Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Tiểu Thuyết Nguyễn Hữu Tiến

84

Nhân vật của họ hồn nhiên sống, chân thật, rạch ròi trong những tình cảm yêu ghét. Nhưng nhiều khi chính sự hồn nhiên, thật thà này khiến cho người dân miền núi phải nhận về những bi kịch xót xa. Tuy vậy, họ cũng là những con người có tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn. Có lẽ do phần lớn sống ở vùng núi cao, quanh năm suốt mùa gần gũi với mây bay, gió thổi, những điệu nhạc trữ tình của suối ngàn reo, của thác nước đổ, của thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ với những huyền thoại, truyền thuyết và những bí ẩn của chốn sơn lâm kì thú đã tạo nên cho con người nơi đây tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn. Có lẽ bởi thế mà trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Hữu Tiến đã rất chú trọng giới thiệu vẻ đẹp của những khúc dân ca quê hương, những khúc hát sli, hát lượn, trò chơi tung còn trong lễ hội... của người Tày. Dễ dàng tìm thấy trong “Dòng đời”, khi miêu tả về tục lệ đám cưới, nhà văn đã trích dẫn rất nhiều những bài hát lượn, khúc hát gắn liền với mọi sinh hoạt trong đời sống của người Tày.

Xin trình lên nội ngoại quý thân Xin mở cửa gỗ rồm hai cánh Xin mở cửa gỗ vác hai bên

Cho lễ vật vào nhà xin gửi [24, tr. 123]

Đây là khúc hát mà ông quan lang trình họ hàng bên nhà gái để xin phép cho nhà trai được bước vào nhà. Trong lễ cưới, mỗi một thủ tục người Tày lại có khúc hát Lượn mở đầu rất duyên, như khúc hát dâng khăn “ướt khô” chàng rể dâng lên mẹ vợ để thể hiện tấm lòng thành kính biết ơn người mẹ đã mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng con gái – vợ của chàng trai.

Mời quý họ hành ra thu lễ Phượng hoàng xin kết nghĩa chim công

Đạo làm khôn định nghĩa ái ân Rể nộp lễ tấm khăn khô ướt Bên khô con quấn

Bên ướt mẹ nằm [24, tr. 127]

85

Và trong tiểu thuyết “Hữu hạn” cũng thế, tác giả đã xen kẽ trong những câu chuyện của các nhân vật để lồng vào đó tình yêu với khúc hát Lượn đặc sắc của quê hương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nghe đồn khách lạ vào làng

Em đây xin bắc cầu vàng sang chơi! [25, tr.123]

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 12

Đây là câu hát Lượn trong đoạn miêu tả người khách lạ (nhân vật Khâu) đến chơi nhà Nguyệt. Câu hát Lượn được cất lên từ nhóm con gái trong bản Nguyệt ở. Câu hát chan chứa cảm xúc thách thức chàng trai nhưng đượm một tình cảm trìu mến, ngọt ngào. Khúc hát quen thuộc của người Tày nhưng có tính chất như câu hát đố rất đáng yêu mà các chàng trai cô gái Tày đang trong độ tuổi yêu đương hay hát. Và lời hát đối của Khâu mới đáng yêu làm sao:

Hai ta còn lạ chưa quen Lượn then chưa biết cất lên bao giờ

Để anh được nghỉ em ơi

Ngày mai trời sáng anh thời còn đi [25, tr. 123]

Vế hát đối của chàng trai rất cân chỉnh với vế đối ban đầu của các cô gái. Lời hát cũng tình cảm và ý nhị thể hiện sự thông minh, khéo léo và cả sự hóm hỉnh của các chàng trai cô gái vùng đất Cao Bằng.

Như vậy, có thể thấy rằng: tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến đã có sự thể hiện rất sáng tạo qua cách sử dụng lặp đi lặp lại giọng điệu tả kể đầy cảm hứng ngợi ca, tự hào về thiên nhiên và con người quê hương nhà văn. Ở mỗi tác phẩm, người đọc thấy được văn hoá Tày thấm sâu vào từng trang chữ, hồn nhiên, tự nhiên như dòng máu Tày đang chảy trong tác giả. Điều này tạo nên tính độc đáo mới lạ trong sáng tác của Hữu Tiến.

3.4.1.2. Giọng điệu phê phán

Nguyễn Hữu Tiến đã kế thừa những thành tựu của lớp đàn anh đi trước nhưng trong các sáng tác của nhà văn, ta thấy có sự đổi mới về giọng điệu trần thuật. Trong tác phẩm của mình, nhà văn cũng đã có sự lồng ghép đan

86

xen giữa giọng điệu miêu tả và giọng điệu trần thuật để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Đối với mỗi sự kiện, biến cố, nhà văn sử dụng những giọng điệu thể hiện khác nhau rất phù hợp.

Trong tác phẩm “Dòng đời”, giọng điệu của nhà văn rất sắc lạnh khi tố cáo tội ác của thực dân phong kiến, lên án những kẻ cường hào ác bá đã cậy quyền để ức hiếp nhân dân. Nhân vật cha con tổng đoàn Tàng là hình ảnh hiện thân cho tội ác ấy và nhà văn đã miêu tả về cha con tổng đoàn Tàng bằng giọng điệu rất đanh thép. Lời văn ấy như lời tố cáo tội ác, như sự lên án về thói cường quyền của bộ máy tay sai Pháp mà tổng đoàn Tàng là hình ảnh đại diện. Mượn lời người dân, tác giả viết: “Đánh đi! Đánh cho con chó dại một trận đi!..” “Tất cả mọi người chứng kiến đều cho rằng Loòng giả vờ đau để tránh đòn. Ai nấy hả hê vì xưa nay không dám nhìn Loòng lâu chứ đừng nói đến doạ đánh nó” [24, tr. 53]. Dường như, trong từng câu nói ấy là chất chứa bao nỗi căm hờn, đau đớn mà người dân bản Nà Nọi đã, đang phải cắn răng chịu đựng dưới sự cai trị của tổng đoàn Tàng. Lời của nhân vật hay chính là lời của tác giả đang muốn trút lên những căm hờn về một xã hội thuộc địa đầy những áp bức mà cha con tổng đoàn Tàng là kẻ đã ra tay thực hiện?

Nguyễn Hữu Tiến không chỉ tố cáo tội ác thực dân phong kiến, ông còn tố cáo cả những kẻ tha hoá đã đẩy những người lương thiện vào tấn bi kịch cuộc đời. Đó là cha con tổng đoàn Tàng, là Dẩu trong “Dòng đời”. Ở tiểu thuyết này, Dẩu là nhân vật phụ nhưng lại được nhà văn nhắc đến rất nhiều. Và trong mọi tội ác đẩy cuộc đời Lâm đến bi kịch đều có bàn tay của Dẩu. “Dẩu vốn là một tên ăn trộm... Trong quãng đời ăn trộm của mình chỉ có một lần Dẩu bị chủ nhà phát hiện. Thật ra lần ấy Dẩu...bị bắt vì rình bà vợ Tổng đoàn Tàng tắm...Tổng đoàn Tàng sai tay chân nện cho hắn một trận nhừ đòn rồi giam lại, bắt hắn phải ăn năn hối lỗi, phục dịch hầu hạ nhà Tổng đoàn thì mới xoá tội. Dẩu theo Tổng đoàn từ đó” [24, tr. 76]. Dẩu là con người xấu và khi tổng đoàn Tàng bắt hắn làm tay sai cho mình, tổng đoàn Tàng đã lôi kéo

87

hắn vào rất nhiều những hành động xấu xa. Hắn đã nghe lệnh tổng đoàn Tàng để làm hại Lâm từ việc vu khống Lâm theo Việt Minh đến việc cướp vợ của Lâm, khiến Lâm rơi vào cảnh khốn cùng, phải nhẫn nhục chịu đựng đi hầu hạ cho con trai tổng đoàn rồi đau khổ, uất ức khi nhà bị đốt cháy, cha mẹ chết thiêu trong căn nhà đó. Mất nhà, không còn cha mẹ, bản thân bị trôi dạt đến nơi khác nhưng lại được cứu sống bởi một nhóm cướp.Và trong hoàn cảnh khốn cùng, Lâm trở thành kẻ trộm cắp rồi bị bắt giam vào tù. Từ một chàng trai lương thiện, tài giỏi với trái tim son sắt, thuỷ chung cuối cùng Lâm trở thành kẻ tội đồ, cuộc đời đi từ bi kịch này tới bi kịch khác.

3.4.1.3. Giọng điệu cảm thương


Trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến, đối với mỗi nhân vật, nhà văn lại sử dụng những giọng điệu khác nhau để kể. Viết về cuộc sống của những người công nhân mỏ thiếc Thin Tốc, không còn là những giọng điệu căm thù, tố cáo như trong “Dòng đời”, nhà văn sử dụng lối viết mộc mạc, không mỹ từ với lối đặc tả không gian sinh động, biểu đạt nhân vật logic, vậy nên trong “Hữu hạn”, tác giả vẫn phản ánh được khá đầy đủ, chi tiết về số phận của những người công nhân vùng mỏ. Mỗi nhân vật với mỗi số phận khác nhau, bị dòng đời xô đẩy và vướng vào bi kịch khác nhau. Có những bi kịch do hoàn cảnh tạo nên như nhân vật Hồng, vì trốn tránh đám cưới áp đặt do lời hứa của bố với ông Khan bởi món nợ năm xưa mà Hồng phải bỏ quê lên đến thung lũng Thin Tốc này để trở thành công nhân điều vận; có những bi kịch do chính tính cách nhân vật tạo ra như Hoàn vì thói háo danh của mình và vì vụ lợi của thầy hiệu trưởng mà anh phải bỏ học lên đất mỏ trở thành công nhân lái xe. Là Hạc, vì tình yêu đơn phương, ích kỷ của mình với Hoàn không được đáp đền mà cô tự bán rẻ phẩm chất của mình khi tự nguyện cố tình dâng hiến cho Hoàn nhưng bị anh từ chối...

Xuyên suốt tác phẩm là lời tả kể của nhà văn với một sự cảm thông sâu sắc cho cuộc đời mỗi nhân vật. Trong tác phẩm người đọc không thấy đoạn

88

văn nào có giọng điệu trách móc, không có sự lên án. Ông thấu hiểu họ, xót xa cho họ khi cuộc đời họ bị hoàn cảnh xô đẩy, bởi chính tính cách của mình đã làm khổ mình để rồi dẫn đến những chuỗi bi kịch. Trong “Hữu hạn” khó có thể tìm thấy dòng chữ nào có ngôn ngữ đanh thép mà chỉ là giọng điệu cảm thương sâu sắc. Như khi kể về tâm trạng của cha mẹ Hồng khi biết Hồng bỏ đi, nhà văn tỏ ra rất thấu hiểu tâm trạng người cha. “Ông tin Thang nhờ Thang vận động Hồng lấy Càn. Chẳng ngờ Thang lại liều lĩnh như vậy. Mình nuôi ong tay áo mất rồi. Ông Ngàn than thở” [25, tr. 91]. Ở đây, trong một tình huống có thể gây ra những tâm trạng bực tức, giận dữ nhưng người đọc chỉ thấy một tâm trạng buồn và thất vọng của ông Ngàn. Rõ ràng, nhà văn rất thấu hiểu nhân vật của mình, giọng văn trong tác phẩm rất nhẹ nhàng khiến người đọc cảm thấy như ông đang chia sẻ, đang cảm thương cho tâm trạng người cha ấy. Không những thế, trong nhiều đoạn miêu tả tâm trạng của các nhân vật, Nguyễn Hữu Tiến còn sử dụng lối dẫn chuyện có lúc dí dỏm có lúc xót xa khiến người đọc như đang ở trong những cuộc vui của Hoàn, của Hồng, như đang lâng lâng với người con gái nhu mì tên Nguyệt... “Nguyệt ôm chầm lấy Hoàn khóc nấc. Hoàn thật sự lúng túng trước yêu cầu chân thành của Nguyệt. Từ chối hay chấp thuận đây?...Lần này nếu Hoàn lắc đầu thì liệu có gây ra sự thù hận từ phía Nguyệt không?...Đời Hoàn đã từng hứng chịu hậu quả rồi. Thôi thì chiều Nguyệt một lần xem sao...” [25, tr. 194]. Đoạn văn là lời kể đan xen với những đấu tranh suy nghĩ trong nội tâm của Hoàn khi đứng trước lời xin của Nguyệt. Nguỵệt muốn xin Hoàn một đứa con. Nhưng Hoàn ít tuổi hơn, làm thế sao đành, nhất là Nguyệt đã là gái có chồng. Tác giả tỏ ra rất thông cảm với những băn khoăn của Hoàn bởi trước đó vì sự từ chối Hạc mà Hoàn phải từ bỏ cuộc sống nơi quê nhà lên Thin Tốc làm công nhân. Và trong cái quyết định gật đầu đồng ý “chiều Nguyệt” của Hoàn, dường như nhà văn đang thương xót cho số phận người đàn bà nhu mì, hiền lành mà truân chuyên ấy. Cái gật đầu của Hoàn cũng giống như sự đồng tình, cảm thông của tác giả về hành động sai phép này của Nguyệt và Hoàn.

89

Giọng điệu tả kể mộc mạc chứa đựng đầy những cảm thông, xót xa và trên hết là sự thấu hiểu về đời sống của những người thợ mỏ thời ấy thật vất vả, thật thiếu thốn song cũng không kém phần sôi động là cái hồn làm nên tiểu thuyết Hữu Hạn.

3.4.2. Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến

3.4.2.1. Ngôn ngữ ngắn gọn, chắc khoẻ, giàu hình ảnh so sánh mang phong cách ngôn ngữ giao tiếp của đồng bào vùng cao

Hệ thống nhân vật trong tác phẩm “Dòng đời” và “Hữu hạn” của Nguyễn Hữu Tiến rất đa dạng và ngôn ngữ là cách bộc lộ rõ nhất lối sống, trình độ văn hoá, phẩm chất của họ. Trong tác phẩm, Hữu Tiến sử dụng ngôn ngữ rất mộc mạc với một loạt từ ngữ mang tính khẩu ngữ, kiểu so sánh ví von mang phong cách ngôn ngữ giao tiếp của đồng bào vùng cao. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong tác phẩm của nhà văn mang tính đối thoại, vẫn theo trật tự lối mòn truyền thống. Tác giả đưa ngôn ngữ nói hàng ngày của đồng bào dân tộc miền núi vào trang viết của mình và sử dụng ngôn ngữ đối thoại rõ ràng cho từng nhân vật, trong những tình tiết cụ thể. Bên cạnh đó, lời thoại trong tiểu thuyết “Dòng đời” và “Hữu hạn” được đặt lồng ghép với lời kể của tác giả tạo sự tự nhiên cho nhân vật và giúp nhân vật tự bộc lộ được tính cách, cảm xúc của mình. Ví dụ như lời thoại của hai mẹ con On, : “Con gái! Mẹ bảo cái này! Nhà ta có khách quý! Rửa chân tay rồi lên nhà chào khách đi – Bác thằng Lâm đấy.

- Bác anh Lâm đến nhà ta có việc gì hở mẹ?


- Cái con này! Hỏi thế cũng đòi hỏi! Người ta đến báo mai làm lễ ăn hỏi con đấy. Có đồng ý làm vợ thằng Lâm không hãy nói một câu để mẹ còn liệu ăn nói với người ta!” [24, tr. 85]

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến dù mộc mạc nhưng rất giàu hình ảnh so sánh, như đoạn miêu tả cảm nhận của Hoàn lúc Hạc ở bên tình nguyện hiến dâng thân thể cho Hoàn: “Hơi thở của Hạc nồng nàn, thơm

90

tho. Thân thể người con gái mười tám toả ra một làn hương thoang thoảng như hương hoa Bjooc Loỏng giữa đại ngàn.Mùi hương đó làm cho đầu óc Hoàn mộng mị, u mê. Trước mắt Hoàn không còn dòng sông, không còn ánh trăng... Không còn gì nữa cả. Cái thân thể ngọc ngà của người con gái chiếm lĩh hết thảy mọi thứ trên cõi đời này” [25, tr. 48]. Đoạn văn ngắn nhưng từng câu từng chữ trong tác phẩm đã gợi vẽ hình ảnh người con gái Hạc xinh đẹp với cơ thể nõn nà, đầy hấp dẫn, quyến rũ với hương thơm thoang thoảng. Cơ thể ấy, mùi hương ấy đã khiến Hoàn không thể cưỡng lại khát khao khám phá một thế giới khác lạ.

Trong sự phê phán của nhà văn, đối với những nhân vật cường hào, ác bá ở miền núi, tác giả để nhân vật sử dụng lối nói nôm na mánh qué. Như cha con tổng đoàn Tàng lúc vu khống cho Lâm vì bởi bản chất của chúng là bất tài vô hạnh nhưng lại vô cùng gian ác: “Còn già mồm hả! Không đi theo Việt Minh sao lại có tài liệu cảu Việt Minh ở nhà mày! Chính mày đi theo Việt Minh. Những kẻ có chữ trong đầu là những kẻ có tư tưởng chống đối, phản loạn!” [24, tr.82]. Đặt ngôn từ đó vào kiểu nhân vật này không chỉ phản ánh thế đứng ngang hàng và thái độ bình đẳng, thân mật đến suồng sã của người kể chuyện hàm ẩn với đối tượng trần thuật mà còn cho thấy tính chiến đấu của ngòi bút Nguyễn Hữu Tiến trước cái tàn nhẫn, xấu xa đội danh quyền lực, điều mà nếu không có tinh thần dũng cảm và trái tim nhiệt huyết, nhà văn khó lòng thực hiện được.

Như vậy, với cách sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, đối thoại ngắn, hoà trộn văn nói và văn viết, đan xen những lối so sánh ví von ở ngôn ngữ đối thoại với sự mạch lạc, khúc chiết, sâu sắc của ngôn ngữ chính luận trong độc thoại đã làm nên sự phong phú, nhiều màu vẻ cho văn xuôi Nguyễn Hữu Tiến. Chính yếu tố ngôn ngữ này đã khẳng định bản sắc Tày, phong cách Tày thấm đẫm trong văn của Hữu Tiến.Và nếu ông cứ để cho nhân vật của mình được tự do nói năng, cư xử, thể hiện mình một cách tự nhiên như người ta vẫn vậy

91

thì những trang viết của Nguyễn Hữu Tiến thực sự để lại ấn tượng rất sâu đậm cho người đọc.

3.4.2.2. Sử dụng nhiều tục ngữ, thành ngữ, dân ca Tày trong ngôn ngữ nghệ thuật

Một trong những đặc điểm về cách diễn đạt của người miền núi nói chung và người dân tộc Tày nói riêng là hay so sánh, liên tưởng, nói có hình ảnh. Và trong cách so sánh, bên cạnh điểm gần gũi, người Tày cũng có những nét riêng nếu so với các dân tộc khác. Đó là lối nói dân giã bằng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc mình. Nắm bắt rất rõ điều đó nên trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Hữu Tiến thường để nhân vật của mình sử dụng những tục ngữ, dân ca trong lời đối thoại hoặc trong lời kể, lời dẫn chuyện của người kể chuyện cũng thường sử dụng những yếu tố này. Vậy nên, đến với tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến, người đọc thấy có sự mới lạ, hấp dẫn riêng nhưng lại vẫn thấy một cái gì đó quen thuộc, thân thương. Bởi trong tác phẩm của mình, nhà văn đã biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa của thơ ca cổ, truyện thơ cổ Tày, sử dụng những làn điệu, những bài hát dân ca Tày, vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ Tày..., một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn trong quá trình sáng tác.

Có thể tìm thấy trong bất kỳ thể loại nào, ở sáng tác nào của Nguyễn Hữu Tiến cũng là những thanh âm sắc màu của không gian Tày, văn hoá Tày với lối sử dụng hình ảnh, ngôn từ rất khéo léo.

Khi là hình ảnh so sánh độc đáo:


"Những cây rơm chụm vào nhau Như là đôi trai gái đang tình tự Như là đôi vợ chồng đang thủ thỉ Chuyện làm ăn"

(Những cây rơm ở Ngọc Khuê- Nguyễn Hữu Tiến)

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí