Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Công Ty Hợp Vốn Đơn Giản

doanh thu lợi bất chính hoặc tiến hành hoạt động theo hướng tiêu cực, có hại cho xã hội cũng như nền kinh tế. Đối với loại hình công ty cổ phần, ra đời vào thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới, loại hình công ty này tỏ ra không phù hợp với một nền kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, cụ thể là chưa có một môi trường đích thực cho công ty cổ phần phát triển. Việt Nam mới có thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoản Việt Nam đang tìm đường đi đúng cho mình và để khẳng định được vị trí trong nền kinh tế. Vậy mà, việc công ty cổ phần ra đời luôn luôn được gắn kết với sự phát triển của một thị trường chứng khoán hoàn thiện. Công ty cổ phần ra đời trong hoàn cảnh không có thị trường chứng khoán hoặc thị trường chứng khoán quá yếu kém thì cũng không thể phát triển được thế mạnh huy động vốn của mình. Các công ty cổ phần chỉ còn một cách là thu hẹp việc mua bán cổ phần vào trong một phạm vi chật hẹp, thậm chí chỉ diễn ra trong nội bộ một công ty cổ phần nhất định đó mà thôi.

Như vậy, trong suốt một thời gian dài, Việt Nam không có thêm một loại hình công ty nào, trong khi hai loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần dường như vượt quá xa so với trình độ quản lý và điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Trước bất cập của Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ngày 12 tháng 6 năm 1999 Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp thay thế cho hai văn bản pháp luật trên. Bằng việc ghi nhận các quy định về loại hình công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Luật Doanh nghiệp năm 1999 trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài, đã mở rộng hình thức tổ chức kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp nhằm tăng khả năng bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Điều này thể hiện rõ mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy nội lực, giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển có hiệu quả của các doanh nghiệp, mở rộng khả năng thực hiện

quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư, nhằm huy động tối đa nguồn vốn ở khu vực kinh tế này. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng như Luật Doanh nghiệp sửa đổi và bổ sung năm 2005 chưa có quy định riêng về công ty hợp vốn đơn giản, mà công ty hợp vốn đơn giản bị gắn với một loại hình công ty khác là công ty hợp danh. Cách thức này đã dẫn đến sự nhận thức thiếu chính xác về cả hai hình thức công ty này và còn dẫn đến nhiều quy định không thích hợp đối với chúng.‌


1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN


1.2.1. Khái niệm công ty hợp vốn đơn giản

Từ trước đến nay, việc đưa ra một định nghĩa chung cho tất cả các loại hình công ty vẫn là điều nan giải đối với lý luận pháp lý bởi sự đa dạng của các loại hình liên kết cũng như những thay đổi nhanh chóng của chúng nhằm thích ứng với nhu cầu của thị trường. Mặt khác, thực tiễn đòi hỏi các khái niệm pháp lý rõ ràng và chắc chắn, không chỉ dừng lại ở mức độ tương đối. Có thể lấy Việt Nam là một ví dụ cụ thể. Khi giới hạn trong phạm vi hai loại hình đặc trưng nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, Luật công ty Việt Nam 1990 đã có thể đưa ra một khái niệm đầy đủ và chính xác về công ty: "Là loại doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình" [19]. Việc công nhận các loại hình mới: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 đòi hỏi các dấu hiệu đặc trưng của công ty là tính liên kết và tính chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản đều cần phải xem xét lại, do đó khái niệm trên tỏ ra không còn phù hợp nữa.

Luật Doanh nghiệp 2005 có đưa ra định nghĩa chung về doanh nghiệp rằng: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" [22, khoản 1, Điều 4]. Định nghĩa này được đánh giá sơ bộ như một sự mô tả về pháp nhân thương sự.

Không chỉ riêng đối với Việt Nam, mà đối với các nước khác trên thế giới, kể cả những nước có một nền lập pháp tiên tiến, cũng khó có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về công ty. Nhà Luật học Kubler Cộng hòa liên bang Đức quan niệm rằng: "Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó" [13].

Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam - 3

Trước đây, quan niệm "công ty" là sự liên kết của từ hai chủ đầu tư trở lên được chấp nhận và tồn tại trong một thời gian dài cho đến khi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra đời. Chủ thể của loại hình công ty này ở Việt Nam bị giới hạn, chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân mới có quyền đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Với hạn chế này thì còn có thể suy luận được một chút về cái gọi là "liên kết" vẫn tồn tại trong công ty này, đó chính là sự liên kết ban đầu trong chính bản thân chủ đầu tư (một pháp nhân). Tuy nhiên, không phải nước nào cũng quy định như vậy, có những nước cho phép một cá nhân có thể thành lập một công ty với trách nhiệm hữu hạn. Bởi vậy việc chứng minh sự liên kết có vẻ đi vào bế tắc. Đối với công ty hợp vốn đơn giản, quan niệm về công ty luôn luôn phải đi kèm với cái gọi là tư cách pháp nhân- đó là một tư cách đặc biệt do pháp luật quy định cho một số tổ chức. Với một số nước, pháp luật vẫn công nhận công ty hợp vốn đơn giản có tư cách pháp nhân nhưng một số nước khác lại công nhận công ty hợp vốn đơn giản là một chủ thể kinh doanh không kèm theo tư cách pháp nhân. Điều này cũng làm cho việc đưa ra một khái niệm chung nhất về công ty là không thể có được một cách hoàn hảo. Vì thế, khi nghiên cứu về công ty hợp vốn đơn giản, cũng khó có thể bắt đầu từ những đặc điểm truyền thống của công ty nói chung mà phải bắt đầu từ những đặc điểm tự thân của công ty hợp vốn đơn giản.

Quan niệm của các quốc gia khác nhau về công ty nói chung và về công ty hợp vốn đơn giản nói riêng rất đa dạng. Công ty hợp vốn đơn giản được gọi theo nhiều cách: công ty hợp danh hữu hạn, công ty hợp tư đơn thường... Các quốc gia khác nhau trên thế giới, do ảnh hưởng của lịch sử thương mại, do cách nhìn nhận chủ quan của các nhà lập pháp và do một số yếu tố nhất định khác đã tạo ra những khái niệm pháp lý rất đa dạng về công ty hợp vốn đơn giản.

Là một nước điển hình theo hệ thống luật Châu Âu lục địa, Luật Thương mại của Pháp nhìn nhận khái niệm chung về công ty theo một hướng cụ thể, đó là: Công ty là một hợp đồng theo đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của những người đó vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó. Các thành viên trong công ty cùng nhau chịu lỗ.

Theo Luật Thương mại Pháp, có thể có rất nhiều cách phân loại công ty như: dựa vào trách nhiệm của các thành viên, dựa vào tính chất dân sự hoặc kinh doanh, dựa vào quốc tịch. Nhưng căn cứ phân biệt chủ yếu là dựa vào trách nhiệm của các thành viên thì có các loại hình công ty: công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty hợp vốn đơn giản, công ty trách nhiệm hữu hạn. Khác với pháp luật của các nước khác, Luật Thương mại Pháp không xếp công ty hợp vốn đơn giản vào cùng nhóm với công ty hợp danh. Công ty hợp vốn đơn giản có thời thịnh hành dưới chế độ cũ của Pháp, nó cho phép một thương nhân có ý tưởng kinh doanh nhưng không có vốn được tận dụng phần vốn góp của các thành viên góp vốn- người nắm giữ vốn nhưng không thể tự điều hành các hoạt động thương mại do quy chế của mình như quý tộc, tăng lữ, thẩm phán... Thông thường, công ty hợp vốn đơn giản được ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ công ty hợp danh để có thể kết nạp người thừa kế của thành viên hợp danh đã chết làm thành viên hợp vốn. Công ty hợp vốn đơn giản giống công ty hợp vốn cổ phần, cho phép hợp tác giữa nhà kinh doanh (thành viên nhận vốn) và nhà đầu tư (thành viên góp vốn). Nhưng có điểm khác biệt

so với công ty hợp vốn cổ phần ở chỗ công ty hợp vốn đơn giản không được đại diện bởi những chứng khoán có thể chuyển nhượng. Thành viên nhận vốn (có thể chỉ có 1 thành viên hợp danh duy nhất trong công ty), có địa vị pháp lý tương tự như thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Họ phải có tư cách thương nhân, có quyền rất lớn trong việc quản lý công ty và phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với mọi khoản nợ của công ty. Ngược lại, thành viên góp vốn có một vị trí thứ hai trong công ty bởi lẽ họ gánh chịu ít rủi ro hơn. Họ không phải có tư cách thương nhân và trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong phạm vi vốn góp của mình. Và khác với trong công ty hợp vốn cổ phần, thành viên góp vốn không phải là cổ đông công ty. Như vậy, có thể nói công ty hợp vốn đơn giản có bản chất giống như công ty hợp danh mà trong đó có thành viên góp vốn theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật Thụy Điển, công ty hợp vốn đơn giản được coi là một dạng của công ty hợp danh. Công ty hợp danh của Thụy Điển có ba loại hình:

- Công ty hợp danh đơn giản

- Công ty hợp danh thương mại

- Công ty hợp danh hữu hạn (hay công ty hợp vốn đơn giản)

Luật Hợp danh của Thụy Điển quy định công ty hợp danh hữu hạn là một hợp danh thương mại có từ một thành viên hợp danh trở lên, nhưng không phải tất cả trong số họ đều phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ của hợp danh. Trong công ty hợp danh hữu hạn có thành viên hợp danh (thành viên nhận vốn) và thành viên hợp danh hữu hạn (thành viên góp vốn). Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ, trong khi các thành viên hợp danh hữu hạn không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đối với các khoản nợ của công ty. Các thành viên hợp danh hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ trong phần vốn góp. Trong một số trường hợp nhất định, thành viên hợp danh hữu hạn có thể chịu trách

nhiệm cá nhân về khoản nợ giống như thành viên hợp danh. Ví dụ như trong trường hợp thành viên hợp danh hữu hạn tham gia ký kết một hợp đồng với bên thứ ba và bên thứ ba này khi tham gia ký kết hợp đồng không biết và không buộc phải biết đối tác ký kết với mình không chịu trách nhiệm cá nhân về khoản nợ thì khi đó thành viên hợp danh hữu hạn phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng đó với tư cách anh ta là thành viên hợp danh. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các bên, ngay từ khi thành lập công ty, các sáng lập viên phải ghi rõ thành viên nào chịu trách nhiệm vô hạn và thành viên nào chịu trách nhiệm hữu hạn. "Công ty hợp danh hữu hạn được chính thức thành lập khi được đăng ký trong sổ đăng ký thương mại" [32]. Các chi tiết trong sổ đăng ký thương mại cần phải nêu rõ thành viên nào là thành viên hợp danh hữu hạn và số lượng phần đóng góp mà mỗi một thành viên hợp danh hữu hạn tham gia trong công ty.

Pháp luật của Mỹ cũng xếp công ty hợp vốn đơn giản là một dạng của công ty hợp danh. Theo Luật Hợp danh thống nhất của Mỹ, công ty hợp danh của Mỹ được định nghĩa "là một hội gồm hai thể nhân trở lên và với tư cách là những đồng sở hữu họ cùng nhau kinh doanh để thu lợi nhuận" [29]. Công ty hợp danh có hai hình thức thể hiện:

- Công ty hợp danh thông thường

- Công ty hợp danh hữu hạn (Công ty hợp vốn đơn giản)

Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Mỹ được coi là một biến tấu của loại hình công ty hợp danh phổ thông, nó là sự kết hợp đặc tính phi chính thức của loại hình hợp danh phổ thông và lợi thế huy động vốn của loại hình công ty. Các luật cụ thể về công ty hợp vốn đơn giản đã tồn tại từ thời Trung cổ ở Mỹ. Các công ty hợp vốn đơn giản có thể hầu như thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào mà công ty hợp danh phổ thông làm được. Ngoại trừ về ngân hàng, bảo hiểm và hầu như với các công ty hợp danh chuyên môn như công ty về luật.

Tương tự quy định của một số nước khác về công ty hợp vốn đơn giản, pháp luật Thái Lan coi là một loại hình của công ty hợp danh.

Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty mà ở đó:

Một hoặc nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp mà họ cam kết riêng rẽ đóng góp vào công ty và

Một hoặc nhiều thành viên cùng nhau có trách nhiệm vô hạn đối với tất cả các nghĩa vụ của công ty [3].

Nhìn chung, các quốc gia khác nhau trên thế giới, do ảnh hưởng của lịch sử thương mại, do cách nhìn nhận chủ quan của các nhà lập pháp và do một số yếu tố nhất định khác đã tạo ra những khái niệm pháp lý rất đa dạng về công ty hợp vốn đơn giản. Tuy nhiên, sự khác nhau cũng chỉ ở một mức độ nhất định, trên một bình diện nào đó thì tất cả các công ty đều chung một bản chất, dựa vào bản chất ấy mà ở mỗi nước, pháp luật lại nhìn nhận công ty trên những đặc điểm khác biệt.

Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty đối nhân. Nó mang bản chất đối nhân, có nghĩa là trong công ty có sự liên kết của những chủ đầu tư trọng về nhân thân của nhau. Thành viên trong công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên là thành viên nhận vốn và thành viên góp vốn. Thành viên nhận vốn luôn luôn chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với khoản nợ của công ty hợp vốn đơn giản và có quyền quản lý công ty; còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vào công ty hợp vốn đơn giản. Công ty hợp vốn đơn giản được Điều 56 Bộ luật Thương mại Trung phần định nghĩa như sau: "Hội hợp tư đơn thường là hội thành lập giữa một hay nhiều hội viên được gọi là hội viên thụ tư, cùng liên đới chịu trách nhiệm, và một hay nhiều hội viên khác, cấp vốn, được gọi là hội viên xuất tư, những người này chỉ chịu trách nhiệm tới mức phần hùn của mình" [2].

Theo định nghĩa này, ta phải hiểu rằng thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm tới mức số vốn bỏ ra, còn thành viên nhận vốn thì trái lại, phải

chịu trách nhiệm vô hạn định về số nợ của công ty. Định nghĩa đã chỉ rõ và có sự cẩn trọng tốt vì thực tế nhiều khi một điều luật hàm súc dễ bị hiểu lầm trái hẳn với tinh thần của điều luật.

Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm khái quát tương đối về công ty hợp vốn đơn giản như sau:

Công ty hợp vốn đơn giản là doanh nghiệp, trong đó:

a. Có một hay nhiều thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên nhận vốn) và một hay nhiều thành viên góp vốn.

b. Thành viên nhận vốn là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

c. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

d. Công ty hợp vốn đơn giản là một pháp nhân.


1.2.2. Đặc điểm pháp lý của công ty hợp vốn đơn giản

Về đặc điểm pháp lý, mỗi nước cũng sẽ đưa ra cho loại hình công ty hợp vốn đơn giản của mình những đặc điểm pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết công ty hợp vốn đơn giản đều có những đặc điểm pháp lý chung sau:

Thứ nhất, công ty hợp vốn đơn giản có đặc tính chung của cả các công ty, đó là mỗi một thành viên trong công ty đều có một phần trong công ty, nghĩa là đều có những đóng góp nhất định vào công ty. Đối với thành viên góp vốn thì phần vốn góp của mỗi thành viên này có thể hiểu là phần vốn một cách cơ bản nhất, đối với thành viên nhận vốn thì phần đóng góp này có thể được thể hiện dưới các dạng vốn "chất xám" như kinh nghiệm, uy tín nghề nghiệp, bằng cấp, sáng chế nhất định. Thường thì phần đóng góp này có khó định giá hơn rất nhiều so với các phần vốn góp của các thành viên góp vốn. Bộ luật Thương mại Sài Gòn đã gọi phần đóng góp này là "phần lợi" để phân

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí