Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam - 2

- Nội dung của luận văn có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Những lý luận về công ty hợp vốn đơn giản

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty hợp vốn đơn giản và những kiến nghị liên quan.

Chương 1‌‌

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN


1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


1.1.1. Công ty hợp vốn đơn giản ra đời là một tất yếu khách quan

Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam - 2

Công ty ra đời là một hiện tượng kinh tế quan trọng, nó là sự khởi đầu cho việc các liên kết hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thương mại. Cũng giống như các hiện tượng kinh tế khác, không nảy sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, công ty chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định.

Khởi nguồn từ sự buôn bán, kinh doanh truyền thống là việc các nhà kinh doanh tự mình đứng ra bỏ vốn và điều hành các hoạt động kinh doanh một cách tự thân. Nói khác đi, đó là kiểu kinh doanh đầu tiên trong lịch sử: kinh doanh đơn lẻ. Nhưng khi nền sản xuất hàng hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định, giới hạn chật hẹp của việc kinh doanh đơn lẻ đã làm cho các nhà kinh doanh luôn luôn vận động để tìm ra những hướng kinh doanh mới nhằm mở rộng quy mô kinh doanh đến mức tối đa có thể. Bản chất của việc kinh doanh, suy cho cùng, đó chính là mục tiêu lợi nhuận, mà việc mở rộng quy mô kinh doanh lại đồng nghĩa với việc hứa hẹn tăng thêm lợi nhuận cho các nhà kinh doanh. Tuy nhiên việc kinh doanh đơn lẻ, quy mô nhỏ có thể tồn tại được và nuôi sống được các nhà kinh doanh cũng là bởi một lẽ: với mô hình kinh doanh này, các nhà kinh doanh sẽ thu về ít rủi ro hơn. Như vậy sự phát triển của nền sản xuất đã đặt các nhà kinh doanh vào thế phải lựa chọn giữa một bên là quy mô nhỏ, lợi nhuận ít nhưng ít rủi ro và một bên là mở rộng quy mô, lợi nhuận tăng lên đáng kể nhưng rủi ro là rất lớn. Một điều đáng nói nữa ở đây là việc lựa chọn tăng quy mô kinh doanh là tất yếu bởi

nếu không, các nhà kinh doanh sẽ hoàn toàn bị sự phát triển của nền sản xuất phủ nhận do quy mô quá nhỏ, không đáp ứng được sự đòi hỏi của nền sản xuất ngày càng lớn mạnh và thị trường ngày càng sôi động. Nói khác đi, các nhà kinh doanh không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc quyết định tăng quy mô kinh doanh. Vì thế, các nhà kinh doanh buộc phải tìm ra một hướng đi mà trong đó, vừa có thể mở rộng quy mô kinh doanh cho phù hợp để nhận được khoản lợi nhuận lớn hơn, lại vừa có thể chia sẻ rủi ro cho nhiều người trong quá trình kinh doanh. Công ty ra đời chính là mô hình phù hợp nhất cho đòi hỏi khắt khe đó.

Ban đầu công ty chỉ là sự liên kết giản đơn, rồi dần dần đã phát triển thành những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ và thực sự phù hợp. Các công ty với tư cách là những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có trách nhiệm hữu hạn xuất hiện với số lượng lớn ở thế kỷ XIX ở Châu Âu. Nhưng những mầm mống của một công ty có thể nhận thấy từ việc thừa nhận trách nhiệm hữu hạn trong Luật La Mã, hoặc việc thừa nhận các hội buôn trong Luật Thương mại của các nước Châu Âu. Từ việc thừa nhận này, những công ty thương mại đối nhân đầu tiên đã xuất hiện ở một số nước có điều kiện địa lý thuận lợi cho giao thương buôn bán, ngay sau đó là sự xuất hiện của các công ty ngân hàng ở Anh thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Sang thế kỷ XVIII, XIX, cùng quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Châu Âu và Châu Mỹ, một loạt các công ty cổ phần lớn đã ra đời đáp ứng nhu cầu tập trung nguồn vốn của các nhà đầu tư thời kỳ đó.

Hiện nay, công ty đã xuất hiện với các loại hình rất đa dạng: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản...rồi trong mỗi loại hình công ty đó lại bao gồm những phân loại nhỏ hơn, tạo nên một bức tranh vô cùng phong phú về công ty. Tuy các cách phân loại đó là rất khác biệt trong phạm vi pháp luật của từng quốc gia khác nhau, nhưng nhìn chung, sự ra đời của công ty trên thế giới cũng có trật tự riêng của nó, khó có thể phủ nhận.

Nhìn vào lịch sử ra đời của công ty trên thế giới, khó có thể khẳng định rõ ràng là loại hình công ty nào ra đời trước. Tuy nhiên, theo logic thông thường, dựa vào những điều kiện ra đời của công ty thì có thể nhận thấy rằng, thoạt tiên mầm mống của công ty chỉ là sự liên kết giữa những người có quen biết và tin cẩn lẫn nhau. Tâm lý của những người quen kinh doanh đơn lẻ là luôn luôn tạo ra những lá chắn an toàn khi bắt đầu tìm đến đối tác liên kết. Mà sự quen biết, tin cẩn lẫn nhau giữa những người có nhu cầu liên kết chính là lá chắn an toàn dễ tìm nhất. Sự liên kết dựa chủ yếu trên yếu tố nhân thân này tạo ra loại hình công ty đầu tiên: công ty đối nhân. Từ khi ra đời cho đến nay, công ty đối nhân đã có nhiều biến tướng, có nghĩa là khi liên kết theo loại hình công ty đối nhân, không phải lúc nào các thành viên cũng chỉ quan tâm đến nhân thân của nhau, mà giờ đây họ có thể quan tâm đến nhiều yếu tố khác, đặc biệt là vốn, khi quyết định có liên kết hay không. Công ty đối nhân chỉ còn là một cách gọi tương đối. Sau công ty đối nhân, công ty đối vốn ra đời để thỏa mãn nhu cầu liên kết vốn của các nhà kinh doanh khi mà sự liên kết về nhân thân không thể tạo ra những mô hình công ty có quy mô kinh doanh lớn hơn. Đối vốn có nghĩa là các thành viên công ty khi quyết định liên kết với nhau chỉ quan tâm đến việc các thành viên khác có số vốn là bao nhiêu, số vốn đó liệu có thỏa mãn quy mô kinh doanh mà tất cả các thành viên đều mong muốn hay không. Tuy nhiên, giống công ty đối nhân, công ty đối vốn cho đến nay cũng được thể hiện dưới nhiều loại hình có tên gọi khác nhau và không phải loại hình đối vốn nào cũng đặt lên hàng đầu. Vì thế, ranh giới phân chia giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn ngày càng trở lên mờ nhạt và cách phân chia cũng chỉ là tương đối.

Công ty hợp vốn đơn giản là một dạng của công ty đối nhân, mang bản chất đối nhân, bản chất đối nhân được thể hiện tuyệt đối hay tương đối là phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia. Tuy nhiên, ở bất cứ quốc gia nào, một khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định thì công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty ra đời sớm, đáp ứng nhu cầu liên kết của

nhiều nhà kinh doanh. Sự ra đời của công ty hợp vốn đơn giản rất tự nhiên, tự nhiên hơn nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần sau này, khi mà tầng lớp kinh doanh đã có kinh nghiệm về kiểu kinh doanh liên kết. Có thể chứng minh được điều này qua việc công ty hợp vốn đơn giản ra đời và phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc các khu vực trên thế giới. Ngay cả ở Châu Âu, Châu Mỹ những khu vực mà người kinh doanh có truyền thống thực dụng, công ty hợp vốn đơn giản vẫn ra đời và phát triển như một tất yếu khách quan. Ở Châu Á, đặc biệt một số nước nằm trong vùng văn minh lúa nước, nếu xét về khía cạnh truyền thống và tâm lý kinh doanh thì liên kết kiểu công ty đối nhân (trong đó có công ty hợp vốn đơn giản) ra đời là một tất yếu. Đây là những quốc gia có nền kinh tế khởi đầu bằng phát triển nông nghiệp. Ban đầu người dân làm nông nghiệp với mục đích duy nhất là tự cấp, tự túc cho chính bản thân và gia đình để tồn tại, sau đó giao thương buôn bán cũng xuất hiện nhưng chỉ trong diện nhỏ hẹp, chủ yếu là trao đổi những thứ mà mỗi người dân, mỗi gia đình tự tạo ra được. Chính vì sự khởi đầu quá đơn giản này nên tâm lý của thế hệ người kinh doanh sau này bị ảnh hưởng. Họ luôn luôn theo đuổi truyền thống kinh doanh cá nhân hoặc kinh doanh gia đình. Trong lịch sử có thể thấy rất nhiều các hãng buôn nổi tiếng mang tên một dòng họ, của một dòng họ và hạn chế tuyệt đối sự can thiệp của người ngoài vào công việc kinh doanh. Một lý do nữa là ở các quốc gia mà giao lưu thương mại với bên ngoài chưa phát triển thì bao giờ người kinh doanh cũng tự tìm riêng cho mình một nghề, thường là nghề thủ công và có những bí quyết riêng để tạo lên sản phẩm của mình. Chính vì thế mà kiểu kinh doanh cá nhân hay gia đình tồn tại rất lâu dài ở các nước này, một phần do lịch sử, một phần do không muốn lộ bí quyết kinh doanh. Đây chính là cơ sở để công ty hợp vốn đơn giản ra đời. Một cách tự nhiên, công ty hợp vốn đơn giản trở thành loại hình liên kết đầu tiên và phù hợp nhất trong hoàn cảnh những người kinh doanh ở những quốc gia này muốn mở rộng quy mô kinh doanh mà trong phạm vi cá nhân họ hoặc gia đình họ không thể đáp ứng được. Từ

kiểu kinh doanh cá nhân hoặc gia đình truyền thống, người kinh doanh chỉ có thể lựa chọn một hình thức liên kết đáng tin cẩn nhất, đó là hình thức liên kết mà người kinh doanh hiểu rõ về nhân thân của nhau. Rõ ràng, với một truyền thống kinh doanh như vậy, loại hình công ty phức tạp hơn như công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có vẻ không thích hợp. Lựa chọn công ty hợp vốn đơn giản cũng chính là lựa chọn sự an toàn và sự dễ dàng trong kinh doanh. Với những quốc gia này, công ty hợp vốn đơn giản càng tỏ ra phù hợp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như quan niệm chính trị, điều kiện xã hội, trình độ lập pháp,... mà ở những nước đáng ra loại hình công ty hợp vốn đơn giản là phù hợp nhất thì nó lại không phải là loại hình công ty được pháp luật ghi nhận đầu tiên, thậm chí phải rất lâu sau so với thời điểm nó ra đời, công ty hợp vốn đơn giản mới được ghi nhận chính thức bằng một văn bản pháp luật của Nhà nước.

Nói như vậy không có nghĩa là, nếu pháp luật không công nhận công ty hợp vốn đơn giản như một hình thức kinh doanh thì sự ra đời, phát triển và tồn tại của loại hình công ty này không phải là một tất yếu khách quan. Cho dù ở mỗi nước, sự ghi nhận của pháp luật về loại hình công ty này có thể nhanh chậm khác nhau nhưng có thể khẳng định mầm mống, điều kiện để công ty hợp vốn đơn giản ra đời trong lịch sử chính là những yếu tố để chứng minh cho sự tồn tại khách quan của loại hình công ty này trong lịch sử phát triển công ty trên thế giới.

1.1.2. Sự hình thành công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam

Khác với các nước trên thế giới, công ty hợp vốn đơn giản là một trong những loại hình công ty ra đời sớm nhất, ở Việt Nam ngược lại loại hình công ty này ra đời muộn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội của nước ta. Vốn là một nước trọng về nông nghiệp nên hoạt động thương mại ở nước ta trước kia không được coi trọng. Thêm vào đó, trải qua một thời gian dài thực hiện kinh tế tập thể do vậy kinh tế tư nhân cũng không được chú ý phát triển.

Từ cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, người Pháp đã đem áp dụng vào Việt Nam hệ thống pháp luật của Pháp, đặc biệt là dân luật qua ba bộ luật: Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ, Dân luật Nam Kỳ. Cũng bắt đầu từ đây, cùng với khái niệm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, khái niệm công ty hợp vốn đơn giản đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức hội buôn. Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 đã có những quy định cụ thể về hội buôn và chia thành hai loại Hội người và Hội vốn. Theo đó, "Hội người là do ở lòng tin cậy của các hội viên đối với nhau mà lập ra" [2]. Ngoài ra, Bộ luật này cũng quy định cụ thể về cách thức thành lập, tổ chức quản lý Hội buôn. Nhìn chung các quy định này rất chặt chẽ, tuy nhiên xét hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ, nước ta còn là nước nông nghiệp lạc hậu, không chú trọng thương mại nên thực tế áp dụng còn rất hạn chế.

Năm 1944, chính quyền Bảo Đại ban hành Bộ luật Thương mại Trung phần áp dụng tại Trung phần, tuy có những sửa đổi, bổ sung nhưng về cơ bản vẫn lấy những quy định giống như Luật Thương mại đã được ban hành trước đó. Điều này có nghĩa là, công ty hợp vốn đơn giản là một loại hình của công ty hợp danh, dưới tên gọi "hội cấp vốn". Điều 42 Bộ luật Thương mại Trung phần định nghĩa hội cấp vốn một cách xác thực:

Hội cấp vốn có hai thứ hội viên, hội viên xuất vốn và hội viên nhận vốn. Hội viên nhận vốn gồm có những hội viên đứng liên đới giữ trách nhiệm vô hạn đối với người ngoài cũng như hội viên trong hội hợp danh. Hội viên xuất vốn gồm có những người tuy nhập hội hợp người nhưng chỉ mất một phần góp là cùng [2].

Từ năm 1954 đến trước Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, ở miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo. Do đó các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được thừa nhận. Pháp luật về các loại hình công ty nói chung và công ty hợp vốn đơn giản nói riêng thời kỳ này

không tồn tại và nhà nước cũng không có định hướng về lĩnh vực này. Ở miền Nam, trước năm 1975, loại hình công ty hợp vốn đơn giản được ghi nhận trong Bộ luật Thương mại, dưới tên gọi "hội hợp tư đơn thường". Các quy định về hội hợp tư đơn thường về cơ bản giống các quy định của pháp luật Pháp. Tuy nhiên, số lượng công ty này rất ít so với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Cho đến khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế cá thể và tư doanh trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân bên cạnh nền kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã. Các hoạt động kinh tế của thành phần kinh tế này được thực hiện dưới ba hình thức: hộ các thể, hộ tiểu công nghiệp và xí nghiệp tư doanh. Tuy nhiên, các quy định về các hình thức kinh doanh này rất chung chung, không rõ ràng và không có quy định về công ty hợp vốn đơn giản.

Năm 1990, lần đầu tiên Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành, quy định ba hình thức tổ chức kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Qua quá trình phát triển, không thể phủ nhận được những đóng góp mà các loại hình này mang lại cho nền kinh tế, tuy nhiên, trong điều kiện một nền kinh tế thị trường vừa mới định hình và hứa hẹn rất nhiều bất ổn định thì loại hình công ty có quy mô vừa và nhỏ, đồng thời có khả năng linh hoạt đáp ứng với những biến động của thị trường như công ty hợp vốn đơn giản, công ty hợp danh sẽ có hiệu quả hơn so với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thường có quy mô lớn, bộ máy quản lý phức tạp. Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, mặc dù không thể phủ nhận được một thực tế là loại hình này đang rất phổ biến và phát triển mạng trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, các kẽ hở về chính sách và pháp luật kinh tế liên quan đã làm cho nhiều trong số các công ty này, dựa vào lá chắn trách nhiệm hữu hạn để kinh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023