Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 25

189


PHỤ LỤC 7a

Phỏng vấn Trưởng Ban hành giáo Giáo họ Lao Chải


Để phục vụ cho đề tài luận án “Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai”, xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin xung quanh những câu hỏi dưới đây.

Hỏi: xin lỗi, cho phép hỏi anh tên là gì nhỉ?

Đáp: tôi là Lồ Cả Túng.

Hỏi: Thánh quan thầy của giáo họ là ai?

Đáp: Là thánh Micae

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Hỏi: Nhà thờ của thôn có tước hiệu là gì, xây dựng từ bao giờ?

Đáp: Nhà thờ Đức mẹ hồn xác lên trời, xây dựng năm 2010.

Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 25

Hỏi: Giáo họ Lao Chải hiện có khoảng bao nhiêu tín đồ?

Đáp: khoảng hơn 1200 người.

Hỏi: xã Lao Chải có mấy thôn ? tín đồ ở thôn nào?

Đáp: Lao Chải có 5 thôn. Người theo Công giáo chỉ ở hai thôn: Lồ Lao Chải và Lý Lao Chải.

Hỏi: Thôn mình đây (thôn Lồ Lao Chải-LĐL) chủ yếu dân tộc gì?

Đáp: chủ yếu là người Mông. Mông Lềnh. Mọi người gọi là Mông Đen, nhưng không phải như thế.

Hỏi: Thôn Lồ mình đây thì có bao nhiêu dòng họ?

Đáp: Chủ yếu là họ Lồ.

Hỏi: Số hộ đói nghèo của ta có nhiều không ạ?

Đáp: cũng nhiều đấy, trên 40 hộ nghèo trong tổng số 115 hộ toàn thôn.

Hỏi : đứng đầu Ban hành giáo là ai ạ? Gọi là ông trưởng ban hay ông trùm?

Đáp: là tôi, Lồ Cả Túng. Mọi người thường gọi là ông trùm.

Hỏi: dưới ông trùm là?

Đáp: ông Phó trùm, thành viên Ban hành gió họ đạo.

Hỏi: Họ đạo mình có mấy người trong Ban hành giáo?

Đáp: có tất cả 10 người tham gia (01 trùm trưởng, 02 phó trùm, 01 thư kí và 06 ủy viên)

Hỏi: thế nhiệm kì Ban hành giáo là mấy năm?

Đáp: nhiệm kì được giáo hội quy định là bốn năm.

Hỏi: Trong ban hành giáo này có ai tham gia vào Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp không?

Đáp: Có. Chủ tịch Hội Nông dân có ông Lồ A Măng; Phó Chủ tịch Măt trận Tổ quốc xã là ông Lồ A Chinh .

Hỏi: ở đây có nhiều đảng viên người Công giáo không?

Đáp: có 5 hay 6 người là đảng viên đấy.

Hỏi: ở giáo họ mình có hội đoàn gì không?

Đáp: có, ca đoàn, khoảng 30 người. Ông Giảng (giáo viên THCS-LĐL) dạy hát, đánh đàn cho Ca đoàn tập; tháng Lễ dâng hoa các dì dòng Mến Thánh giá đến giúp.

Hỏi: ngoài ra có hội gì nữa?

Đáp: Ờ…không có hội gì nữa. Cả giáo xứ có một hội gọi là Lê giô Đức mẹ, nhưng không đông người tham gia.

190


Hỏi: thế mình học giáo lý ở đâu? Ai dạy?

Đáp: học giáo lý tại nhà thờ (nhà nguyện-LĐL) do các giáo lý viên dạy. Ở đây có 03 giáo lý viên là người Mông. Họ tự nguyện làm, không có lương, dạy dễ hiểu lắm.

Hỏi: trong giáo họ có hội khèn, hội trống không?

Đáp: không có đâu vì bỏ khèn, bỏ trống từ lâu rồi, giờ chẳng ai biết thổi nữa.

Hỏi: Ở giáo họ mình thường dự lễ vào thời gian nào?

Đáp: Lễ vào ngày Chúa nhật

Hỏi: các buổi chiều chủ nhật, cha xứ về đây dâng Thánh lễ à?

Đáp: Cha xứ ít đến, chủ yếu cha phó xứ thôi.

Hỏi: bà con giáo dân có đọc Kinh sáng, Kinh tối không?

Đáp: có, Kinh sáng đọc ở nhà, Kinh tối đọc ở nhà thờ.

Hỏi: có nhiều hộ đọc kinh ở nhà không?

Đáp: hầu như tất cả các nhà. Khoảng 70% số hộ đấy.

Hỏi: đọc kinh ở nhà bằng Tiếng Mông hay tiếng phổ thông?

Đáp: đọc bằng tiếng Mông chứ.

Hỏi: những Kinh Thánh nào mà bà con hay dùng?

Đáp: Kinh Lạy cha, Kinh Tin kính, Kinh sáng, Kinh tối, Kinh thú nhận, Kinh Sáng danh, Kinh Nam tụng nhật thường, Kinh Nữ vương.. nhiều lắm, toàn bằng tiếng Mông hết.

Hỏi: tiếng Mông nói như thế nào: Chúa trời, chúa cha, chúa con, Thánh

thần?

Đáp: Chúa trời: nói Chứ tù; Chúa cha: Linh chò hoặc ho tài (tức là vua),

Chúa con: lềnh tu, Chúa Thánh thần: lềnh plì, mùa chay: Lu chay plau chầu.

Hỏi: những Kinh sách đấy đã được dịch sang tiếng Mông chưa?

Đáp: dịch rồi. Từ ngày xưa cũng đã có người dịch ra tiếng Mông La tinh nhưng sách ấy bây giờ không còn nữa. Những sách mới dịch sang tiếng Mông gần đây đẽ đọc hơn.

Hỏi: mình có biết người Mông theo Công giáo đầu tiên ở Lao Chải là ai không?

Đáp: thấy các cụ nói lại là ông Lồ Si Chu theo Công giáo đầu tiên ở thôn này. Ông ấy chết rồi.

Hỏi: bà con ở đây theo đạo từ bao giờ anh có biết không ?

Đáp: các cụ nói là có một số hộ theo đạo từ năm 1921 nhưng đến năm 1927 mới lập giáo họ. Theo từ thời Pháp thuộc cơ mà. Thế hệ ấy bây giờ già chết hết rồi.

Hỏi: thế anh có biết tại sao ông Lồ Si Chu này theo đạo không? Cố Tây cho ruộng đất, miễn thuế hay là được quyền lợi gì?

Đáp: không biết có được gì không, nhưng được Cố Tây hướng dẫn làm đạo, Cố Vị ấy mà (linh mục F.M. Savina-LĐL).

Hỏi: anh có biết sau thời các Cố Tây có linh mục người Việt nào đến truyền giảng đạo ở đây không?

Đáp: các cụ kể lại là mấy chục năm không có ai đến giảng đạo cho tín đồ. Các gia đình Công giáo tự làm ở nhà. Ai nhớ Kinh thánh, giáo lý thì dạy cho con

191


cháu. Chủ yếu mọi người chỉ làm dấu thánh thôi. Một số phong tục làm theo cách của người Côn giáo.

Hỏi: phong tục tang ma của người theo Công giáo mình như thế nào?

Đáp: người già để không quá hai ngày.

Hỏi: trong hai ngày để người chết ở nhà thì làm những thủ tục gì?

Đáp: cầu nguyện, mời cha đến làm lễ, ăn uống.

Hỏi: có đọc kinh không? Những Kinh gì?

Đáp: có đọc kinh chứ. Đọc kinh Vực sâu này, kinh Cầu hồn này.

Hỏi: người chết có để trong quan tài không?

Đáp: người chết để trong quan tài, quan tài để trong nhà. Hỏi: đầu quan tài hướng vào trong nhà hay hướng ra ngoài? Đáp: đầu hướng vào trong nhà.

Hỏi: lúc đọc kinh thì mọi người ngồi ở đâu?

Đáp: mọi người trong gia đình tang chủ ngồi xung quanh quan tài.

Hỏi: trên nóc quan tài có đặt gì không?

Đáp: trên đó đặt 4 ngọn nến xếp hình Thánh giá và tượng Chúa chịu nạn.

Hỏi: quan tài có phủ vải đen không?

Đáp: không phủ vải đâu, để nguyên vậy thôi.

Hỏi: thế có nước vẩy nước phép, đốt hương không? Nước ấy lấy ở đâu? Đáp: có vẩy nước phép và đốt hương. Nước phép do linh mục mang đến Hỏi: Mọi người đọc Kinh ở nhà tang chủ đến mấy giờ thì nghỉ hay đọc suốt

đêm?

Đáp: chỉ đọc kinh từ 7 đến 8 giờ đêm, rồi nghỉ. Có nhà họ cũng đọc khuya

hơn, nhưng không đọc kinh cả đêm đâu.

Hỏi: những người chết ở ngoài làng có được đưa vào trong bản không?

Đáp: có, được phép đưa về làng để làm ma.

Hỏi: khi có người sắp chết gia đình có nhất thiết phải đón linh mục về không?

Đáp: có chứ, phải đón bằng được Cha xứ vì linh mục mới được thực hiện bí tích Xức dầu thánh.

Hỏi: thừa tác viên có được làm không?

Đáp: không, thừa tác viên chỉ rước lễ.

Hỏi: những người trong Ban hành giáo họ đạo và các Thừa tác viên khi chết có mặc cái áo vuông không?

Đáp: không thấy ai khi chết mặc áo ấy. Thừa tác viên có áo nhưng lúc chết không được mặc.

Hỏi: khi đưa đi an táng có đưa quan tài vào nhà nguyện không?

Đáp: nếu gần thì có qua nhà nguyện, còn xa thì làm tại nhà. Gần đây có mấy trường hợp đem đến nhà nguyện, trước kia chủ yếu làm ở gia đình.

Hỏi: khi đưa quan tài người chết vào nhà nguyện thì đưa đầu vào trước hay đưa chân vào trước?

Đáp: khi vào thì mọi người cho đầu quan tài vào trước.

Hỏi: khi đưa quan tài ra?

Đáp: chân đi trước để người chết được ngắm Cung Thánh.

192


Hỏi: có quay quan tài không?

Đáp: không. Khi vào thế nào, khi ra cứ thế đưa ra.

Hỏi: khi làm lễ tang thì trong nhà có trang trí gì không?

Đáp: không trang trí gì, chỉ dọn dẹp đồ đạc lấy chỗ làm lễ thôi.

Hỏi: có cái băng zôn (tấm vải) viết chữ “Xin cho linh hồn”…?

Đáp: không có ghi trên băng zôn, chỉ linh mục nói “xin cho linh hồn…” thôi.

Hỏi: có làm phép mộ cho người chết không?

Đáp: có làm phép mộ.

Hỏi: đưa đám xong, về có tổ chức ăn uống không?

Đáp: có. Gia chủ tổ chức bữa cơm cộng cảm để mọi người đến viếng cùng ăn bữa cơm chia buồn. Tùy theo điều kiện mà làm nhiều ít, không bắt buộc. Nhưng nếu thấy nhà nghèo quá, mọi người không ở lại ăn đâu. Có gia đình, khi trong nhà có người chết mà chẳng có cái gì, mọi người phải giúp đỡ tiền, gạo, lợn, rượu và cả củi đun nữa. Được cái là trong đạo rất chia sẻ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

Hỏi: khi gia đình có người sắp chết thì bắt đầu làm gì ạ?

Đáp: đầu tiên cho người đi báo linh mục đến làm lễ, sau đó báo cho Ban hành giáo, loan tin cho họ hàng và thôn bản biết. À, cả cử người đến báo cáo ủy ban xã nữa.

Hỏi: gia đình báo cho hàng xóm, thôn bản như thế nào?

Đáp: chúng tôi rung chuông, gọi điện thoại, phân công mọi người đi thông báo.

Hỏi: rung chuông như thế nào?

Đáp: người chết là nam giới rung 7 tiếng, nữ giới rung 9 tiếng.

Hỏi: gia đình tang chủ có phải chờ con cái về đủ thì mới bắt đầu tắm rửa cho người chết, rồi niệm?

Đáp: cứ làm bình thường, con cái về sau cũng được. Ai ở nhà thì cứ tắm rửa cho người chết sạch sẽ, mặc quần áo mới, cắt móng tay, móng chân, rồi đưa vào quan tài luôn.

Hỏi: thế là có người cứ lo tắm giặt, rồi niệm, có người thì đi báo cho ông trùm, hàng xóm, thế còn những người khác cũng phải đi lo gạo, rồi thịt chứ?

Đáp: đúng thế. Việc này thường do Ban hành giáo phân công.

Hỏi: mọi người trong họ đạo đến giúp gia chủ những thứ gì?

Đáp: rượu 10 lít, thóc 10kg, thịt lợn 1kg, tiền 80.000 đồng. Ngoài ra mỗi nhóm đóng góp một thứ: củi, thịt.

Hỏi: thế trong đám ma có mời ông thầy cúng, thầy dở mủ không hay ông chủ gia đình cúng?

Đáp: không, người Mông Công giáo không mời thầy cúng, thầy dở mủ, gia chủ cũng không cúng ma đâu.

Hỏi: lúc niệm xong, đọc kinh xong, đem đi chôn có chọn giờ tốt không

Đáp: không. thường chôn vào buổi sáng từ 9 đến 10 giờ., chẳng phải xem giờ như bên lương đâu.

Hỏi: Sau khi chết thì gia đình có đọc kinh 3 ngày, 49 ngày rồi 100 ngày không?

Đáp: chỉ đọc kinh 3 ngày.

Hỏi: có nhà nào làm “ma khô” không?

193


Đáp: không. Theo đạo không ai làm “ma khô”, chỉ bên không theo đạo nào (Công giáo, Tin lành-LĐL) thì họ mới làm ma khô, tốn kém lắm, phải thịt cả trâu đấy. Người Công giáo không làm “ma khô” nên đỡ chi phí cho việc này.

Hỏi: người Công giáo báo hiếu cha mẹ, ông bà vào khi nào?

Đáp: xin lễ vào tháng 11 hàng năm.

Hỏi: đến ngày giỗ của người chết, có tổ chức đọc kinh không?

Đáp: có gai đình đọc Kinh thánh.

Hỏi: họ đạo mình chôn người chết ở đâu?

Đáp: ở nghĩa địa của xã.

Hỏi: ở đấy có gọi là “Vườn Thánh” không?

Đáp: không, gọi là nghĩa địa. Đây chưa được gọi là Vườn Thánh.

Hỏi: có cải táng (bốc mộ) không?

Đáp: không, trừ khi mộ bị lở.

Hỏi: Hằng năm vào Ngày lễ Cầu hồn gia đình có đến thăm mộ không?

Đáp: có chứ.

Hỏi: có tảo mộ không?

Đáp: không tảo mộ đâu.

Hỏi: mộ ở thôn mình thì đặt hướng nào?

Đáp: đặt dọc, đầu để quay trên núi.

Hỏi: tại sao lại đặt dọc?

Đáp: theo phong tục của người Mông mình, có nơi đặt dọc, nơi đặt ngang, để dễ phân biệt các dòng họ ấy mà, để không bị lẫn mộ.

Hỏi: những hộ theo Công giáo có xin lễ bàn thờ gia tiên không?

Đáp: có hộ làm, có hộ không làm. Nhà tôi cũng chưa làm, giáo hội không cấm nhưng nếu ai làm thì bàn thờ gia tiên phải đặt dưới bàn thờ Chúa.

Hỏi: trong lễ tang của người Mông Công giáo có làm cái lễ “chỉ đường không”- kruôi cêr?

Đáp: có làm, do Thừa tác viên làm để hồn người chết được gặp Chúa Giê su và gặp tổ tiên.

Hỏi: trẻ con sinh ra có làm lễ gì không?

Đáp: có làm lễ Rửa tội ở nhà thờ. Khi đứa bé khoảng 1 tháng tuổi.

Hỏi: đứa trẻ hay quấy khóc, khó nuôi có đưa con đến dâng cho Đức Mẹ không?

Đáp: có. Đến dâng và cầu Kinh.

Hỏi: người ốm chữa nhiều nơi không khỏi có đến nhà thờ xin nước phép về trừ tà, trừ ma quỷ không?

Đáp: có chứ. Tốt mà.

Hỏi: mồng 1 Tết có lấy nước phép vẩy nhà không?

Đáp: có, rẩy bốn góc nhà vừa vẩy nước Thánh vừa đọc Kinh Lạy cha, Kinh Tôn kính.

Hỏi: thế có trường hợp nào nam theo đạo mà lấy nữ không theo đạo không?

Đáp: có, ít thôi, nhưng cưới xong phải theo đạo.

Hỏi: lễ cưới làm lễ ở nhà thờ rồi thì về nhà có tổ chức ăn uống không?

Đáp: có ăn uống, ngày vui mà, đám cưới nào cũng phải có cỗ.

194


Hỏi: ngày cưới cô dâu chú rể mặc gì?

Đáp: mặc quần áo truyền thống thôi. Quần áo mới nhất, đẹp nhất.

Hỏi: người theo đạo có thực hiện đúng quy ước thôn bản về việc cưới không?

Đáp: có, ai cũng phải thực hiện đúng.

Hỏi: nhà trai mang rượu thịt đến nhà gái bao nhiêu tiền? Đáp: cao nhất là 8 triệu đồng, 10 lít rượu, 30 kg thịt lợn. Hỏi: khách dự cưới họ mừng cô dâu chú rể những gì?

Đáp: bây giờ chủ yếu họ mừng tiền, người 50.000 đồng, có người 100.000 đồng. Có người nhiều hơn, tùy theo mối quan hệ và điều kiến kinh tế của từng người.

Hỏi: khi đón dâu về thì chú rể có vái tổ tiên không?

Đáp: không làm. Người Công giáo chỉ kính lạy Chúa thôi.

Hỏi: giáo họ Lao Chải đang có bao nhiêu cháu đang học trên nhà thờ xứ?

Đáp: hơn chục cháu hay sao đấy.

Hỏi: ở đây có còn thổi khèn, múa khèn không?

Đáp: không ai làm. Thanh niên Côn giáo bây giờ không biết thổi khèn thổi sáo nữa. Chỉ mải làm ăn.

Hỏi: sao người Mông Công giáo lại không thổi khèn?

Đáp: vì bỏ từ lâu rồi, giờ không biết thổi nữa, chứ có ai cấm đâu, thậm chí còn động viên mọi người nên học khèn, sáo của dân tộc mình.

Hỏi: người theo đạo có còn thuộc làn điệu dân ca của người Mông không?

Đáp: có, nhưng thuộc ít thôi.

Hỏi: những ngày lễ lớn thì bà con lên nhà thờ Sa Pa hay tổ chức ở nhà nguyện đây?

Đáp: bây giờ chủ yếu làm ở nhà nguyện thôn này.

Hỏi: Lễ Lá thì bà con mang lá gì đến nhà thờ?

Đáp: Lá dừa. Linh mục đem ở dưới xuôi lên. Nhiều người dân không biết là lá gì đâu, trên này không có dừa mà. Chúng tôi thì biết.

Hỏi: làm lễ xong cái lá đó để ở đâu?

Đáp: để ở bàn thờ Chúa, hoặc giắt lên mái nhà, tùy thôi. Năm sau đem đốt đi lấy tro để làm phép và thay lá khác. Cứ thế… cứ thế…

Hỏi: tháng Hoa là tháng mấy? có hát dâng hoa không? Đáp: Tháng hoa là tháng 5, tháng 10. Có hát dâng hoa. Hỏi: Kiệu ở đây gọi là kiệu gì?

Đáp: gọi là Kiệu Đức Mẹ vì đặt tượng Đức Mẹ Maria trên kiệu

Hỏi: tổ chức chầu Mình thánh ở đây như thế nào?

Đáp: hàng tuần chầu Mình Thánh vào tối thứ năm, làm tại nhà thờ.

Hỏi: ai là người đặt Mình Thánh?

Đáp: chỉ có linh mục mới được phép đặt Mình Thánh.

Hỏi: thế rồi mọi người thay nhau vào chầu à?

Đáp: vâng! mọi người lần lượt chầu.

Hỏi: thông thường một tháng tín đồ chịu phép mình thánh mấy lần?

195


Đáp: mỗi tuần một lần; có người hai ba tuần mới chầu một lần. Cũng có người lâu lâu mới chầu, do đi làm ăn xa. Người già yếu cũng không thường xuyên chầu Mình thánh được đâu. Đi từ trên bản xuống đến nhàn nguyện cũng xa mà.

Hỏi: họ đạo Lao Chải mình ăn Tết vào ngày nào trong năm?

Đáp: ăn tết theo truyền thống, theo âm lịch như nơi khác.

Hỏi: từ năm 1948 đến năm 1995 sinh hoạt đạo của mình không có linh mục quản xứ, ở đây sinh hoạt đạo như thế nào?

Đáp: do chiến tranh, linh mục không đến được nên các gia đình tự đọc Kinh

ở nhà.


Hỏi: trong thời gian đó có gia đình nào bỏ đạo không?

Đáp: Có một số người bỏ đạo. Một số không bỏ nhưng cũng chẳng thực hiện

bổn phận, tức là chẳng biết có phải họ còn giữ đạo nữa hay không. Họ cũng chẳng thờ tổ tiên. Ai hỏi, họ vẫn nói họ là người Công giáo.

Hỏi: có phải khi có linh mục đến giáo xứ làm lễ thì quay trở lại theo Công

giáo?


Đáp: vâng! Khi có linh mục thì họ lại theo Công giáo. Xin cám ơn!

PHỤ LỤC 7b

Phỏng vấn tín đồ xã Nậm Xé - Văn Bàn


Để phục vụ cho đề tài luận án “Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai”, xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin xung quanh những câu hỏi dưới đây.

Hỏi : xin hỏi anh là thôn của ta là thôn Nậm Si Tan phải không?

Đáp: vâng, đúng rồi, thôn Nậm Si Tan, xã Nậm Xé

Hỏi: thôn này thì bà con thuộc các dân tộc nào?

Đáp: chủ yếu là người Mông. Có 23 hộ, tất cả là Mông Lềnh.

Hỏi: Bà con người Mông mình đến định cư ở đây lâu chưa?

Đáp: một số hộ đến từ năm 1982. Lúc đầu có 05 hộ (Lý A Tráng, Lý A Lử, Lý A Sử, Hầu A Dế, Hầu A Trùng) từ Lao Chải, Sa Pa sang, họ di dịch cư tự do. Bây giờ phát triển thành 15 hộ, 103 khẩu.

Hỏi: bà con ở đây có mấy dòng họ?

Đáp: có 04 dòng họ: Lý, Hầu, Sùng, Lồ.

Hỏi: Đối với người Mông theo Công giáo ở đây, vai trò của ông trưởng họ, rồi bà cô thì thế nào?

Đáp: vai trò của trưởng họ bình thường thôi.

Hỏi: thôn này thành lập giáo điểm từ lâu chưa?

Đáp: mói lập giáo điểm này năm 2015, trong Công giáo chúng tôi gọi là giáo họ Nậm Xé.

Hỏi: giáo hội hay chính quyền công nhận giáo họ?

Đáp: nhóm theo Công giáo chúng tôi tự nhận.

Hỏi: Họ đạo này đã nhận vị thánh nào làm thánh quan thầy chưa? Đáp: có một số lấy Thánh Giuse, một số hộ lấy tên thánh là Micae Hỏi: nữ thì hay lấy tên thánh là gì?

196



lễ.


Đáp: có người lấy Maria, có người lấy Têrêxa.

Hỏi: họ đạo ở đây thuộc về xứ nào?

Đáp: ở đây thuộc về gió xứ Lào Cai, nhưng linh mục ở Bảo Yên hay đến làm


Hỏi: Ở đây, linh nào quản nhiệm?

Đáp: linh mục Nguyên, thỉnh thoảng mới lên.

Hỏi: Lễ Noel, lễ Phục sinh vừa rồi, bà con đi lễ ở đâu?

Đáp: có người đi Bảo Hà (Bảo Yên), có người đi Sa Pa, cũng có người đi

thành phố Lào Cai

Hỏi: Lễ Lá bà con có mang lá đến nhà thờ không?

Đáp: có làm nhưng chỉ làm ở những giáo họ được công nhận. Trước đây, dân đi lễ ở nhà thờ Bảo Hà, năm nay làm ở nhà ông Lý A Tráng (nhà của một tín đồ đã cải tạo để sinh hoạt và làm lễ-LĐL)

Hỏi: lá để làm lễ là lá gì vậy?

Đáp: không biết tên là lá gì, linh mục đem đến cho.

Hỏi: linh mục làm phép cái lá ấy thì sau lễ mang về nhà mình cắm chứ?

Đáp: có mang về cắm ở vách nhà hoặc cất trên bàn thờ Chúa.

Hỏi: bà con có xin nước ấy mang về nhà không? đựng ở đâu?

Đáp: có lấy nước Thánh mang về nhà, đựng trong chai Lavie, để trên bàn thờ Chúa để dùng làm phép khi có người nhà ốm đau, phép cửa nhà, đuổi ma quỷ.

Hỏi: trong Tuần thánh vừa rồi, cha có làm lễ rửa chân không?

Đáp: có đấy, cha chọn những người đạo đức đóng làm 12 Thánh Tông đồ, rồi Cha xứ làm lễ rửa chân cho mọi người.

Hỏi: thế còn hôm lễ Phục sinh, mọi người có đứng ngắm các cây nến không?

Đáp: có. Mỗi lần thổi tắt một ngon nến.

Hỏi: thế có lời ngắm không? Tiếng Mông hay tiếng Kinh.

Đáp: có lời ngắm bằng tiếng Mông đọc như thế này: “cẩu chi khó chơHỏi: trong những lễ như vậy, mình có đưa sáo hay khèn vào không?

Đáp: không dùng đâu, có đàn Ooc với lại nhạc ở loa rồi.

Hỏi: Kinh Lạy cha, kinh Kính mừng, kinh Tin kính được dịch ra tiếng Mông nói như thế nào?

Đáp: Kinh Lạy cha: Pế chí; Kính mừng: Jongmalia ; Tin kính: Kú trình. Hỏi: khi giảng đạo linh mục giảng bằng tiếng Mông hay tiếng Kinh?

Đáp: tiếng Kinh, thỉnh thoảng cũng nói được một ít tiếng Mông.

Hỏi: bà con gaios dân mình tụng kinh bằng tiếng gì?

Đáp: mọi người dùng tiếng Mông vì nói tiếng Mông nhanh hơn, dễ hơn.

Hỏi: ở đây có Ca đoàn không? Bao nhiêu người tham gia?

Đáp: có gọi là ca đoàn nhưng chỉ có 7 - 8 em tham gia, thỉnh thoảng vào dịp lễ các em lên hạt cho cộng đoàn nghe.

Hỏi: mình có đưa các làn điệu dân ca người Mông vào trong các nghi lễ không?

Đáp: cũng có. Đôi khi cũng hát các bài hát dân ca Mông.

Hỏi: đôi nam nữ xác định lấy nhau thì phải thực hiện những việc gì?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023