Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 14


liệu quí giá giúp cho chúng tôi hiểu về cuộc chiến đấu của dân tộc ta một cách đầy đủ, toàn diện hơn.

3.3.3. Giọng điệu trữ tình, triết lí

Giọng điệu trữ tình, triết lý trong trường ca hình thành xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất, xuất phát từ đặc trưng thể loại, trường ca là các tác phẩm trữ tình giàu chất trí tuệ, có khả năng tổng hợp cao và phạm vi phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn ở cả bề rộng và chiều sâu. Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu nhận thức bản thân và thời đại của nhà thơ. Trong các trường ca, các tác giả luôn nhằm thể hiện những suy tưởng sâu sắc về những vấn đề liên quan đến số phận lịch sử cộng đồng và số phận cá nhân đặt trong tương quan rộng lớn số phận của dân tộc ở những thời điểm phản ánh rò nét nhất những biến cố lịch sử mang đậm dấu ấn thời đại.

Trong văn học chống Mỹ, các trường ca đã bộc lộ rò sự trăn trở, khao khát đào sâu bản chất, ý nghĩa của những vấn đề lớn lao của dân tộc và nhân loại. Mỗi trường ca, do đó, không chỉ thể hiện tầm vóc tư tưởng và tài năng riêng của nhà thơ mà còn hàm chứa tư tưởng, nhận thức chung cả dân tộc... Các nhà thơ không chỉ xác định vị trí của mình trong dòng lịch sử lớn đang vận động, mà còn nói lên được những suy ngẫm, khát vọng của nhiều thế hệ. Từ sau năm 1975, các trường ca "từ điểm nhìn hiện tại,... phóng chiếu cái nhìn sâu xa về lịch sử đất nước - một lịch sử oai hùng nhưng cũng không ít thương đau và bất hạnh. Ý thức nói nhiều về bi kịch khiến cho các tập thơ không rơi vào tụng ca dễ dãi mà thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của các nhà thơ về thế thái nhân tình trong sự chuyển động không ngừng của lịch sử.

Do ảnh hưởng nhiều ở chất liệu dân gian nên giọng điệu trong trường ca của Hữu Thỉnh thường mềm mại chứ không gân guốc. Đó là giọng điệu trữ tình, ngọt ngào, tự nhiên:

Con không dám nhìn mẹ lâu Mái chèo khua sóng đánh


Nước ngấn lưng đê sẫm lời mẹ dặn Mùi trầu cay ấm hoài trên vai

(Sức bền của đất) Đôi lúc đó là những lời tâm sự của những người lính trẻ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Sốt ruột làm sao Học hành dở dang Yêu đương vội vã

Phải phí bao thời gian vì bọn chó

Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 14

(Sức bền của đất)

Câu thơ chứa đựng bao nuối tiếc tuổi học trò mơ mộng và xen lẫn sự hờn căm ngùn ngụt quân xâm lược. Câu thơ tự nhiên như một lời kể, nó như một lời giãi bày, tâm sự của bao người lính trong chiến trận.

Song điều đáng nói là ở ba bản trường ca, Hữu Thỉnh đã có những trải nghiệm, triết lí, tư duy về lẽ sống, về cuộc đời. Câu thơ của Hữu Thỉnh không chỉ là những lời trữ tình, mềm mại mà nó còn hàm chứa trong đó bao triết lí về nhân sinh, lẽ đời.

Đó có thể là những triết lí hết sức bình dị:

Ra sông lấy sóng mà yêu’

Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin

(Sức bền của đất)

Câu thơ như một lời nhủ thầm mà vô cùng thấm thía. Thì ra để đi đến chiến thắng trước hết mỗi người lính phải làm chủ được hoàn cảnh và làm chủ được chính mình. Đó chính là “chìa khóa” giúp người lính tìm được con đường sống và tự do, hạnh phúc.

Có khi là những trải nghiệm đắng lòng trong cuộc sống, thành bài học cho những kẻ đi sau:



Hay:

Mây thật gần mà cũng quá xa xăm

Có bao điều đáng quên mà thật khó quên Bão hắt ra từ những người đứng cạnh

Ta đã phải bao phen gọt mình và vót nhọn Bao dốc dựng vượt qua chẳng thú vị gì

(Sức bền của đất)

- Anh có biết bơi không: Người lính nói:

- Không phải ai cũng biết bơi. Thế mà sao vẫn rất nhiều cái huơ tay hãnh tiến

Biển nói:

- Họ đang bơi trên số phận của mình

(Trường ca biển)

Cuộc sống sau chiến tranh không bình lặng như ta tưởng, “gió, bão” và cả những toan tính, bon chen vụ lợi vẫn đang ngự trị trong cuộc sống. Cuộc sống không chỉ có riêng màu hồng, phải chăng Hữu Thỉnh đã giúp chúng ta hiểu thấm thía hơn điều đó. Lý giải cuộc đời và số phận con người cũng như bản chất thực của cuộc sống là điều cốt yếu đằm sâu trong dòng suy tư của nhà thơ.

Đọc Trường ca biển ta thấy một cái tôi trữ tình với bao suy tư, trăn trở về lẽ đời, về cuộc sống bao bộn bề, đa tạp này. Nó như một niềm hối thúc ta hãy sống thật với lòng mình, xóa bỏ cái ác, cái xấu để cho cái đẹp, thiện nảy lộc, đâm chồi. Phải chăng đó là điều nhà thơ day dứt nhất?

Như vậy, một trong những thành công của trường ca hiện đại nói chung và trường ca Hữu Thỉnh nói riêng là giọng điệu trữ tình, triết lí. Thiết nghĩ đó cũng là điều dễ hiểu bởi họ - những người lính đã đi qua chiến tranh, trực tiếp


chứng kiến những được, mất của dân tộc sẽ có cái nhìn trọn vẹn hơn về cuộc chiến tranh và cuộc sống. Những trải nghiệm ấy đã được đánh đổi bằng máu và nước mắt. Ta hình dung ra một Hữu Thỉnh với bao suy tư, trăn trở, một tư duy luôn đấu tranh, vật lộn giữa cái ác, cái xấu với cái chân, thiện, mĩ. Những vấn đề suy tư, triết lý trong trường ca Hữu Thỉnh không gì khác là những vấn đề nhân sinh muôn thuở của con người: sự sống, cái chết, niềm hạnh phúc và sự đau khổ. Nhức nhối trong tâm thức anh là con đường tìm kiếm và khám phá hạnh phúc thật của con người. Đó là sự khao khát và là mục đích sống của bao thế hệ. Bản chất của cuộc sống là sự tồn tại biện chứng của những mặt đối lập, sự sống và cái chết, niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau...


PHẦN KẾT LUẬN


1. Là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh và các bạn bạn bè cùng trang lứa đã góp sức mình làm cho dàn đồng ca của thơ chống Mỹ thêm khởi sắc và đa dạng. Với sự từng trải, tinh tế của một người luôn khát khao sống hết mình, sống đẹp trước cuộc đời đa tạp này, Hữu Thỉnh đã dần dần khẳng định được tài năng thơ của mình qua những giải thưởng văn học cao quí. Cùng với các tập thơ, ba bản trường ca Sức bền của đất, Đường tới thành phố, Trường ca biển đã khẳng định một cách chắc chắn tài năng của Hữu Thỉnh. Cùng với Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm...Hữu Thỉnh đã kịp chạm khắc cho mình một gương mặt riêng, độc đáo trong số những cây bút đạt được thành tựu ở thể loại trường ca. Với đề tài Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói về thể loại trường ca nói chung và phong cách thơ Hữu Thỉnh nói riêng.

2. Đến với trường ca Hữu Thỉnh, người đọc đặc biệt ấn tượng với thế giới hình tượng độc đáo, mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà thơ. Đó là hình tượng người lính khi đối diện với hiện thực khốc liệt của chiến tranh; đó là tâm trạng đa chiều của người lính trong chiến trận, là khát vọng hoà bình và hành trình đi tới chiến thắng. Đó là hình ảnh người mẹ tảo tần, giàu đức hy sinh, là điểm tựa vững chắc nơi hậu phương cho người lính; hình ảnh những người chị, người vợ đã làm thổn thức bao trái tim bạn đọc bởi sức chịu đựng bền bỉ và cả những góc khuất của họ trong chiến tranh. Đó là hình tượng tổ quốc, đất nước vừa dung dị, vừa hào hùng, trải qua bao đau thương, gian nan, mất mát vẫn tươi thắm, nồng hậu. Đó là hình tượng biển gắn với bao suy tư, chiêm nghiệm của nhà thơ về lẽ đời, lẽ người...Bằng thế giới hình tượng phong phú, cùng với tài năng của một con người từng trải, tinh tế, Hữu Thỉnh đã tạo cho mình một vị trí quan trọng trên thi đàn hiện đại. Là một trong những nhà thơ luôn có những suy tư, trăn trở về thơ, nghề thơ Hữu Thỉnh đã


có những tìm tòi, khám phá mới về hình thức nghệ thuật đạt giá trị nghệ thuật cao. Tự nhận mình là người đi ra từ ngôi đền văn học dân gian, Hữu Thỉnh đã sử dụng ngôn ngữ hết sức tự nhiên, dung dị mà rất đỗi tinh tế. Ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh thấm đẫm hương vị dân gian, gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Lớp từ ngữ thông dụng của đời thường cùng với lớp từ ngữ được tiếp nhận sáng tạo từ văn học dân gian truyền thống được Hữu Thỉnh sáng tạo qua tư duy thơ hiện đại. Không chỉ vậy, để chuyển tải được những nguồn cảm hứng đa dạng, phong phú và cái tôi đa diện của mình, Hữu Thỉnh đã sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ. Viết về đề tài chiến tranh với quan điểm nhìn thẳng, nói thật nên bên cạnh giọng điệu ngợi ca mang âm hưởng sử thi, trường ca của Hữu Thỉnh còn thể hiện giọng điệu xót thương, cay đắng và giọng điệu triết luận trữ tình sâu sắc.

3. Với thể loại trường ca Hữu Thỉnh đã góp tiếng nói riêng, độc đáo của mình vào dàn hợp xướng của những bản trường ca trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Là người từng trải, cùng vốn sống phong phú và quan điểm viết không chối từ sự thật, nhìn thẳng vào sự được, mất sau cuộc chiến tranh, Hữu Thỉnh đã thành công với ba bản trường ca của mình. Những bản trường ca của ông không còn là những câu chữ khô khan nữa mà đã có đời sống riêng của nó, chiếm được cảm tình và sự tin yêu của người đọc. Điều này lí giải vì sao ông được nhận nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật cao quí.

Không chỉ là chứng tích một thời, thơ Hữu Thỉnh là lời tự bạch chân thành và đúc kết những trải nghiệm sâu sắc trước cuộc đời, xuyên suốt cả chặng đường sáng tạo. Thơ Hữu Thỉnh nói chung và trường ca của ông nói riêng sẽ sống mãi trong lòng độc giả bởi vẻ mộc mạc, chân chất và hơn hết là một tâm hồn luôn trăn trở và cống hiến hết mình cho ngôi đền thơ của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristot (2007), Nghệ thuật thi ca, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (1984), “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca”, Tạp chí văn học, (4).

3. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (1988), 150 thuật ngữ, Nxb ĐHQG.

5. Mai Bá Ấn (2009), Đặc trưng trường ca Thu Bồn – Nguyễn Khoa Điềm – Thanh Thảo, Nxb Hội nhà văn.

6. Đào Thị Bình (1999), Trường ca của các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ,

Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN.

7. Đào Thị Bình (2008), Thể trường ca trong Văn học Việt Nam từ 1945 – cuối TK XX, LATS, ĐHSPHN.

8. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề về văn học so sánh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Phạm Tiến Duật (1981), “Nhân bàn về trường ca, đôi điều nghĩ về hình thức”, Văn nghệ Quân đội, (4).

11. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình (Nhìn từ góc độ loại hình),

LATS Ngữ văn, Hà Nội.

12. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Hoàng Điệp (2008), “Hữu Thỉnh với thể loại trường ca”, Tạp chí Văn học,

(3).

14. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Nguyễn Đăng Điệp (2003), “Hữu Thỉnh và quá trình đổi mới thơ ca”, Tạp chí Văn học, (4).

16. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn Cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


17. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Hà Minh Đức (2004), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Hà Minh Đức (2001), Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên, (Đồng chủ biên 2006), Thơ ca Việt Nam

– hình thức và thể loại, Nxb ĐHQGHN .

21. Trần Mạnh Hảo (1996), “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4).

22. Trần Mạnh Hảo (1995), Thơ phản thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN.

24. Hêghen (1999), Mỹ học (Phan Ngọc dịch), Nxb Văn học, Hà Nội

25. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du.

26. Đặng Hiển (2007), “Dài rộng với thời gian”, Báo Văn nghệ, (8).

27. Mai Hương (1980), Đọc “Đường tới thành phố”, Tạp chí Văn học, (3).

28. Mai Hương (2001), “Thơ Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh cách mạng”,

Tạp chí Văn học, (6).

29. Đỗ Văn Khang (1982), “Từ ý kiến về trường ca sử thi của Hêghen đến trường ca hiện đại của ta”, Tạp chí Văn học.

30. Lê Văn Khoa (1982), “Những ý kiến về anh hùng ca Đam San”, Tạp chí Văn học.

31. Mã Giang Lân (1988), “Thử phân định ranh giới giữa trường ca và thơ dài”, Tạp chí Văn học, (5,6).

32. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Mã Giang Lân (1982), “Trường ca, vấn đề thể loại”, Tạp chí Văn học, (6).

34. Phong Lê (1991), “Nhận dạng văn học Việt Nam sau 1945”, Tạp chí Văn học, (4).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022