Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh - 3

hổ cái đau đẻ, nó tìm đến bà đỡ Trần “gõ cửa, lao tới cõng bà đi, dùng một chân ôm lấy bà trong lòng, chạy như bay. Hễ gặp bụi rậm gai góc thì hổ dùng một chân trước rẽ lối, bước chậm lại. Đến bụi rậm trong rừng sâu, hổ thả bà xuống.” Nó đau cùng với nỗi đau của vợ mình “hổ đực cầm tay bà, nhìn hổ cái mà giỏ nước mắt.” Phải chăng đó là giọt nước mắt của sự thấu hiểu, biết ơn. Lúc này, hổ đực giống như một người đàn ông trụ cột trong gia đình, lo lắng cho vợ con. Hơn hết, hành động của nó thật vẹn tròn ân nghĩa: “Hổ đực từ từ đứng dậy, vừa đi vừa nhìn bà… Hổ bái tạ quay về, nhưng vẫn còn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẽ tiễn biệt. Bà đỡ đi khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.” Tiếng gầm đó của hổ đực còn hơn bao lời nói, đó giống như lời cảm ơn phát ra từ trái tim, vang vọng khắp núi rừng. Đó cũng chính là lời khẳng định sẽ khắc cốt ghi tâm ơn cứu mạng của bà đỡ Trần ngày hôm nay suốt đời.

Cùng được nhân hóa mang bản chất rất “người” nhưng hổ trán trắng lại ở trong một hoàn cảnh khác. Khi bác tiều phu “đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt, mới vác búa đến xem thì thấy một con hổ trán trắng to bằng con trâu, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng, mở miệng như cái hang, máu me nhớt rãi trào ra. Nhìn kỹ miệng hổ, thấy có khúc xương mắc trong họng. bàn chân hổ thì to, càng móc, xương càng vào sâu”. Thấy vậy bác tiều đang cơn say, đánh liều “lấy tay thò vào miệng hổ, móc ra một chiếc xương bò to bằng cánh tay.” Hổ trả ơn bằng cách: “Một đêm nọ, nghe ngoài cổng có tiếng gầm dài mà sắc. Sáng hôm sau ra nhìn thấy có một con nai chết ở đó” rồi sau đó: “Mấy năm sau bác tiều già chết rồi. Khi chôn cất có một con mãnh hổ đột nhiên tới trước mộ phủ phục vật vã. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa họ nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm rống chạy quanh mộ vài vòng rồi bỏ đi”. Không chỉ hôm đó mà “từ đó về sau, mỗi dịp giỗ bác tiều, hổ lại

mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa bác tiều trước hôm giỗ.” Hai tiếng gầm của hổ: một là khi đem nai đến trước cổng nhà bác tiều, hai là trong đám tang bác tiều. Phải chăng đó là tiếng gầm của sự biết ơn, của cả sự tiếc nuối, đau khổ khi mất đi một người ân nhân mà nó coi như người thân. Tiếng gầm rống sau đó của hổ trán trắng cũng giống như hổ đực trong câu chuyện trên, chính là để ghi lòng tạc dạ ơn cứu mạng của bác tiều, hai con hổ sẽ dùng cả cuộc đời mình để khắc sâu và trả ơn.

Vũ Trinh đã sử dụng biện pháp nhân hóa cho hai con hổ giống như hai con người nhằm đưa đến một bài học giáo dục lối sống cho những con người “thật”. Khi nhịp sống không ngừng chảy trôi, tình nghĩa giữa con người với con người đôi khi bị nhạt dần đi. Mỗi người dường như chỉ biết lo cho bản thân, nhiều hơn là gia đình mình thì hình tượng hai con hổ đã thức tỉnh những con người như vậy, kéo con người xích lại gần nhau bằng tình thương, tình đồng loại. Tình thương là con đường ngắn nhất kết nối trái tim với trái tim và làm cho cuộc sống trở nên ấm áp, tràn đầy hi vọng. Bên cạnh đó Vũ Trinh còn nhắc nhớ mỗi chúng ta phải biết “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”. Quan trọng hơn, điều đó phải được thực hiện trên cơ sở của sự chân thành, không đòi hỏi thiệt hơn.

“Cứu vật trả ơn” là một kinh nghiệm đúc kết từ bao đời nay được thể hiện rõ trong tác phẩm. Ở truyện Con hổ hào hiệp, trước hành động gian ác của người cha mang bỏ đứa con trai vào rừng cho hổ ăn thịt để đi bước nữa, con hổ đã đem em bé về trước nhà bà ngoại em, nhờ vậy đã cứu được em bé này. Bà ngoại em sau khi biết rõ sự tình, trả ơn hổ bằng con lợn duy nhất còn lại trong nhà. Tuy nhiên “Sáng hôm sau dậy, nhìn thấy con lợn chết ở sân, mất một nửa mình. Trong chuồng có con lợn khác to gấp đôi con lợn chết ở sân”. Rồi khi Hoàng bị bắt giải lên quan, do lo lót rất nhiều nên chỉ bị đánh đòn rồi tha, hổ đã ngoạm lấy hắn tha đi, bắt hắn trả giá cho hành động tàn ác của mình. Hành

động của con hổ như hiện thân của một hiệp sĩ, kiếm khách trị tội những phường bất nghĩa. Nó dũng cảm đối diện với cái ác, tiêu diệt cái ác. Con hổ đại diện cho công lý, cho lẽ phải diệt trừ cái ác. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình nghĩa của con hổ mà còn đề cao đạo lý ác giả ác báo, làm ơn nhiều lấy báo ít… Vũ Trinh thông qua hành động của con hổ nhắn nhủ đến con người sống phải có trước có sau, phải biết giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn để cuộc sống này luôn tràn ngập tình yêu thương. Đặc biệt là phải dám dối mặt và chống lại cái xấu bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Cùng đạo lý đó nhưng trong Con hổ nhân đức là sự cảm phục của con người với con vật: “Hôm qua tôi nhìn kĩ, thấy con hổ này rất giống con hổ xưa đã cứu tôi, tôi hỏi nó, nó nhìn tôi ứa nước mắt, rồi gật đầu hai lần. Tôi cảm ân đức cứu mệnh của nó, mới sửa một bữa để bày tỏ chút lòng thành của tôi”. Con hổ không chỉ cảm động trước hoàn cảnh của con người mà còn bảo vệ con người. “Hổ là loài ác thú mà còn biết nghe tiếng van xin ai oán của con người”, biết động lòng trắc ẩn trước số phận nghèo khổ của những con người lao động lương thiện. Vũ Trinh mượn con hổ nhân đức này gửi hồi chuông cảnh tỉnh đến những vị quan ngồi trên cao kia phải biết lắng nghe và đồng cảm với nhân dân chứ đừng giống như vị quan trong Con hổ hào hiệp nhận đút lót rồi xử án không công minh, làm dân bất bình. Ông muốn nhấn mạnh và khẳng định lại tư tưởng "lấy dân làm gốc" của Nho giáo. “Điều này được thể hiện rõ trong quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò về sau qua câu nói: Quân vi khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản (nghĩa là: vua không quan trọng, xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là dân). Vận dụng tư tưởng Nho gia này Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi đã xây dựng lên đỉnh cao của các triều đại Phong kiến việt Nam”, như chính Nguyễn Trãi cũng từng nói: "Có lật thuyền mới biết sức dân như nước". Cho đến thời đại ngày nay thông điệp đó của Vũ Trinh vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Có thể nói rằng viết về con vật cứu người Vũ Trinh đã trung thành với hình ảnh con hổ. Việc lấy chúa sơn lâm làm nhân vật trong tác phẩm đã mang đến những ý nghĩa mới cho tác phẩm. Vũ Trinh mượn những câu chuyện này nhằm mục đích giáo huấn, răn dạy con người hay nói cách khác là mượn chuyện hổ để nói chuyện người. Vũ Trinh xây dựng hình tượng con hổ trong các câu chuyện tiêu biểu cho suy nghĩ và hành động của con người. Từ xưa đến nay chúa sơn lâm vẫn được coi là hung ác vậy mà vẫn sống ân nghĩa vẹn tròn, vẫn động lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh con người và ra tay cứu giúp, thế thì con người sao nỡ đối xử tàn nhẫn với nhau?

Bên cạnh hình tượng con hổ, Vũ Trinh còn nhắc đến hình tượng con cá. “Hình tượng con cá xuất hiện trong văn hóa từ Đông sang Tây với nhiều ý nghĩa biểu trưng. Đặc biệt con cá gắn liền với biểu tượng cho nguồn nước, sự no đủ.” Trong truyện Cá thần có một người lái buôn “giàu có nhưng ưa làm việc thiện, trong một chuyến đi nọ vì uống rượu say mà cãi nhau với chủ thuyền. Chủ thuyền trước vốn là một tên cướp, lừa lúc đêm tối, đẩy ông xuống biển, chia nhau hàng hóa của cải của ông.” Trôi nổi dập dờn trên biển, ông được một con cá lớn “dài hơn trăm trượng” rẽ sóng đưa vào bờ, nhờ vậy mà ông sống sót, có cơ hội trừng trị kẻ ác. Hình tượng cá thần có ý nghĩa tượng trưng cho lòng tốt, cho cái thiện, cho công lí: “những kẻ bội bạc, tham lam tất sẽ bị trừng trị đích đáng”. Nhân vật và diễn biến của câu chuyện này khá tương đồng với truyện cổ tích: nhân vật chính là người “ưa làm việc thiện” nhưng bị kẻ ác hãm hại rồi được cá thần cứu, còn kẻ ác thì bị trừng trị. Câu chuyện có màu sắc cổ tích (dù được khẳng định là một câu chuyện có thật với chi tiết cuối truyện: Bấy giờ ông cậu tôi là Triệu Lĩnh bá Trần Danh Đương làm tướng coi đồn binh Động Hải xét xử vụ án đấy) đã đưa ra một bài học đạo đức muôn đời mà nhân dân vẫn gửi gắm trong truyện cổ: “ở hiền thì gặp lành, gieo gió ắt sẽ gặt bão”.

Vũ Trinh không chỉ dừng lại ở chỗ ca ngợi con vật biết lễ nghĩa, hơn hết ông còn muốn nhắn nhủ: Con vật còn biết trả ơn, biết sống nghĩa tình, biết cảm thông giúp đỡ thì con người cớ sao lại để thua kém con vật. Con người cần phải biết sống tình nghĩa, yêu thương đùm bọc nhau vượt qua hoạn nạn. Đọc những câu chuyện ngợi ca tình nghĩa của loài vật, phải chăng con người sẽ biết yêu thương đồng loại, thương yêu động vật, biết thay đổi mình để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.

2.1.2. Sự lên án thói phụ tình, bạc nghĩa

Lan Trì kiến văn lục ca ngợi tình nghĩa trong cuộc sống, đồng thời cũng lên án những con người, những lối sống chà đạp lên tình nghĩa, đi ngược lại với tình nghĩa, Bên cạnh những con người giàu tình yêu thương ngòi bút của Vũ Trinh phê phán nghiêm khắc những con người tàn bạo, mất nhân tính. Đó là những kẻ tham lam của cải vật chất, chà đạp lên tình cảm, “hoang dâm vô độ, lạm dụng uy quyền, những kẻ dứt bỏ máu mủ ruột thịt, đến con mình cũng nỡ giết chết”, lại có kẻ giết cả người vợ cùng chung chăn gối với mình…

Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh - 3

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, bên cạnh công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình nghĩa phu thê... còn có tình cảm anh chị em ruột thịt trong gia đình. Ca dao xưa từng nói “Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khỏe cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi “môi hở răng lạnh”. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Vậy mà trong truyện Tiên ăn mày vợ chồng người anh – “chồng thì tham lam keo kiệt, vợ cũng thô bạo xấu xa, gia tài của cha để lại chiếm hết cả, chỉ chia cho người em chỗ ruộng xấu và gian nhà nát thối, nồi niêu cũng chẳng đủ.” Đến khi người em trở nên giàu có lại trở nên tham lam, vì muốn trở nên giàu có như thế mà làm chuyện độc ác với cụ già. Qua câu chuyện này Vũ Trinh

muốn nhắc nhở chúng ta lòng tham dễ làm cho con người đánh mất đi chính bản thân mình, khiến cho con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Phải luôn nhớ đến câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện ắt sẽ gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp. Đây là một bài học về đền ơn đáp nghĩa, đem niềm tin ở hiền gặp lành đến với tất cả mọi người.

“Hình ảnh con khỉ đã từ đời sống đi vào văn học dân gian Việt Nam và xuất hiện ở rất nhiều thể loại khác nhau, từ thành ngữ tục ngữ đến ca dao dân ca và truyện cổ tích, sự tích. Do đặc tính giống người về cả hình thức lẫn cảm xúc nên con khỉ thường được dân gian mang ra ví von với tính cách, hành vi, lối sống của loài người, mỗi ví von đều chứa đựng một triết lý nhân sinh, một thông điệp, một bài học, một lời nhắn nhủ của cha ông truyền lại cho những thế hệ sau.” Trong truyện Khỉ, con khỉ già “độc chiếm núi sâu, làm vua đồng loại, hoa thơm trái lạ, cũng đủ để sống lâu dài. Gió mát trăng thanh cùng làm bầu bạn, sinh mạng được bình yên, không bụi trần huyên náo”. Vậy mà vì ham mê sắc dục, vua khỉ đã bắt ép một cô gái phải sống cùng, thậm chí đã lấy trộm đồ đạc của người dân quanh vùng, quấy nhiễu cuộc sống bình yên của họ để đáp ứng nhu cầu của cô gái. Cuối cùng “bản thân mình bị giết, cả bầy bị tiêu diệt”. Vũ Trinh mượn chuyện Khỉ để cảnh tỉnh “những con người hoang dâm vô độ, lạm dụng uy quyền”, quấy nhiễu cuộc sống của nhân dân tất yếu sẽ bị trừng trị. Bên cạnh đó ông cũng khuyên con người ta không nên tham lam những thứ không thuộc về mình, của cải vật chất hay sắc đẹp cũng không thể đổi lấy hai chữ “bình yên”.

Dân gian có câu “Hổ dữ không ăn thịt con” vậy mà người cha trong truyện Con hổ hào hiệp lại can tâm vứt bỏ đứa con ruột của mình. Hoàng góa vợ, để con trai cho bà ngoại nuôi. “Làng bên có một chị góa chồng. Hoàng có việc, thường đi qua bên ấy, thấy cô ta thì ưa, liền nhờ bà mối đưa lời”, nghe bà mối nói cô ta từ chối không muốn nuôi dưỡng đứa con của vợ trước mà

Hoàng lại thích cô ta qua, không bỏ được nên đã nhẫn tâm mang con vào rừng bỏ cho hổ ăn thịt. Thậm chí anh ta không cảm thấy ăn năn hối lỗi mà còn dựng lên câu chuyện đứa con bị trúng gió qua đời để lừa dối mọi người. Trên đời liệu có bậc cha mẹ nào nhẫn tâm đến vậy? Vũ Trinh bàn rằng: “Khi Hoàng đem con vào rừng, có phải hổ không giết luôn được hắn đâu, mà để lại nhiều tình tiết nữa cho câu chuyện lan truyền khắp thôn xóm, để quan trên thấy rõ tội ác xấu xa của hắn.” Nhưng đau đớn thay, xã hội đồng tiền đã không trừng trị kẻ làm điều ác, “để vị chúa sơn lâm phải dứt khoát như các hiệp sĩ, kiếm khách trị tội kẻ bất nhân bất nghĩa. Làm sao có được vài nghìn vị chúa sơn lâm này để vì nhân gian trừ diệt hết mọi chuyện bất bình?”

“Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu. Thương nhau đến lúc bạc đầu còn thương”. Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng là vậy thế mà người chồng trong truyện Sống lại chỉ vì một chữ “Ghen” - “thấy vợ mình chuyện trò với chàng trai đã có ý ghen, đến khi nghe vợ kể hết tình đầu lại còn rơm rớm nước mắt”, “thì bỗng đâu cơn giận giữ nổi lên, hắn giơ cuốc phang vợ, không ngờ nặng tay, làm vợ chết”. Lạ một nỗi, sau khi biết vợ được Sinh cứu sống lại đi kiện quan rằng Sinh dụ dỗ vợ mình trốn đi. Điều đó chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Vũ Trinh không chỉ dừng lại ở việc phê phán thói vũ phu, bạc nghĩa của người chồng mà thông qua câu chuyện này ông muốn lên án cả cái xã hội lúc bấy giờ trọng nam khinh nữ, chà đạp lên thân phận của người phụ nữ, không cho họ có quyền được nói lên tiếng nói của mình, rung tiếng chuông báo động về tình trạng bạo lực trong cuộc sống. Đồng thời ông cũng xót thương cho số phận những người yêu nhau mà không đến được với nhau, thông qua chi tiết sống lại kì lạ thể hiện sự trân trọng thân phận người phụ nữ và ước mơ về một xã hội công bằng – nơi tình yêu chân chính đơm hoa kết trái.

“Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực của cuộc sống”. Trong đó “đời sống tinh thần của con người nhất là đời sống tinh thần có đức tin là

một mảng đời sống tồn tại trong hiện thực cuộc sống. Ðạo Phật quan niệm vạn vật không do một thế lực bên ngoài nào làm ra mà do vận động của bản thân nó. Quy luật vận động là quy luật nhân quả. Mỗi vật có thủy có chung, sinh rồi diệt, sắc bất vị không nên gọi là vô thường. Ðạo Phật nhằm giải thoát con người khỏi vòng vô thường mà trở về với thường trụ bất sinh - bất diệt. Ðạo Phật cũng quan niệm cuộc đời là bể khổ, con người trầm luân trong bể khổ. Dứt được cái khổ tức là giải thoát, nhưng đạo Phật lại tìm nguyên nhân cái khổ ở bản thân con người, do nhân duyên (duyên nghiệp) luân hồi. Ai cũng khổ, nhưng ai cũng có thể giải thoát thành Phật được bằng cách tu tâm. Ðạo Phật chủ trương bình đẳng và tự giác, đồng thời chủ trương cứu khổ cứu nạn - vị tha - từ bi bác ái.” Vũ Trinh tiếp thu tư tưởng đó, phản ánh nó thông qua chuyện Nhớ ba kiếp. Đây là một câu chuyện kể về luân hồi báo ứng của đạo Phật. Ông cử trong truyện trước kia vốn nhà giàu, rất có uy vọng nhưng làm nhiều điều bất nghĩa. Sau khi chết bị đày làm kiếp con gà. Mặc dù được chủ nhân rất yêu quý nhưng ông lại mau chóng muốn “kết thúc kiếp con gà” nên đã “mổ vào mặt chủ, dùng cựa cào rách lưng con trai chủ đến chảy máu ra, đứa trẻ vừa khóc vừa chạy, vẫn còn đuổi theo mà mổ”. Nhà chủ mới nổi giận đem giết gà. Lần thứ hai phải xuống địa phủ, do ngỗ ngược với chủ nên lại bị đày làm kiếp con lợn. Ông cứ muốn mình chóng chết nhưng sợ chưa hết kì hạn thì nghiệp chứng lại xấu thêm nên đành nhẫn nhục chịu đựng, nhớ tới điều thiện. Vì vậy mà sau khi bị giết thịt được đầu thai làm người. “Ở đây thuyết luân hồi báo ứng của đạo Phật đã trở thành chỗ dựa và phương tiện nghệ thuật, giúp cho tác giả thể hiện ước mơ công bằng xã hội”, răn dạy con người ta phải sống tốt lành, lương thiện, gieo nhân nào sẽ gặt quả đấy. Triết lý nhân quả và giáo lý luân hồi của đạo Phật “đã trở thành những nguyên tắc căn bản cho đạo làm người.”

Viết về thói phụ tình, bạc nghĩa, Vũ Trinh khiến cho người đọc cảm

thấy đau đớn xót xa trước những con người không có tình thương. Một nhà văn Nga đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Nếu không có tình yêu thương, con người biết sống ra sao? Nơi không có tình thương, lòng người, trái tim con người khô héo, băng giá. Sự cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau không có. Sống chết mặc bay. Dửng dưng trước sự đau khổ của đồng loại. Con người khác nào cầm thú! Ngòi bút của Vũ Trinh đã dũng cảm nhìn thẳng vào mặt trái của con người, ông “đề cao tình thương và lên án những gì chà đạp lên giá trị nhân bản đó”. Đó chính là giá trị nhân đạo của Lan Trì kiến văn lục nói riêng và văn học nói chung, là cái tài, cái tình của Vũ Trinh gửi gắm trong đó. “Chỉ có thể từ tình thương yêu, nồng mặn gắn bó máu thịt với cuộc đời thì văn học mới mãi mãi đứng vững. Đó cũng là thiên chức, là chiều sâu của văn học. Viết về cái xấu xa để cảnh tỉnh, báo động giúp con người sống với bản tính tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để nâng đỡ cái thiên lương của con người, để cuộc đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn.” Lan Trì kiến văn lục có những câu chuyện “ríu ran với niềm vui cuộc sống, có những trang văn quằn quại với nỗi đau của cuộc đòi. Nhưng tất cả cũng chỉ nhằm mục đích muốn thắp lên trong mỗi trái tim con người ngọn lửa của tình yêu thương, một lần nữa chứng minh thắng lợi của trái tim con người trước cái ác. Vũ Trinh gửi gắm trong tác phẩm nhiều nhất vẫn là tấm lòng nhân ái, chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, bền vững.”

“Văn học được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người với cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của văn học, con người được tắm mình trong tình cảm của nhà văn, của chính mình. Nhà văn phải luôn luôn đến với cuộc sống, để cảm nhận, khám phá, thẩm định nó. Văn học ra đời từ cuộc sống, văn học phải quay trở về để khám phá thể hiện lại cuộc sống. Song nếu chỉ dừng lại ở đó, văn học chưa là văn học, nó chỉ là cuốn biên niên sử thuần túy. Văn học chỉ thật sự là văn học khi nào từ cuộc sống ấy mà bật lên

nét cảm, sự rung động của trái tim nghệ sĩ. Nhiệm vụ thiêng liêng của văn học chính là nuôi dưỡng tình thương trong con người, là đề cao tình thương và lên án những gì chà đạp lên giá trị nhân bản ấy.” Vũ Trinh với Lan Trì kiến văn lục đã làm được điều đó, trở thành một tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu chủ tình thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

2.2. Chủ tình qua bút pháp nghệ thuật

“Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất và đều có vị trí quan trọng đối với giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Bởi chúng đều là cơ sở cho sự tồn tại trong tính hiện thực của một tác phẩm nghệ thuật. Trong đó nội dung quy định hình thức; mặt khác tính chất đa dạng, phong phú và mức độ hoàn thiện hay không hoàn thiện của hình thức lại quy định mức độ hoàn thiện hay không hoàn thiện của nội dung.” Vì vậy bên cạnh việc làm rõ chủ tình qua quan niệm về con người, cuộc sống chúng tôi tiếp tục đi làm rõ chủ tình qua bút pháp nghệ thuật để hoàn thiện đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục.

2.2.1. Sự kết hợp giữa bút pháp kì ảo với bút pháp hiện thực

“Bút pháp là cách dùng ngôn ngữ hoặc đường nét, màu sắc, hình khối, ánh sáng để biểu hiện hiện thực, thể hiện tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật.” Theo các nhà nghiên cứu, “ở phương Đông bút pháp vốn là thuật ngữ của thư pháp – nghệ thuật viết chữ Nho, chỉ cách cầm bút, cách đưa đẩy nét bút để tạo dáng chữ đẹp”. Trong văn học, “bút pháp là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Ở đây bút pháp cũng tức là cách viết, lối viết. Người ta thường nói: bút pháp trào lộng, bút pháp trữ tình, bút pháp cổ kính,… là do sử dụng các biện pháp trào lộng, trữ tình hay từ cổ, cách diễn dạt cổ mà nên.” Khái niệm “bút pháp do trực tiếp gắn với cách viết, lối viết, nên có phần tương đồng với khái niệm phong cách, văn phong. Bởi chữ

phong cách trong tiếng Hi Lạp, La-tinh lúc đầu cũng có nghĩa là cây bút, sau mở rộng thành chữ viết, cách viết. Tuy nhiên nội dung khái niệm phong cách nay được hiểu rộng hơn, có tính hệ thống hơn, còn bút pháp thường chỉ yếu tố của phong cách.” Cũng giống như văn phong và phong cách ở đây ta cũng thấy có sự gần gũi giữa bút pháp và thi pháp bởi lẽ theo Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại thì “thi pháp là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp thể loại tạo thành đặc trưng của văn học” hay “thi pháp là hệ thống hình thức, phong cách, bút pháp, bao gồm hệ thống thể loại, các biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các phong cách cụ thể của các tác giả cụ thể”. Từ khái niệm này ta thấy bút pháp cũng là một yếu tố trong thi pháp. Bút pháp là “hệ thống phương tiện nghệ thuật để truyền tải nội dung” được các tác giả sử dụng làm bật nổi lên đặc trưng thi pháp cũng như phong cách của từng nhà văn, nhà thơ.

“Sự thức nhận thế giới trong văn học trung đại thường theo nguyên tắc phân cực: bổ đôi thế giới thành hai cực ảo - thực và giữa chúng luôn có sự tương thông, tương giao, tương cảm. Kì ảo, như thế, đã trở thành thế giới quan, nhân sinh quan của con người trong đời sống nói chung, văn học nói riêng. Ở truyện kì ảo thời kì này, các hình ảnh về sự thật lịch sử và sự thật nghệ thuật chưa phân biệt rõ. Nhiều lúc người viết đã lịch sử hoá truyền thuyết, huyền thoại, tước bỏ cái áo hư huyễn của chúng để hoàn nguyên lịch sử. Ý thức văn - sử bất phân ấy làm cho tác giả chép các truyện truyền thuyết như là sự thực ngụ trong việc quái đản. Chẳng hạn như Việt điện u linh là sách ghi lại lai lịch chư thần ở cõi u linh, mà thần là sản phẩm của sáng tạo vô thức theo nguyên tắc linh hoá, nhưng tác giả làm văn với tinh thần chép lại sự thực. Trong Truyền kì mạn lục, yếu tố quái đản được xem là tự nhiên, không được gạt bỏ bởi nó được Nguyễn Dữ dùng để biện minh cho cái lí âm đức dương báo, có có không không của tạo vật. Lời bàn của sử thần Ngô Sĩ Liên trong

Đại Việt sử kí toàn thư cho thấy họ Ngô vẫn thừa nhận môtip sinh hạ thần kì là một sự thật lịch sử. Các tác giả tạp kí khác như Lê Quý Đôn với Kiến văn tiểu lục, Vũ Phương Đề với Công dư tiệp kí, Hồ Nguyên Trừng với Nam ông mộng lục, Phạm Đình Hổ với Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục… đều cho rằng sách của mình là chép những chuyện lặt vặt mắt thấy tai nghe xưa nay. Nhưng thật ra chuyện mắt thấy (thực) đôi khi lại đứng sau chuyện tai nghe (ảo). Từ việc chép lại những chuyện kì, quái như là nghe thấy, một cách khách quan, không hư cấu đến ý thức sáng tạo những truyện mới đậm đà bản sắc dân tộc. Phương thức quen thuộc là nhân hóa: vật thể, phi vật thể biến thành người, vì cuộc sống con người mà hành động.” [15]

Trong Lan Trì kiến văn lục, bút pháp hiện thực được Vũ Trinh sử dụng đan xen với bút pháp kì ảo. Tác phẩm luôn có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng nội dung tư tưởng lại hướng về cuộc sống hiện thực. Thế giới mà các tác giả dựng nên trong truyện được xem như bản sao của thế giới thực. Mọi sáng tạo huyền ảo, thần kì ấy không nằm ngoài mục đích nêu cao những ước mơ, khát vọng của con người trong xã hội đương thời. Yếu tố kì ảo không còn được dùng một cách tự phát mà có ý thức, trở thành phương tiện nghệ thuật để diễn tả nội dung mang ý nghĩa xã hội xâu sắc. Con người được tiếp cận, được phản ánh như một cá thể độc lập, có số phận riêng. Con người được đặt trong không gian mở rộng bốn cõi: thiên tào, địa ngục, trần thế và cả trong giấc mơ; trong thời gian phi tuyến tính, có độ đàn hồi cao, có thể co dãn tùy theo dụng ý tác giả. Vũ Trinh đã “ghi lại những việc tai nghe mắt thấy” - “lớn thì nhân vật quỷ thần, nhỏ thì cầm thú ngư trùng” với những nhân vật có lai lịch rõ ràng, những địa danh và sự kiện có thật trong lịch sử, được ông chú thích cặn kẽ nhằm tăng sức chân thật cho các câu chuyện. Chẳng hạn như ngay từ truyện đầu tiên Dốc đầu sấm ông đã chỉ rõ thời gian địa điểm là vào năm Kỷ Mùi (1939), niên hiệu Vĩnh Hựu (niên hiệu của vua Lê Ý Tông 1735-

1740), ở huyện Cẩm Giàng và điềm báo trong câu chuyện “Vùng Hải Dương, Kinh Bắc nặng hơn cả, thứ nữa là vùng Thanh Hóa, Tây Nam” được dựa trên sự kiện có thật trong lịch sử đó là vào năm 1940 dưới ách chuyên chế tàn bảo của Trịnh Giang, cả nước sôi động, khắp nơi đều có các cuộc nổi dậy của nông dân, những người đứng đầu như Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… vùng Hải Dương, Bắc Ninh (xưa gọi là Kinh Bắc) là nặng nhất. Truyện Thần Cửa Cờn nhắc đến một địa danh có thật là “Đền Cửa Cờn thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An” và một trận đánh có thật là “trận Nhai Sơn (Nhai Sơn ở phía nam huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc)”. Vào năm Tường Hưng (Tống) thứ hai (1279) “quân Nguyên đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn, quân Tống thua to, Tả thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết. Hậu cung và các quan chết theo rất nhiều.” Truyện Trạng nguyên họ Nguyễn kể về “ông Nguyễn Đăng Đạo người xã Hoài Bão, huyện Tiên Du nay là thôn Hoài Bão, xã tiên Bão, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đỗ Trạng Nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa (1683) khi ấy ông 33 tuổi.” Hay hiện tượng đá nổi theo nước thủy triều dâng lên, có tảng to bằng chiếc sập, có hòn to bằng nắm tay trong truyện Đá nổi xảy ra vào tháng 7 năm Mậu Tuất (tức năm 1778) tại hạ lộ đạo Sơn Nam (tương đương với vùng đất 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình ngày nay) do chính cha của tác giả làm Án sát xứ Sơn Nam tâu lên và còn gửi kèm mấy hòn kích thước khác nhau. Trong Tiên trên đảo, tác giả kể rõ quê quán, nghề nghiệp nhân vật chính: “Người Thanh Trì là ông Nguyễn Lộc, kết bạn vài mươi người, mua một chiếc thuyền đi biển, ra châu Vạn Ninh, Quảng Yên buôn bán, mỗi năm vài bận đi về.” Cuối truyện Ca nữ họ Nguyễn, tác giả cho biết về người ca nữ đó: “Cô gái này người Chương Đức, tỉnh Sơn Nam”. Tính xác thực của chuyện kể càng tăng lên khi tác giả không chỉ ghi rõ ai là người chứng kiến mà còn cho thấy nhân vật trong truyện là người quen biết, thậm chí chính

người nhà tác giả “cũng là nhân vật trong truyện (hẳn nhiên là nhân vật phụ, đóng vai trò là người được nghe kể lại)”, ví dụ như những truyện Con lai rắn, Cá thần, Con hổ nghĩa hiệp, Chuyện quan quận ở Liên Hồ… Có khi, để chứng minh tính xác thực của truyện kể, nhà văn đưa dẫn chứng những sự vật, sự việc liên quan đến câu chuyện vẫn còn tồn tại, như truyện Tháp Báo Ân chẳng hạn. Đầu truyện tác giả cho biết địa điểm xây tháp: “Tháp ở xã Bình Quân, huyện Cẩm Giàng, xung quanh không có bia kí”, cuối truyện lại khẳng định: “…Lại dựng một ngôi tháp trên chỗ đất cũ, đặt tên là tháp Báo Ân. Nay vẫn còn”. Nếu như không có thời gian, địa điểm, sự kiện xác định thì ông lại dùng nhân chứng để xác minh cho câu chuyện khó tin của mình như: “Khi ấy tôi làm tri phủ Quốc Oai, được ông Nguyễn Quyền huấn đạo phủ Lâm Thao kể cho nghe chuyện này” (Đứa con của rắn), “Bấy giờ ông cậu tôi là Triệu Lĩnh bá Trần Danh Đương làm tướng coi đồn binh Động Hải xét xử án ấy” (Cá thần), “Việc này có ông Hoàng Xuân Viên làm tri huyện Kim Thành chứng kiến” (Con giải)… Ngoài ra trong Lan Trì kiến văn lục, một số truyện ngắn gần như không có chi tiết hư cấu kì ảo (dù vẫn ghi lại những việc kì lạ theo cái nhìn của người kể) như truyện Trạng nguyên họ Nguyễn, Ca nữ họ Nguyễn, Liên Hồ quận công, Lan quận công phu nhân.

Lan Trì kiến văn lục không chỉ mang chức năng “Chở đạo” – vốn là tinh thần chung của văn học trung đại, mà còn đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đương thời với đầy đủ bản chất của nó. Ông ngợi ca tình nghĩa trong cuộc đời để thể hiện niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp của con người. Ông phê phán thói phụ tình, bạc nghĩa không chỉ để truyền tải những điều giáo huấn mà đó còn là bức tranh xã hội Việt Nam giai đoạn đó với cái ác, cái xấu lan tỏa khắp nơi làm cho người đọc phải day dứt, suy tư. Đó chính là một trong những đích đến của trào lưu chủ tình: không chỉ đề cao tình mà phải quay lại giáo dục tình của con người.

Nhưng mục đích viết sách của ông đâu chỉ có ghi lại những việc đó. Ngô Thì Hoàng trong “Bài tựa 1” in ở đầu cuốn Lan Trì kiến văn lục nhận xét: “Tấm lòng ưu thời, mẫn thế, ý tưởng giữ gìn truyền thống, sửa sang phong tục của ông luôn luôn thể hiện ở lời văn. Có nói đến việc quái dị, nhưng không mất đi lẽ chính, đại để là ngụ ý khuyên răn và cảnh cáo sâu xa, để người xem sau này thấy điều hay thì bắt chước, thấy điều dở thì phòng ngừa”. Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp kì ảo đã giúp cho người đọc “nghe những điều nghe được rồi suy đến những gì không nghe, thấy những điều thấy được rồi suy đến những gì không thấy”.

Bút pháp kì ảo là một biện pháp nghệ thuật khá quen thuộc đối với văn chương truyền thống. “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo”. “Cái kì ảo xuất hiện khá lâu trong lịch sử văn học nhân loại. Nó tồn tại trên những tiền đề tâm lí, xã hội nhất định. Trước vũ trụ bao la rộng lớn còn tồn tại những điều bất khả giải, ngay cả trong con người ngày nay luôn tồn tại những ẩn khuất chìm sâu trong vô thức, do đó chỉ có cái kì ảo mới có thể làm cho trí tưởng tượng, thế giới nội tâm của con người được bay bổng. Thông qua cái kì ảo mà sự vật gần gũi, quen thuộc trở nên xa lạ, kì quái, gây nên sự hiếu kì cho người đọc.” Trong hầu hết các câu chuyện của Lan Trì kiến văn lục bút pháp kì ảo đều được sử dụng một cách triệt để nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vũ Trinh đã sử dụng biện pháp nhân hóa cho con vật mang những đặc điểm, tính cách, lối sống của con người. Ở đây Lan Trì kiến văn lục đã không hề tách rời chức năng của văn học là nhận thức và giáo dục. Vũ Trinh không trực tiếp nói đến con người mà mượn chuyện con vật để nói chuyện con người, giáo dục đạo đức nhân sinh bằng tình cảm và thông qua con đường tình cảm. Truyện Con hổ có nghĩa, Con hổ hào hiệp, Con hổ nhân đức, Cá thần mượn hình tượng con hổ, con cá nhằm

Xem tất cả 40 trang.

Ngày đăng: 14/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí