Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 13

Đồng thời, học viên thể hiện tốt vai trò kết nối giữa chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và các cá nhân với nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, tiếp xúc với thân chủ, học viên luôn thể hiện sự tôn trọng, tạo sự gần gũi, thân thiện, hòa đồng với các chị phụ nữ đơn thân nuôi con, luôn đồng cảm, chia sẻ với từng hoàn cảnh của các chị. Từ đó, tạo cho các chị cảm giác thoải mái, cởi mở, bộc bạch về hoàn cảnh của mình, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, những mong muốn và nhu cầu hiện tại của các chị giúp học viên tìm ra được nhu cầu, lên kế hoạch hỗ trợ và đáp ứng một số nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con.

Về phía các chị là phụ nữ đơn thân nuôi con, từ những người xa lạ, chưa quen biết nhau và chưa quen với việc sinh hoạt nhóm, học viên đã tập hợp thành 01 nhóm (nhóm nhỏ trong Công tác xã hội) là các chị phụ nữ đơn thân nuôi con có cùng hoàn cảnh. Học viên đã tạo được mối tương quan tốt với nhóm thân chủ là những phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã Phước Hòa. Qua sinh hoạt nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân các nhóm viên. Từ sự rụt rè nhút nhát ban đầu, các chị phụ nữ đơn thân đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp cận nhanh với phương pháp sinh hoạt nhóm, tạo mối quan hệ gần gũi, trao đổi, chia sẻ cởi mở với nhau. Vì vậy, học viên khai thác được nhiều thông tin của các thân chủ, tìm ra điểm chung, xác định được những nhu cầu và mong muốn của các chị. Từ đó, việc thành lập nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con và tổ chức các buổi sinh hoạt với nhóm thân chủ được thuận lợi và đạt kết quả như mong đợi. Thông qua 6 hoạt động tổ chức sinh hoạt nhóm và hỗ trợ thân chủ, các chị phụ nữ đơn thân đã bày tỏ tâm tư, những suy nghĩ, kỹ năng nói chuyện trước đám đông, được tham gia thảo luận và chơi các trò chơi, được phát biểu ý kiến, mở rộng thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho con cái như: bệnh stress, phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chăm sóc sức khỏe phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Đồng thời, qua đó cũng hình thành mong muốn duy trì nhóm nhỏ này. Qua nghiên cứu đã kịp thời kết nối các tổ chức, cá nhân hỗ trợ một trường hợp nữ đơn thân bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được xây căn nhà giúp gia đình có nơi ở ổn định. Đặc biệt hơn, các thân chủ cũng đã mở rộng được mạng lưới xã

hội của mình từ đó giúp họ có thể liên kết, hỗ trợ nhau để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sau này. Với những thuận lợi trên cùng tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực cố gắng của học viên nên đã hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định của Trường đại học Thủ Dầu Một.

*Mặt hạn chế

Phụ nữ đơn thân nuôi con là một trong những đối tượng yếu thế trong xã hội, là đối tượng dễ bị tổn thương, khó tiếp cận nên trong quá trình tiếp xúc ban đầu, học viên trực tiếp đến vãng gia nhà các thân chủ nên cũng gặp không ít những khó khăn trong tiến trình thành lập nhóm. Mặt khác, các chị phụ nữ đơn thân nuôi con đa số làm nghề cạo mủ cao su, làm công nhân ở các công ty xí nghiệp nên thời gian tổ chức các buổi sinh hoạt hầu hết đều phải vào buổi tối. Với tính chất của công việc nên các chị ít có thời gian tham gia sinh hoạt nhóm, trong các buổi sinh hoạt có chị vẫn chưa tham gia đầy đủ, điều đó cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng sinh hoạt nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã Phước Hòa.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận:

Từ việc tìm hiểu thực trạng đời sống của nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; thiết kế mô hình công tác xã hội với nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Căn cứ vào giả thuyết 1, thực trạng đời sống của nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo được phản ánh thông qua các đặc điểm bao gồm độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, trong đó đa số các chị trong độ tuổi từ 30- 40, trình độ của các chị đa số ở cấp THCS và các chị làm nông nghiệp chiếm khá nhiều; đa số phụ nữ đơn thân là do ly hôn, kế đến đơn thân do chồng

chết. Đời sống vật chất của phụ nữ đơn thân nuôi con thể hiện qua thu nhập, đa số có mức thu nhập từ 3 – dưới 6 triệu đồng/tháng và chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng dao động từ 3 – dưới 6 triệu đồng/tháng, các chị đều mua sắm được trong gia đình những vật dụng cần thiết trong gia đình như: xe máy, điện thoại di động, tivi, tủ lạnh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Bên cạnh đời sống vật chất, tác giả còn nghiên cứu đời sống tinh thần của nữ đơn thân thể hiện qua việc các chị sử dụng thời gian rảnh rỗi nhiều cho việc “ngủ, nghỉ ngơi”, còn lại dành cho việc “xem ti vi” để giải trí sau những thời gian làm việc vất vả. Các chị cũng có ít thời gian để tham gia các chuyến du lịch giải trí, một phần do các chị không đủ tài chính và một phần lại không có thời gian để đi du lịch. Việc tham gia sinh hoạt các Hội đoàn thể và các tổ nhóm tại địa phương của phụ nữ đơn thân nhiều nhất là Hội Phụ nữ nhưng mức độ tham gia sinh hoạt thường xuyên không nhiều. Tình trạng sức khỏe của các chị phụ nữ đơn thân nuôi con ở mức “bình thường” chiếm đa số, có quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ, một số ít các chị không quam tâm do không có tiền và cũng không có thời gian để khám sức khỏe, đa số các chị có tham gia mua BHYT để chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình.

Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 13

Nghiên cứu này cũng đã tìm hiểu về những suy nghĩ, thái độ, tìm cảm của phụ nữ đơn thân nuôi con, những khó khăn mà các chị đang gặp phải là gánh nặng về kinh tế, kế đến là khó khăn về sức khỏe, khó khăn về những kiến thức nuôi dạy con, số ít gặp khó khăn về việc làm, dư luận xã hội, không người đưa đón con. Bên cạnh đó, các chị PNĐTNC còn gặp khó khăn về tinh thần, đa số các chị “cô đơn, buồn tủi”, có lúc “lo lắng, căng thẳng”, gặp những “nặng nề, áp lực” trong cuộc sống; đa số các chị phụ nữ đơn thân bị khủng hoảng tinh thần và bế tắt khi gặp những tình huống xảy ra trong cuộc sống như: khi con bị bệnh, bị tai nạn, con không nghe lời; khi chồng chết; khi mất việc làm. Đời sống tinh thần của các chị cũng chịu nhiều thiệt thòi, ít có thời gian để giải trí qua việc đi du lịch, mua sắm; thời gian rảnh rỗi các chị dành để “ngủ, nghỉ” hoặc “xem ti vi”. Mức độ hài lòng trong cuộc sống, đa số các chị cho rằng “hài lòng” với cuộc

sống hiện tại và chỉ muốn duy trì cuộc sống “ở vậy nuôi con”, số ít các chị cũng cần có người đàn ông chia sẻ nhưng không ràng buộc bởi hôn nhân.

Qua nghiên cứu tìm hiểu được nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện khá nhiều, các chị quan tâm nhu cầu về việc làm; nhu cầu được học nghề miễn phí; nhu cầu được vay vốn; nhu cầu được chăm sóc sức khỏe; nhu cầu được hỗ trợ các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi; nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội, tham gia vào các câu lạc bộ, tổ, nhóm sinh hoạt tại địa phương. Trong số những nhu cầu đó thì nhu cầu lớn nhất các chị cần là được hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và hỗ trợ kiến thức nuôi dạy con, cũng có các chị có nhu cầu được tham gia hoạt động xã hội, vay vốn, nhu cầu việc làm.

Luận văn cũng đã tìm hiểu về thực trạng vấn đề giáo dục và chăm sóc con của các bà mẹ đơn thân trên địa bàn huyện Phú Giáo, thông thường các bà mẹ có một con, độ tuổi của các con đa số từ 12 đến 18 tuổi. Các con của phụ nữ đơn thân đa số đều được đi học, kết quả xếp loại học tập ở mức khá, xếp loại hạnh kiểm ở mức tốt chiếm khá cao. Các bà mẹ đơn thân cũng ít có thời gian dành cho con mình, thường dạy con các phẩm chất như: tính tự lập, lòng nhân ái, trung thực, ngăn nắp… Hầu hết các bà mẹ đơn thân cho rằng thiếu những kiến thức nuôi dạy con. Đa số các con thường xuyên không nhận được sự yêu thương của cha, có lúc tâm trạng buồn tủi, có em nghiêng về lối sống nội tâm, khép kín, cũng có em lại lao vào chơi game để tiêu khiển, giải trí.

Theo giả thuyết 2 chứng minh, có gần 50% phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các chị được hỗ trợ về vay các nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình và hỗ trợ kiến thức nuôi dạy con; đối với các con của phụ nữ đơn thân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được miễn giảm học phí, hỗ trợ một phần chi phí học tập. Ngoài ra, ở địa phương chưa có nhiều hoạt động cộng đồng hỗ trợ cho nhóm PNĐTNC như: tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho PNĐTNC, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho nữ đơn thân,…Và chính quyền địa phương ở đây cũng chưa có ban hành một chính sách

riêng để hỗ trợ cho phụ nữ đơn thân, việc hỗ trợ vẫn còn những hạn chế nhất định.

Đối chiếu với giả thuyết 3, với thực trạng đời sống của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương tác giả nghiên cứu đã xây dựng mô hình CTXH nhóm với phụ nữ đơn thân nuôi con. Qua đây, đã thành lập được nhóm nhỏ phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo; đã tổ chức những hoạt động nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ về phòng ngừa ung thư cổ tử cung, tìm hiểu về bệnh stress, chăm sóc sức khỏe phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Các hoạt động nhóm đã giúp các chị phụ nữ đơn thân có môi trường sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, có điều kiện chia sẻ những tình cảm, tâm tư nguyện vọng, gắn kết tình cảm giữa những người có cùng hoàn cảnh, giúp các chị tự tin, mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, làm tốt vai trò kết nối với các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khăn giải quyết một số nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như nhà ở, trang trải chi phí học tập cho con,…Điều quan trọng là kết nối với tổ chức Hội phụ nữ tại địa phương để tiếp tục hỗ trợ nhóm phụ nữ đơn thân duy trì sinh hoạt nhóm tốt và mang lại hiệu quả thiết thực trong thời gian tới.

2. Kiến nghị:


*Đối với chính quyền địa phương


Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác hỗ trợ phụ nữ yếu thế nói chung và phụ nữ đơn thân nuôi con nói riêng như: quan tâm tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ về đào tạo những ngành nghề phù hợp tình hình thực tế ở địa phương và nhu cầu của đối tượng được đào tạo, giới thiệu việc làm, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em,…

*Đối với Hội LHPN và các ngành có liên quan

Hội LHPN cần làm tốt vai trò tham mưu, nghiên cứu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các chính sách, chương trình hỗ trợ có hiệu quả cho phụ nữ đơn thân nuôi con. Quan tâm tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ đơn thân. Thu hút thêm số lượng phụ nữ đơn thân vào tổ chức Hội để thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ, trong đó có phụ nữ đơn thân nuôi con. Phối hợp tốt với các ngành như: ngân hàng chính sách xã hội, Lao động thương binh xã hội, y tế, giáo dục, các Hội đoàn thể…tổ chức các hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con.

*Đối với ngành Công tác xã hội


Cần coi phụ nữ đơn thân nói riêng và phụ nữ nói chung là một đối tượng quan trọng, vì luôn luôn xuất hiện những vấn đề xã hội tác động lên đời sống của họ. Vì vậy, rất cần những nhân viên CTXH chuyên nghiệp có kiến thức và kỹ năng phù hợp với đối tượng này.


* Đối với phụ nữ đơn thân


Bản thân người phụ nữ đơn thân có vai trò tích cực trong việc giải quyết các vấn đề của chính họ. Tích cực và thường xuyên tham gia tốt các hoạt động của các tổ chức tại địa phương. Thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong cuộc sống và trong việc phát triển kinh tế gia đình. Bản lĩnh, tự tin, chủ động vươn lên trong cuộc sống.

TIỂU KẾT


Với mô hình thực hành CTXH nhóm PNĐTNC, tác giả đã chọn nhóm PNĐTNC tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đây là địa bàn có số lượng PNĐTNC nhiều nhất huyện.

Tác giả đã sử dụng các phương pháp CTXH để tiếp cận nhóm PNĐTNC, thành lập được nhóm nhỏ các chị nữ đơn thân nuôi con, tìm hiểu nhu cầu của các chị là nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Trên cơ sở xác định

được nhu cầu và mong muốn của nhóm thân chủ, tác giả lên kế hoạch hỗ trợ nhóm cụ thể với 6 hoạt động nổi bật. Qua những hoạt động đã cơ bản đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các chị PNĐTNC, gắn kết các chị lại gần nhau hơn, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, vui tươi, giúp các chị mạnh dạn, tự tin hơn, đời sống tinh thần của các chị được nâng lên. Bên cạnh đó, tác giả còn vận dụng phương pháp CTXH cá nhân để lên kế hoạch hỗ trợ một phụ nữ đơn thân bị bệnh hiểm nghèo có nhà ở ổn định. Qua đây, đã thể hiện được vai trò kết nối các PNĐTNC đến với chính quyền địa phương và tổ chức Hội phụ nữ. Tác giả đã vận dụng các phương pháp CTXH cá nhân, nhóm để hỗ trợ nhóm PNĐTNC tại địa phương. Ngoài ra, còn đề xuất, kiến nghị với các tổ chức, cá nhân có liên quan giúp đỡ, hỗ trợ cho đối tượng PNĐTNC đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa III (1967). Nghị quyết số 153- NQ/TW, ngày 10/01/1967 về công tác cán bộ nữ.

2. Bộ Chính trị (khóa X) (2007). Nghị quyết số 11- NQ/TW, ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Bộ Chính trị khóa XII (2018). Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 20/01/2018 về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới.

4. Hội LHPN Việt Nam (2017). Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017- 2022.

5. Hội LHPN huyện Phú Giáo (2017). Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2007- 2017.

6. Hội LHPN huyện Phú Giáo (2018). Báo cáo tổng kết Hội và phong trào phụ nữ năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

7. Hội LHPN xã Phước Hòa (2018). Báo cáo tổng kết Hội và phong trào phụ nữ năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

8. Huyện ủy huyện Phú Giáo (2018). Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Giáo lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

9. Hoàng Thị Thủy Lan (2017). Công tác xã hội với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con từ thực tiễn tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, học viện khoa học xã hội.

10. Nguyễn An Lịch (2013). Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động.

11. Võ Thị Cẩm Ly (2017). Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế (nghiên cứu trường hợp huyện Yên

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí