Khối Lượng Sơ Sinh/ổ Của Lợn Hương (Kg)

Lũng Pù: 6,03; 7,10; 7,59; 7,50; 7,21; 6,73 và 6,36 con; lợn Mẹo: 5,74; 6,68;

6,95; 7,16; 6,73 và 6,44 con/ổ; lợn Hung: 5,49; 6,22; 6,66; 6,79; 7,05; 6,73

con (Đặng Hoàng Biên và cs., 2016); lợn Cỏ từ lứa 1 đến lứa 5 là 5,3; 6,5; 6,4; 6,9 và 6,6 con (Nguyễn Hữu Tỉnh, 2016) thì kết quả nghiên cứu này cao hơn nhiều công bố của các tác giả trên. Nguyễn Văn Trung (2022) khi nghiên cứu trên đàn lợn Hung và lợn Mẹo cho biết SCCS từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt tương ứng là 4,88 và 5,08; 5,34 và 6,00; 5,55 và 6,37; 5,50 và 6,75; 5,49 và 6,72; 5,08 và 5,97 con thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu trên đàn lợn Hương. Phạm Hải Ninh và cs. (2015) khi nghiên cứu trên đàn lợn Hạ Lang nuôi tại Cao Bằng cho biết SCCS của lợn Hạ Lang đạt thấp ở lứa 1 là 6,04 con; tăng cao ở lứa 2 và đạt 8,95 con; lứa 3 là 8,56 con và lứa 4 đạt 9,33 con. Như vậy, lợn Hương có SCCS qua các lứa đẻ cao hơn so với lợn Hạ Lang tại lứa đẻ thứ nhất, nhưng thấp hơn tại các lứa đẻ khác.

* Ảnh hưởng của mùa vụ và năm sinh

Qua bảng 3.13 cho thấy SCCS của lợn Hương ở vụ Đông-Xuân là 7,89 con cao hơn vụ Hè-Thu là 7,79 con. Tuy nhiên, không có sự sai khác nhau giữa 2 mùa vụ về chỉ tiêu SCCS của giống lợn Hương (P>0,05). Tương tự, chỉ tiêu SCCS của lợn Hương trong 6 năm (2017-2022) dao động trong phạm vụ 7,71-8,03 con, nhưng sự sai khác giữa các năm không có ý nghĩa (P>0,05).

3.2.1.5. Khối lượng sơ sinh

* Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào giống, SCSS và SCSSS. Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn Hương sinh ra từ lứa mẹ thứ 2 là 3,79kg; cao nhất từ lứa mẹ thứ 3 là 3,83kg; 3,64kg từ lứa mẹ thứ 4 và thấp nhất là 3,62kg từ lứa mẹ thứ 5. Khối lượng sơ sinh/ổ từ lứa mẹ thứ 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với lứa mẹ thứ 4 và 5 (P<0,05), nhưng không có sự sai khác so với lứa thứ 2 (P>0,05), trong khi đó lứa mẹ thứ 2 có sự sai khác với lứa mẹ thứ 5 (P<0,05), nhưng không có sự sai khác so với lứa mẹ thứ 4 (xem bảng 3.14).

Bảng 3.14. Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn Hương (kg)


Yếu tố

n (ổ)

LSM±SE


2

358

3,79ab±0,04


Lứa mẹ

3

67

3,83a±0,08

4

67

3,64bc±0,08


5

94

3,62c±0,07


1

263

3,56±0,07

Thế hệ

2

173

3,71±0,08


3

150

3,88±0,12


1

129

3,40c±0,07


2

127

3,84b±0,06


Lứa đẻ

3

91

3,97a±0,06

4

91

3,85ab±0,06


5

91

3,63c±0,08


≥6

57

3,63bc±0,15

Mùa vụ

Đông-Xuân

286

3,72±0,05

Hè-Thu

300

3,71±0,05


2017

61

3,79±0,17


2018

94

3,73±0,14


Năm sinh

2019

143

3,79±0,07

2020

168

3,65±0,05


2021

86

3,69±0,08


2022

34

3,67±0,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Hương - 14

Ghi chú: Trong cùng yếu tố, theo cột, các giá trị LSM có chữ cái khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05.

Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn Hương thế hệ 1 là 3,56kg; thấp hơn so với thế hệ 2 là 3,71kg và thế hệ 3 là 3,88kg; tuy nhiên giữa 3 thế hệ không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả bảng 3.14 cũng cho thấy KLSSO cũng có sự sai khác qua các lứa đẻ, cụ thể đạt 3,40kg tại lứa đẻ thứ

nhất; tăng lên 3,84kg tại lứa đẻ thứ 2; đạt cao nhất 3,97kg tại lứa đẻ thứ 3; 3,85kg tại lứa đẻ thứ 4 và đều đạt 3,63kg tại lứa đẻ thứ 5 và 6. So sánh về chỉ tiêu KLSSO cho thấy lứa đẻ thứ 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với lứa đẻ thứ 1, 2, 5 và ≥6 (P<0,05), nhưng không có sự sai khác với lứa đẻ thứ 4 (P>0,05). Tuy nhiên, lứa đẻ 4 chỉ có sự sai khác có ý nghĩa với lứa đẻ 1 và 5 (P<0,05), nhưng không sai khác so với lứa đẻ 2 và ≥6 (P>0,05).

So với một số giống lợn bản địa khác như lợn Móng Cái có KLSSO lần lượt từ lứa 1 đến lứa 4 là 4,65; 5,30; 5,37 và 5,49 kg/ổ (Nguyễn Văn Thiện và cs., 1999); lợn Mương Khương trung bình KLSSO lứa 1 và lứa 2 là 2,87kg; lứa 3 và lứa 4 là 3,71kg (Lê Đình Cường và cs., 2004) thì lợn Hương có KLSSO thấp hơn so với lợn Móng Cái nhưng cao hơn lợn Mường Khương.

Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn Hương không có sự chênh lệch về yếu tố mùa vụ (P>0,05). Tương tự, giữa các năm cũng không có sự sai khác và dao động 3,65-3,79 kg/ổ (P>0,05). Như vậy, chỉ tiêu KLSSO không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ và năm.

* Khối lượng sơ sinh/con

Kết quả bảng 3.15 cho thấy KLSSC của lợn Hương sinh ra từ lứa mẹ thứ 2 đến lứa mẹ thứ 5 không có sự chênh lệch nhiều và dao động 442,67- 445,03 g/con (P>0,05). Tương tự, chỉ tiêu KLSSC của lợn Hương qua 3 thế hệ luôn ổn định, dao động 439,67-447,02 g/con và không có sự sai khác giữa 3 thế hệ (P>0,05). Kết quả KLSSC của lợn Hương qua 3 thế hệ cũng cao hơn so với kết quả nuôi bảo tồn lợn Hương qua các năm có KLSSC đạt 0,3-0,4 kg/con (Phạm Công Thiếu, 2017). Lợn Hương có KLSSC cao hơn một số giống lợn bản địa khác như lợn Mán có KLSSC đạt 0,32kg; lợn Sóc 0,31kg (Trịnh Phú Ngọc và cs., 2016), nhưng thấp hơn so với lợn Cỏ và lợn Mẹo có KLSSC lần lượt là 0,50-0,51 và 0,51-0,52kg (Hoàng Thị Phi Phượng và cs., 2020); lợn Mường Tè là 0,46kg (Phạm Hải Ninh và cs., 2019); lợn Hạ Lang là 0,59-0,60kg (Phạm Đức Hồng và cs., 2016); lợn Mường Khương là 0,52kg.

Bảng 3.15. Khối lượng sơ sinh/con của lợn Hương (g)


Yếu tố

n (ổ)

LSM±SE


2

358

444,46±2,59


Lứa mẹ

3

67

445,03±4,86

4

67

444,30±4,86


5

94

442,67±4,47


1

263

445,66±4,36

Thế hệ

2

173

447,02±4,99


3

150

439,67±7,83


1

129

440,89ab±4,53


2

127

449,13ab±3,76


Lứa đẻ

3

91

444,76ab±3,88

4

91

440,02ab±4,16


5

91

437,93b±5,18


≥6

57

451,95a±9,36

Mùa vụ

Đông-Xuân

286

444,06±3,28

Hè-Thu

300

444,17±3,26


2017

61

446,22±11,00


2018

94

439,81±8,78


Năm sinh

2019

143

448,70±4,77

2020

168

440,56±3,27


2021

86

444,16±5,40


2022

34

445,24±9,11

Ghi chú: Trong cùng yếu tố, theo cột, các giá trị LSM có chữ cái khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05.

3.2.1.6. Khối lượng cai sữa

* Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ phụ thuộc nhiều vào SCCS. Qua bảng 3.16 cho thấy KLCSO của lợn Hương sinh ra từ lứa mẹ thứ 2 là 34,48kg; tương đương so với lứa mẹ thứ 3 là 34,83kg; lứa mẹ thứ 4 là 32,85kg và thấp nhất là 32,47kg từ lứa mẹ thứ 5. Khối lượng cai sữa/ổ từ lứa mẹ thứ 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với lứa mẹ thứ 4 và 5 (P<0,05), nhưng không có sự sai khác so với lứa mẹ thứ 2 (P>0,05), trong khi đó lứa mẹ thứ 2 có sự sai khác với lứa mẹ thứ 5 (P<0,05), nhưng không có sự sai khác so với lứa mẹ thứ 4 (P>0,05).

Khối lượng cai sữa/ổ của lợn Hương thế hệ 1 là 31,40kg, đến thế hệ 2 đạt được 33,61kg và thế hệ 3 đạt 35,96 kg/ổ. So sánh giữa 3 thế hệ chúng tôi thấy, chỉ tiêu KLCSO ở thế hệ 3 cao hơn so với thế hệ 2 là 2,35kg (6,99%) và thế hệ 1 là 4,56kg (14,52%). So sánh thống kê cho thấy KLCSO của lợn Hương ở thế hệ 1 và thế hệ 2 không có sự sai khác (P>0,05) nhưng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với thế hệ 3 (P<0,05). Lợn Hương qua 3 thế hệ có KLCSO thấp hơn nhiều so với một số giống lợn bản địa khác như lợn Móng Cái có KLCSO là 49,73kg (Nguyễn Văn Thiện và cs., 1999); lợn Mường Khương là 38,19-50,79kg (Lê Đình Cường và cs., 2004) nhưng cao hơn so với lợn Vân Pa là 20,49-22,69kg (Đặng Hoàng Biên, 2009).

Kết quả bảng 3.16 cũng cho thấy KLCSO cũng có sự sai khác qua các lứa đẻ, cụ thể đạt 30,11kg tại lứa đẻ 1; tăng lên 33,33kg tại lứa đẻ thứ 2; đạt cao nhất 36,79kg tại lứa đẻ thứ 3; đạt 35,76kg tại lứa đẻ thứ 4; 34,04kg tại lứa đẻ thứ 5 và 31,90kg tại lứa đẻ thứ ≥6. So sánh về chỉ tiêu KLCSO cho thấy lứa đẻ thứ 3 và 4 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với các lứa đẻ khác (P<0,05), trong khi đó lứa đẻ thứ nhất có sự sai khác với lứa thứ 2 và 5 (P<0,05), nhưng không sai khác so với lứa thứ ≥6 (P>0,05). Phạm Hải Ninh và cs. (2015), khi nghiên cứu trên đàn lợn Hạ Lang cho biết chỉ tiêu KLCSO qua 4 lứa đẻ dao động 40,34-65,71kg cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu trên lợn Hương.

Bảng 3.16. Khối lượng cai sữa/ổ của lợn Hương (kg)


Yếu tố

n (ổ)

LSM±SE


2

357

34,48ab±0,41


Lứa mẹ

3

67

34,83a±0,76

4

67

32,85bc±0,76


5

94

32,47c±0,70


1

263

31,40b±0,68

Thế hệ

2

172

33,61b±0,78


3

150

35,96a±1,23


1

129

30,11c±0,71


2

127

33,33b±0,59


Lứa đẻ

3

91

36,79a±0,61

4

91

35,76a±0,65


5

90

34,04b±0,81


≥6

57

31,90bc±1,47

Mùa vụ

Đông-Xuân

285

33,95±0,51

Hè-Thu

300

33,36±0,51


2017

61

32,96±1,72


2018

94

34,43±1,38


Năm sinh

2019

143

34,42±0,75

2020

168

33,5±0,51


2021

85

33,58±0,85


2022

34

32,97±1,43

Ghi chú: Trong cùng yếu tố, theo cột, các giá trị LSM có chữ cái khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05.

Chỉ tiêu KLCSO của lợn Hương không có sự chênh lệch về yếu tố mùa vụ, cụ thể là 33,95kg tại vụ Đông-Xuân và 33,36kg tại vụ Hè-Thu (P>0,05). Tương tự, giữa các năm cũng không có sự sai khác và dao động 32,96-

34,43kg (P>0,05). Như vậy, cũng giống như KLSSO thì chỉ tiêu KLCSO không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ và năm.

* Khối lượng cai sữa/con

Kết quả bảng 3.17 cho thấy KLCSC của lợn Hương sinh ra từ lứa mẹ thứ 2 đến lứa mẹ thứ 5 không có sự chênh lệch nhiều và dao động 4,25- 4,33kg (P>0,05). So sánh qua từng thế hệ cho thấy lợn Hương có KLCSC tại thế hệ 3 đạt 4,35kg; cao hơn so với thế hệ 2 đạt 4,28kg và thế hệ 1 đạt 4,21kg nhưng không có sự sai khác về chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con giữa 3 thế hệ (P>0,05).

Kết quả KLCSC của lợn Hương qua 3 thế hệ vẫn thấp hơn so với lợn Hương nuôi bảo tồn có khối lượng cai sữa trung bình 5,53kg nhưng thời gian cai sữa lại muộn hơn (60 ngày). Theo Hoàng Thanh Hải và cs. (2015) cho biết lợn Hung qua 3 thế hệ chọn lọc có KLCSC là 5,72-6,12kg; lợn Mường Khương là 5,53kg; lợn Mán là 5,27kg và lợn Sóc là 5,05kg (Trịnh Phú Ngọc và cs., 2016); lợn Mường Tè là 5,38kg (Phạm Hải Ninh và cs., 2019) thì lợn Hương có KLCSC thấp hơn. Qua đây cho thấy lợn Hương có KLCSC thấp hơn nhiều so với các giống lợn bản địa khác. Sở dĩ có sự sai khác là do giống và thời gian cai sữa khác nhau giữa các vùng miền.

Lợn Hương có KLCSC thay đổi nhiều qua các lứa đẻ. Cụ thể theo dõi chỉ tiêu KLCSC của lợn Hương từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ ≥6 cho thấy lần lượt là 4,20; 4,24; 4,36; 4,35; 4,36 và 4,18kg. So sánh thống kê chỉ tiêu KLCSC cho thấy các lứa đẻ 3, 4 và 5 không có sự sai khác (P>0,05) nhưng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với lứa đẻ 1, 2 và ≥6 (P<0,05).

Chỉ tiêu KLCSC có sự ảnh hưởng qua các năm sinh khác nhau. Cụ thể từ năm 2017-2022 lần lượt là 4,14; 4,29; 4,34; 4,35; 4,35 và 4,22 kg/con. So sánh thống kê chỉ tiêu KLCSC cho thấy năm 2017 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với các năm 2018, 2019, 2020 và 2021 (P<0,05) nhưng không có sự sai khác với năm 2022 (P>0,05).

Bảng 3.17. Khối lượng cai sữa/con của lợn Hương (kg)


Yếu tố

n (ổ)

LSM±SE


2

357

4,27±0,03


Lứa mẹ

3

67

4,33±0,05

4

67

4,25±0,05


5

94

4,27±0,05


1

263

4,21±0,04

Thế hệ

2

172

4,28±0,05


3

150

4,35±0,08


1

129

4,20b±0,05


2

127

4,24b±0,04


Lứa đẻ

3

91

4,36a±0,04

4

91

4,35a±0,04


5

90

4,36a±0,05


≥6

57

4,18b±0,10

Mùa vụ

Đông-Xuân

285

4,29±0,03

Hè-Thu

300

4,27±0,03


2017

61

4,14b±0,11


2018

94

4,29a±0,09


Năm sinh

2019

143

4,34a±0,05

2020

168

4,35a±0,03


2021

85

4,35a±0,06


2022

34

4,22ab±0,09

Ghi chú: Trong cùng yếu tố, theo cột, các giá trị LSM có chữ cái khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05.

3.2.1.7. Tuổi cai sữa

Lợn Hương là giống lợn bản địa cơ bản đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cai sữa sớm cho lợn con, do vậy thời gian cai sữa của lợn Hương thế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2024