Phương Pháp Xác Định Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Học Các Loài Được Ưu Tiên Trong Bảo Tồn


500C. Khi mẫu vật đã khô sau từ 04 đến 05 ngày phơi có thể tháo bỏ băng giấy. Trong quá trình tháo kim cần lấy một tay đè nhẹ lên băng giấy để mẫu vật không bị kéo lên theo.

B. Phương pháp xử lý số liệu điều tra:

- Tính tỷ lệ bắt gặp của một loài bướm (P%) theo công thức:


Trong đó:


Với:


P%: là Tỷ lệ bắt gặp của một loài bướm n: Tổng số điểm gặp loài bướm

N: Tổng số điểm điều tra của khu vực nghiên cứu


P% < 25% loài rất ít hoặc ngẫu nhiên gặp 25% ≤ P% ≤ 50% loài ít gặp

P > 50% loài thường gặp

- Chỉ số Margalef (d): Chỉ số này được sử dụng để xác định tính đa dạng hay sự phong phú về loài ở khu vực nghiên cứu:

d chỉ số phong phú S Số loài ở mỗi khu vực nghiên cứu N Tổng số lượng 1

d: chỉ số phong phú

S: Số loài ở mỗi khu vực nghiên cứu N: Tổng số lượng cá thể thu được

Với sinh cảnh nào có d cao thì mức độ đa dạng cao và ngược lại sinh cảnh nào có d nhỏ thì mức độ đa dạng nhỏ.

- Mức độ tương đồng về thành phần loài ở hai điểm nghiên cứu được tính theo công thức Sorensen:

Trong đó SI Mức độ tương đồng về thành phần loài ở hai khu vực nghiên 2


Trong đó:

SI: Mức độ tương đồng về thành phần loài ở hai khu vực nghiên cứu (dao động từ 0 đến 1, khi SI > 0,5 biểu thị mức độ tương đồng cao, SI càng lớn mức tương đồng càng cao)

C: Số lượng loài xuất hiện ở cả hai khu vực A, B A: Số lượng loài của khu vực A

B: Số lượng loài ở khu vực B Phương pháp giám định mẫu:

Các mẫu thu thập được đưa về phòng thí nghiệm thực hành Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng và định loại tên loài bướm theo tài liệu chuyên khảo. Định loại các loài bướm ngày thông qua mô tả hình thái đặc trưng, quan sát râu đầu, hệ mạch cánh, màu sắc và hình dạng cánh. Từ những kết quả nghiên cứu về hình thái loài đối chiếu với tài liệu chuyên khảo định loại bướm của:

Osada, S. et al. (1999), An illustrated checklist of the Butterflies of Laos

P. D. R. Tokyo.

Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân (1997), Bướm đảo Hải Nam, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc..

Alexander L.monastyrkii và Alexey L.Devyatkin (2003), Butterfly of Vietnam an illustrated checlist - Danh mục ảnh các loài bướm ngày của Việt Nam. Nxb Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh.

C. Phương pháp xác định loài bướm được ưu tiên trong bảo tồn

Các loài bướm được ưu tiên trong bảo tồn là những loài có các đặc điểm sau đây:

- Có tên trong danh lục đỏ của IUCN, Sách đỏ Việt Nam...

- Có giá trị thẩm mỹ cao: Màu sắc đẹp, được ưa chuộng trong sưu tập

- Có giá trị chỉ thị sinh học môi trường.


2.4.2. Phương pháp xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài được ưu tiên trong bảo tồn

Đặc điểm sinh học sinh thái của các loài bướm được xác định thông qua phương pháp kế thừa, kết hợp quan sát thực tế, quan sát mẫu vật thu thập được. Các tài liệu được kế thừa bao gồm:

1. Alexander L.monastyrkii và Alexey L.Devyatkin (2003), Butterfly of Vietnam an illustrated checlist) - Danh mục minh họa các loài bướm ngày ở Việt Nam,, Nxb Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh.

2. Đặng Thị Đáp (Chủ biên),Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng (2008): Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng, VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Để xác định đặc điểm nhận biết, tiến hành đo kích thước mâu vật, ghi nhận đặc điểm hình dạng, màu sắc. Các đặc điểm sinh học liên quan đến vòng đời, tập tính... được ghi nhận thông qua quan sát ngoài hiện trường. Các đặc điểm sinh thái học như sinh cảnh, độ cao, đặc điểm khí hậu... được ghi nhận thông qua phân tích số liệu điều tra trong các điểm điều tra.

2.4.3. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn bướm ngày và đề xuất giải pháp quản lý

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn bao gồm:

Tình hình thực thi công tác bảo vệ tài nguyên rừng. Thông tin về vấn đề này có được nhờ phương pháp kế thừa các báo cáo hàng năm của Ban quản lý VQG Nam Ka Đinh

Các mối đe dọa đến bướm ngày được xác định thông qua kết quả điều tra trên tuyến: Quan sát và ghi nhận các loại tác động bất lợi tới môi trường như hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã, cháy rừng....

Các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến sinh cảnh như bảo vệ rừng, cải tạo, chăm sóc tu bổ rừng...


Các yếu tố địa lý-khí hậu như địa hình (độ cao, hướng phơi).

Các yếu tố xã hội như hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, du lịch...

Phương pháp đề xuất giải pháp bảo tồn bướm ngày: Phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm của các loài cần ưu tiên trong bảo tồn, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác bảo tồn... để có được giải pháp mang tính định hướng chung, sau đó tập trung đề xuất các giải pháp kỹ thuật cụ thể, phù hợp với khu vực nghiên cứu.


Chương 3‌

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI


3.1. Diện tích, vị trí địa lý, ranh giới

3.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bolykhamxay là một trong 17 tỉnh thuộc Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, thuộc miền trung nằm sát quốc lộ 13 Nam; cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 135 km về phía Nam. Có toạ độ: Từ 102050' đến 105020' kinh độ Đông; từ 17040' đến 19010' vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc giáp Thủ đô Viêng Chăn: 149,23 km và tỉnh Viêng Chăn: 49,41 km.

- Phía Nam giáp tỉnh Khăm Muộn: 184,87 km.

- Phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng: 141,87 km, tỉnh Nghệ An và Hà tĩnh (XHCN VIệt Nam): 217,85 km.

- Phía Đông giáp tỉnh Bưng Kan Thái Lan: 192,62 km.

Tỉnh Bo Ly Kham Xay có diện tích 1.597.771 ha hay (15.977,71 km2), trong đó có diện tích đất Lâm nghiệp là 930.932 ha và các diện tích đất khác.

3.2. Địa hình, địa thế

Tỉnh BoLyKhamXay là khu vực có địa hình khá phức tạp, có nhiều núi cao, lắm thác ghềnh. Phía Bắc có núi Khẩu Khoai cao Khoảng 650 m; Phía Nam có núi Pak Ka Đinh cao 1200 m. Độ cao trung bình toàn tỉnh khoảng 200 m, độ dốc bình quân 150

3.3. Khí hậu, thủy văn

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Tây Bắc và gió mùa Đông Bắc, có đặc trưng sau:

- Về nhiệt độ: Mùa khô nhiệt độ thấp nhất 16oC, nhiệt độ cao nhất

34oC. Mùa mưa nhiệt độ thấp nhất 20oC, nhiệt độ cao nhất 32,6 oC. Nhiệt độ trung bình năm 26,8oC, độ ẩm không khí tương đối bình quân 82,5%.


- Lượng mưa bình quân năm 3059 mm, cao nhất 3595,9 mm tập trung vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất 254 mm vào tháng 4 và 11.

Khu vực tỉnh Bo ly kham xay nằm ở lưu vực sông Mê Kông, Nặm Ka Đinh, Nặm Thơn, Nặm Săn, Nặm Chinh, Nặm Măng, Nặm Nghiệp và các sông suối khác. Các hệ thống sông ngòi nói trên là nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho cả tỉnh. Nặm Thơn là Thuỷ Điện lớn nhất của nước Lào, có hai nhà máy là Thuỷ điện Nặm Thơn Hin Bun và Thuỷ điện Nặm Thơn 2. Còn Nam Ka Đinh đang có dự án chuyển khai làm Thuỷ điện. Ngoài ra các dòng sông là nguồn cung ứng các cá cho người dân của tỉnh và các tỉnh lân cận. Với đặc điểm khí hậu, thuỷ văn trên đây, trong SXKD cần chú ý phòng chống cháy rừng, xác định mùa vụ, chọn giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.

3.4. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu thuộc loài rừng kín thường xanh nhiệt đới vùng thấp và vùng cao. Trải qua một thời gian dài khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên rừng đã bị suy giảm đi khá nhiều, không còn được nguyên vẹn như trước, nhưng vẫn có thể khẳng định tài nguyên rừng ở đây khá phong phú cả về mức độ tập trung và thành phần loài.

- Về thực vật rừng:

Đến nay chưa có cuộc khảo sát chuyên biệt nào về hệ thực vật rừng của tỉnh Bo Ly Kham Xay, nên đề tài không thể đưa ra con số thống kê đầy đủ, chi tiết số lượng và thành phần loài thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu. Mặc dù vậy, sau nhiều năm tiếp xúc, làm việc thông qua các cuộc điều tra khác, bước đầu đã thống kê được 180 loài thực vật thân gỗ thuộc 83 chi, 59 họ với các loài cây gỗ chủ yếu: Gụ mật (Sindora cochinchinensis), Sang đá (Hopea ferrea), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Cẩm xe (Xylia xylocarpa), Sao đen (Hoppea odorata), Thiên niên nam bộ (Hoppea cochinchinensis), Sấu đỏ (Sandoricum indicum), Thung


(Tetrameles nudiflora), Chò chỉ lào (Parashorea buchananii), Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa Prest), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Táu mật (Vatica tonkinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Giổi (Michelia medoicris Dandy), Gội (Aphanamixis grandifolia Blume)…và một số loài cây quý hiếm như: Sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis Prain), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Gò đỏ (Afzelia xylocarpa), Trầm hương (Aquilaria crassna)... .

- Động vật rừng:

Địa bàn tỉnh Bolykhamsay còn rừng nguyên sinh khá nhiều, chiếm khoảng 75,84 % của diện tích cả tỉnh, có độ che phủ của rừng rất cao nên hệ động vật rừng ở đây còn khá phong phú. Các loài hiện đang có số lượng nhiều là: Lợn rừng, Cầy, các loại Chim, Gà rừng, Sóc, ... Đặc biệt là khu vực rừng Khu Bào tồn Năm Ka Đinh và Khu Bào tồn Phu Khẩu Khoai là sinh cảnh phân bố của nhiều loài động vật như: Khỉ, Voi, Gấu, Hổ mèo, Tê tê, Nhím, Dê núi, Trăn đất, Hồng hoàng, Nai…


Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp



TT


Loại đất, loại rừng


Tổng

Loại rừng

Rừng SX

Rừng

PH

Rừng ĐD


Tổng diện tích đất LN

1.196.486,0

224.608,0

617.369,0

354.509,0

A

Đất có rừng

1.091.533,1

187.550,9

549.473,2

354.509,0

I

Rừng tự nhiên

908.214,7

8.986,6

544.719,1

354.509,0

1.

Rừng gỗ lá rộng

765.080,7

6.665,4

410.237,0

348.178,3

1.1

Rừng giàu

321.759,7

0

184.854,7

136.905,0

1.2

Rừng trung bình

368.266,8

2.080,9

208.318,6

157.867,3

1.3

Rừng nghèo

60.683,1

2.875,0

4.402,1

53.406,0

1.4

Rừng phục hồi

14.371,1

1.709,5

12.661,6

0,0

2.

Rừng tre nứa

53.928,2

77,5

47.520,0

6.330,7

3.

Rừng hỗn giao

7.262,5

833,0

6.429,5

0,0

4.

Rừng núi đá

81.943,3

1.410,7

80.532,6

0,0

II

Rừng trồng

183.318,4

178.564,3

4.754,1

0,0

1.

Rừng trồng có trữ

lượng

98.962,7

98.101,2

861,5

0,0

2.

Rừng trồng chưa có TL

84.355,7

80.463,1

3.892,6


B

Đất chưa có rừng

104.952,9

37.057,1

67.895,8

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nghiên cứu Đa dạng sinh học Bướm ngày Rhopalocera tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp quản lý - 4

(Nguồn: Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Bolykhamxay, 2010)

3.5. Hiện trạng sử dụng đất, phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn

Cơ cấu đất đai là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xác định phương hướng và chiến lược phát triển của bất kỳ ngành sản xuất nào đặc biệt là đối với ngành lâm nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022