Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh - 4

mục đích đề cao lối sống tình nghĩa, giáo huấn con người: “Phải biết giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, khi nhận được sự giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa và báo đáp ơn nghĩa ấy”. Truyện Khỉ, Rắn thiêng, Con giải nhằm phê phán “những con người hoang dâm vô độ, lạm dụng uy quyền,” áp bức nhân dân, và điều tất yếu sẽ bị trừng trị thích đáng. Vũ Trinh luôn có khuynh hướng khuếch đại cái tốt, phóng đại cái xấu để cái tốt trở nên đẹp đẽ và cái xấu thật đáng ghê tởm, cần phải tránh xa. Tuy nhiên nhân hóa loài vật, Vũ Trinh không chỉ dừng lại ở góc độ giáo đục đạo đức mà còn tác động và cải tạo thế giới, thanh lọc tâm hồn con người, làm con người ta trở nên trong sạch và cao thượng hơn. Trong bài tựa Lĩnh Nam chích quái Vũ Quỳnh và Kiều Phú cũng từng nhấn mạnh điều này “Việc tuy kì dị mà không quái đản, văn tuy thần bí nhưng không nhảm nhí, tuy nói những chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ, há chẳng phải là khuyên điều thiện, trừng điều ác, bỏ giả theo thật”.

“Bút pháp kì ảo còn được thể hiện ở rất nhiều motip quen thuộc, có gốc gác từ những giai thoại dân gian được sử dụng: người lấy ma, ma độ trì, ma báo oán, ma dọa nạt, thử lòng người...”. Ta bắt gặp nhiều câu chuyện trực tiếp viết về hình tượng “ma” trong Lan Trì kiến văn lục như Ma Trơi, Đánh ma, Ma cổ thụ, Thần giữ của hay gián tiếp viết về thế giới tâm linh không giải thích được của con người, đưa ra những điềm báo trước về thiên tai như Dốc đầu sấm, Phạm Viên; dự báo về thi cử, con đường làm quan như Bà đồng, Điềm báo trước, Thầy tướng, Tháp báo ân, Mộng lạ, Thượng thư họ Đỗ. Vũ Trinh “thông qua chuyện nói về ma nhưng kỳ thực đó là ám chỉ tính cách của con người, nó như một phương tiện để đối sánh với bản chất xấu xa trong mỗi con người. Ma làm sao có được những hành động và lời nói như trong truyện.” Ông viết về những yếu tố kì quái, hoang đường, thậm chí quái đản “không chỉ mở ra cánh cửa dẫn đến thế giới tâm linh của người Việt mà

còn tạo nên một vùng không gian hư ảo để con người tự do bộc lộ những khát khao, mộng tưởng mà lúc tỉnh thức họ không cách nào thực hiện được.” Ông viết về một thế giới khác dường như đang tồn tại song song với thế giới của con người như một mơ ước về một xã hội mà ở đó con người có thể thoát ra khỏi những ràng buộc, những ngăn cách, nơi mà cái ác sẽ bị trừng trị theo một cách nào đó. Giữa không khí dường như thực mà lại dường như mộng, thật khó tách bạch giữa đâu là hiện thực, đâu là ảo đã mang lại sức hấp dẫn riêng cho người đọc.

Về mặt tư tưởng, triết học, bút pháp kì ảo trong Lan Trì kiến văn lục gắn bó chặt chẽ với “các triết thuyết Phật giáo và đạo Lão Trang” – “hai học thuyết đối trọng với Nho giáo nhưng lại khá dung hoà với tín ngưỡng gốc dân gian để góp phần tạo ra bản sắc dân tộc Việt Nam”. Nếu như văn hoá Nho giáo không khuyến khích “hư cấu, tưởng tượng”, chủ trương không nói chuyện “quái, lực, loạn, thần”, “kính quỷ thần nhi viễn chi” thì chính học thuyết đề cao vai trò của Tâm “vạn pháp duy tâm tạo (toàn bộ thế giới là hình ảnh do tâm tạo ra)” đã đề cao vai trò của trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn, giúp người viết vượt lên trên tình trạng sao chép đơn giản hiện thực để hư cấu, tưởng tượng. “Cũng chính học thuyết về kiếp, về cuộc sống sau cái chết và vấn đề lai sinh hay tái sinh của Phật giáo đã mở ra một nguồn mạch tư duy hết sức phong phú.” Ta bắt gặp điều này trong các câu chuyện Đẻ lạSống lại, Nhớ ba kiếp, Nhớ kiếp trước. “Đó là những khổ nạn phù sinh, là sự mong manh, hư ảo của kiếp người, là khát vọng về một thế giới cực lạc, hằng tồn khác hẳn cõi trần tạm bợ.” [15]

Bên cạnh đó nó biểu hiện ý thức “trước thư lập ngôn” của tác giả. “Bằng cách khai thác tối đa thế mạnh từ đặc trưng của yếu tố kì ảo, những câu chuyện của Vũ Trinh xứng đáng được gọi là những “kì văn”. Với đặc trưng “nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng những yếu tố thần kì, linh dị, kì ảo dễ

dàng giúp tầng lớp nho sĩ - vốn chịu không ít kìm toả bức bối của tam cương, ngũ thường - tìm được con đường để giải thoát những ẩn ức dồn nén đồng thời thông qua đó bộc lộ những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời.” Đằng sau những câu chuyện có phần hoang đường, kì quái, mục tiêu của ông không phải chỉ là để mua vui, giải trí đơn thuần, mà như sự hé lộ của tác giả Lĩnh Nam chích quái: “Chỉ cốt khuyên điều thiện, răn điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục mà thôi”. Suy cho cùng, động cơ sáng tác truyện kì ảo của Vũ Trinh cũng như Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Tùng Niên, Phạm Đình Dục, Đoàn Thị Điểm... cũng không ra ngoài phạm vi “tải đạo ngôn chí” của văn chương chính thống. Chỉ có điều, họ “tải đạo” bằng con đường khác - tiểu đạo, và đã thoáng nói đến những cái “chí” khác - những ước muốn bị coi là cấm kị, cả sự bất đắc chí... mà dù có cố gắng chính thống hóa nó đến mấy chăng nữa cũng vẫn nổi lên như một giấc mộng đẹp, một nỗi khắc khoải chân thành.” [15]

Lan Trì kiến văn lục “dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của” Vũ Trinh, “gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với thực tế giờ không còn tính chất nguyên sơ, thuần khiết buổi đầu. Sử dụng bút pháp kì ảo với tư cách của một cái nhìn thế giới, ông đã chọn cho mình một phạm vi, một chỗ đứng khác so với thường nhật và đăm chiêu nhìn vào cõi bên kia. Đó là một xứ lạ với mộ địa, đêm tối... đầy vẻ ma quái, những đồ vật, loài vật được nhân hoá, thần kì hoá - một thế giới mà chưa bao giờ và không bao giờ con người có thể thực sự đặt chân đến. Chính điều này không cho phép người ta đặt trọn niềm tin vào cái huyễn ảo, trái lại cố gắng giải thiêng, giải ảo nó theo phong cách, mĩ cảm của mình.” [15]. Nghĩa là “cái phần huyền bí, nguyên thuỷ trong nó đã bị lí trí tác giả và người xem tước bỏ, để chỉ còn lại sức mạnh của một cảm hứng nghệ thuật”. Suy cho cùng, như GS. Nguyễn Huệ Chi trong Từ điển Văn

học: “Sự tham gia của yếu tố thần kì vào câu chuyện cũng không phải là do lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại hoặc những nhân vật có phép lạ như trời, bụt, thần, tiên... như trong truyện cổ tích thần kì mà phần lớn ngay ở hình thức phi nhân tính của nhân vật: ma quỷ, hồ li, vật hóa người... Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật và chính những nhân vật mang hình thức phi nhân cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách của một loại người nào đấy”.

Lan Trì kiến văn lục “đã mượn yếu tố hoang đường kì ảo, mượn chuyện xưa để phản ánh hiện thực xã hội đương thời”. Người đọc nếu biết bóc tách cái vỏ kì ảo hoang đường ra thì sẽ thấy cái cốt lõi hiện thực; và nếu biết phủi lớp bụi thời gian, chúng ta sẽ thấy rõ nét bộ mặt xã hội lúc bấy giờ. Do đó, xét đến cùng, đây không chỉ là truyện của thế giới ma quái mà còn là truyện của cuộc sống con người; không chỉ là truyện xảy ra trong thế giới hư ảo mà là truyện xảy ra ngay trong xã hội nước ta. Bút pháp kì ảo và bút pháp hiện thực đan xen với nhau trong tác phẩm đã giúp tác giả thể hiện rõ điều đó.

2.2.2. Sự gia tăng tính chất ngụ ngôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.

“Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm”. “Hầu hết các tác phẩm ngụ ngôn được chia làm hai phần: phần thứ nhất truyền đạt một hiện tượng hay một nhân vật, sự kiện buồn cười; phần thứ hai là bài học đạo đức. Tuy vậy, không nhất thiết mọi tác phẩm đều có cấu trúc tương tự. Nhiều tác phẩm phần hai bị lược đi, bài học tự nó thoát ra từ cốt truyện. Các bài học đó thường được đúc kết thành thành ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, chẳng hạn như thầy bói xem voi, đẽo cày giữa đường, ếch ngồi đáy giếng, cáo mượn oai hùm, vẽ rắn thêm chân... hay một điển cố văn học. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ việc chế giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người, và phần lớn các thói

xấu, nhược điểm của con người được thể hiện trong các hình tượng loài vật như chim, cá, thú, gia súc… Phúng dụ của ngụ ngôn thường dựa trên các đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật.”

Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh - 4

Truyện truyền kì mang tính chất ngụ ngôn cũng thường ngắn gọn như truyện ngụ ngôn trong dân gian. Tuy nhiên, lời kể và lời thoại trong các truyện này trau chuốt, hoa mĩ, giàu tính triết lí, nhất là triết lí Nho giáo, chèn những câu văn đối ngẫu, những điển cố… - những đặc điểm của văn chương bác học trung đại. Chẳng hạn như truyện Gấu hổ chọi nhau trong Lan Trì kiến văn lục sự gia tăng tính chất ngụ ngôn được thể hiện rõ nét. Về nhân vật, nhân vật chính của truyện là hai con vật gấu và hổ. Gấu và hổ đều sống ở rừng thiêng núi sâu, là loài vật to lớn, hung dữ và nguy hiểm. Nó đại diện cho sức mạnh và sự thống trị. Trong truyện gấu và hổ ngồi đối diện nhau, quay về phía đống lửa, xem chừng không nhìn thấy nhau. Về xung đột, hổ và gấu chọi nhau không phải do giữa chúng có mối thù địch gì đó với nhau, hay tranh chấp lãnh thổ, quyền lực mà do bàn tay của con người. Anh Nguyễn trong một lần vào rừng sâu đẽo gỗ làm thuyền độc mộc, trời rét, anh ta chất cỏ rồi nằm lên, lấy thuyền chụp lên người, bên cạnh thì gom củi khô, đốt lên sưởi ấm. Nửa đêm, ngửi thấy mùi tanh nồng nặc, từ khe hở nhìn ra thấy một con hổ ngồi bên cạnh đống lửa đang nhắm mắt ngủ. Lát sau có một con gấu tới, ngồi đối diện với hổ, quay về đống lửa, xem chừng không nhìn thấy hổ. Anh ta cời một cục than to, dí vào lưng hổ. Hổ bị bỏng giật mình tỉnh dậy, mở mắt nhìn thấy gấu ngỡ là gấu dí than vào mình, nó gầm lên, xô tới cứn cổ gấu. Gấu cũng dùng vuốt cào bụng hổ. Hai con thú đều liều sức, nhảy cắn lung tung. Lúc lâu sau gấu bị đút cổ, hổ bị lòi ruột, chết ở sườn núi. Xung đột của hai con vật đơn thuần là hành động chứ không có lý lẽ, xoay quanh vấn đề là cái đúng - cái sai, cái chân lý - cái ngụy biện… Từ đó, phản ánh được những xung đột trong xã hội giữa người bị áp bức – kẻ áp bức, kẻ thống trị - người bị

trị, giữa những kẻ thống trị…

Về kết cấu, “truyện gồm phần xác (câu chuyện) và phần hồn (điều răn dạy). Có đôi khi điều răn dạy được diễn tả thành lời, tức là dựa theo quan niệm của La Phôngten thì phần hồn được hiện ra bên ngoài xác”. Phần quan trạng là phần ý nghĩa, phần hồn của câu chuyện. Đó là nội dung ẩn ý, nói bóng đằng sau cốt truyện, là giá trị cơ bản của truyện. “Tác giả Đông Tây ngụ ngôn nêu nhận xét bao quát về những kiểu kết cấu này”: “Các nhời quy trâm, khi thì ăn luôn theo vào bài, chỉ như gợi cái đại ý ra; khi thì đứng lìa rời hẳn ra ngoài như để thúc kết lại; lúc thì dàn ngay trên đầu bài như nhời giáo đầu; lúc thì dồn ở dưới cuối như cái khung đóng bài vậy. Có nhiều nhời trâm quy có thể lấy ra mà dùng như những câu tục ngữ, ca dao được…”. Với truyện Gấu hổ chọi nhau phần hồn không được nhắc đến mà nó ẩn sau phần xác, để người đọc tự tìm ra. Tuy kết cấu giản dị, thường chỉ là một tình tiết, một tình huống, một hoàn cảnh nhưng chính điều đó làm nên giá trị của truyện ngụ ngôn khi để độc giả tự mình suy tư, chiêm nghiệm, đúc kết lên các bài học trong cuộc sống.

Về mục đích, truyện đưa ra bài học triết lý về xã hội, con người. Đó có thể là bài học xử thế hơn là khẳng định hay phê phán hiện thực. Về đặc điểm tính chất, truyện ngụ ngôn vừa có tính dân gian, vừa có tính bác học (dùng lời văn, nghệ thuật miêu tả,… rất đặc sắc). Về đặc điểm hư - thực của truyện, truyện “có sự đan xen thực tế và hư cấu”. Tuy nhiên các tình tiết hư cấu trong truyện “là hư cấu chịu sự chi phối của tư duy suy lí. Tức là câu truyện được kể có sự chọn lọc trong việc chọn lựa nhân vật, hoàn cảnh sao cho phù hợp với ý tưởng có sẵn. Truyện không sáng tạo ra cả thế giới nghệ thuật mà chỉ đặt ra câu chuyện để minh họa cho ý tưởng của mình. Dù trong truyện có xuất hiện con người làm ta liên tưởng đến một sự kiện thực tế, hiện tượng thực tế thì đó cũng không phải là một hiện tượng thực tế cụ thể mà chỉ là một mặt nào

đó trong thực tế. Nói như vậy không có nghĩa là truyện ngụ ngôn hoàn toàn không dựa trên tính xác thực. Xét trên góc độ nào đó ta vẫn có thể ít nhiều hiểu biết về những đặc tính của các con vật và về tâm lí, tính cách con người. Tác giả ngụ ngôn chỉ dựa vào một mặt nào đó của sự việc trong thực tế để từ đó xây dựng nên câu chuyện cho phù hợp với ý tưởng muốn gởi gắm.” [18].

Thông qua truyện Gấu hổ chọi nhau Vũ Trinh muốn vạch trần một khía cạnh xấu của một bộ phận con người đó là vô lương tâm, thậm chí là độc ác, nhẫn tâm trước số phận của loài vật. Như Nguyễn trong câu chuyện là nguyên nhân gây nên cái chết của hai con vật lại không hề có sự ăn năn hối lỗi nào mà “vừa buồn cười, vừa sợ, giữ chặt mép thuyền”. Trong khi đó hai con vật dù to lớn, hung dữ, nguy hiểm nhưng lại không có bất cứ một hành động nào đe dọa tới con người. Con người phải chăng tự cho mình quyền sinh quyền sát đối với muôn thú. Hơn hết không chỉ dừng lại ở loài vật mà đó là sự vô cảm trước cuộc sống của con người. Con người vốn phải sống với nhau bằng tình yêu thương thì lại sống bằng trái tim sắt đá, “không biết xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình, sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như cỏ mọc hoang và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người.” Mỗi người chỉ biết sống cuộc đời của bản thân mình mà không màng đến số phận của đồng loại. Thông qua hình tượng hai con vật ông phê phán những sai lầm, những thói hư tật xấu của con người như nhìn nhận sự việc hiện tượng một cách phiến diện, không tìm hiểu ngọn nguồn nguyên nhân và không có cách giải quyết thích hợp, chứng kiến bao chuyện ngang trái bất bình mà không dám lên tiếng bảo vệ cho lẽ phải. Nếu không nhìn nhận sự việc một cách đa chiều thì tất sẽ gặp

thất bại trong cuộc sống. Vũ Trinh một lần nữa nhấn mạnh vai trò của tình thương trong cuộc sống. “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời thừa – Nam Cao).

Bên cạnh đó sự gia tăng tính chất ngụ ngôn còn được thể hiện qua chuỗi câu chuyện về tình nghĩa của chúa sơn lâm như Con hổ hào hiệp, Con hổ nghĩa hiệp, Con hổ nhân nghĩa. Vũ Trinh không nhằm kể chuyện về loài vật mà chỉ “mượn chuyện về loài vật để nói về con người và xã hội loài người”. Các con hổ trong truyện không bao giờ được miêu tả kĩ về đặc điểm mà nhiều về hành động. Gia tăng tính chất ngụ ngôn cho câu chuyện, Vũ Trinh muốn gửi gắm bài học về lẽ sống đến mọi người: “Để xứng đáng với danh nghĩa con người đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm, phải biết yêu thương sẻ chia, đồng cảm với những người xung quanh.”

Bút pháp kì ảo và bút pháp hiện thực đan xen cùng với sự gia tăng tính chất ngụ ngôn trong các câu chuyện của Vũ Trinh đã lay động tình cảm con người, tác động vào chúng để người đọc dễ dàng nhận ra những điều lầm lạc hoặc làm theo tiếng gọi của những điều tốt đẹp mà tác giả gợi ra. Tác phẩm “không chỉ dừng lại ở góc độ một giai đoạn lịch sử mà nó mang yếu tố thời đại”. Bất kì một xã hội nào mà con người sống với nhau có tình có nghĩa thì xã hội đó sẽ trở nên tốt đẹp và tràn ngập hạnh phúc. Từ xưa đến nay dân tộc ta luôn có truyền thống sống ân nghĩa vẹn tròn. Qua tác phẩm chúng ta càng thấm thía thêm rằng ân nghĩa là sợi dây gắn kết con người xích lại gần với nhau, giúp họ vượt qua rào cản của tiền tài, công danh, giúp họ quên đi những điều xấu xa còn đang tồn tại.

KẾT LUẬN

Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một đề tài lớn, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra và chứng minh được mới chỉ là bước đầu. Nhiều công việc tiếp theo liên quan vẫn đang để ngỏ. Ví dụ phân tích kỹ hơn trào lưu chủ tình qua các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn văn học này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn… hoặc so sánh trào lưu chủ tình với những trào lưu khác cùng giai đoạn. Tuy nhiên, chủ tình trong Lan Trì kiến văn lục là một cống hiến đặc sắc của Vũ Trinh cho nền văn học nước nhà. Tác phẩm viết về nhiều chủ đề khác nhau: chuyện tình yêu nam nữ, tình phu thê, tình mẫu tử, đền ơn trả nghĩa, báo ứng luân hồi, kì quái khó tin… “Ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong khoảng trời đất vô cùng này, tưởng chừng đó chỉ là những câu chuyện kì quái, hoang đường, vụn vặt nhưng ẩn chứa đằng sau là lại là một tấm lòng bao la độ lượng và một nhân sinh quan sâu sắc, mới mẻ. Sáng tác của ông nói đến nhiều việc, nhiều chuyện, lúc ảo lúc thật nhưng hầu hết đều ngụ ý như một nỗi niềm tâm sự, khao khát một cuộc sống yên bình.” Những câu chuyện trong tác phẩm dù viết về tình nghĩa của con người hay tình nghĩa của loài vật, lên án thói phụ tình bạc nghĩa suy cho cùng cũng là để đề cao chữ tình trong cuộc sống, tức là “thiên về xúc cảm thay vì lý trí tỉnh táo của nhà Nho truyền thống”. Vũ Trinh là người “khá bảo thủ trong quan điểm chính trị” nhưng trong sáng tác văn chương “ông lại là cây bút nhạy bén”. Chính tư tưởng tình cảm mạnh mẽ là tố chất lớn giúp ông làm nên thành công cho tác phẩm của mình. “Bút pháp của Vũ Trinh tinh giản, truyện ông viết thường vắn tắt và không phải truyện nào đọc cũng thích nhưng ở mỗi chuyện thành công, mỗi chi tiết được kể vắn tắt đều đóng một vị trí quan trọng không thể thay thế được. Phải chăng đó chính là bí quyết của một cây bút truyện ngắn tài năng.”

Lan Trì kiến văn lục đã góp phần chứng minh rõ ràng và thấu đáo cho đặc điểm chủ tình của văn học Việt Nam thông qua quan niệm nghệ thuật về con người, cuộc sống và sự kết hợp tài tình giữa bút pháp kì ảo với bút pháp hiện thực cùng sự gia tăng tính chất ngụ ngôn trong các câu chuyện. Trong Lan Trì kiến văn lục người đọc khó tìm thấy hình ảnh vua quan, có chăng cũng chỉ rải rác ở vài ba truyện. Vũ Trinh hướng ngòi bút về với những con người thân thuộc, những tình cảm gần gũi. Chúng ta cũng không thấy tác giả xuất hiện một cách trực tiếp nhưng người đọc vẫn nhận ra nhà văn ẩn sau mỗi nhân vật trong truyện như để an ủi, nâng đỡ, chia sẻ với nỗi đau của họ. Truyện của Vũ Trinh vừa mang màu sắc giáo huấn vừa đậm tính chất nhân văn. Đa phần nó không dừng lại ở việc tự sự đơn thuần mà còn chứa đựng cách nhìn, tư tưởng, tình cảm của nhà văn nên đậm màu sắc trữ tình. Một trong những điểm đặc sắc của tác phẩm là đã xây dựng thành công hình tượng con vật. Những bài học luân lý, bài học làm người được thể hiện dưới hình thức mang tính ngụ ngôn cao. Ông không trực tiếp đưa ra lời khuyên răn, giáo huấn mà thông qua các con vật nhẹ nhàng giúp người đọc hiểu được tình người, đạo lý ở đời. Mục đích của tác phẩm không tách rời đích đến của trào lưu chủ tình đó là giúp cho con người hiểu được những chân lý của cuộc sống, để sống sao cho đúng đắn, hài hòa. Tác phẩm bề ngoài chỉ là kể những câu chuyện kì lạ song đằng sau nó thấm đẫm một tình yêu thương của nhà văn dành cho con người. Lan Trì kiến văn lục đã góp vào văn học trung đại những con người với khát vọng sống cao đẹp. Trải qua thời gian, “Lan Trì kiến văn lục vẫn còn nguyên giá trị của nó”. Chính những đặc điểm nổi bật của trào lưu chủ tình cùng tư tưởng nhân đạo sâu sắc, Vũ Trinh đã giúp Lan Trì kiến văn lục vượt thời gian sống mãi cùng bạn đọc nhiều thế hệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Chi (2009), Vũ Trinh và truyện truyền kì, http://daibieunhandan.vn

2. Nguyễn Huệ Chi (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới.

3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Bùi Thanh Hiền (2015), “Thủ pháp kì ảo và lạ hóa – một phương diện nghệ thuật độc đáo để xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM.

5. Trương Thị Hoa (2011), Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.

6. Hoàng Thị Tuyết Mai, Vũ Thị Ngọc, “Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX qua thơ Nôm Hồ Xuân HươngTạp chí Khoa học và Công nghệ.

7. Lê Dương Khắc Minh (2016), Nghĩ về cội nguồn của truyện truyền kì Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM.

8. Bùi Thụy Đào Nguyên (2011), Vũ Trinh với Lan Trì kiến văn lục, http://bithyonguyn.blogspot.com

9. Vương Thị Phương Thảo (2013), Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu XIX với vấn đề cái chết, Tạp chí văn hóa Nghệ An.

10.Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nhà xuất bản Giáo dục.

11.Trần Nho Thìn (2014) “Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế thuyết

tân ngữ”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (1/2007), tr.78-104.

12. Nguyễn Thị Hoàng Thu (2012), Nhân vật Lan Trì kiến văn lục, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh.

13. Nguyễn Thị Trang (2014), Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

14. Vũ Trinh (2013), Lan Trì kiến văn lục, Nhà xuất bản Hồng Bàng.

15. Bùi Thanh Truyền (2014), Dòng chảy kì ảo trong tiến trình văn học Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

16. http://vannghesontay.com/en/news/Nghien-cuu-trao-doi/LAN-TRI- KIEN-VAN-LUC-CUA-VU-TRINH-1421/.

17.https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh_t%C6%B0%E1%BB%A3 ng_con_h%E1%BB%95_trong_v%C4%83n_h%C3%B3a.

18.http://dangcongctv.blogspot.com/2011/04/nhung-ac-iem-thi-phap-cua- truyen-ngu.html.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2022