nệ vào vần luật, phép tắc song người đọc vẫn cảm nhận được chất thơ ở trong đó:

Còng gạo lấy măng ngủ hầm lau súng Lau súng ngủ hầm còng gạo lấy măng Cao nguyên mênh mông


Đồng cỏ mênh mông Và gió nữa

Trời ơi ta khát gió

(Sức bền của đất)

Câu thơ bật lên một nỗi thèm khát hạnh phúc mà không gì diễn tả nổi. Những khó khăn của người lính và cả những khát vọng vẫn ngày ngày đi cùng họ trong những cuộc chiến và cả những lúc nghỉ ngơi.

Hình thức bên ngoài của thơ tự do quả là không có giới hạn, nhưng dồn nén trong nó những bất ngờ và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa xúc động. Đó là hình ảnh người lính bị “mịt mù bão cát”, bị “bão bứt anh khỏi đảo”, đọc những đoạn thơ ấy trong ta dấy lên một sự sợ hãi, trống vắng đến rợn người:

Anh chẳng nghe thấy gì ngoài toàn thân lạnh toát Bão bịt hết lối về

Cửa nhà xác mênh mông Mẹ ơi!

Mẹ không biết con đang một mình giữa biển Biển có tất cả để xóa con bất cứ lúc nào

Còn con thì tay trắng

(Trường ca biển)

Cùng với Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật...Hữu Thỉnh đã mang đến cho thơ tự do một hơi thở mới. Không triết lí, hùng biện như Chế Lan Viên, không tếu táo như Phạm Tiến Duật, giọng điệu thơ tự do Hữu Thỉnh là sự chất chứa của xúc cảm bằng sự chiêm nghiệm sâu xa, sắc sảo, tinh tế mà vẫn bình dị.

Chiếm phần lớn trong số những sáng tác của Hữu Thỉnh nói chung và trường ca nói riêng, thơ tự do đã làm nên một diện mạo phong cách thơ ông. Nó đã thể hiện được nội dung phong phú của cuộc sống, chứa đựng được hiện


thực ngồn ngộn của cuộc kháng chiến chống Mỹ lúc bấy giờ. Tuy tận dụng triệt để thế mạnh của thơ tự do song thơ Hữu Thỉnh vẫn giữ được nhịp thơ đều đặn, nhẹ nhàng, êm đềm, ngọt ngào mà ít thấy sự phá cách dữ dội thường gặp ở một số nhà thơ khác như Chế Lan Viên hay Nguyễn Khoa Điềm.

Trước hiện thực cuộc sống rộng lớn, Hữu Thỉnh luôn có ý thức tạo ra sự thay đổi các thể thơ sao cho biểu đạt được nhiều phương diện nội dung, sắc thái thẩm mĩ và tránh được sự đơn điệu, tẻ nhạt. Chính vì lẽ đó mà ông luân phiên sử dụng nhiều thể thơ: Thơ 4 chữ, thơ ngũ ngôn, thơ 7 chữ, thơ lục bát, thơ văn xuôi, thơ tự do. Song nhìn chung nét nổi bật trong các thể thơ Hữu Thỉnh là “có sự kết hợp phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lí và độ xúc cảm tràn trào, giữa sự hiền hòa lắng đọng và mãnh liệt sục sôi, giữa khả năng viết những tác phẩm trường ca dài và thơ trữ tình ngắn” [69, 45].

3.2.2. Thơ văn xuôi

“Thơ văn xuôi là loại thơ trữ tình có cấu trúc câu giống văn xuôi, câu nọ tiếp câu kia không xuống dòng, gần như không vần, nhịp điệu không mang đầy đủ tính chất cố định, mạch câu chảy tràn không chịu ràng buộc theo niêm luật nào, là sự dãn ra của các hình thức thơ tự do, rất dạt dào tình ý và cảm xúc” [46, 147]. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy thơ văn xuôi là một thể loại được Hữu Thỉnh chỉ sử dụng trong các trường ca. Trong một câu thơ văn xuôi, các nhân vật, sự kiện của quá khứ, hiện tại, tương lai có khi cùng ào về một lúc và người đọc chấp nhận câu thơ văn xuôi trong mạch chảy chung của trường ca. Hữu Thỉnh thường tìm đến với thể thơ văn xuôi để thể hiện những vấn đề lớn lao hay diễn tả cảm xúc dồn nén tràn đầy đến mức không thể dừng lại. Những nội dung hiện thực phong phú hoặc tâm trạng nhân vật bộn bề, chất chứa, xô đẩy khiến câu thơ phải bung ra hết cỡ và trở thành những câu thơ văn xuôi. Đúng như Lê Lưu Oanh đã khẳng định: “Có nhà thơ đến với thơ văn xuôi như sự tuôn trào dòng cảm xúc mạnh, một cảm xúc mà bất cứ sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022