nhau, cãi nhau, chửi nhau bô bô mà rành nhau lên trước, thì lấy làm một trò tiêu khiển kỳ khôi quá, dừng xem chán rồi cũng phải liệu mà trở ra chùa ngoài...” (Đông Dương, số 44, tr.35).
Mặc dù không có nhiều tác phẩm du kí, hạn hẹp về đề tài, nhưng những bài du kí ở giai đoạn này chính là sự khơi nguồn cho dòng chảy ngày càng mạnh mẽ của du kí giai đoạn sau.
- Từ 1918-1934
Mặc dù Đông Dương đã đăng một số tác phẩm du kí từ năm 1914, nhưng Nam Phong là nơi đăng nhiều tác phẩm du kí nhất, bởi người chủ nhiệm, đồng thời chủ bút của nó là một cây bút du kí xuất sắc lúc bấy giờ. Trong 17 năm tồn tại (7-1917 đến 12- 1934), với 210 số, Nam Phong, đã có hơn 120 số báo có đăng tác phẩm du kí, có những số đăng từ 2 đến 3 bài như ở các số: 23, 28, 48, 57, 63, 66, 68, 69, 77, 80, 83, 85, 90, 91,
93, 94, 100, 102, 108, 109, 157, 163.
Du kí trên Nam Phong khá phong phú. Có những thiên du kí đăng thành nhiều kì, thuật chuyện du lịch đến nhiều nơi trên thế giới trong thời gian khá dài. Có nhiều bài du kí viết về hành trình ngắn như: xem cảnh quan, thăm thắng tích, đến một địa phương ít người biết,… được viết thành những bài ngắn, giàu xúc cảm và suy tư của tác giả trước cảnh đẹp và lịch sử nước nhà.
Một tạp chí khác ở Nam Bộ đăng du kí nhiều kì là Phụ nữ Tân văn. Thiên du kí Sang Tây – Mười tháng ở Pháp của Phạm Vân Anh (Đào Trinh Nhất) kể về chuyến đi Pháp trong mười tháng của một cô thiếu nữ với những cảm nhận về đất nước, con người, cuộc sống, sinh hoạt, văn hóa ở nước Pháp. Thiên du kí này được đăng từ số đầu tiên của tạp chí Phụ nữ Tân văn (5/1929) đến tháng 3 năm 1931, nhưng không liên tục. Ngoài ra, tạp chí này còn có một tác phẩm khác viết về chuyến đi ra nước ngoài của Cao Văn Chánh là Đáp tàu André Lebon (Phụ nữ Tân văn, số 3). Tạp chí An Nam đăng hai bài du kí của Tản Đà: Một sự đi chơi Laokay (số 25), Mấy bước đường rừng (số 32).
Mặc dù không nhằm quảng bá du lịch nhưng du kí trên Nam Phong như là một cuộc tổng điều tra về vẻ đẹp non nước. Trong bài Cùng các phái viên Nam Kì Phạm Quỳnh có viết: “Thiệt không ngờ giang sơn nước Nam cẩm tú như vầy. Là bởi xưa nay chưa đi khắp nên chưa biết, chưa biết bờ còi nước ta to rộng, nhân dân nước ta đông đảo là dường nào” (Nam Phong, số 32, tr.156). Ngoài một số ít các bài không có tên địa danh trong nhan đề như: Hạn mạn du ký (Nguyễn Bá Trác), Đi tàu bay (Phan Tất Tạo), Ngày xuân chơi núi (Đạm Phương), Tết chơi biển (Trúc Phong), còn lại là các bài mang tên các địa danh, thắng tích, di tích lịch sử. Bức tranh non nước hữu tình của đất nước
Việt Nam qua từng trang du kí: hồ Ba Bể, núi Ngự Bình, núi Bà Nà, núi Phát Tích, núi Dục Thúy, núi Ngũ Hành Sơn, sông Hương, sông Nhuệ, vịnh Hạ Long,... cho đến những danh lam nổi tiếng như: chùa Thầy, chùa Hương,... những nơi có thắng cảnh nổi tiếng như: Phú Quốc, Hà Tiên, Lạng Sơn, Cao Bằng,... những nơi di tích văn hóa và lịch sử như: Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Tuyên Quang, Huế, Quảng Xương, Quảng Yên, và cả những địa danh ít người biết đến như: Sài Sơn, làng Thượng Cát, làng Hữu Thanh Oai, Tây Đô, Thất Khê, Tử Trầm Sơn, Ngọc Tân,... nhờ đó mà khi đến với du kí, mọi người càng thêm yêu đất nước mình.
Bên cạnh các tác phẩm du kí viết trong các cuộc hành trình trong nước còn có nhiều tác phẩm du kí viết về cuộc hành trình đến các nước trên thế giới. Ngoài những bài du kí “đi Tây” của Phạm Quỳnh, Phạm Vân Anh, Cao Văn Chính còn có nhiều bài du kí “đi Đông” là các nước: Trung Quốc (Nam Tống du đàm của Trần Thuyết Minh), Thái Lan, Nhật Bản, Hương Cảng, Thượng Hải, Tứ Xuyên (Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác), Lào (Ai Lao hành trình của Trần Quang Huyến, Du lịch xứ Lào của Phạm Quỳnh), Ai cập (Câu chuyện đi chơi nước Ai cập của Tân Đình), ...
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 6
- Khái Quát Quá Trình Lịch Sử Của Du Kí Việt Nam
- Giai Đoạn Từ Thế Kỉ Xviii Đến Hết Thế Kỉ Xix
- Đặc Điểm Nội Dung Của Du Kí Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ Xx
- Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 11
- Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 12
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Giai đoạn này, trong sáng tác du kí đã nổi lên một số đặc điểm vừa mang yếu tố truyền thống vừa mang tính hiện đại. Qua một số tác phẩm của các nhà văn Hán học trong du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX, có thể thấy được sự ảnh hưởng của văn học chữ Hán ở vào giai đoạn văn học Quốc ngữ đang hình thành và phát triển. Đây không phải là tàn tích của văn chương cũ mà là sự tiếp nối mang tính truyền thống của du kí để tạo ra sự đa dạng về phong cách thể loại. So với du kí thế kỉ trước, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã có những chuyển biến mạnh mẽ, mang tính hiện đại. Tính hiện đại này thể hiện qua các yếu tố: chất liệu, thi pháp, phong cách, trào lưu sáng tác,…
Sự phát triển của du kí chữ Quốc ngữ không phải loại trừ các yếu tố truyền thống như một số thể loại văn học khác nửa đầu thế kỉ XX mà trái lại chính yếu tố truyền thống và hiện đại đã làm nên sự phát triển của du kí. Nếu như du kí chữ Quốc ngữ thế kỉ XVIII
- XIX khước từ các yếu tố Hán, cái đã làm cho nó xa dần với văn chương truyền thống thì du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã giữ lại những nét truyền thống để trở thành bộ phận văn học dân tộc mang tính kết nối trong hành trình hiện đại hóa văn học. Mặt khác, kế thừa truyền thống văn học dân tộc, tiếp cận sớm với báo chí, du kí Việt Nam đã tạo ra cho mình một phong cách riêng để không bị hòa tan vào các thể loại khác.
Sự vận động của thể loại du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX đã góp phần làm nên đặc trưng thi pháp thể loại của nó. Du kí viết về những cuộc hành trình đi đến các nước châu Âu và châu Á của các phái bộ khi công du ở thế kỉ trước còn mang nhiều yếu tố của văn
tư liệu thì sang thế kỉ XX đã trở thành những cấu trúc thẩm mĩ. Dòng du kí viễn du, như cách gọi của Nguyễn Hữu Sơn [61], không những góp phần làm mới nội dung du kí nhờ sự tiếp xúc văn hóa, văn học mà còn đưa đến sự cách tân thể loại của du kí Việt Nam.
- Từ 1935 -1945
Từ năm 1933, du kí trên Nam Phong thưa dần, cho đến bài Tết chơi biển của Trúc Phong đăng ở số 207, tháng 9 năm 1934 là kết thúc. Khi Nam Phong ngừng bản, du kí vẫn tiếp tục được đăng trên các tạp chí như: Loa, Tri Tân, Thanh Nghị, Nam Kì tuần báo, báo Phong Hóa, báo Tao Đàn, và nhiều nhất là Tri Tân.
Du kí trên Tri Tân không phong phú như Nam Phong mà chủ yếu là du kí văn hóa (cuộc hành trình về thăm các di tích văn hóa, lịch sử và các địa danh văn hóa). Những tác phẩm du kí viết trong các cuộc viếng thăm các di tích lịch sử với ý nghĩa về “về nguồn” như: Dâng hương đến Kiếp của Hoa Bằng và Cách Chi, Đền Kiếp Bạc của Nguyễn Duy Trinh, Dâng hương Miếu Hát của Hoa Bằng, Núi Yên Phụ và động Kính Chủ nơi đền thờ đức Anh Sinh Vương Trần Liễu và nơi đọc sách của cụ Phạm Sư Mạnh của Nguyễn Đan Tâm, Cuộc hành hương đền thờ cụ Nguyễn Trãi của Vô Ngã, Một cuộc hành hương (đi thăm Tức Mặc, quê cũ nhà Trần) của Lê Thanh và Trúc Khê, Một vài kiến văn trong dịp đi thăm làng Bối Khê của Vu Ngã, Thăm dấu người xưa: quê hương bà Lê Thái Hậu sinh ra vua Lê Hiển Tông của Tiên Đàm, Thăm cảnh Hoa Lư của Phái Sinh,… Du kí trên Tri Tân còn có những tác phẩm có ý nghĩa khảo cứu văn hóa dân tộc như: Am Tiên của Hoàng Minh, Ban Mê Thuột, Hai tháng ở gò Óc Eo của Biệt Lam Trần Huy Bá, Bốn năm trên đảo Cac-ba của Vân Đài, Indrapura (Đồng Dương), Thiên Y A Na của Mãn Khánh Dương Kỵ, … Khảo cứu phong tục của những dân tộc ít người có các bài du kí của Thái Hữu Thành: Giống Mọi ở Đồng Nai thượng, Ngãi Mọi, Mười lăm ngày với Mọi có đuôi, Mọi “Xà niên”,… đăng trên tuần báo Nam Kì.
Các tác giả du kí đưa người đọc đến thăm những nơi tưởng nhớ đến tiền nhân như: thăm đền Kiếp Bạc (Nguyễn Duy Linh), thăm làng Nhị Khê nơi đền thờ Nguyễn Trãi (Vô Ngã), đến núi Yên Phụ và động Kính Chủ, nơi đền thờ của đức Trần Liễu và nơi đọc sách của cụ Phạm Sư Mạnh (Nguyễn Đan Tâm), đi thăm Tức Mặc quê cũ nhà Trần (Lê Thanh và Trúc Khê), thăm làng Thọ Vực ở Bắc Ninh, quê hương của bà Lê Thái Hậu (Tiên Đàm), thăm cảnh Hoa Lư (Khái Sinh), dâng hương ở đền Miếu Hát để tưởng nhớ Hai Bà Trưng (Hoa Bằng)...
Các nhà văn du kí còn giúp người đọc khám phá những vùng đất lạ của đất nước như: Ban Mê Thuột, gò Óc Eo (Biệt Lam Trần Huy Bá), LaoKay (Tản Đà, Nhật Nham), Indrapura – Đồng Dương, đền thờ thánh mẫu Thiên Y A Na ở thượng nguồn sông Hương
(Mãn Khánh Dương Kỵ), miền thượng du tỉnh Đồng Nai (Thái Hữu Thành), Mường Châu (Nguyễn Thiệu Lâu),... Mảng du kí này đã mang đến sự mới lạ cho độc giả về cuộc sống, sinh hoạt, tập tục của những tộc người mà thời bấy giờ ít người biết đến nên khinh miệt họ (gọi là “Mọi” đối với dân tộc thiểu số miền núi, gọi là “Hời” đối với người dân tộc Chăm).
Các nhà văn du kí còn tham gia vào sự cỗ vũ du lịch như các tuyến: Từ Hà Nội đến Ba Bể (Nhật Nham), từ Hà Nội đến Toulouse (Phạm Huy Thông), Hà Nội đến Viên (Vũ Nhật),...
Cùng với sự biến chuyển đề tài, du kí giai đoạn này có sự thay đổi về hình thức thể loại để tạo ra đặc điểm trong một giai đoạn; có thể khái quát thành 3 đặc điểm sau:
- Sự vắng bóng của du kí trường thiên và gia tăng du kí khám phá văn hóa tộc người, chiêm ngưỡng những vùng đất lạ bằng những tác phẩm đậm chất phóng sự.
- Sự xuất hiện nhiều bài du kí ngắn với sự gia tăng yếu tố trần thuật và giảm đi yếu tố biểu cảm, xa dần yếu tố Hán, tăng thêm chất kì ảo cho hình tượng và ngôn từ.
- Xu hướng lan tỏa sang các thể loại khác ngày càng nhiều, nhất là đối với truyện vừa và tiểu thuyết. Những trường hợp như: Đi Tây của Nhất Linh, Một chuyến đi của Nguyễn Tuân, Mọi rợ, Một buổi săn đêm của Lan Khai,... đều là những tác phẩm du kí có yếu tố “truyện”, một số trường hợp sự hư cấu đã lấn át “kí” trong phương thức trần thuật và xây dựng hình tượng.
Những tờ báo và tạp chí khác như: An Nam, Tiểu thuyết thứ năm, Loa, Thanh Nghị, Tiểu thuyết thứ bảy, Tao Đàn, Phong hóa, Thời vụ,… đều có đăng tác phẩm du kí nhưng không nhiều và không có chuyên mục như Nam Phong và Tri Tân.
Sự phát triển của du kí Việt Nam giai đoạn này có sự góp sức của báo chí và du lịch. So với các thể loại khác, lực lượng sáng tác du kí nửa đầu thế kỉ XX là cả một đội ngũ bao gồm: nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách, quan chức chính quyền,… Nhưng lực lượng chủ chốt vẫn là các nhà báo, nhà văn. Họ là những người được đi nhiều nhất, có ý thức về trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc và có khát vọng canh tân đất nước.
Mặc dù có nhiều tác phẩm có qui mô lớn, gắn liền với các cuộc hành trình xa xôi nhưng cái tạo nên đặc điểm mang tính đặc trưng của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là du kí văn hóa. Với lực lượng sáng tác đông đảo, cùng với sự đa dạng của các cuộc hành trình trong nước để đến các địa danh ít người biết đến, thăm danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử,… du kí nửa đầu thế kỉ XX như là một cuộc tổng điều tra về đất
nước, con người Việt Nam. Trong hoàn cảnh của một nước có trình độ dân trí thấp, điều kiện đi lại khó khăn, du kí đã đem đến cho quốc dân sự nhận thức và lòng tự hào về sự rộng lớn của đất nước, sự giàu có về truyền thống văn hóa và lịch sử của dân tộc.
Phát triển trên các chặng đường của giai đoạn hiện đại hóa văn học dân tộc, du kí là thể loại tiên phong không chỉ trong việc thể nghiệm chất liệu mới mà đã hình thành nên nhiều phong cách góp phần làm phong phú và hiện đại thể loại du kí, góp phần đưa văn xuôi Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường hiện đại hóa văn học.
2.2.4. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX (đến hết thập niên 80)
Từ sau năm 1945, bối cảnh lịch sử – văn hóa – xã hội Việt Nam có những biến động mạnh mẽ. Những vấn đề về quốc gia, dân tộc được nói đến trong những tác phẩm du kí trước đó thì đến thời điểm này đã được giải quyết bằng cuộc cách mạng Tháng Tám. Những cuộc hành trình không phải mang tính cá nhân mà mang tính tập thể, không phải vì mục đích chiêm bái cảnh vật hay du lãm mà là để thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ có biết bao nhiêu con đường bị phá nhưng cũng có nhiều con đường mới, kì vĩ hơn, độc đáo hơn được mở ra. Những cuộc hành trình "Nam Tiến" có thể không đi theo những lộ trình của những nhà du kí như Phạm Quỳnh, Mẫu Sơn Mục đã từng đến Nam Bộ như trước đây và cũng không mang theo bút nghiên để viết du kí mà mang theo vũ khí, lương thực đến được nhiều nơi hơn để viết nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Trong tác phẩm Đường vô Nam, Nam Cao đã nói lên quan niệm về "bệnh giang hồ", "thú đi", mục đích đi, nơi để đi đến. Ông phê phán những người "đi chỉ để đi, đi chẳng đến đâu, mặc dù cuộc giang hồ vặt của họ là đi đến xóm cô đầu…", và chê bai cái đi của những nhà văn không vì mục đích cao cả:
"Có những người có chỗ đến hẳn hoi nhưng họ lại lạc đường, thành thử họ đi chỉ có một cái đích rò ràng. Cái đích ấy hút họ đi rất chăm chỉ, rất say mê. Họ mải miết, can đảm, hăng hái bước, bược không hề trầy chân trật gối ở dọc đường, bước chí chết đấy mà kết cục không đến được nơi cần đến. Những nơi họ định tâm rằng phải đến, trái lại càng xa ra nữa, mà lại thiệt riêng cho chính họ là cái thú đi la cà, vất vưởng…"
(Nam Cao - Đường vô Nam)
Hành trình của nhà văn trong thời đại cách mạng là đi đúng hướng, đúng lộ trình của dân tộc, bởi "cả dân tộc dồn vào một con đường, ấy là con đường ra mặt trận, con đường cứu nước, con đường vô Nam" (Nam Cao - Đường vô Nam). Những con đường thuận lợi cho du lịch thì lại trở ngại cho kháng chiến. Vì thế, trong tác phẩm Trên những con đường Việt Bắc, Nam Cao cũng thuật lại hành trình lên Việt Bắc tham gia kháng chiến và đã ghi lại cảm nhận của mình "con đường tôi đi cũng tấp nập như con đường ở
dưới xuôi và khi đi sâu vào những con đường nhỏ, đi qua núi hoặc xuyên rừng tôi chỉ nghĩ như qua đồng vắng, chỉ có gió bấc làm tôi hơi khó chịu" (Nam Cao). Hành trình của nhà văn trong giai đoạn này không phải vì mục đích trải nghiệm bản thân hay khám phá đất nước, con người ở nơi mới lạ mà là hành trình đi tìm lại chính mình trong thời đại cách mạng. Tham gia cách mạng cũng là hành trình của nhà văn đi tìm khát vọng, hành trình vượt qua thử thách:
"Rừng núi không có đường đi nhưng có hàng vạn lối đi. Từ ngày chúng ta phá đường, thì con đường của ta lại tấp nập hơn. Nghĩ một tí thì lại thú vị lạ lùng. Trước đây, đường nhựa, đường đá thênh thang, xe lửa, ô tô sẵn, những phương tiện xê dịch có thiếu gì đâu mà cuộc đời của chúng ta ngừng trệ biết bao, kiếp sống của ta thật là thảm hại. Từ ngày phá đường, hết tàu xe đến nay thì cả một dân tộc lên đường, cuộc sống lưu thông (…). Đường phá, đường tắc nghẽn, nhưng dòng người vẫn cứ chạy như thường, chạy lưu loát, mạnh mẽ, chưa bao giờ mạnh mẽ và lưu loát thế".
(Nam Cao - Trên những con đường Việt Bắc)
Thời đại cách mạng đã mang đến cho nhà văn một tầm nhận thức mới, không chỉ vượt qua chính mình bằng không gian mà phải bằng tư tưởng. Nguyễn Tuân, từng là tác giả của tác phẩm du kí Một chuyến đi khá nổi tiếng trước 1945, khi đến với cách mạng ông không từ bỏ khát vọng "xê dịch", nhưng hành trình của ông trong thời đại cách mạng đã mang một mục đích khác. Ông chỉ giữ lại khát vọng được đi, được tìm hiểu, được khám phá, được đi tìm, nhưng không phải đi tìm thứ bình thường mà "đi tìm chất vàng mười" ở nơi núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Cảm hứng từ những trang du kí trong Những chuyến đi đã truyền sang những trang bút kí viết về Tây Bắc mang một tư tưởng mới hơn, cao đẹp hơn.
Tuy nhiên, cốt lòi của du kí vẫn mang yếu tố cá nhân, phương thức thể hiện cá nhân nên không thể tồn tại song hành cùng với văn chương mang yếu tố sử thi được. Mặc dù, trong nhiều bài bút kí, truyện ngắn, kí sự vẫn còn mang hơi hướng của du kí về lối thuật chuyện, tả cảnh, bộc lộ cảm xúc trước cảnh vật nhưng đứng về mặt thể loại, du kí giai đoạn này dường như đã vắng bóng.
Tóm lại, du kí giai đoạn này ngưng nghỉ nhưng không phải mất đi. Là thể loại văn học khá linh hoạt, du kí có sức ảnh hưởng đến các thể văn xuôi tự sự khác rất lớn đồng thời cũng dễ dàng hòa vào trong các thể loại khác gần với nó như tản văn, tùy bút, truyện ngắn về cảm hứng và phương thức tự sự. Trong giai đoạn văn học phục vụ chiến tranh, cái tôi cá nhân của chủ thể tạm thời rút lui để nhường chỗ cho cái ta chung với những vấn đề lớn lao của dân tộc, những nhà văn đã từng viết du kí trước năm 1945 nay
cũng dễ dàng tìm được cảm hứng trong những chuyến đi thực tế để thực hiện nhiệm vụ "chiến sĩ" của mình.
Mặt khác, từ sau năm 1945 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, đất nước ta phải chịu những cuộc chiến tranh liên miên và sự cấm vận của Mĩ, du lịch không có điều kiện phát triển, du kí vì thế mà không có đất để sinh sôi. Văn học giai đoạn này phải cùng chung sức với dân tộc gánh vác trách nhiệm lớn lao của lịch sử. Điều này cho thấy tính độc lập của thể loại du kí và sự gắn bó mật thiết với du lịch làm cho loại hình sáng tác về sự đi này không bị các trào lưu văn học cuốn theo.
2.2.5. Giai đoạn từ thập niên cuối thế kỉ XX đến nay
Sự trở lại của du kí Việt Nam bắt đầu từ thập niên cuối của thế kỉ XX, thời điểm của Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, trong bối cảnh những rào cản không gian không còn bền vững, sự giao lưu và giao thương quốc tế trở nên vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, dân tộc. Du kí Việt Nam vận động trong dòng chảy của du kí thế giới, ở vào giai đoạn mà du lịch, một ngành công nghiệp không khói đang khai thác mọi tiềm năng để phát triển, trong đó du kí như là phương thức phản ánh hình ảnh văn hóa và tiếp thị du lịch.
Du kí đương đại Việt Nam có mạch nguồn từ du kí nửa đầu thế kỉ XX. Nhiều tác phẩm du kí ra đời trong những chuyến đi ngoại quốc đều là của các nhà báo, quan chức, du học sinh, khách du lịch,... giống như những năm đầu thế kỉ XX. Nhà báo Trần Bạch Đằng (1926 – 2007) đã mở đầu cho du kí Việt Nam đương đại vào những năm cuối của thế kỉ XX bằng những bài viết về các chuyến đi của ông ra nước ngoài từ năm 1977 đến năm 1999. Tập hợp những bài viết này, ông ra mắt bạn đọc tác phẩm Trần Bạch Đằng
– Du ký kể về sáu chuyến đi qua 19 quốc gia và lãnh thổ, có khi là thăm viếng ngoại giao, có khi là trao đổi học thuật, nghiên cứu, có khi chỉ là đi nghỉ ngơi, du lịch… Dù đi với mục đích nào thì tác giả cũng không bỏ qua cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với con người vùng đất nơi mình đến để tìm hiểu và so sánh với Việt Nam. Du kí của Trần Bạch Đằng là sự ghi chép những điều mắt thấy tai nghe dưới con mắt quan sát tinh tế, sắc sảo mang đến cho người đọc những cảm xúc mới và chia sẻ trải nghiệm với ông. Nhà báo – nhiếp ảnh gia Trung Nghĩa cũng đã ra mắt bạn đọc hai cuốn du kí của mình: Sydney yêu thương (2010) và Bí mật ở Cannes (2009).
Thị trường sách văn học Việt Nam cuối năm 2013 xuất hiện hàng loạt sách du kí. Những tác phẩm thuộc thể loại du kí đã được xuất bản và tái bản liên tục như: Tôi là một con lừa (5/2013) của Nguyễn Phương Mai, Một mình ở châu Âu (2/2013) của Phan Việt, Xách ba lô lên và đi (9/2012) của Huyền Chíp, Nước Ý, câu chuyện tình của tôi
(5/2012) của Trương Anh Ngọc... Đội ngũ sáng tác trẻ này còn có cả những tác giả sống ở nước ngoài chia sẻ những trải nghiệm về con người và đất nước Việt như: Một mình trên đường và Ngã ba đường (4/2013) của nữ nhà văn Việt kiều Lệ Tân Sitek, Đảo Tường Vi (2006) của An Ni Bảo Bối. Tác phẩm được nhiều người quan tâm là John đi tìm Hùng (2013) của Trần Hùng John là cuốn sách ghi lại hành trình và những cảm nhận chân thật trong 80 ngày xuyên Việt của chàng trai trẻ. Sự thành công của những cuốn sách du kí không phải bằng văn phong tinh tế hay những câu chuyện mới lạ mà nó cuốn hút độc giả bởi những trải nghiệm thực và những góc nhìn độc đáo từ một cây viết không chuyên.
Du kí đương đại Việt Nam là sự lên ngôi của những cây bút nữ. Mỗi người có những chuyến đi đến những nước khác nhau và sự trải nghiệm khác nhau nhưng giống nhau là để khẳng định bản lĩnh của mình, những cây bút nữ đã có những tác phẩm mang phong cách cá nhân.
Ngô Thị Giáng Uyên với Ngón tay còn thơm mùi oải hương (2006) đã thuật lại câu chuyện mang ý nghĩa như là một kỉ niệm thời du học Anh của tác giả, với những cảm xúc của một người trẻ tuổi khi quan sát những nơi mình đặt chân đến (Anh, Áo, Bỉ, Đức, Hà Lan, Hi Lạp, Liechtenstein, Pháp, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, xứ Wales, Ý).
Dương Thụy (1975), là cây bút nữ khá nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam, sáng tác từ năm 1997, đến nay đã ra mắt bạn đọc hàng chục tác phẩm, và là người giành được nhiều giải thưởng văn học. Trong những tác phẩm được tái bản nhiều lần, có các tác phẩm du kí, như: Venise và những cuộc tình Gondola (2009), tái bản 6 lần. Venise và những cuộc tình Gondola là tác phẩm du kí được viết theo kiểu nhật kí hành trình trong cuộc hành trình khám phá 11 nước châu Âu (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Áo, Luxembourg) nhưng nổi bật nhất là những tình cảm trìu mến của tác giả dành cho nước Pháp.
Trần Thị Khánh Huyền (1990) với bút danh Huyền Chíp đã từng làm cho dư luận xôn xao bằng tác phẩm Xách ba lô lên vai và đi (gồm 2 tập: Tập 1: Châu Á là nhà. Đừng khóc (1012), Tập 2: Đừng chết ở châu Phi (2013)).
Bạn đọc yêu thích những trang du kí của các cô gái, không phải bởi các cô gái trẻ có những cuộc trải nghiệm thực, hấp dẫn du khách trong thời đại du lịch mà là mỗi trang viết của họ là những khát vọng, đam mê toát ra từ mỗi nhân cách không ai giống ai. Bên cạnh những tác phẩm đã nói trên đây còn có những tác phẩm của các tác giả nữ khác như: Hoàng Yến Anh, Bùi Mai Hương, Phan Việt, Nguyễn Phương Mai, Trương