Nhận Thức Của Cộng Đồng Về Các Lợi Ích Của Dlst


quả phỏng vấn về quan điểm của người dân đối với những lợi ích mà DLST đem lại cho hộ gia đình cũng như cộng đồng dân cư, đại đa số câu trả lời (khoảng 98%) cho rằng DLST đã mang lại 8 lợi ích quan trọng bao gồm có việc làm, tăng thu nhập, BVMT và ĐDSH, các dịch vụ giáo dục và sức khỏe được cải thiện, cơ hội được tiếp xúc, mở rộng hiểu biết, có cơ hội nâng cao kiến thức và các kỹ năng cũng như các vấn đề cải thiện đường giao thông/cung cấp điện/công trình công cộng. Kết quả đánh giá nhận thức của cộng đồng về các lợi ích mang lại từ DLST được trình bày trên bảng (bảng 4.16).

Bảng 4. 16. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST


STT

Lợi ích

Số câu trả lời

Tỷ lệ

%

1

Thu nhập

148

20.36

2

Tạo công ăn việc làm

145

19.94

3

Cải tạo và BVMT

56

7.70

4

Nâng cao nhận thức và bảo vệ ĐDSH

67

9.22

5

Cải thiện dịch vụ giáo dục và sức khỏe

54

7.43

6

Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông

63

8.67

7

Tăng cường giao lưu văn hóa đị phương

với khách du lịch

94

12.93

8

Cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng

94

12.93

9

Khác

6

0.83

Tổng

727

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 20

Kết quả khảo sát cho thấy có 148 ý kiến, chiếm tổng số 20.36% số câu trả lời của người dân, đã nhận thức rõ việc tham gia vào các hoạt động DLST đã đem lại cho họ sự thu nhập, đây được cho là mức cao nhất của người dân đối với các nhân tố lợi ích của DLST đem lại tại VQG Cát Bà. Tiếp theo đó không chênh lệch nhiều là nhân tố lợi ích về tạo công ăn việc làm với 19.94% ý kiến của người dân được tổng hợp.


Tiếp đến, các ý kiến được hỏi (12.93%) cho rằng việc tham gia vào các hoạt động DLST sẽ là cơ hội mở rộng sự hiểu biết của họ đối với văn hóa, kiến thức của khách du lịch trong cũng như ngoài nước và sự xuất hiện của DLST đã giúp người dân nâng cao kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó người dân cũng quan tâm và nhận thức các lợi ích từ DLST đến các vấn đề như cải tạo và BVMT với 56 ý kiến đồng ý; Lợi ích về nâng cao nhận thức và bảo tồn ĐDSH với 67 ý kiến lựa chọn chiếm 9.22%.

Các vấn đề cải thiện đường giao thông, cung cấp điện, công trình công cộng (8.67%) cũng như cải thiện các dịch vụ giáo dục và sức khỏe (7.43%) là những lợi ích mà DLST mang lại cho người dân khi tham gia vào DLST. Các lợi ích khác chỉ có 6 ý kiến, chiếm chiếm 0.83% số câu trả lời. Cụ thể là việc tham gia vào hoạt động DLST sẽ giúp tạo thị trường tiêu thụ nông - thủy sản, bảo tồn được văn hóa phong tục của cộng đồng. Một lưu ý là có 2 ý kiến chiếm tỉ lệ rất nhỏ cho rằng họ sẽ không được hưởng lợi ích gì khi tham gia vào các hoạt động DLST. Đây cũng chính là những người không có liên hệ gì vào các hoạt động DLST tại khu vực nghiên cứu.

Ngoài ra nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn điều tra xã hội học, bằng bảng hỏi các hộ gia đình đã tham gia vào hoạt động du lịch, để xem các nhân tố xã hội học có ảnh hưởng đến nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST, kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS như sau:

- Đối với nhân tố về giới tính, với giá trị trung bình (GTTB) 4.18 (SD 2.49). Mức độ tin cậy 0.05>p (0.097), kết quả phân tích số liệu cho thấy, đã có sự sai khác giữa nam và nữ đối với lợi ích về DLST, do đó nhân tố về giới tính sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về lợi ích của DLST. Nguyên nhân của biểu hiện này là do Nam giới tham gia vào cung ứng dịch vụ lái tàu thuyền chở khách và các dịch vụ dẫn khách đi rừng, lặn biển tham quan (mức thu nhập cao hơn Nữ giới) ngoài ra tham gia công tác quản lý (yêu cầu trình độ học vấn cao, tiếp xúc nhiều với các chế độ chính sách). Nữ giới tại địa phương hạn chế


về sức khỏe và vấn đề đi lại, công việc trước khi tham gia vào ngành du lịch chủ yếu là làm nông nghiệp và nội trợ. Tuy nhiên, cả giới tính nam và nữ đều nhận thức rõ và rất quan tâm đối với các lợi ích kinh tế khi tham gia hoạt động du lịch.

- Đối với nhân tố về nhóm tuổi, GTTB là 4.20 (SD là 2.51). Mức ý nghĩa p (0.092)<0.05. Như vậy kết quả phân tích số liệu cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm tuổi của người dân đối với các lợi ích của DLST. Nguyên nhân của biểu hiện này là do chênh lệch về tuổi tác, nhận thức và công việc đặc thù giữa lao động lâu năm (lao động già) và lao động trẻ vào tham gia vào hoạt động du lịch. Lao động trẻ chủ yếu tham gia vào cung ứng dịch vụ kinh doanh nhà hàng nhà nghỉ, hướng dẫn viên du lịch do đó mức thu nhập cao hơn nhóm tuổi lao động già. Lao động già tại địa phương trình độ trình độ học vấn thấp, sức khỏe hạn chế công việc trước khi tham gia vào ngành du lịch chủ yếu là làm nông nghiệp và nội trợ.

- Đối với nhân tố nghề nghiệp, kết quả phân tích cho thấy không có sự sai khác giữa yếu tố nghề nghiệp đối với các lợi ích của DLST. Với GTTB là

4.07 (SD là 2.53). Mức ý nghĩa 0.05<p (0.10). Do đó yếu tố nghề nghiệp không ảnh hưởng đến nhận thức về các lợi ích từ DLST của cộng đồng tại VQG. Điều này cho thấy lợi ích của DLST là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự tham gia của người dân vào các ngành nghề hoạt động phục vụ du lịch.

- Đối với trình nhân tố trình độ học vấn, kết quả phân tích cũng cho thấy có sự sai khác giữa yếu tố trình độ học vấn với các lợi ích của DLST. Với GTTB là 4.20 (SD 2.49). Mức ý nghĩa p (0.041)<0.05. Cho thấy trình độ học vấn của cộng đồng đối đã ảnh hưởng đến nhận thức về các lợi ích mà DLST đem lại. Rất dễ lý giải bởi 55% cộng đồng tham gia trả lời bảng hỏi có trình độ học vấn 12/12. Bên cạnh đó, có tới 23% cộng đồng có trình độ dưới phổ thông. Do vậy sự chênh lệch về trình độ hiểu biết cũng như học vấn là khác nhau về nhận thức của các lợi ích, mà DLST đem lại cho chính bản thân của họ.


Tóm lại, đa phần các nhân tố xã hội học có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về lợi ích của DLST. Duy nhất nhân tố về nghề nghiệp là không ảnh hưởng đến DLST, nguyên nhân chính chủ yếu là do người dân địa phương tham gia vào các ngành nghề khá tương đồng về nhân lực và trình độ, dẫn đến nhận thức về các lợi ích từ DLST của nhân tố này là giống nhau.

Qua đây có thể thấy người dân tham gia vào DLST đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về nhận thức đối với những lợi ích mà hoạt động DLST đem lại cho hộ gia đình cũng như địa phương. Tuy nhiên, vẫn có câu trả lời là không được hưởng lợi gì, đó chính là do người này không có mối liên hệ gì vào các hoạt động DLST, có thể là do một số rào cản hoặc chưa nhận thức đúng về lợi ích mà du lịch tại địa phương đem lại.

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy nhận thức của người dân về những lợi ích của DLST mang lại khi họ tham gia là rất rõ ràng. Chính quyền địa phương cũng như VQG Cát Bà cần có nhiều chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân tham gia nhiều và hiệu quả hơn vào các hoạt động DLST của VQG, từ đó đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế địa phương và bảo tồn ĐDSH một cách bền vững và dài lâu.

4.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng


VQG Cát Bà là một phần của KDTSQ, đồng thời có vị trí nằm sát với khu Di sản thế giới Vịnh Hạ Long nên có cơ hội thu hút một lượng lớn khách tham quan du lịch đến với Cát Bà. Đây chính là cơ hội và cũng là yếu tố thúc đẩy cho sự thu hút tham gia của người dân vào các hoạt động DLST tại VQG Cát Bà. Các yếu tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng được thể hiện như sau:

- Chủ trương phát triển VQG Cát Bà thành trọng điểm du lịch quốc gia.


- Có khả năng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.


- Người dân có cơ hội được liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong các hoạt động phát triện DLST.

- Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, thủy hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ,… cho người dân.

- Tạo công ăn việc làm, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình và nâng cao đời sống nhân dân. Tạo thu nhập và nâng cao đời sống cho cán bộ Vườn.

- Hoạt động dịch vụ du lịch góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách và kích thích phát triển kinh tế của địa phương.

- Cán bộ VQG có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ phục vụ công tác chuyên môn.

- Người dân có cơ hội được học hỏi kiến thức và kỹ năng tham gia DLST, cơ hội được tiếp xúc và giao lưu giữa nhiền nền văn hóa khác nhau.

- Thông qua các hoạt động DLST nhắc nhở mọi tầng lớp nhân dân và khách du lịch đến với VQG Cát Bà cần có trách nhiệm BVNT, BTTN và giữ gìn nguồn TNTN vô giá cho thế hệ mai sau.

4.4.5. Các rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng


Mặc dù đã có sự tham gia của người dân vào các hoạt động DLST tại VQG Cát Bà. Song việc phát triển các loại hình DLST của cộng đồng người dân nơi đây còn nhiều hạn chế. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 155 người dân, để tìm hiểu rõ hơn về các rào cản của người dân tham gia vào DLST tại khu vực nghiên cứu. Kết quả phỏng về các rào cản đối với người dân tham gia vào DLST được trình bày dưới biểu đồ sau:


Các rào cản của người dân tham gia vào DLST

Thiếu thông tin tư vấn về thị trường, sản phẩm và các dự án du lịch

Hoạt động du lịch mang tính thời vụ

12

102

Các thủ tục hành chính phức tạp khi tham gia

12

Nguồn vốn ưu đãi xã hội hạn chế

60

Chính sách phát triển du lịch chưa phù hợp và hoàn thiện

21

Cơ sở vật chất/ hạ tầng chưa đảm bảo

14

Chia sẻ lợi ích không công bằng

5

Thu nhập thấp

26

Trình độ học vấn

70

Ngoại ngữ

85

Đi lại vất vả

9

Sức khỏe

28

Tuổi tác

28

0

20

40

60

80

100

120

Hình 4. 49. Các rào cản của người dân tham gia vào DLST

Nhìn hình 4.49 ta thấy, có 13 yếu tố được người dân cho rằng đó là rào cản hạn chế sự tham gia của họ đối với DLST. Các yếu tố rào cản được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo quan điểm của người dân:

- Hoạt động du lịch mang tính thời vụ, chưa bền vững với 102 ý kiến chiếm 21.6% số câu trả lời;

- Ngoại ngữ với 85 ý kiến chiếm 18% cố câu trả lời;

- Trình độ học vấn với 70 ý kiến chiếm 14% số câu trả lời;

- Hai yếu tố tuổi tác và sức khỏe cũng đều nhận được 28 ý kiến chiếm 5.9% số câu trả lời;


- Yếu tố về thu nhập thấp với 26 ý kiến chiếm 5.5% số câu trả lời;

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch chưa đảm bảo với 14 ý kiến chiếm 3% số câu trả lời;

- Yếu tố chính sách phát triển du lịch của địa phương chưa hoàn thiện, chưa phù hợp và yếu tố các thủ tục hành chính phức tạp khi tham gia đều nhận được 12 ý kiến chiếm 2.5% số câu trả lời;

- Yếu tố đi lại vất vả nhận được 9 ý kiến chiếm 1.9 số câu trả lời;

- Chia sẻ lợi ích không công bằng với 5 ý kiến chiếm 1.1% số câu trả lời.

Để khuyến khích và giúp người dân có thái độ tích cực, hưởng ứng và chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch, bảo tồn ĐDSH, đòi hỏi bản quản lý VQG cần đưa ra những giải pháp nhằm nhằm tháo gỡ những rào cản trên giúp cộng đồng tham gia vào các hoạt động DLST cách hiệu quả và bền vững.

4.4.6. Nhận thức của cộng đồng về lợi ích của phát triển DLST

Nhận thức của cộng đồng về các hoạt động DLST là một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển DLST cũng như bảo vệ ĐDSH tại VQG Cát Bà. Kết quả đánh giá nhận thức của cộng đồng về các lợi ích mang lại từ DLST được trình bày trên bảng (4.17). Các nhân tố lợi ích được người dân mong muốn bao gồm có việc làm, tăng thu nhập, BVMT và ĐDSH, các dịch vụ giáo dục và sức khỏe được cải thiện, cơ hội được tiếp xúc, mở rộng hiểu biết, có cơ hội nâng cao kiến thức và các kỹ năng cũng như các vấn đề cải thiện đường giao thông/cung cấp điện/công trình công cộng,...


Bảng 4. 17. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST



Stt


Lợi ích


Mean


SD

Đồng ý

Không đồng

ý

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1

Thu nhập

1.05

0.208

148

20.36

7

4.52

2

Tạo công ăn việc làm

1.07

0.258

145

19.94

10

6.45

3

Cải tạo và BVMT

1.64

0.482

56

7.70

99

63.87

4

Nâng cao nhận thức và

bảo vệ ĐDSH

1.57

0.497

67

9.22

88

56.77

5

Cải thiện dịch vụ giáo

dục và sức khỏe

1.65

0.478

54

7.43

101

65.16

6

Cải thiện cơ sở hạ tầng

giao thông

1.59

0.493

63

8.67

92

59.35


7

Tăng cường giao lưu văn

hóa địa phương với khách du lịch


1.39


0.490


94


12.93


61


39.35

8

Cơ hội nâng cao kiến

thức và kỹ năng

1.39

0.490

94

12.93

61

39.35

9

Khác

1.96

0.194

6

0.83

149

96.13

Kết quả phỏng vấn về quan điểm của người dân đối với những lợi ích mà DLST đem lại cho hộ gia đình cũng như cộng đồng dân cư, đại đa số câu trả lời (khoảng 98%) cho rằng họ mong muốn nhận được một số lợi ích từ việc phát triển DLST.

Tất cả các lợi ích đều được người dân đánh giá quan trọng, với việc ngày càng tăng thu nhập (GTTB = 1.05, SD = 0.208) và tạo công ăn việc làm (GTTB = 1.07, SD = 0.258), các yếu tố về cải thiện dịch vụ giáo dục và sức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023