Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 16


lưng, mật treo lên trán, ruột lộn xoắn dây thừng, không nên vác dậu đi ăn xin, vác điêng đi ăn mày, ốc nào ốc chẳng ăn bùn, hổ nào là hổ ăn chay, con trâu nhai mất cái lưỡi, co diều tha cặp môi

Có khá nhiều cụm từ cố định của người Tày từ xa xưa được tác giả dịch ra như: đeo đẫy gánh gồng, thịt đầy chân mập, mẹ đất, mẹ hoa, mười hai con sức, đội rế nồi mười hai quai

Một nét đặc sắc nữa trong cách sử dụng từ ngữ của Vi Hồng là việc tác giả đan cài những bài đồng dao, những câu lượn. Đó là bài đồng dao con rái cá:

“ Con cá bằng cánh cửa Rái cá bằng cục cứt cá Bơi ba ngày chưa kịp Chín ngày nhăn răng. Con cá bằng ngón tay

Bắt được tao nhai cả xương lẫn thịt Mười con được lưng bụng

Trăm con được một bụng.”

Đó là những câu lượn ấm áp, thiết tha:

Trăm hoa đua nở mùa xuân

Rồm nao nhan sắc muộn màng mùa thu Chúa thu mang vòng đào đến đón

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đem đàn sao đến rước”

Hay những câu lượn buồn khổ:

Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 16

“Trăm hoa nở mùa xuân có người trẩy hết

Bỏ mặc cho hoa ngón than khóc trên núi một mình”

Có thể nói, việc khai thác nguồn chất liệu ngôn từ tự nhiên, truyền thống của dân tộc Tày đã làm nên một nét đặc sắc trong ngôn từ của Vi Hồng,


3.3.2 Ngôn từ giàu hình ảnh, giàu chất thơ

Yếu tố làm nên tính nhịp điệu trong ngôn từ của Vi Hồng trước hết là những từ ngữ đệm, từ ngữ đưa đẩy, những định ngữ trong lời nói được Vi Hồng sử dụng với tần số cao. Chúng ta hãy quan sát những cụm từ in đậm trong các câu sau:

- “Thế đã có ai đến đặt tiếng, bày lời mời Vãi chưa?”

- “ Lâu nay ai cất chân mày đi.”

- “ Thôi thì nói nông nói sâu chẳng bằng câu rơi ngay trước mặt.

- “Tôi xin trả lời mười lời trăm tiếng là không.”

- “ Ngày nắng, ngày mưa, cỏ gianh khô không bén lửa, áo dúng nước không ướt, chị em ta có nhau.”

- “Chớ ai bảo anh nói hạt thóc nửa lép nửa chắc.

- “...Dù câu nói của cháu có làm nước chảy ngược lên non, có làm cá dưới nước không cắn câu, chim mù mắt, bác vẫn không giận cháu thì cháu mới nói.”

- “ dù cho hoa không nở ong không còn cánh bay thì Hoàng cũng đừng quên mình.”

Phải nói rằng những câu nói như trên chiếm phần lớn trong các đối thoại của tác phẩm, cách nói đó góp phần quan trọng tạo nên chất thơ cho ngôn từ trong tiểu thuyết của Vi Hồng .

Một yếu tố khác tạo nên chất thơ cho ngôn từ chính là hệ thống các từ láy dày đặc được nhà văn sử dụng. Việc sử dụng từ láy trong cách diễn đạt đối với các nhà văn là một điều rất quen thuộc, nhất là đối với những nhà văn dân tộc Tày chịu ảnh hưởng của lối nói, lối tư duy bằng thơ. Cho nên, cả Triểu Ân, Vi Hồng và sau này là Cao Duy Sơn cũng đều sử dụng khá nhiều từ láy. Thế nhưng, điều đặc biệt của Vi Hồng là ông không mấy khi sử dụng một từ láy đơn lẻ mà thường sử dụng liên tiếp hai, ba, thậm chí là bốn từ láy cùng một lúc. Nhờ đó tính chất của sự vật hiện tượng được diễn tả cụ thể chi tiết hơn, đồng thời tạo nên nhạc điệu nhẹ nhàng, chầm chậm, mơ màng, làm cho tác phẩm giống như một bài thơ trữ tình, sâu lắng. Vi Hồng miêu tả màu tro: “bảng lảng, mơ màng”, tả cây mận già: “cành nhánh rườm rà, chằng chịt,


vấn vít, tả đàn chim hoa “xôn xao, náo nức”, tả con ngưới “cô đơn, ngơ ngác”, tả tiếng lượn “dìu dặt thiết tha”, tả tiếng côn trùng “râm ran, ri rỉ”, tả màu trắng của hoa bjoóc loỏng “ngời ngợi, phau phau, lung linh”...

Hệ thống các từ láy không chỉ tạo nên tính nhạc, chất thơ cho những trang văn của Vi Hồng mà còn gợi nên một trường liên tưởng phong phú. Có thể nói ít có nhà văn dân tộc thiểu số nào lại có trường liên tưởng phong phú như Vi Hồng. Có khảo sát thủ pháp so sánh và kiểu câu lặp cấu trúc được nhà văn sử dụng mới thấy hết được sự phong phú ấy.

Kiểu lời văn mang cấu trúc lặp rất phổ biến khi Vi Hồng miêu tả khắc hoạ của con người từ vẻ bề ngoài đến nội tâm bên trong, đặc biệt là trong lời đối thoại của các nhân vật. Nỗi mặc cảm thân phận của chàng Xinh Xông trong Mùa hoa bjoóc loỏng được lột tả khá rò: “Ta như đoá hoa đang nở căng, nhưng có thể thoắt bị mụ phù thuỷ phù phép héo úa. Ta như cái quả lê chìn mọng treo rủ ở đầu cành, trước trán bàn dân thiên hạ...nhưng con dơi hoang dơi mèo dơi cú gì đó lại có thể gặm nhấm”. Khi miêu tả tâm trạng của Tú sau khi thực hiện xong lễ Xăm ràng, nhà văn cũng sử dụng kiểu câu này: “ Hoa ngàn đang ngao ngát, ong bướm vẫn dập dìu, nhưng sao anh thấy núi rừng cô quạnh quá. Những đàn chim đẹp vẫn giăng mắc giữa hai sườn núi, nhưng sao chúng bay những đường rối mù vậy. Tiếng cu cườm gáy ngon ngọt như thả từng chuỗi vàng ngọc dài theo thung lũng, nhưng sao anh nghe ra như tiếng khóc than, ai oán...”. Và tình yêu của Ai Hoa đối với Tú thì được tác giả miêu tả: “Anh là mười hai con hồn của em, anh là hơi thở của em, anh là tất cả cuộc đời em”, nàng còn thề thốt: “ Em hứa em sẽ là người sẵn sàng dắt ngựa cho anh mỗi khi anh say rượu. Em sẽ tắm rửa cho anh mỗi khi thấy anh nhặm người”[18. Tr 129]

Thủ pháp nghệ thuật so sánh là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng với tần số cao nhất trong số các thủ pháp nghệ thuật của tiểu thuyết Vi Hồng.

Chúng tôi đã thống kê trong một số sáng tác của Vi Hồng và thu được kết quả như sau:


Mùa hoa bjoóc loỏng: 676lần/ 346 trang Tháng năm biết nói: 596 lần/ 371 trang Người trong ống: 403lần/ 327 trang

Đi tìm giàu sang: 323 lần/300 trang Vào hang: 276lần/ 314 trang

Trong khi khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy một đặc điểm khi sử dụng thủ pháp so sánh của Vi Hồng là lối so sánh kép, tức là với cùng một đối tượng nhưng nhà văn lại so sánh với nhiều sự vật khác nhau. Khi miêu tả lời mắng của Ba, Vi Hồng sử dụng liên tiếp ba vế so sánh: “Ba mắng như người kém học, như người hàng tôm, như một người đanh đá có mỏ có sừng.”, miêu tả tình yêu của người con trai dành cho người con gái: “Cháu yêu em gái trong nhà này như bướm yêu hoa, như ong yêu mật…nếu không yêu được người con gái của bố mẹ cùng họ hàng ta đây thì cháu sẽ chết như một hòn đá ném xuống vực, như con ngựa mù nhốt trong tàu hoang” [18. Tr 235], miêu tả tiếng cười thì: “Cô gái bỗng cười như nắc nẻ, cười như thác réo, cười dài như mụ điên” [18.Tr 95]

Việc sử dụng thủ pháp lặp cấu trúc và so sánh kép có thể nói là một đặc điểm rất riêng của Vi Hồng. Cao Duy Sơn cũng hay sử dụng biện pháp so sánh để tạo nên hiệu quả, tính sinh động trong miêu tả, diễn đạt. Thế nhưng, Cao Duy Sơn lại thường dùng so sánh đơn, với những câu văn ngắn gọn, rò ràng, chủ yếu là câu đơn. Trong khi đó, câu văn của Vi Hồng thường rất dài, và lại chủ yếu là câu ghép, câu phức.

Với việc sử dụng biện pháp so sánh dày đặc, Vi Hồng đã tạo nên một lối diễn đạt với phong cách rất riêng, đó là một lối nói phô diễn giàu hình ảnh mang đậm phong vị Tày. Lí giải nguyên nhân cho đặc điểm này trong ngôn ngữ của Vi Hồng, chúng tôi cho rằng nó xuất phát từ lối tư duy của chính nhà văn. Vi Hồng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lối tư duy bằng thơ của dân tộc Tày, vậy nên khi viết tiểu thuyết, lối tư duy ấy thấm nhuần đến mức tạo nên tính thơ cho ngôn ngữ tiểu thuyết của nhà văn. Đây có thể nói vừa là ưu điểm lại vừa là nhược điểm của Vi Hồng. hạn chế của lối nói ấy thể hiện rò nhất khi nó được nhà văn sử dụng với tần số cao làm giảm đi tính tự sự và tạo nên cảm giác dư thừa, nhàm chán, không cần thiết.


Ngôn từ trong tiểu thuyết của Vi Hồng cũng rất giàu tính biểu cảm. Vi Hồng viết văn theo lối tư duy duy cảm với tư chất lãng mạn tạo nên những lời văn giàu cảm xúc như là một tất yếu. Biểu hiện hình thức rò nét nhất của đặc điểm này là hệ thống câu cảm thán được sử dụng trong các tiểu thuyết của ông. Câu cảm thán xuất hiện dày đặc trong các đối thoại giữa các nhân vật. Họ xưng hô với nhau, trao đổi tình, bộc lộ cảm xúc một cách rất tự nhiên, hồn nhiên như bản chất hồn hậu của người miền núi. Vì vậy Vi Hồng làm cho tác phẩm của mình gần hơn với đồng bào miền núi.

Như vậy, qua tìm hiểu ngôn từ trong sáng tác của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy rằng, ngôn từ chính là một phương diện, một yếu tố quan trọng làm nên phong cách của Vi Hồng. Với phương diện này Vi Hồng đã làm sáng lên bản sắc dân tộc mình, đưa cái riêng của dân tộc mình đến với các dân tộc khác. Và dẫu cho còn tồn tại một vài hạn chế, song ngôn từ nghệ thuật của Vi Hồng vẫn góp phần đáng kể vào bước phát triển của văn học các dân tộc thiểu số.


KẾT LUẬN


1.Vi Hồng là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho bộ phận văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Dẫu gặp không ít khó khăn bất hạnh trong cuộc sống nhưng Vi Hồng đã tự vươn lên xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ, trong đó, tiểu thuyết chiếm một vị trí quan trọng. Chính thể loại này với những đặc điểm riêng có đã làm nên tên tuổi và khẳng định vị trí của Vi Hồng trong bộ phận văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Ông là một nhà văn giàu tâm huyết và có quan điểm sáng tác tiến bộ, đáng trân trọng.

2. Trong sáng tác của mình, Vi Hồng chú trọng phản ánh hai kiểu xung đột cơ bản của xã hội miền núi, đó là: xung đột giai cấp dân tộc và xung đột thế sự đời tư. Trong đó xung đột thế sự đời tư là kiểu xung đột chủ yếu. Với hai kiểu xung đột này Vi Hồng đã phản ánh chân thực và khá sinh động những vấn đề cơ bản của xã hội miền núi. Đó không phải chỉ là cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, của cái văn minh với cái cổ hủ, lạc hậu mà còn là vấn đề phát triển một đội ngũ trí thức trẻ tài năng, tâm huyết với bản mường như là một điều kiện thiết yếu thúc đẩy cho xã hội miền núi phát triển.

Phong tục tập quán là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của văn chương Vi Hồng. Qua yếu tố này, nhà văn đã giúp cho độc giả hiểu biết sâu sắc hơn cuộc sống sinh hoạt của người miền núi, khiến độc giả thêm yêu mến, trân trọng, tự hào với những nét đẹp văn hoá, đồng thời cũng nhận thức rò hơn cái xấu, cái dở của những hủ tục lạc hậu để có ý thức đấu tranh loại bỏ nó trong đời sống cộng đồng.

Thiên nhiên cũng là một phương diện quan trọng, là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn cho tiểu thuyết của Vi Hồng. Thiên nhiên trong sáng tác của Vi Hồng hiện lên khá đa dạng, phong phú. Có khi thiên nhiên là một đối tượng nghệ thuật khách quan mang một vẻ đẹp riêng hoặc thơ mộng trữ tình hoặc dữ dội, hùng vĩ. Cũng có khi thiên nhiên là người bạn tri kỉ, tâm giao của con người, thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhân vật trong tác phẩm, trở thành giá đỡ tâm trạng, trở thành một yếu tố dự báo trước số phận nhân vật, bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của nhân vật.


Hình ảnh con người trong tiểu thuyết của Vi Hồng được phản ánh khá chân thực và sinh động. Đó chính là hình ảnh của những người dân miền núi quê hương ông, họ mang những nét vừa quen vừa lạ so với hình ảnh của những con người xuất hiện trong sáng tác của các nhà văn miền xuôi cũng như của cả những cây bút dân tộc thiểu số đi trước và cùng thời. Những con người ấy thường mang một số đặc điểm cơ bản như sau: con người mang số phận bi kịch, con người tận thiện, con nguời tận ác, con người tha hoá và con người bản năng.

3. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, Vi Hồng đã cố gắng tìm tòi cho mình một hướng đi riêng, một con đường riêng làm nên dấu ấn của cá nhân ông trên văn đàn. Phong cách nghệ thuật ấy được thể hiện qua rất nhiều phương diện nghệ thuật khác nhau, từ cách xây dựng cốt truyện đến cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ...

Cốt truyện trong tiểu thuyết của Vi Hồng chủ yếu là kiểu cốt truyện gấp khúc với thời gian bị đảo lộn để tạo nên tính bất ngờ, hấp dẫn cho tác phẩm.Trong cách tổ chức cốt truyện, Vi Hồng thường sử dụng nhiểu yếu tố dân gian. Điều này được thể hiện rất rò qua các kiểu nhân vật, các môtíp truyện cổ tích và qua kiểu kết thúc có hậu ở các tác phẩm.

Yếu tố ngoài cốt truyện trong tiểu thuyết của Vi Hồng được biểu hiện khá đa dạng. Đó có thể là những đoạn miêu tả thiên nhiên hoặc mang một vẻ đẹp nên thơ, trữ tình hoặc một vẻ dữ dội, huyền bí. Đó có thể là những mẩu truyện, những tích truyện dân gian mà chủ yếu là của dân tộc Tày được nhà văn gài lồng, đan xen vào giữa hiện thực đời sống của các nhân vật. Đó cũng có thể là những bài hát, bài lượn. Những yếu tố ngoài cốt truyện này góp phần không nhỏ tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm của Vi Hồng .

Khi xây dựng nhân vật, Vi Hồng thường khắc hoạ qua ba yếu tố cơ bản: ngoại hình, nội tâm và qua thiên nhiên. Trong đó, khắc hoạ nhân vật qua thiên nhiên là thế mạnh nổi bật của Vi Hồng so với các nhà văn đi trước và cùng thời.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Vi Hồng mang đậm phong vị Tày. Vi Hồng đã viết tiểu thuyết bằng ngôn ngữ tiếng Việt khá nhuần nhụy nhưng vẫn không làm


mất đi cách cảm, cách nghĩ, điệu hồn của người miền núi. Ngôn ngữ của Vi Hồng không quá “nệ” Tày nhưng cũng không bị “Kinh hóa” – không mất đi bản sắc riêng của người miền núi nhưng vẫn không hề xa lạ với người miền xuôi. Đó là thành công đáng ghi nhận của ngòi bút Vi Hồng.

4. Cho đến thời điểm này, Vi Hồng là cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số có số lượng tiểu thuyết nhiều nhất. Tuy nhiên, điều mà chúng ta trân trọng ở Vi Hồng không phải chỉ ở số lượng tác phẩm đã xuất bản mà chính bởi giá trị về mặt nội dung cũng như nghệ thuật mà những tác phẩm ấy đem lại. Với 15 cuốn tiểu thuyết, Vi Hồng đã làm nên một phong cách riêng độc đáo, góp phần làm sinh động bức tranh văn xuôi thiểu số hiện đại và đồng thời cũng thúc đẩy mảng văn học này phát triển. Chính vì vậy, nhắc đến các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của Vi Hồng. Có thể khẳng định rằng: Trong chặng khởi đầu đầy khó khăn của thể loại tiểu thuyết của nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Vi Hồng có một vị trí riêng không thể thay thế. Diện mạo của nền văn học dân tộc thiểu số nói chung và văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng sẽ khác đi nhiều lắm nếu không có sự góp mặt của Vi Hồng – nhà văn dân tộc Tày thiết tha yêu quê hương và tâm huyết với nghề văn.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí