Vấn Đề Lí Thuyết Thể Loại Và Lịch Sử Du Kí Việt Nam

Chương 2: VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT THỂ LOẠI VÀ LỊCH SỬ DU KÍ VIỆT NAM

2.1. Thi pháp thể loại du kí

Thi pháp học với những ứng dụng của nó có thể tiếp cận vào nhiều phương diện của văn học, trong đó có thể loại. Khi tiếp cận thể loại, Gasparov đã xác định: "thể loại là kiểu phản ánh thế giới đặc thù của nghệ thuật" [87, tr.127]. Tiếp cận thi pháp học có khả năng lí giải được các hiện tượng phức tạp của các lằn ranh và sự ảnh hưởng của thể loại này với các thể loại khác. Du kí là hiện tượng khá phức tạp của thể loại đã làm cho không chỉ độc giả mà ngay cả nhà phê bình cũng phải rơi vào tình trạng bối rối, thậm chí có khi đã ngộ nhận cả những tác phẩm không thuộc về du kí khi có đề tài giống như du kí. Không chỉ tiểu thuyết là thể loại chưa bị "đông cứng" như Bakhtin đã nói, mà cả du kí cũng vậy, không phải là ý niệm đơn giản du kí như là một sự ghi chép về cuộc hành trình mà sự thật là trong lịch sử phát triển của mình, du kí đã có tham vọng xóa nhòa ra giới của nó với tiểu thuyết. Trong khi tiểu thuyết còn nhận ra được những dấu hiệu của thể loại thì du kí đã làm cho người ta mơ hồ về thể loại của nó. Cái công thức đơn giản của du kí chỉ còn đọng lại trong ý niệm về nó ở hai yếu tố: chủ thể và kiểu sáng tác (style of writing); chủ thể là người đi du lịch và kiểu sáng tác là tính không ràng buộc của phong cách văn bản. Tiếp cận du kí trên phương diện thi pháp học sẽ làm minh bạch một số vấn đề thể loại của du kí.

Không thể phủ nhận sự tồn tại của du kí trong văn học như là một sự hiển nhiên của phương thức phản ánh hiện thực bằng ngôn từ. Nhưng sự tồn tại của du kí ở phương diện loại hình đang là vấn đề chưa đi đến thống nhất. Trong đó, hai vấn đề nổi lên liên quan đến đặc điểm của du kí: du kí thuộc loại loại hình văn học phi hư cấu (non- fiction) hay bao gồm cả những tác phẩm hư cấu (fiction)? Du kí là thể loại hay chỉ là thể tài văn học?

Nếu coi du kí là phương thức phản ánh nghệ thuật phi hư cấu, thì trong mối quan hệ với hiện thực, du kí không chỉ đơn thuần là loại văn tư liệu, loại văn được coi là đơn điệu, nghèo nàn, thiếu sinh động và hạn chế về thế giới nhân vật như người ta từng xem thường nó, mà là một kiểu phản ánh nghệ thuật đặc thù tham chiếu bởi hoạt động du lịch. Cơ sở hiện thực của du kí là những thông tin của cuộc hành trình tồn tại dưới hình thức chuyện kể mà những thông tin đó "không thể tồn tại hoặc được chuyển giao bên ngoài cấu trúc" [34, tr.112]. Nếu du kí bao gồm cả tác phẩm hư cấu thì sự hư cấu ở

những tác phẩm đó cũng nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện những mục đích nghệ thuật nhất định [34, tr.104].

Trên quan điểm tiếp cận thi pháp học, có thể xác định được một số điểm tương quan để đối sánh với tiểu thuyết và một số thể loại khác, du kí có bốn yếu tố có thể đưa ra bàn bạc để xác định đặc điểm thể loại của nó: cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn trần thuật, không gian – thời gian.

2.1.1. Cốt truyện

Du kí đã từng ẩn danh dưới các hình thức thể loại khác nhau như thơ, phú nhưng bản chất thể loại của du kí mang yếu tố tự sự, tồn tại phổ biến dưới hình thức văn xuôi. Vấn đề thể loại của du kí có cốt truyện hay không và nếu có thì cốt truyện du kí là gì đang làm cho nhiều người bận tâm. Vấn đề cốt truyện đã được các nhà nghiên cứu đưa ra những cách lí giải khác nhau. Khi nghiên cứu thi pháp cốt truyện, trên cơ sở tham chiếu quan niệm của các nhà nghiên cứu: A. Veselovski, G.N. Pospelov, L.I. Timofeep,

E. Dobin, Kojikov, B. Tomachevski, V. Shklovski, T. Cobley, J. Culler, Iu. Lotman,… Cao Kim Lan đã chỉ ra hai cách hiểu cốt truyện: cách hiểu truyền thống coi cốt truyện như là tiến trình của sự kiện liên hệ với nhau có tính chất thời gian, cách hiểu hiện đại coi cốt truyện là hành trình của nhân vật di chuyển qua các không gian khác nhau. Hai cách hiểu này đều coi cốt truyện như là thủ pháp nghệ thuật, tức là nó "hoàn toàn là một sản phẩm chế tác có tính nghệ thuật" [27, tr.70]. Lê Huy Bắc đã phân biệt truyện (story) và cốt truyện (plot) và đã đưa ra khái niệm: "Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm ngặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc" [3, tr.34].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Với tư cách là thủ pháp, cốt truyện phụ thuộc rất nhiều vào tuyến trần thuật, trong khi chuyện kể phụ thuộc vào nhân vật, nên người kể chuyện (narrator) đóng vai trò quan trọng đối với cốt truyện, tức là điều khiển câu chuyện theo một ý đồ nhất định. Khi lí giải vấn đề này, trong tiểu luận Hệ chủ đề [98],Tomachevsky đưa ra và phân biệt hai khái niệm: thời gian truyện kể và thời gian trần thuật, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh đến thời gian trần thuật, thời gian cần thiết để cảm nhận tác phẩm không đồng nhất với thời gian diễn ra các biến cố của chuyện kể. Những vấn đề của Tomachevsky đưa ra về cốt truyện đã phủ nhận cách lí giải truyền thống về cốt truyện, khi xem các biến cố và hành động nhân vật là yếu tố cơ bản của cốt truyện, coi các mâu thuẫn, xung đột là hạt

nhân của cốt truyện, và mở ra một hướng nghiên cứu mới về cốt truyện: cốt truyện như là một thủ pháp nghệ thuật trần thuật. Mặc dù chuyện kể và cốt truyện như hình với bóng, nhưng sự phân biệt chuyện kể và cốt truyện là cơ sở nhận thức cho những tác phẩm văn xuôi có cốt truyện không rò ràng mà người ta quen gọi là truyện không có cốt truyện. Khi tác phẩm có cả hai yếu tố: người trần thuật và sự kiện (dù xảy ra bên trong hay bên ngoài) đều có thể xem xét về mặt cốt truyện. Với quan niệm cốt truyện như là thủ pháp,Tomashevsky phân biệt những thủ pháp có tính nguyên tắc với những thủ pháp tự do. Đến nay, vấn đề cốt truyện thuộc về phương diện hình thức của tác phẩm, là thủ pháp nghệ thuật sản phẩm của quá trình sáng tạo đều được nhiều người thừa nhận như là một sự thật hiển nhiên. Nhưng điều đó chỉ đúng với những tác phẩm hư cấu. Còn đối với những tác phẩm phi hư cấu, vấn đề cốt truyện còn phức tạp hơn nhiều. Khi tiếp cận với loại hình văn học phi hư cấu như du kí, chúng tôi nhận thấy: cốt truyện không hoàn toàn độc quyền của ý thức nghệ thuật và chủ thể sáng tạo mà còn là cái tự nhiên, ngoài ý muốn ẩn khuất đâu đó trong tâm thức của con người. Vì thế, cốt truyện có một mối liên hệ mật thiết giữa chủ thể với đối tượng, giữa tác giả với độc giả như là sợi dậy vô hình kết nối tri giác với cảm giác, nhận thức với tiềm thức. Điều này có khả năng lí giải được một số tác phẩm du kí, khi đến với một vùng đất xa lạ nào đó, nhân vật - nhà du kí có cảm giác như đã từng trải qua cuộc hành trình như thế, với địa điểm như thế; hay khi đọc tác phẩm du kí, người đọc cảm giác như đã được trải nghiệm trước đó.

Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 5

Thế giới tồn tại thông qua nhận thức con người để trở thành đối tượng thẩm mĩ. Một địa danh chưa thành thắng tích khi con người chưa đặt chân đến, chưa biết đến nó dù rằng nó có thể tồn tại trong sự tưởng tượng của con người. Sự kiện của đời sống trở thành đối tượng thẩm mĩ chỉ khi nó được cấu trúc trong văn bản tương ứng với một lối viết (écriture) nhất định. Sự ra đời của du kí đã làm cho thế giới ngày càng đẹp lên bởi các cuộc khám phá, du lịch mà đằng sau đó là các văn bản ghi lại như là một sự minh chứng cho những cảm quan của con người trong thế giới họ tồn tại. Mỗi chuyến hành trình là một câu chuyện du lịch được ghi lại bởi những sở trường và khả năng ngôn ngữ của tác giả - đồng thời là chủ nhân của chuyến đi đó. Văn bản nghệ thuật đòi hỏi cao về tổ chức ngôn từ và văn phong thích hợp. Đối với du kí là một ngoại lệ vì tác giả du kí, những nhà “tự sự” trong nhiều trường hợp "không phải là những cây bút chuyên nghiệp" [7, tr.124]. Câu chuyện được kể lại về cuộc hành trình được cấu trúc thành tác phẩm từ các yếu tố: thời gian, không gian, sự kiện, nhân vật và chủ thể,... là những yếu tố mang

đặc điểm của thể loại tự sự và tham gia vào thành phần cốt truyện.

V. Propp khi phân tích thành phần cốt truyện cơ bản (từ những câu chuyện dân gian Nga) đã chỉ ra cơ cấu tổ chức tác phẩm là mô tả theo thứ tự thời gian của các trình tự tuyến tính của các yếu tố trong văn bản như báo cáo từ một người cung cấp tin [95]. Mô hình cốt truyện dân gian diễn tả sự kiện xảy ra trong tác phẩm như những chức năng (theo Propp, truyện dân gian Nga diễn ra thông thường có 31 chức năng theo trình tự) có thể đưa ra xem xét câu chuyện tường thuật trong tác phẩm du kí. Cốt truyện du kí xem xét dưới góc độ thông tin thì nó giống như một bản thông báo về cuộc hành trình.

Cốt truyện du kí có những điểm khác biệt với cốt truyện dân gian bởi hai yếu tố: nhân vật và người tường thuật. Nhân vật chính trong du kí với tư cách là nhân vật hành động hướng đến mục tiêu chinh phục những điều chưa biết bằng ý chí, nghị lực hay chỉ là những cảm xúc. Nhân vật chính trong du kí không thuộc một mô típ hay đại diện cho giai cấp nào, mà nó chỉ xuất hiện bởi nhu cầu bộc lộ nhân cách và khát vọng của chủ thể. Vì thế, một chuyến đi được coi như là hành vi, mà nhân vật chính là lữ khách, với nhiệm vụ thực hiện chuyến hành trình để vượt qua những khó khăn được dự đoán hay nằm ngoài ngoài dự đoán như là để thực hiện khát vọng chinh phục bản thân. Cốt truyện của du kí có thể tiềm tàng ở một tác phẩm nào đó mà tác giả đọc được, câu chuyện về một nơi nào đó mà tác giả nghe được, có thể chỉ là qua những lời đồn đại, quảng cáo của những nhà kinh doanh du lịch,... Nhưng cốt truyện chỉ được hình thành khi cuộc hành trình xảy ra và tác giả vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện.

Trên quan điểm du hành là hành vi nhận thức thế giới, thế giới trong du kí là khách thể được lựa chọn ở thì hiện tại gần. Thế giới đó là hình ảnh được chủ thể định vị trong những không gian trải nghiệm của chính mình mà độ lớn của nó được đo bởi khoảng cách tầm nhìn của chủ thể tại thời điểm nó xuất hiện trong trí nhớ và để đảm bảo rằng những sự kiện đánh dấu cột mốc của cuộc hành trình nó phải nằm ở ranh giới giữa cảm hứng và sở trường của người tạo ra nó trong cuộc hành trình. Sự kiện trong du kí được xem là cấu trúc thông tin lữ hành mà chủ thể muốn thông báo. Xét trên một phương diện nhất định, sự kiện trong tác phẩm du kí là lượng thông tin thu được từ hiệu quả của các hành vi tác động đến khách thể của chủ thể qua sự trải nghiệm. Những câu chuyện kể lại trên đường, những huyền thoại, truyền thuyết được nói tới chỉ là thành tố của cấu trúc phát ngôn chứ không phải cốt truyện được lồng với nhau. Cốt truyện của tác phẩm du kí là toàn bộ lộ trình và những biến cố, sự kiện được sắp xếp trên lộ trình ấy. Vì thế,

cốt truyện của du kí không hoàn toàn bao gồm tất cả những gì xuất hiện trên lộ trình mà chỉ là những mảnh hiện thực có khả năng khắc sâu vào kí ức để nhà văn thuật lại trong chuyến hành trình của mình. Điều đó cho thấy, toàn bộ cuộc hành trình là điểm tựa của cốt truyện, mà trên lộ trình của nó, nhà văn đánh dấu cột mốc thời gian – không gian để xâu chuỗi các biến cố, sự kiện, kể cả những câu chuyện truyền thuyết hay huyền thoại thành cốt truyện.

Những tác phẩm có dấu hiệu “kịch tính” thì cuộc hành trình đã có biến cố tạo ra những khó khăn mà nhân vật phải vượt qua để đạt được mục đích mà mình đặt ra trước khi khởi hành hoặc phải chịu khuất phục mà không đi đến đích. Nếu cốt truyện phiêu lưu coi trọng hành động của nhân vật, luôn bao gồm "những hành động gay cấn có mối an nguy đến tính mạng của người tham dự và biến thể của nó trong các câu chuyện tình lãng mạn cảm động" [6, tr.36] thì cốt truyện du kí viết về các cuộc phiêu lưu coi trọng khả năng vượt qua một quãng đường nào đó đầy gian nan, thử thách mà những quãng đường này không hoàn toàn độc chiếm và chi phối cấu trúc tác phẩm. Nhân vật trong những tác phẩm này không đơn giản là những lữ khách mà còn là những người mang dáng dấp như những thám tử, những nhà thám hiểm, những kẻ phiêu lưu bất chấp mạng sống của mình. Đối với những tác phẩm du kí tôn giáo, nhân vật như những kẻ hiến thân vì đạo hay ít ra cũng mang lí tưởng tôn giáo.

Cái hướng đến trong cốt truyện của tác phẩm du kí không phải ở lí tưởng nhân sinh hay công bằng xã hội như tiểu thuyết mà là sự khám phá, thử thách, chiêm ngưỡng và trải nghiệm. Nếu đề tài tình yêu là đặc trưng nội dung của tiểu thuyết thì đề tài du lịch cảnh quan là đặc trưng của du kí. Cốt truyện của tiểu thuyết trở nên nghệ thuật khi nó phản ánh được thế giới đạt đến cái kì diệu và tinh tế. Cốt truyện của du kí hướng đến những giá trị thay đổi nhận thức của cá nhân mà cuộc hành trình mang lại. Sức hấp dẫn của cốt truyện du kí nằm ở các biến cố và kết quả của sự khám phá, trải nghiệm mà nhân vật đạt được trong cuộc hành trình. Những cảnh sắc thiên nhiên, cảnh vật văn hóa, cuộc sống, phong tục, những di tích và kì tích,... đều thông qua sự cảm nhận và nhận thức của nhân vật. Đặc điểm này ngược lại với tiểu thuyết và là yếu tố phân biệt du kí với các thể loại khác.

Cốt truyện được tiếp cận trên nhiều phương diện. Sách Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: "Về phương diện kết cấu và qui mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến (...) cốt truyện đơn

tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học" [19, tr.75]. Tất nhiên, du kí không nằm trong loại cốt truyện có thể phân chia này, bởi cốt truyện du kí không được tạo ra ở các biến cố, sự kiện liên quan đến tuyến nhân vật mà được tạo ra bởi những biến cố, sự kiện xoay quanh một nhân vật duy nhất, không có xung đột tính cách. Vì thế, cốt truyện của du kí không dựa vào xung đột mà dựa vào lộ trình. Cũng như cốt truyện của tiểu thuyết, cốt truyện du kí cũng trải qua một tiến trình vận động gồm các thành phần: trình bày, phát triển, kết thúc, nhưng không có thành phần cao trào – thắt nút như tiểu thuyết. Trong một số tác phẩm du kí, khi nhà văn cố tình đưa vào yếu tố câu chuyện có cốt truyện tình huống thì đó là dạng câu chuyện được kể lại, một hình ảnh khác của hiện thực. Như trong tác phẩm Indrapura của Dương Kỵ, những tình huống tạo kịch tính của hình thức chuyện kể mang tính cao trào như trong cốt truyện tiểu thuyết nhưng không nằm trong lòi của cốt truyện du kí mà chỉ là thành tố của nghệ thuật miêu tả mang yếu tố huyền ảo và không ngoài mục đích phản ánh hiện thực theo phương pháp kì ảo.

Cốt truyện của du kí là kiểu cốt truyện đơn tuyến, phi nhân vật, phi tính cách, vừa mang sắc thái chuyện kể theo lối tự thuật, vừa bị chi phối bởi tính chất kí hành (nhật kí hành trình) nên các sự kiện đều xoay quanh cấu trúc thời gian – không gian mà mọi biến cố, sự kiện trong tác phẩm mang tính khách quan, giống như nằm ngoài ý muốn của chủ thể sáng tạo. Vì vậy, cốt truyện du kí không "nặng cân" như ở tiểu thuyết mà nó rất "mỏng" để nhường chỗ cho những yếu tố nằm ngoài cốt truyện, nhất là yếu tố tư liệu và biểu cảm. Nói như vậy không có nghĩa là xem nhẹ tính nghệ thuật của cốt truyện du kí mà đó là một kiểu cốt truyện đặc trưng của thể loại du kí và tính nghệ thuật nằm bên trong cái chất phác của kiểu cốt truyện này.

Thi pháp cốt truyện du kí giúp chúng ta phân loại được các kiểu văn bản của tác phẩm du kí, góp phần định danh thể loại như Lotman đã nói: "văn bản có cốt truyện được xây dựng trên cơ sở của văn bản phi cốt truyện với tư cách phủ định nó" [34, tr. 213]. Những tác phẩm du kí không chứa một cốt truyện thường nằm ở ranh giới của các thể loại khác như: tản văn, tùy bút, tiểu luận,...

2.1.2. Kết cấu

Trong khi mọi người quan niệm du kí không phải là thể loại văn học mà chỉ là sự ghi chép tự do của người đi du lịch thì Guminsky đã nhìn thấy trong cái gọi là ghi chép tự do đó chứa đựng đặc trưng của một thể loại. Vì thế, trong luận án tiến sĩ của mình,

Guminsky đã đề xuất khái niệm "ý tưởng tự do" (идеи cвободы) [108, tr.127]. Theo ông, tính không ràng buộc của du kí, không phải vì cuộc hành trình của con người mang tính tự giác cao mà chính là ý tưởng viết về cuộc hành trình như là một sự giải thoát các qui tắc, luật lệ. Vì thế, viết du kí là một hành động biểu hiện ý tưởng tự do, không bị ràng buộc bởi các tư tưởng hay các qui tắc nào cả. Guminsky sử dụng thuật ngữ "ý tưởng tự do" trong luận án của mình với tư cách là một trong các đặc điểm chính của du kí. Ông cho rằng, "ý tưởng tự do" nhưng vẫn đảm bảo được tính chỉnh thể, tức là sự hài hòa giữa cái bộ phận và cái tổng thể. Vì thế, tất cả các dạng thức ghi chép của tác phẩm du kí như: ghi chú, nhật kí, tiểu luận, khảo cứu, tường thuật, bức thư trên đường... đều phải tuân theo thi pháp của thể loại này. Ý tưởng tự do của Guminsky đưa ra được xem như là một nguyên tắc kết cấu của tác phẩm du kí, nó cho phép tác giả phát huy tối đa sự lựa chọn các đối tượng, hình ảnh theo chủ đề được xuất phát từ sở thích và sở trường, vượt qua những phép tắc vốn có của việc xây dựng một tác phẩm văn học thông thường. Về mặt phản ánh, ý tưởng tự do phản ánh đối tượng theo nguyên tắc khách quan của hiện thực nên không bị đóng khung trong tác phẩm một đối tượng riêng biệt, nó được kết nối trực tiếp với chủ thể mà không cần thông qua việc sử dụng các thủ pháp ước lệ hay tượng trưng nào.

Nguyên tắc tự do trong kết cấu tác phẩm du kí còn phục thuộc cuộc hành trình, cái làm nên cốt truyện của du kí. Cốt truyện hành trình của tác phẩm du kí có mối liên hệ chặt chẽ với kết cấu. Các sự kiện của cốt truyện không sắp xếp khách quan mà được sắp xếp theo một điểm nhìn trần thuật và nhờ đó mà toát lên chủ đề của tác phẩm. Kết cấu không phải là một “khung” của thể loại mà là khung của tác phẩm, biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể hoặc ít nhất là trong các dạng tác phẩm nhất định. Lotman đã dùng khái niệm “khung” để chỉ cho cấu trúc của tác phẩm, mà ông ví cấu trúc của tác phẩm như khung của một bức tranh, nó có thể là một tác phẩm nghệ thuật độc lập "nhưng nó nằm ở phía khác của đường kẻ được vạch ra để giới hạn bức vẽ, và khi xem tranh, chúng ta không nhìn thấy nó" [35]. Theo ông, "khung của tác phẩm được tạo thành hai yếu tố: mở đầu và kết thúc", mà trong đó, "nhân tố mở đầu có chức năng mô hình hóa rất rò rệt". Cũng như mọi tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm du kí cũng được thiết lập bởi một mô hình cấu trúc nhưng “khung” của nó không phải nằm bên kia giới hạn của tác phẩm để người đọc khó nhận ra như các thể loại khác mà nó tham chiếu ở trong kết cấu của tác phẩm.

Kết cấu của tác phẩm du kí là kết cấu một chiều, theo nguyên tắc trật tự của thời gian, nó có thể bỏ qua một khoảng thời gian nào đó chứ không quay trở lại. Tọa độ của kết cấu chính là điểm giao nhau của hai trục: trục tung là liên kết các sự kiện trong cuộc hành trình, trục hoành là các khoảng cách văn hóa được xác lập ở người đọc trong mối quan hệ giữa tác giả và độc giả. Người đọc tại thời điểm của sự kiện có thể liên hệ, liên tưởng đến nền văn hóa ở các thời đại mà khả năng người đọc vươn tới, đồng thời bằng “du hành tưởng tượng” để đồng hành cùng tác giả khi lần theo dấu tích các sự kiện. Vì vậy, các yếu tố chuyện kể trong du kí thường không thống nhất theo trục cốt truyện như tiểu thuyết mà nó bị chi phối bởi khúc đoạn lúc tác giả gặp gỡ, tiếp xúc, chứng kiến. Kết cấu du kí giống như cuộc đời được sao chép từ lúc sinh ra cho đến khi kết thúc mà mỗi ngày là một hoặc một vài sự kiện, một vài mối quan hệ nào đó với xã hội hay tự nhiên. Điểm nhìn thế giới của chủ thể đại diện cho cách nhìn: nhìn sự vật như chính cuộc đời của nó. Trong Pháp du hành trình nhật kí (1922) của Phạm Quỳnh có 138 khúc đoạn được ghi theo lối nhật trình mà mỗi khúc đoạn tương ứng với một ngày. Chắc chắn rằng, Phạm Quỳnh không phải viết du kí theo lối ghi nhật kí; vì rằng nếu ghi nhật kí thì phải ghi đầy đủ và thống nhất trong mỗi khúc đoạn. Thời gian của lịch trình trong tác phẩm này có nhiều chỗ khác nhau, khi thì ghi đầy đủ thời gian, địa điểm, khi thì chỉ sơ lược vài ba chữ. Bên trong cái vỏ bọc nhật kí hành trình đó là câu chuyện du lịch, là những gì tác giả chứng kiến, những gì tác giả suy cảm, những gì tác giả muốn nói với độc giả. Nhưng điều đó cũng chưa nói lên điều gì về kết cấu của tác phẩm du kí. Cái quan trọng là cấu trúc và trình bày nội dung trong mỗi khúc đoạn đó có giống nhau không. Trong Pháp du hành trình nhật kí, có khúc đoạn đầy đủ của một câu chuyện trong ngày từ sáng, tới trưa, chiều, có khi cả tối nữa nhưng có khúc đoạn chỉ có một câu, thậm chí chỉ vài từ. Sự kiện trong du kí không cần phải trình bày đầy đủ nhưng cũng đủ khái quát được ý nghĩa của sự kiện. Những khúc đoạn không giống nhau trong cấu trúc xâu chuỗi của du kí mang ý nghĩa của sự cảm nhận thời gian trong cuộc đời của con người lúc nhanh, lúc chậm tùy theo quan niệm và cảm giác.

Đặc trưng cấu trúc của du kí là cấu trúc khúc đoạn theo trục thời gian với bốn kiểu kết cấu tiêu biểu: kết cấu trực quan, kết cấu truyện lồng trong truyện, kết cấu nhật trình, kết cấu sự kiện, kết cấu tự sự - trữ tình.

Kết cấu trực quan là sự sắp xếp các tình tiết, hình ảnh, sự kiện theo trình tự quan sát. Kết cấu này thường ở các tác phẩm viết trong các dịp du lịch cảnh quan. Trình tự

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí