Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO


CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO


CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương


HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC




Trang


Trang phụ bìa



Lời cam đoan



Mục lục



MỞ ĐẦU

1


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN

6

1.1.

Sự ra đời của công ty hợp vốn đơn giản

6

1.1.1.

Công ty hợp vốn đơn giản ra đời là một tất yếu khách quan

6

1.1.2.

Sự hình thành công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam

10

1.2.

Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp vốn đơn giản

14

1.2.1.

Khái niệm công ty hợp vốn đơn giản

14

1.2.2.

Đặc điểm pháp lý của công ty hợp vốn đơn giản

20

1.3.

Thành lập công ty hợp vốn đơn giản

25

1.3.1.

Vốn trong công ty hợp vốn đơn giản

28

1.3.2.

Tên gọi của công ty hợp vốn đơn giản

38

1.4.

Quản trị và điều hành công ty hợp vốn đơn giản

42

1.4.1.

Quản trị công ty

42

1.4.1.1.

Thành viên công ty

42

1.4.1.2.

Quản lý công ty

51

1.4.2.

Phân chia lợi nhuận

60

1.5.

Chuyển đổi và giải thể công ty hợp vốn đơn giản

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam - 1

1.5.1.

Chuyển đổi công ty

62

1.5.2.

Giải thể công ty hợp vốn đơn giản

63

1.5.2.1.

Các trường hợp giải thể

64

1.5.2.2.

Thủ tục giải thể

67


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY

HỢP VỐN ĐƠN GIẢN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN

71

2.1.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty hợp vốn đơn giản

71

2.1.1.

Những ưu điểm cơ bản của công ty hợp vốn đơn giản trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay

71

2.1.2.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty hợp vốn đơn giản

74

2.2.

Một số kiến nghị

79


KẾT LUẬN

83


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi phải có một khung pháp luật kinh tế hoàn chỉnh, trong đó pháp luật về doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã bổ sung và cơ cấu lại các quy định về doanh nghiệp ở mọi phương diện, từ cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, các quyền nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp cũng như của thành viên doanh nghiệp, đặt cơ sở cho một định hướng phát triển đồng bộ, thống nhất. Với mục đích từng bước đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, khắc phục những hạn chế của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 có nhiều điểm mới là đã quy định một cách chặt chẽ và cụ thể về các loại hình doanh nghiệp để tạo lập một khung pháp lý ổn định cho sự hình thành và tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2005 vì nhiều lý do về kinh tế và kỹ thuật lập pháp nên đã ghép chung loại hình công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản.

Là một hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người, công ty hợp vốn đơn giản bao giờ cũng được nhắc tới trước tiên trong các đạo luật hay các công trình nghiên cứu về công ty. Đối với Việt Nam, từ cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, người Pháp đã đem áp dụng vào Việt Nam hệ thống pháp luật của Pháp. Cũng bắt đầu từ đây, cùng với khái niệm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, khái niệm công ty hợp vốn đơn giản đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức hội buôn. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, công ty hợp vốn đơn giản bị gắn với công ty hợp danh, để cùng được gọi là công ty hợp danh. Cách thức này dẫn đến sự nhận thức thiếu chính xác về hình thức công ty hợp vốn đơn giản và dẫn đến nhiều quy định không thích hợp đối với loại hình doanh nghiệp này.

Công ty hợp vốn đơn giản là mô hình tốt cho đường lối phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế nhiều thành phần còn non trẻ của Việt Nam. Việc hoàn thiện một khuôn khổ pháp lý tối ưu cho mô hình ấy không chỉ là vấn đề lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Nghiên cứu mô hình công ty hợp vốn đơn giản trong một chỉnh thể thống nhất, độc lập, có liên hệ với các loại hình doanh nghiệp khác, từ đó có thể xây dựng, bổ sung, phát huy đầy đủ các thế mạnh của công ty hợp vốn đơn giản trong tương lai và góp phần vào việc hoàn thiện chế định pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam. Mặt khác, công ty hợp vốn đơn giản trên thực tế có thể đã tồn tại thực tế ở Việt Nam nhưng lại hoàn toàn mới mẻ đối với khoa học pháp lý. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu cơ bản nào về mặt pháp lý đối với loại hình doanh nghiệp này. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tác giả đã chọn đề tài "Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình, với mục đích lớn nhất là tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản về đặc điểm cũng như bản chất pháp lý của công ty hợp vốn đơn giản, từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với việc hoàn thiện pháp luật tạo môi trường hoạt động ổn định cho loại hình doanh nghiệp còn rất mới mẻ này ở Việt Nam, góp một phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp nói chung và công ty hợp vốn đơn giản nói riêng.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, công ty hợp vốn đơn giản bị gắn với hình thức công ty hợp danh. Loại hình công ty hợp danh mới chỉ được qui định trong Luật Doanh nghiệp nên trên thực tế loại hình này chưa phổ biến. Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học đã nghiên cứu về hình thức công ty hợp danh. Mặc dù các công trình này được các tác giả nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau nhưng có cùng một phương diện là hoàn thiện các qui định pháp luật về công ty hợp danh nhưng chưa có một công trình nghiên cứu công ty hợp vốn đơn giản- một loại hình doanh nghiệp bị gắn với công ty

hợp danh. Vì vậy kết quả nghiên cứu đề tài "Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam" sẽ góp phần trang bị lý luận và thực tiễn về các loại hình doanh nghiệp.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ vào những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như thực tiễn pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về công ty hợp vốn đơn giản dưới góc độ pháp lý. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam.

Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:

- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của công ty hợp vốn đơn giản và pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản trên thế giới và ở Việt Nam.

- Nghiên cứu làm sáng tỏ, xác định đúng đắn bản chất pháp lý của công ty hợp vốn đơn giản.

- Phân tích, đánh giá vai trò của công ty hợp vốn đơn giản trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công ty hợp vốn đơn giản ở nước ta hiện nay.

- Đề ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản nói riêng và Luật Doanh nghiệp nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công ty hợp vốn đơn giản

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xác định những nội dung cơ bản mang tính lý luận về pháp luật điều chỉnh loại hình công ty hợp vốn đơn giản

để từ đó nghiên cứu nội dung pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình công ty hợp vốn đơn giản là một mô hình kinh doanh rất mới ở nước ta, lại liên quan đến một số lĩnh vực pháp luật khác nhau. Trong điều kiện đó, luận văn tập trung nghiên cứu sâu những quy định pháp luật cụ thể có liên quan trực tiếp tới các vấn đề cơ bản nhất của công ty hợp vốn đơn giản như các vấn đề thành lập, giải thể, quy chế thành viên, vốn trong công ty hợp vốn đơn giản trong mối liên hệ với pháp luật của một số nước trên thế giới cũng như trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, những lý luận cơ bản của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Luận văn có kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để giải quyết nội dung khoa học của đề tài. Đặc biệt, luận văn chú trọng phương pháp so sánh luật, kết hợp lý luận và thực tiễn.

6. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Luận văn nghiên cứu dựa trên các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và các văn bản pháp luật của nhà nước trong đăng ký kinh doanh. Luận văn còn dựa trên các kết quả nghiên cứu của một số ngành khoa học liên quan.

- Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bất cập trong việc thực hiện các qui định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp vốn đơn giản.

7. Ý nghĩa của đề tài

- Luận văn là công trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý về công ty hợp vốn đơn giản. Các giải pháp luận văn kiến nghị khi áp dụng thực tế sẽ đem lại hiệu quả cao.

Ngày đăng: 15/10/2023