Giai Đoạn Từ Thế Kỉ Xviii Đến Hết Thế Kỉ Xix

hứng chơi núi của thể tài du kí trong văn thơ trung đại Việt Nam biểu hiện trong nội dung: có một hành trình đến một địa danh có thực, cảnh vật thực, cảm xúc cảnh vật nhiều hơn tâm sự... để phân biệt với cách biểu thị nội dung qua các phương thức mang tính qui phạm trong thơ Đường với đề tài “đăng sơn”.

Du kí viết bằng phú Đường luật có: Tịch cư ninh thể phú Đại Đồng phong cảnh phú của Nguyễn Hãng (? - ?) [76]. Phú là loại văn vần có nguồn gốc bên Trung Quốc. Phú vốn mang nghĩa là "phô bày cảm xúc của con người trước cảnh vật, sự việc hoặc bàn chuyện đời" [14, tr.175]. Phú còn được xem là thể tài văn học bởi vì nó là “phương tiện biểu đạt tình cảm của con người trước cảnh vật và sự việc” [50, tr.60]. Hai bài phú của Nguyễn Hãng đã phát huy đặc trưng của thể phú để viết về nơi mà tác giả đến nên có thể xem là tác phẩm du kí trong thời kì trung đại.

Nhìn chung, từ thế kỉ X đến XVII, du kí còn chịu sự qui định chặt chẽ của thi pháp văn học chính thống nên tính tả thực trong tác phẩm thường bị xem nhẹ; lại bị ràng buộc bởi khuôn phép, qui tắc của thơ, phú nên không thể tồn tại như một thể loại. Mặt khác, sự phổ quát của thơ và văn vần ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều thể loại nên du kí giai đoạn này phải nương tựa vào các thể văn vần để tồn tại. Trong một chừng mực nhất định, người xưa vẫn thừa nhận sự tồn tại của thế giới vượt ra ngoài những qui ước của đạo đức và nghệ thuật vốn được qui phạm bởi các chuẩn mực thời đại để làm bạn, gần gũi, khao khát,... cùng với thiên nhiên. Đó chính là sự hài hòa giữa đạo với đời, tư tưởng và tâm hồn, giữa hiện thực và lãng mạn, giữa văn chương nghệ thuật với văn chương giáo huấn. Điều đó đã làm cho truyền thống thơ phú dân tộc xuất hiện đề tài viết về non nước cảnh vật ở đất nước mình, nơi mình có thể cảm nhận được. Đề tài cảnh vật trong thơ, phú chính là tiền thân của thể tài du kí. “Sự đi” là nhu cầu của nghệ thuật bởi con người luôn xê dịch để tìm cái đẹp, đến những nơi non xanh nước biếc, những nơi danh lam thắng tích, những nơi yếu kì; và cách đi: đi bộ hay đi thuyền, đi bằng ngựa hay bằng xe,... đều trở thành cảm hứng nghệ thuật. Nhìn chung, ở giai đoạn sơ khởi này, du kí chưa thoát khỏi sự chi phối của những chuẩn mực nghệ thuật và thi pháp thời đại nên với những tác phẩm có nội dung hành trình hay xuất phát từ cảm hứng về cuộc hành trình trong đó có tả cảnh hay tả tình thì cũng không hoàn toàn là tả thực, không tránh được bút pháp ước lệ, tượng trưng.

2.2.2. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

Bước sang giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, du kí trong văn học Việt Nam đã có những chuyển biến rò rệt. Như nhận định của Hàn Đan, đây là “giai đoạn phát triển của văn xuôi chữ Hán Việt Nam mà đỉnh cao là Thượng kinh kí sự của Lê Hữu

Trác[13]. Như vậy, du kí có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam trong thời kì trung đại.

Du kí trong thơ phú chữ Hán từ giai đoạn trước vẫn tồn tại ở giai đoạn này. Đó là những tập thơ vịnh cảnh như: Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích (1706-1780), Nam trình liên thi tập của Ngô Thì Ức (1709-1736), Nhị Thanh động phú Tây Hồ phong cảnh phú của Ngô Thì Sĩ (1726-1780), Tụng Tây Hồ phú Ngự Đạo hành cung nhật trình của Nguyễn Huy Lượng (1750-1808),... Và thơ vịnh cảnh cũng được tiếp nói bởi thơ phú viết về “sự đi” như ở giai đoạn trước. Phan Thúc Trực (1808 – 1852) đã có một mảng thơ viết về “sự đi” như Nguyễn Hữu Sơn nhận xét: “Xét ở trung tâm chủ điểm du kí, có thể thấy Phan Thúc Trực thường có những bài thơ viết về các cuộc đi chơi, thăm thú núi non, sông hồ, thăm các điểm di tích lịch sử, đền đài, chùa miếu và nơi danh lam thắng cảnh” [56, tr.112]. Tuy nhiên, “sự đi” trong thơ Phan Thúc Trực ở giai đoạn này có một số điểm giống với “sự đi” trong thơ Phạm Sư Mạnh ở giai đoạn trước đó. Về nhân vật: nhân vật trong thơ Phạm Sư Mạnh là con người “hành sự” còn nhân vật trong thơ Phan Thúc Trực là con người “lãng du”. Đến thăm thiền cảnh (núi Phật Tích) nhưng Phạm Sư Mạnh vẫn bị chuyện đời đeo bám. Còn đến Việt Yên, một địa danh hành chính bình thường thì lòng người trải rộng đến mức “thoát trần”. Thơ Phạm Sư Mạnh là thơ “du sự” nên hình ảnh thơ được thể hiện bởi bút pháp “kí sự” còn thơ Phan Thúc Trực là thơ “du lãng” nên hình ảnh thơ bay bổng giàu cảm xúc.

Với sự ra đời của những tác phẩm du kí viết bằng văn xuôi, có thể nói thế kỉ XVIII là thế kỉ mà du kí chữ Hán đạt đến đỉnh cao. Quá trình hình thành du kí văn xuôi có sự chuyển biến dần dần, từ thơ chuyển sang văn tả cảnh và kết hợp văn tả cảnh với thơ du kí. Đó là trường hợp của Trịnh Xuân Thụ (1704-?), người đã tạo ra một hình thức thể loại mới của du kí chữ Hán, cũng giống như Matsuo Bashō (1644-1694), người đã sáng lập thể “haibun” của du kí Nhật Bản. Trong lời “Tựa” của bản dịch tập Sứ Hoa Nhàn Vịnh của Trịnh Xuân Thụ (Lương Ngọc Vũ Bích sưu tầm và dịch thuật) có đoạn viết:

“… bắt đầu từ kinh đô Hà Nội đến Yên Kinh nước Tàu, phàm qua các núi sông lớn, nơi thắng cảnh, chốn phồn hoa, hoặc thổ sản, nhân vật, phong tục, thành trì, đều có hứng tình ngâm vịnh, trên tả cảnh, dưới vịnh thơ, biên thành một tập “Hành trình dã lục”, trong đó có 136 bài tả cảnh và 136 bài thơ, câu câu nhả ngọc, lời lời gấm thêu, đủ cả giọng tài hoa, lời trung hậu, thể văn phép tắc, ý tứ cao xa, đọc đến thơ khiến người ta động tứ phong vân, sinh lòng cao tưởng không kém gì tập “Di cảo” của ông Tùng Tuy, tập “Chiến đường” của ông La Thuận, các tay danh bút bên Tàu cũng có dấu phê ca tụng

cả”. (Nam Phong, số 48, tr. 482).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Sứ Hoa Nhàn Vịnh có 136 đoạn, mỗi đoạn được cấu trúc hai phần: phần đầu là đoạn văn xuôi tả cảnh và phần sau là bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật (Vũ Bích dịch được 112 đoạn). Các đoạn thuật chuyện về sự việc, cảnh vật ở các nới mà tác giả đặt chân đến trong tác phẩm này giống như là các yếu tố của cốt truyện du kí.

Basho, người sáng tạo ra thể thơ haiku của Nhật đã phải nỗ lực bằng những chuyến đi hơn ngàn dặm “để làm mới nghệ thuật của riêng mình” đã viết nên những trang du kí bằng một hình thức mới làm vang động văn đàn Nhật Bản thế kỉ XVII, tiếp sự sáng tạo đó dường như đã tuyệt đối nên sau thời của Basho, "không có một hiện tượng du kí nào kế thừa và phát huy nó" [90, tr.16]. Trịnh Xuân Thụ viết theo lối kí hành, không có chủ đích nghệ thuật, mà cốt để thỏa chí tang bồng nên du kí của Trịnh Xuân Thụ đã được hậu thế tiếp thu để phát triển thành văn xuôi tự sự, mặc dù một số tác giả không thể từ bỏ được cảm hứng thi ca trong tác phẩm du kí.

Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 8

Điểm nổi bật của văn xuôi chữ Hán trong giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX không chỉ là truyện mà còn có cả du kí. Có tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trong thiên hạ mà là những câu chuyện tường thuật về các sự kiện xảy ra trên lộ trình thông quan xúc cảm của tác giả.

Nằm trong dòng chảy của văn học, du kí đã bị cuốn theo sự vận động của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Điểm đánh dấu sự chuyển biến của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại là từ truyện ngắn chí quái (thần quái) sang truyện ngắn truyền kì mà đỉnh cao là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ thế kỉ XVI. Xét về mặt thể loại, bước tiến của Truyền kì mạn lục chính là ở lời văn nghệ thuật, như cách lí giải của Trần Đình Sử: “Lời trần thuật của tác giả được phân làm hai: lời trần thuật miêu tả câu chuyện và lời bàn (bình) với hai tư cách khác nhau. Một người làm người kể chuyện khách quan “biết hết”, “biết trước” và một người bình luận về mặt đạo đức hoặc nghệ thuật có quan điểm xác định” [56, tr.353]. Lối kể chuyện theo phương thức hiện thực hóa của người kể chuyện khách quan trong những tác phẩm như Vũ Trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) và Nguyễn Án (1770-1825), Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề (1697 - ?),... đã đưa văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung đại chuyển sang một giai đoạn mới, ở đó vai trò người kể chuyện chiếm một vị thế quan trọng trong phản ánh hiện thực. Đây cũng là cơ sở cho sự ra đời văn “kí hành” xuất hiện và phát triển ở thế kỉ XVIII – XIX. Tuy nhiên, những tác phẩm như: Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề (1697-?), Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến (1708-1772), Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768-1893), Bắc hành tùng kí (1789) của Lê Quýnh (1750 – 7805),... đã mang

một số dấu hiệu của văn “kí sự”, tức là kiểu văn ghi chép sự việc được nhìn thấy hay chứng kiến để thành truyện chứ không phải văn “kí hành” nên không thể coi là tác phẩm du kí hay thuộc thể tài du kí.

Đánh dấu bước tiến của du kí Việt bằng chữ Hán giai đoạn này là Thượng kinh kí sự (1783) của Lê Hữu Trác (1720-1791). Với chuyến đi mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời của mình, Lê Hữu Trác đã chuyển từ những ghi chép kiểu nhật kí hành trình thành tác phẩm tự sự mà trong đó có sự kết hợp, đan xen giữa văn tường thuật và thơ, giữa kể và tả, giữa tự truyện và trữ tình, giữa khách quan và chủ quan,... tạo nên kiểu văn du kí mẫu mực trong văn học trung đại Việt Nam.

Thơ trong Thượng kinh kí sự là kiểu thơ du hành, cũng cảm tác trước cảnh vật và lời dẫn cho bài thơ là các câu văn xuôi giống như tác phẩm du kí Oku no Hosomichi của Matsuo Basho. Khác với thơ viết về “du sự” của giai đoạn trước, các đoạn thơ trong Thượng kinh kí sự giống như "đánh dấu mốc" cảm xúc trên lộ trình nên yếu tố thơ trong tác phẩm này là lời tự bộc lộ tình cảm của nhân vật, đồng thời là tác giả trên lộ trình.

Nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là thời kì nở rộ của du kí Việt Nam với sự đa dạng về chất liệu và đề tài.

Tiếp nối cảm hứng “kí sự” về những chuyến đi sứ ở giai đoạn trước, trong giai đoạn này, đã xuất hiện một số tác phẩm viết về các chuyến công du ở nước ngoài như: Tây hành kiến văn kỉ lược (1831) của Lý Văn Phức (1785 - 1849), Hải trình chí lược (1834) của Phan Huy Chú (1782 - 1840), các tác phẩm của phái đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đi sứ sang Pháp và Tây Ban Nha năm 1863: Như Tây sứ trình nhật kí (1864) của Phạm Phú Thứ (1820 – 1882), Như Tây kí (1864) của Ngụy Khắc Đản (1817 - 1873), Tây phù nhật kí (1865) của Tôn Thọ Tường (1825 - 1877)...

Tây hành kiến văn kỉ lược là tác phẩm đầu tiên viết về chuyến đi sứ sang phương Tây của Lý Văn Phức kể về chuyến công du đi dự cuộc thao diễn thủy quân ở Tiểu Tây Dương. Lộ trình của chuyến du hành này bắt đầu từ ngày 18 tháng Giêng năm Canh Dần (18 tháng 01 năm 1830) từ cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam), qua đảo Côn Lôn (Việt Nam), đến trấn Thiên Ca Bô (Singapore); trấn Ma Lặc Ca (Malacca, Malaysia); trấn Phì Năng (Penang, Malaysia), và thuyền quân trú lại ở trấn Mạnh Nha Lạp và Vọng Cát Hà (Calcutta, Ấn Độ), ngày 24 tháng 9 năm ấy thì về đến kinh đô Huế (Việt Nam). Như nghĩa Hán – Việt ở nhan đề tác phẩm, bài văn ghi chép sự chứng kiến của tác giả về những điều mình thấy được khi đi ra nước ngoài thành tập sách. Tác phẩm có ý nghĩa như là sự biến chuyển của văn xuôi chữ Hán: vừa mang tính nguyên hợp (văn bản trình bày theo lối ghi sử) vừa mang yếu tố thời đại, khi con người ý thức được giá trị và thể

hiện thái độ của mình trước cuộc sống (các hiện tượng của cuộc sống ở nước ngoài như: trang phục, ăn uống, văn tự, lễ nghi, thời tiết, nhà cửa, xe cộ, tiền tệ, tàu thuyền, đặc sản địa phương được thuật lại thông qua cái tôi của tác giả). Tây hành kiến văn kỉ lược đã vượt qua qui phạm “thông chí” của văn bản “sứ trình” để tiếp cận với văn “kí hành”, một lối hành văn phản ánh hiện thực thông qua cảm quan cá nhân đã tạo ra nét độc đáo của tác phẩm, mà sự độc đáo này có ý nghĩa “không chỉ riêng của Lý Văn Phức mà còn độc đáo với loại hình kí Việt Nam thời trung đại[38].

Tính chất “kí hành” được phát huy trong những tác phẩm của Phan Huy Chú, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản,... Hải trình chí lược của Phan Huy Chú không theo hình thức “biên niên” và lối kết cấu “chương mục” như Tây hành kiến văn kỉ lược của Lý Văn Phức mà là sự thể hiện theo cấu trúc “lộ trình” của loại văn “địa chí” để thể hiện sự quan sát cảnh vật, địa danh qua cảm quan khoa học về địa lí, lịch sử những nơi tác giả đã đi qua trong chuyến hành trình.

Thời gian Phan Huy Chú ở lại Giang Lưu Ba (Batavia) là lâu nhất trong chuyến hành trình. Viết về Giang Lưu Ba, tác giả đã ghi chép khá chi tiết về nhiều phương diện, từ lịch sử, địa lý, tình hình xã hội, quân sự, pháp luật, tiền tệ, khoáng sản – tài nguyên đến khí hậu, thực phẩm, y phục, chữ viết, lịch pháp, xe cộ, máy móc, nông thôn, đô thị, chợ búa, tập tục… Những ghi chép của Phan Huy Chú trong Hải trình chí lược không phải là những “thông liệu” mà là một phương thức “khách quan hóa” của kiểu hành văn du kí như L. Tr. Kelley nhận xét: “Họ "khách quan" ghi lại các sự kiện của chuyến đi của họ, sau đó chủ quan nhận xét về kinh nghiệm của họ”[89, tr.13].

Như Tây sứ trình nhật kí của Phạm Phú Thứ vừa được xem là tập tài liệu có giá trị lịch sử vừa được xem là: “tập du ký đầu tiên của người Việt viết về sinh hoạt của một số nước phương Tây (Pháp, Tây Ban Nha, Ý)” [44]. Như Tây sứ trình nhật kí sau này in ra thành ba quyển (thượng, trung, hạ) đặt tên là Tây hành nhật kí với mục đích dâng lên vua để thuyết phục triều đình mạnh dạn mở cửa để phát triển kinh tế và học tập khoa học kĩ thuật Tây phương đặng tự cường [81]. Tác phẩm viết theo lối “kí hành” ghi lại những cột mốc của hành trình cùng với những sự kiện mà tác giả chứng kiến. "Quyển trung" và "Quyển hạ" của Như Tây sứ trình nhật kí chủ yếu miêu tả chi tiết những gì tác giả quan sát được cuộc sống, xã hội, kinh tế những nước phương Tây mà tác giả đặt chân đến. Vì thế, lối văn trong tác phẩm giống như "sử kí" trong bản “sứ trình” đã chi phối cấu trúc của tác phẩm.

Nhìn chung, du kí viết bằng chữ Hán ở Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: sự biến đổi của xã hội Việt Nam và sự ảnh hưởng

của văn hóa, văn học Trung Hoa. Điều kiện lịch sử thay đổi, sự giao lưu quốc tế được cải thiện đã tạo cơ hội cho những quan lại, trí thức có những chuyến đi đến các nước trong khu vực và phương Tây là điều kiện để du kí phát triển. Tuy nhiên, môi trường văn hóa, văn học Việt Nam giai đoạn này còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa nên vẫn có sự chi phối đến du kí chữ Hán. Về hình thức thể loại, các tác phẩm du kí viết bằng chữ Hán ở Việt Nam có nhiều điểm giống với du kí Trung Quốc truyền thống, “đó là một biến thể đặc biệt của văn bản trong văn học Trung Quốc ở chỗ nó kết hợp cả hai bài: thơ và câu chuyện” [95, tr.12].

Bên cạnh du kí viết bằng chữ Hán, đã xuất hiện một số tác phẩm du kí viết bằng chữ Nôm như: Tây phù nhật kí của Tôn Thọ Tường (1825 - 1877), Như Tây kí (1864) của Ngụy Khắc Đản (1817 - 1873), Hương Sơn nhật trình của Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905)...

Tính chất “sử kí” trong những tác phẩm du kí viết bằng chữ Nôm không còn quan trọng mà nó phụ thuộc vào cảm quan của tác giả về đối tượng trên lộ trình của chuyến đi với những xúc cảm của tác giả về sự kiện và cảnh vật. Như Tây kí là tác phẩm văn xuôi chữ Nôm tập trung vào việc khảo cứu các vấn đề về nước Pháp mà Ngụy Khắc Đản dựa vào lời kể của A-tô-măng (Atomant) một sĩ quan Hải quân Pháp thạo tiếng Việt có nhiệm vụ hộ tống sứ bộ trong thời gian ở Pháp, cộng với sự quan sát trực tiếp của chính bản thân tác giả làm nguồn tư liệu chính để viết nên tác phẩm. Với một thái độ làm việc nghiêm túc và khoa học, Ngụy Khắc Đản đã trình bày khá đầy đủ, chính xác về các mặt văn hoá, chính trị, kinh tế của nước các nước mà ông đặt chân đến vào thời kỳ ấy. Những tác phẩm chữ Nôm như Tây phù nhật kí, Hương Sơn hành trình được viết bằng thơ mở đầu cho du kí sáng tác bằng thể thơ dân tộc.

Ngoài những tác phẩm viết về những chuyến đi dài ngày theo kiểu “trường thiên”, du kí chữ Hán trong giai đoạn này còn có những tác phẩm văn xuôi ngắn viết về những chuyến đi chơi đến những nơi danh lam, thắng cảnh ở trong nước. Đó là những tác phẩm như Tam Kiều nguyệt dạ du kí (1805) của Ngô Thị Hoàng (? - ?), Du Phật Tích sơn kí (1796) của Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), Tam Ngô du kí của Nguyễn Văn Siêu (1799

– 1872),...[2]. Những bài du kí ngắn này gần với tản văn hơn là dạng văn kí hành bởi vì tác giả chủ yếu bộc lộ cảm xúc của mình trước cảnh vật.

Trong giai đoạn này cũng đã xuất hiện du kí viết bằng chữ Quốc ngữ như: Sách sổ sang chép các việc (1822) của Philipphê Bỉnh (1759 - 1832), Chư quấc thại hội (1889) của Trương Minh Ký (1855 - 1900), Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1886) của Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898),...

Sau cuốn Sách sổ sang chép các việc của Philipphê Bỉnh, Chư quấc thại hội của Trương Minh Ký được xem là tác phẩm du kí thứ hai viết bằng chữ Quốc ngữ với thể thơ dân tộc. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh năm 1889, Trương Minh Ký được cử làm thông ngôn cho phái đoàn Triều đình Huế đi sứ sang Pháp tham dự Hội Đấu xảo tại Paris. Có thể ông không muốn bắt chước những người đã từng viết về những chuyến du hành sang các nước phương Tây nên ông chọn hình thức “cảm tác hành trình” bằng thơ để thể hiện những trải nghiệm của mình. Tác phẩm này đã đăng nhiều kì trên Gia Định báo (từ tháng 5 đến tháng 11 năm 1890) với các nhan đề, có số báo ghi là Như Tây nhật trình, có số báo ghi là Chư quấc thại hội. Chuyện đi Tây được kể lại một cách dân dã bằng thơ của thể thơ dân gian song thất lục bát đã làm cho tác phẩm này thoát khỏi hình thức “sứ trình” để bộc lộ thái độ, cảm xúc của tác giả về cuộc sống ở nơi mình đến, suy ngẫm về cuộc sống ở đất nước mình.

Tiếp nối du kí viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ XIX là Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (Voyage au Tonkin en 1876) của Trương Vĩnh Ký, đăng lần đầu vào năm 1881 tại nhà hàng Guilland et Martinon bằng chữ Quốc ngữ. Tác phẩm có ý nghĩa nối tiếp truyền thống du kí Việt Nam với sự tiếp nhận du kí của thời đại. Vẫn mang một số đặc điểm của du kí chữ Hán như cách biên khảo địa chí, kết hợp kể chuyện và ứng tác thơ, nhưng Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi đã mang dáng dấp của tác phẩm du kí hiện đại thể hiện trên kết cấu của tác phẩm theo cấu trúc hành trình về những nơi tác giả đi qua có danh lam và thắng tích, sự quan sát tinh tế kết hợp với vốn tri thức phong phú để miêu tả đối tượng,... Có thể nói, với Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, Trương Vĩnh Ký đã đặt nền móng cho du kí hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

2.2.3. Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX

Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX được xem là thời kì rực rỡ nhất của du kí Việt Nam. Đội ngũ sáng tác du kí giai đoạn này không phải là những nhà ngoại giao, nhà hành đạo có những cuộc hành trình lớn đi ra nước ngoài hay xuyên Việt mà là những nhà báo, nhà văn, du học sinh có những cuộc hành trình với mục đích đi khác nhau, cho ra đời nhiều tác phẩm du kí với nhiều phong cách khác nhau đã làm nên sự rực rỡ và bề thế của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX phát triển trong bối cảnh lịch sử và văn học có những chuyển biến mạnh mẽ. Chính sách khai thác thuộc địa của người Pháp ở Đông Dương, trong đó có việc mở mang đô thị, phát triển giao thông và du lịch đã tạo điều kiện cho nhiều người thực hiện những cuộc hành trình đến nhiều nơi khác nhau. Mặt khác, sự kì thị văn hóa và chủng tộc, thái độ đối xử của người Pháp với nước thuộc địa

buộc người trí thức Việt Nam phải có phản ứng tự vệ bằng thái độ coi trọng và bảo tồn văn hóa dân tộc. Những cuộc đi chơi, đi thăm các đền đài, chùa chiền, di tích văn hóa lịch sử của đông đảo nhà báo, nhà văn viết du kí là một cuộc hành trình trở về cội nguồn, làm sống dậy các giá trị của dân tộc bị bỏ quên bằng văn học. Những chuyến công du hay du lịch nước ngoài của đội ngũ trí thức Việt Nam đã được gắn thêm mục đích khảo sát văn hóa, giáo dục quốc dân, và cũng là cơ hội để người trí thức Việt Nam lựa chọn cho mình điểm tựa để nhìn lại phong cảnh đất nước, văn hóa và lịch sử dân tộc. Đây cũng là giai đoạn mà văn học và báo chí Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ và đồng hành với nhau. Cùng với sự phát triển này là phong trào dịch thuật. Nhiều tác phẩm du kí chữ Hán và chữ Pháp được dịch và đăng trên các tạp chí, nhiều nhất là ở Nam Phong.

Du kí Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX trải qua các bước phát triển như

sau:


- Từ 1900 đến 1917

Trước khi tạp chí Nam Phong ra đời, du kí đã xuất hiện trên các báo và tạp chí

như Gia Định, Đông Dương với hình thức đăng lại những tác phẩm du kí trong quá khứ của các tác giả như Trương Minh Ký, Chu Mạnh Trinh.

Tác phẩm du kí xuất hiện đầu tiên ở giai đoạn này là Hương Sơn hành trình của Nguyễn Văn Vĩnh. Tác phẩm viết trong dịp đến thăm thắng cảnh nổi tiếng của đất nước bằng văn xuôi, được đánh giá là “một bài kí rất hay, xưa nay chưa có bài thăm Hương Sơn nào viết hay như thế” [70]. Hương Sơn hành trình được đăng trên Đông Dương tạp chí ở các số 41, 42, 43, 44, 45. Đây cũng là bài du kí đầu tiên viết bằng tiếng Pháp và cũng là bài du kí đầu tiên được tái bản, như lời Nguyễn Văn Vĩnh giới thiệu:

“Năm 1909, tôi có đăng vào báo chữ Tây “Notre Journal” của tôi in ra, một bài hành trình đi chùa Hương. Nay nhân độ đi chùa, thiên hạ nô nức đi cầu phúc, mỗi ngày hàng nghìn hàng vạn con người; tôi đọc lại bài ấy thấy hãy còn hợp cảnh tượng nhiều, tưởng nên dịch ra quốc văn mà đăng vào đây, để các khách đi chùa, xem cho tiêu khiển và đối văn với cảnh, xem có chỗ nào ta cùng ngụ một ý, hoặc chỗ nào mắt tôi có trông sai, xin các ngài bỏ thêm hoặc chữa đi cho” (Đông Dương, số 41, tr.12).

Hương Sơn hành trình của Nguyễn Văn Vĩnh được viết theo cấu trúc tự sự, thể hiện sự quan sát và khả năng bao quát khung cảnh của tác giả trong suốt hành trình. Tuy nhiên, phần cuối của tác phẩm tác giả phản ánh hiện thực của khung cảnh người đi chùa trong đôi mắt của một nhà báo.

“Tôi đứng ngắm chán chê hai chỗ núi các Cậu và các Cô, thấy hàng trăm hàng nghìn người đàn bà liên tiếp nhau, người nọ đội người kia mà trèo lên ngọn cái thang tre, rẩy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022