Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 16

Trường Đại học Thủ Dầu Một Khoa Công tác xã hội

BẢNG GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU

PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG


Mã số:…… Xin chào chị! Tôi là sinh viên lớp cao học khoa Công tác xã hội học trường đại học Thủ Dầu Một. Tôi đang thực hiện cuộc nghiên cứu về “Người phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”. Do đó tôi rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp thông tin của chị, để giúp tôi hoàn thành cuộc nghiên cứu này. Mọi thông tin mà chị cung cấp sẽ được đảm bảo giữ bí mật và chủ yếu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Xin chị vui lòng trả lời các

câu hỏi sau:

18. Gia đình chị có bao nhiêu người? Chị có là chủ hộ không?

19. Hiện Chị đang làm nghề gì? Mức thu nhập hàng tháng là bao nhiêu? Chi phí sinh hoạt trong gia đình? Gia đình chị có thuộc loại hộ nào của địa phương?

20. Hoàn cảnh gia đình chị như thế nào? (Khai thác thêm về lý do trở thành mẹ đơn thân)

21. Tình hình sức khỏe hiện nay của chị như thế nào? Chị có đi khám sức khỏe định kỳ không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

22. Chị có những người bạn cùng hoàn cảnh với mình không?

23. Chị có bị những định kiến của mọi người xung quanh khi sống một mình với con không?

Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 16

24. Chị đã và đang gặp những khó khăn gì trong cuộc sống? Khó khăn lớn nhất của chị hiện nay là gì?

25. Ai là người chị hay chia sẻ trong những lúc khó khăn nhất?

26. Chị có mấy người con? Con chị bao nhiêu tuổi? Hiện cháu đang làm gì? Cháu có đang đi học không? Học ở đâu? Việc học hành của con chị như thế nào?

27. Chị có gặp khó khăn gì trong việc chăm sóc nuôi dạy con của mình không?

28. Chị có tham gia vào hoạt động xã hội nào của ấp/khu phố không?

29. Chị có nhận được sự hỗ trợ gì từ những tổ chức đoàn thể hay chính quyền địa phương không? Nếu có thì chị nhận được sự hỗ trợ gì?

30. Chị có thể cho biết những nhu cầu và mong muốn của mình hiện nay là gì?

31. Tóm tắt các thông tin cần thiết về thân chủ: tên, tuổi, dân tộc, tôn giáo, loại phụ nữ đơn thân nuôi con,...

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG XÃ PHƯỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG


1. Tổng quan:

- Thành phần: người nghiên cứu (NNC), đồng chí V.T.B.T – PCT UBND xã (PTC).

- Tại phòng PCT UBND xã, từ 15h10phút đến 16h00 phút ngày 31/8/2018

2. Thông tin người được phỏng vấn:

- Tuổi: 35 tuổi

- Dân tộc: kinh

- Tôn giáo: không

- Chức vụ: PCT UBND xã phụ trách Khối văn hóa xã hội

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân XHH chuyên ngành CTXH và phát triển cộng đồng.

3. Nội dung:

NNC: Đồng chí cho biết hiện trên địa bàn có đông phụ nữ đơn thân không? Cho biết số hộ phụ nữ đơn thân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của địa phương?

PCT: Trên địa bàn cũng có gần 200 phụ nữ đơn thân nuôi con. Số hộ phụ nữ nghèo đơn thân, có hoàn cảnh khó khăn của địa phương cũng ít khoảng 20 hộ.

NNC: Trong thời gian qua ở địa phương đã có những chính sách gì hỗ trợ phụ nữ đơn thân không? Nếu có là những chính sách nào?

PCT: Ở địa phương thì chưa có chính sách gì hỗ trợ riêng cho đối tượng là phụ nữ đơn thân nuôi con, mà chỉ có những chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn,…Trong thời gian qua người dân trên địa bàn nói chung và nữ đơn thân nói riêng cũng được hưởng các chính sách như: vay vốn, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ về nhà ở, chính sách về giáo dục.

NNC: Những hoạt động hay chính sách đó có tác động như thế nào đối với đời sống của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn?

PCT: Những chính sách trên có tác động trực tiếp đến đời sống của nữ đơn thân nuôi con như: vay vốn để giải quyết việc làm, có số vốn để buôn bán nhỏ hoặc chăn nuôi tăng thu nhập cho gia đình. Chính sách về giáo dục thì con của nữ đơn thân thuộc hộ nghèo được miễn đóng học phí, hộ cận nghèo giảm 50% tiền đóng học phí. Ngoài ra, còn được đào tạo ngành nghề theo nhu cầu như cạo mủ cao su, may gia dụng…, sau đào tạo nghề giới thiệu vào làm ở các công ty, xí nghiệp.

NNC: Trong thời gian tới địa phương có những định hướng gì để hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con?

PCT: Trong thời gian tới cấp ủy và chính quyền giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ làm đầu mối trong công tác hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con, đảm bảo cho nữ đơn thân được tiếp cận với các kiến thức chăm sóc nuôi dạy con tốt, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quan tâm hỗ trợ vay vốn giải quyết việc

làm, hỗ trợ về nhà ở, đào tạo nghề, giải quyết việc làm để giúp các chị ổn định cuộc sống, an tâm lao động sản xuất, nuôi dạy con tốt.

NNC: Đồng chí có nghe hay biết đến Đề án 32 của Chính phủ không?

PCT: Có. Vì tôi đã tốt nghiệp cử nhân xã hội học chuyên ngành CTXH và phát triển cộng đồng từ năm 2014. Đây là Đề án về phát triển nghề CTXH, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội tại địa phương, hỗ trợ người dân và cộng đồng dân cư, trợ giúp những nhóm yếu thế trong xã hội như: phụ nữ nghèo, trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, phụ nữ đơn thân, đối tượng nhiễm chất độc da cam,…

NNC: Tại địa phương có bao nhiêu cán bộ đã và đang theo học ngành Công tác xã hội?

PCT: Hiện có 4 cán bộ đã tốt nghiệp ngành CTXH: tôi phụ trách văn hóa

– xã hội, Chị Thành làm UBMTTQVN xã, anh Cường làm chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã và chị Diễm làm cán bộ Tư pháp xã.

NNC: Những cán bộ đã và đang học ngành Công tác xã hội có được bố trí làm việc đúng chuyên môn nghiệp vụ của họ không?

PCT: Nhìn chung thì có, tôi và chị làm bên MTTQVN xã là đúng chuyên ngành nhất. Còn 2 cán bộ bên Tư pháp và Quân sự thì chưa đúng chuyên ngành nhưng cũng vận dụng những kiến thức đã được học ngành CTXH vào thực tiễn công việc của các đồng chí đó.

NNC: Những cán bộ được đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội làm gì để vận dụng kiến thức, kỹ năng được học vào thực tiễn công tác đang đảm nhận?

PCT: Đối với bản thân tôi được phân công phụ trách Khối văn hóa xã hội nên vận dụng được rất nhiều kiến thức chuyên ngành CTXH trong quá trình công tác của mình. Văn hóa xã hội rất rộng gồm các hoạt động hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, nghèo, neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phụ trách mãng giáo dục; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; ngoài ra còn có các hoạt động khác liên quan đến đời sống xã hội. Vì vậy, chuyên ngành tôi được học rất sát với công việc hiện tại của tôi. Còn 3 cán bộ còn lại cũng đã vận dụng tốt các kiến thức kỹ năng chuyên ngành CTXH vào công việc được giao, các đồng chí đó luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ hàng năm.

NNC: Theo đồng chí Công tác xã hội với đối tượng phụ nữ đơn thân nuôi con có cần thiết trong giai đoạn hiện nay không? Vì sao?

PCT: Rất cần thiết, bởi vì đối với riêng địa phương tôi có khá đông số phụ nữ đơn thân nuôi con so với các xã khác trên địa bàn huyện Phú Giáo, thực tế hiện nay số phụ nữ đơn thân ngày càng tăng. Vì vậy, xã hội cần phải quan tâm hơn nữa đến phụ nữ đơn thân, trong đó vai trò của công tác xã hội đóng góp một phần rất lớn trong việc hỗ trợ đối tượng này. Phụ nữ đơn thân nuôi con rất cần có chính sách hỗ trợ riêng cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp những trẻ trong các gia đình đơn thân được chăm sóc tốt hơn, phát triển một cách tự nhiên và toàn diện. Dần thay đổi định kiến xã hội đối với phụ nữ đơn thân nuôi con, giúp họ ổn định tâm lý, hòa nhập cộng đồng, tự tin vươn lên trong cuộc sống. Hỗ trợ về vật chất giúp họ phát triển kinh tế, độc lập, tự chủ về tài chính, lo cho bản thân và con cái được tốt hơn.

BIÊN BẢN

PHỎNG VẤN SÂU CHỦ TỊCH HỘI LHPN XÃ


1. Tổng quan:

- Thành phần: người nghiên cứu (NNC), chị N.N.P – CT Hội LHPN xã

(CT)


- Địa điểm: tại phòng Hội LHPN xã

- Thời gian: từ 14h05phút đến 15h45 phút ngày 24/8/2018

2. Thông tin người được phỏng vấn:

- Tuổi: 36 tuổi

- Dân tộc: kinh

- Tôn giáo: không

- Chức vụ: CT Hội LHPN xã

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp nghiệp vụ phụ vận, Đại học

kinh tế

3. Nội dung:

NNC: Chị vui lòng cho biết số phụ nữ đơn thân nuôi con hiện có trên địa

bàn?

CT: Hiện có 191 phụ nữ đơn thân nuôi con đang sinh sống và làm việc

trên địa bàn xã.

NNC: Đa số phụ nữ đơn thân nuôi con thuộc những loại nào?

CT: Đa số đơn thân do ly hôn chiếm trên 60%, còn lại là do chồng chết, ly

thân.

NNC: Chị cho biết thực trạng đời sống của nữ đơn thân nuôi con hiện nay

trên địa bàn?

CT: Phụ nữ đơn thân trên địa bàn đa số sau khi ly hôn đều về sống chung với ba mẹ ruột của mình. Tuy đơn thân nhưng có sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình rất nhiều. Cũng có vài hộ phụ nữ đơn thân nuôi con thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhìn chung, đời sống của nữ đơn thân nuôi con tại địa phương tương đối ổn định so với những địa phương khác.

NNC: Hiện tại bao nhiêu phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn tham gia sinh hoạt Hội Phụ nữ?

CT: Khoảng 50% các chị nữ đơn thân có tham gia vào tổ chức Hội Phụ nữ. Thường các chị sinh hoạt Hội ở các ấp. Tuy nhiên, cũng có ít thời gian để tham gia sinh hoạt Hội thường xuyên.

NNC: Nguyên nhân nào mà các chị ít tham gia sinh hoạt Hội Phụ nữ thường xuyên?

CT: Do con của các chị đơn thân cũng còn nhỏ nên các chị phải dành thời gian chăm sóc cho con cái nhiều. Hơn nữa các chị còn phải đi làm lo kinh tế gia đình, vì vậy ít có thời gian tham gia sinh hoạt Hội thường xuyên.

NNC: Chị cho biết những khó khăn mà phụ nữ đơn thân nuôi con đang gặp phải?

CT: Đa phần các chị gặp khó khăn về kinh tế vì chỉ có một mình nuôi con.

Khó khăn nữa là về việc chăm sóc nuôi dạy con.

NNC: Trước những khó khăn trên vai trò của Hội Phụ nữ xã đã có những hoạt động gì để hỗ trợ phụ nữ đơn thân?

CT: Trong thời gian qua, Hội Phụ nữ cũng đã hỗ trợ nữ đơn thân nuôi con vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội khi các chị có nhu cầu; tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức và kỹ năng nuôi dạy con tốt cho các bà mẹ đơn thân; vận động mạnh thường quân trao tặng học bổng cho con của các chị nữ đơn thân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi; dịp Lễ, Tết vận động tặng quà cho các hộ phụ nữ đơn thân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

NNC: Những hoạt động trên đã tác động như thế nào đến đời sống của các chị nữ đơn thân?

CT: Thông qua các nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ tích cực cho nữ đơn thân có điều kiện để chăn nuôi, buôn bán nhỏ,…phát triển kinh tế gia đình. Các lớp tập huấn bổ sung thêm nhiều kiến thức để các bà mẹ chăm sóc nuôi dạy con tốt hơn. Hoạt động tặng học bổng, tặng quà dịp lễ Tết đã phần nào chia sẻ những khó khăn của các chị nữ đơn thân, động viên tinh thần các chị vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

NNC: Trong thời gian tới Hội Phụ nữ có những định hướng gì để hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con?

CT: Những định hướng của Hội phụ nữ trong thời gian tới để hỗ trợ phụ nữ đơn thân như sau:

Thứ nhất, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ nữ đơn thân tham gia tổ chức Hội và tích cực tham gia sinh hoạt Hội. Có hình thức và nội dung sinh hoạt riêng cho nhóm nữ đơn thân nuôi con.

Thứ hai, hỗ trợ nữ đơn thân có nhu cầu về nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu vay vốn, nhu cầu giải quyết việc làm, mở các lớp đào tạo những ngành nghề phù hợp, sau đào tạo nghề giới thiệu việc làm cho các chị vào làm các công ty, xí nghiệp. Hiện trên địa bàn có nhiều công ty, xí nghiệp sản xuất gỗ, gạch, …Hơn nữa địa bàn xã có nhiều thuận lợi gần khu công nghiệp Tân Bình, chỉ cách đó hơn 3km. Hội làm tốt hơn vai trò kết nối với các công ty để góp phần giải quyết việc làm cho các chị.

Thứ ba, thường xuyên quan tâm hỗ trợ cho những phụ nữ đơn thân nghèo, cận nghèo gắn với những hoạt động thiết thực của Hội như: trao học bổng, tặng quà, hỗ trợ thường xuyên những trường hợp bệnh tật hiểm nghèo,…

NNC: Với vai trò của tổ chức Hội phụ nữ chị có những kiến nghị hay đề xuất gì với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con?

CT: Hiện tại ở địa phương đã có những hoạt động chăm lo cho người dân rất tốt, trong đó có nữ đơn thân. Tuy nhiên, đối với đối tượng nữ đơn thân thì cũng chưa có chính sách gì riêng để hỗ trợ cho nhóm này. Vì vậy, trong thời gian tới tôi mong muốn Nhà nước có chính sách cụ thể, rõ ràng để hỗ trợ cho nữ đơn thân nuôi con có hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ như: trợ cấp thường xuyên, hỗ trợ học bổng cho con nữ đơn thân, miễn học phí cho con của nữ đơn thân.

NNC: Xin cám ơn chị đã dành thời gian cho em.


BIÊN BẢN

PHỎNG VẤN SÂU PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON

(Trường hợp đơn thân do chồng chết)


1. Tổng quan:

- Thành phần: người nghiên cứu (NNC), chị P.T.X.H (X.H)

- Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ

- Thời gian: từ 14h20phút đến 15h20 phút ngày 01/9/2018

2. Thông tin người được phỏng vấn:

- Tuổi: 30 tuổi

- Dân tộc: kinh

- Tôn giáo: không

- Nghề nghiệp: buôn bán

- Thuộc dạng mẹ đơn thân: chồng chết

3. Nội dung:

NNC: Em vui lòng cho biết tên, tuổi và hoàn cảnh gia đình hiện tại của

mình?

X.H: Em tên P.T.X.H, sinh năm 1988, hiện gia đình có 3 mẹ con (có 1 trai

nay 7 tuổi, 1 gái nay được 3 tuổi). Chồng đã không may mất cách đây 1 năm, do 1 lần bị tai nạn giao thông.

NNC: Nghe giọng nói chị đoán chắc em từ nơi khác đến đây sinh sống và làm việc?

X.H: Đúng rồi. Em quê ở Quảng Ngãi, vào đây sống được 7 năm rồi. NNC: Hiện em đang làm nghề gì?

X.H: Đang buôn bán hủ tiếu.

NNC: Vậy thời gian làm việc trong 1 ngày của em như thế nào?

X.H: Từ 4h sáng đã thức dậy đi Chợ, mua đồ nấu hủ tiếu để bán. Bắt đầu từ 6h đã nấu xong và bán đến chiều tối.

NNC: Thu nhập có đủ trang trải chi phí cho 3 mẹ con không em?

X.H: Cũng tạm đủ, không có dư. Có tháng thiếu tiền thuê nhà đành vay mượn hàng xóm những người xung quanh rồi từ từ trả lại sau.

NNC: Nhà này em đang thuê hả? Mỗi tháng phải trả cho chủ nhà bao nhiêu vậy em?

X.H: Nhà thuê đó chị, chứ em chưa có tiền xây nhà. Mỗi tháng trả người ta 1,5 triệu đồng.

NNC: Ngoài ra, em có làm gì thêm nữa không?

X.H: Không, vì việc buôn bán đã chiếm hết thời gian của em rồi. Có những buổi trưa vắng khách tranh thủ đi kiếm củi cao su về nấu nồi nước lèo để bán.


sao?

NNC: Chồng em bị tai nạn như thế nào? Lúc đó tâm trạng của em làm


X.H: Bị người ta “tông”, rồi ông xã mất tại chỗ luôn. Lúc đó, em nghĩ sẽ

không vượt qua được nỗi mất mát đó đâu, không muốn làm gì hết, không nghĩ

mình sẽ buôn bán được như vậy đâu. Anh ra đi quá đột ngột, đến giờ mình vẫn không tin anh ấy đã mất rồi.

NNC: Những khó khăn mà em đang gặp phải khi chồng mất như thế nào?

X.H: Ôi, nhiều khó khăn lắm chị ơi. Nhưng khó khăn nhất là khi chồng mới mất ông bà Nội bắt thằng con trai về quê, không cho mình gặp con luôn, chia cắt mình với nó (không cho nó nghe điện thoại của mình luôn đó).

NNC: Lý do tại sao như vậy em?

X.H: Ông bà Nội nói em còn quá trẻ, chắc chắn sẽ đi thêm bước nữa, theo trai bỏ bê con cái, không lo cho cháu của họ, nói ở với mẹ sẽ không có tương lai. Rồi em quyết dành lại con. Nhờ tới chính quyền can thiệp, sau cùng cũng dành được con. Trước đây tình cảm vẫn bình thường nhưng từ khi chồng mất phía Nội mới đối xử với mình như vậy đó.

NNC: Em đã có hộ khẩu tại địa phương chưa?

X.H: Có rồi, 3 mẹ con mới nhập khẩu. Do có đất mới làm hộ khẩu được. Miếng đất đó vợ chồng chắt chiu dành dụm lắm mới mua được 10m đất. Khi mua đất đến giờ cũng còn nợ đó. Giờ lo làm kiếm tiền vừa lo cho con vừa lo trả nợ.

NNC: Khi khó khăn ai là người giúp đỡ em?

X.H: Có lúc nhờ hàng xóm láng giềng, có khi nhờ bà Ngoại. Hai vợ chồng mua miếng đất vẫn còn nợ bà Ngoại 50 triệu, nợ bên ngoài 30 triệu đó. Bây giờ lo trả nợ ngoài trước còn Ngoại thì từ từ trả cũng được. Thỉnh thoảng bà Ngoại sang chơi rồi cho cháu 1 triệu. Các cậu mấy nhỏ cũng thương em và các cháu lắm. Hôm 20/10 muốn mua quà tặng cô giáo nhưng nhà không còn tiền. Rồi nó điện thoại nói chị cứ mượn tiền mua quà tặng đi, em sẽ gửi cho chị sau. Ngoại và các cậu động viên mình phải sống lạc quan, đừng làm quá sức, làm gì cũng phải giữ gìn sức khỏe, như vậy mới lo cho các con được.

NNC: Bà Ngoại gần đây không em?

X.H: Ở Củ Chi lận. Quê ở Quảng Ngãi nhưng vào đó làm ăn sinh sống.

Ngày trước còn chồng thì ông cậu bên Tân Long còn qua lại thăm nom, từ khi chồng mất rồi không thấy ông qua nữa (không hề qua thăm cháu). Nghĩ cũng buồn thiệt...Nhưng được cái là dân ở đây sống tình cảm lắm, ai cũng thương mấy mẹ con, giúp đỡ mẹ con khi khó khăn, tới ăn hủ tiếu ủng hộ em hoài.

NNC: Sức khỏe của em hiện nay thế nào? X.H: Cũng bình thường à chị.

NNC: Em có hay đi khám sức khỏe không?

X.H: Không có. Vì thấy mình vẫn bình thường nên không quan tâm, với lại cũng không có thời gian nữa.

NNC: Chồng mất em có được hỗ trợ gì không?

X.H: Khi chồng em mất cũng được chính quyền quan tâm, được hàng xóm láng giềng giúp đỡ (góp tiền để em lo làm đám ma cho chồng). Mọi người ai cũng thương, có lúc khi khách ăn đông thì sang phụ giúp em bưng bê hủ tiếu nữa. Em rất biết ơn và quý tình cảm này của bà con hàng xóm.

NNC: Em có tham gia sinh hoạt Hội nào của địa phương không? Ví dụ như Hội phụ nữ.

X.H: Không, vì em không có thời gian nên không tham gia Hội nào cả.

Thậm chí họp phụ huynh cho con mà em cũng không có thời gian nữa đó. Cô giáo cũng biết hoàn cảnh của mình, có khi Cô gửi giấy về để mình biết thông tin.

NNC: Hiện nay em mong muốn gì nhất?

X.H: Điều em mong muốn nhất là có được căn nhà cho 3 mẹ con yên tâm để ở và làm ăn. Chứ riêng chi phí thuê nhà mỗi năm đã hết 18 triệu rồi.

NNC: Xin chia sẻ với hoàn cảnh của em. Chị nghĩ rồi em sẽ có được căn nhà riêng của mình thôi. Cố gắng giữ sức khỏe, làm ăn và lo cho các con. Chúc em và các cháu được khỏe mạnh và sớm đạt được những gì mình mong muốn. Cám ơn em đã dành thời gian chia sẻ với chị. Hẹn gặp lại em nhé. Chào tạm biệt.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí