181
Điều 5: Các công tác chuyên trách trong giáo xứ:
` 1. Các Tiểu ban chuyên trách của Hội đồng Giáo xứ;
- Tiểu ban Giáo lý Đức tin;
- Tiểu ban Phụng tự;
- Tiểu ban Bác ái;
- Tiểu ban Truyền giáo;
- Tiểu ban Kinh tài.
Ghi chú: 8 thành viên là cơ cấu tối thiểu cho một giáo họ có từ 500 nhân danh trở lên. Các giáo họ lớn hơn, con số thành viên Ban hành giáo được bầu theo tỉ lệ 1% số nhân danh, khi đó số ủy viên phụ trội được phân bổ vào các công tác chuyên trách. Số thành viên có thể giảm đối với các họ đạo có dưới 500 nhân danh, khi đó các thành viên sẽ kiêm nghiệm các công tác để phù hợp với các nhiệm vụ hoạt động.
2. Các tiểu ban chuyên trách trong mỗi giáo họ:
Mỗi Giáo họ phải có Ủy viên Ban hành giáo chuyên trách theo các Tiểu ban kể trên trong phạm vụ giáo họ mình.
Chương II NHIỆM VỤ
Điều 6: Nhiệm vụ chung của Hội đồng Giáo xứ.
Chiếu theo giáo huấn của Công đồng Va-ti-ca-nô II và Giáo luật, Hội đồng Giáo xứ có nhiệm vụ:
1. Nắm bắt tình hình giáo xứ về mọi mặt, nhất là về đời sống Đức tin và phong hóa. Cùng với Cha quản xứ tìm ra phương hướng giải quyết;
2. Phối hợp các sinh hoạt mục vụ ở các giáo họ, nhưng vẫn tôn trọng đức tính độc lập nội bộ của mỗi giáo họ;
3. Giúp cha quản xứ quản lý tài sản chung của giáo xứ.
Điều 7: Nhiệm vụ Ban Thường vụ Hội đồng Giáo xứ
Chủ tịch: Trách nhiệm chung về Hội đồng Giáo xứ; thừa ủy cha quản xứ điều hành các cuộc họp, sinh hoạt; quán xuyến, động viên mọi thành viên trong ban cũng như trong cộng đoàn về mọi mặt, tạo bầu khí hiệp thông giữa các thành phần trong Giáo xứ.
- Phó Chủ tịch nội vụ: hợp tác với chủ tịch và thay thế khi chủ tịch vắng mặt; liên hệ với giáo quyền và truyền đạt các tài liệu giáo huấn của giáo hội (thông điệp, thư chung, thông báo...)
- Phó Chủ tịch ngoại vụ: hợp tác với chủ tịch; phụ trách việc liên hệ với các giáo xứ, các tôn giáo bạn, với chính quyền và các tổ chức xã hội.
- Thư ký: phác họa chương trình, lập biên bản các cuộc họp; lưu trữ hồ sơ giấy tờ, công văn; Phụ trách thông tin liên lạc
- Thủ quỹ: trực tiếp quản lý tài sản của giáo xứ: nhà thờ, nhà xứ, phòng giáo lý, nghĩa trang; lập sổ chi thu hàng tháng, hàng năm.
- Ủy viên chuyên trách giáo lý đức tin: dưới sự chỉ đạo của Ban giáo lý Đức tin Giáo phận, trực tiếp quản lý, điều hành, lập kế hoạch đào tạo, bổ sung, thường huấn đội ngũ giáo lý viên; tổ chức và duy trì các lớp giáo lý cho mọi lứa tuổi trong Giáo xứ.
- Ủy viên chuyên trách Phụng tự: trách nhiệm về lễ nghi, cầu nguyện, thánh ca, trang trí thánh đường; trật tự trong các giờ phụng vụ; cử hành Bi tích Thánh tẩy, lễ nghi an táng (được ủy quyền từng lần một của cha quản xứ) khi không có Thừa tác viên chuyên trách.
182
- Ủy viên chuyên trách Bác ái: chuyên lo các công tác thăm viếng giúp đỡ người neo đơn, già cả, bệnh tật, nghèo đói, tai nạn...Hòa giải, khuyến học thăng tiến gia đình và xã hội.
- Ủy viên chuyên trách Truyền giáo: xúc tiến công tác loan báo Tin Mừng cho người ngoài Ki tô giáo; tái Phúc âm hóa cho những người đã được lĩnh Bí tích Thánh tẩy mà nay không sống đạo; lưu tâm tuyển chọn, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên trách truyền giáo.
- Ủy viên chuyên trách Kinh tài: lập kế hoạch và theo dõi việc quản lý, tu bổ sửa chữa nhà thờ nhà xứ đất đai, nghĩa trang, phòng ốc, đồ thờ, đồ cùng của các giáo họ trong giáo xứ.
Ghi chú: các bộ phận chuyên trách của các giáo họ trực thuộc ngành dọc Tiểu ban chuyên trách cùng công tác của Hội đồng Giáo xứ.
Điều 8. Bổn mạng: Ngày lễ Bổn mạng của Hội đồng Giáo xứ toàn giáo phận là lễ Thánh Phao-lô Tông đồ trở lại (25-01).
Nên tổ chức tĩnh tâm, học hỏi, ôn lại quy chế kiểm điểm sinh hoạt trong năm.
Chương III TUYỂN CHỌN
Điều 9: Tuyển chọn Ban Thường vụ Hội đồng Giáo xứ theo hai phương thức:
1. Bầu cử bằng phiếu kín, cử tri là tất cả các thành viên của Hội đồng giáo xứ (xem Điều 2)
2. Khi có lý do chính đáng và được sự nhất trí của Bề trên giáo phận, cha quản xứ chỉ định một số thành viên thuộc Hội đồng Giáo xứ (đã được bầu cử hợp lệ vào Ban hành giáo các giáo họ)
Điều 10: Tuyển chọn Ban Hành giáo các giáo họ (theo hai phương thức)
1. Phổ thông đầu phiếu, cử tri là giáo dân trong họ đạo, từ 18 tuổi trở lên.
2. Mỗi gia đình cử một cử tri đi bầu cử (có thể gửi phiếu đến từng gia đình để thăm dò ý kiến từng người, từ 18 tuổi trở lên)
Điều 11: Điều kiện ứng của viên Ban Thường vụ Hội đồng giáo xứ và Ban hành giáo giáo họ
- Là tín hữu, có cơ sở trong giáo họ hoặc giáo xứ, không phân biệt nam nữ tuổi từ 30 đến 65 hoặc cao hơn (khi vì hoàn cảnh thực tế của địa phương mà cần thành viên đủ 30 tuổi hoặc cao hơn 65, thì cần thỉnh ý của bề trên giáo phận.)
- Có lòng đạo đức uy tín, nhiệt thành lo công ích, không bị ngăn trở bởi Giáo Luật và Dân Luật.
- Có đủ năng lực đáp ứng với công tác sẽ đảm nhận.
- Ứng của viên không đủ điều kiện nào đó, phải được bề trên giáo phận miễn
chuẩn. họ.
Điều 12: tổ chức bầu cử Ban Thường vụ Hội đồng Giáo xứ và Ban hành giáo giáo
A. Bầu cử Ban hành Giáo các Giáo họ:
- Trước ngày bầu cử 1 tháng, Cha quản xứ lập Ban bầu cử (ngài phải là trưởng ban), để chuẩn bị và điều hành tổ chức bầu cử:
- Tiến trình bầu theo 4 giai đoạn: (1). Đề cử ứng viên
Bằng phiếu kín, mỗi gia đình một phiếu kín để đề cử, trong đó ghi tên từ 5-7 ứng
viên mà mình tín nhiệm.
Cha quản xứ có thể đề cử một số ứng viên theo ý ngài muốn
183
Ban bầu cử ấn định ngày, giờ thu phiếu đề cử để kiểm phiếu, lên danh sách tất cả các ứng viên do các gia đình đề cử, từ người cao phiếu nhất trở xuống.
(2). Hiệp thương các ứng viên
Ban bầu cử (có cha quản xứ điều hành) tổ chức họp mặt tất cả các ứng viên nói trên, mời từng ứng viên, từ người cao phiếu nhất trở xuống cho đủ số ứng cử viên cần thiết (15 ứng cử viên để bầu lấy 10 vị đắc cử; 8 ứng cử viên để bầu lấy 5 vị đắc cử; và 5 ứng cử viên để bầu lấy 3 vị đắc cử..., tùy theo giáo họ lớn nhỏ)
Chỉ những ứng viên đắc cử, mới được ghi tên vào danh sách ứng cử viên chính thức. Danh sách này phải được nhiêm yết nơi công sở của giáo họ 14 ngày trước ngày bầu cử.
(3). Tổ chức đại hội bầu cử
Dưới sự chủ tọa của cha quản xứ, tất cả các cử tri (chọn một trong hai cách nói ở điều 10) đến họp nơi công sở của giáo Họ. Mỗi cử tri một phiếu bầu. Cử tri chọn những ứng cử viên mình tín nhiệm hơn lấy đủ số quy định, còn tên những ứng cử viên khác thì gạch bỏ.
Phải hội đủ quá bán tổng số cử tri (GL.119) đi bầu cử và triệt để tuân theo nguyên tắc bỏ phiếu kín trong cuộc bầu cử.
- Ban bầu cử kiểm phiếu để lấy đủ số đắc cử. Đắc cử viên sẽ là những ứng cử viên đạt số phiếu bầu cao hơn.
- Ban bầu cử phải lập biên bản, công bố danh sách những ứng cử viên và kết quả kiểm phiếu.
- Lập danh sách những đắc cử viên. (4). Phân công trách nhiệm
Cha quản xứ cùng với các đắc cử viên họp riêng để hiệp thương phân công chức vụ
(trưởng, phó ban và các ủy viên chuyên trách)
Khi phân nhiệm, tránh chồng chéo hai chức vụ thủ trưởng lên một thành viên (thí dụ: vừa là chủ tịch Hội đồng Giáo xứ vừa là trưởng ban Ban hành giáo)
Khi phân công phân nhiệm, không căn cứ vào số phiếu bầu mà căn cứ và sự đồng tình của nhiều người và khả năng thực tế.
Sau khi nghe phê chuẩn kết quả đại hội bầu cử, cha quản xứ công bố trước đại hội danh tính và chức vụ của từng thành viên Ban hành giáo tân cử.
B. Bầu cử Ban Thường Vụ Hội đồng giáo xứ:
Sau khi đã kiện toàn tổ chức Ban hành giáo các giáo họ, cha quản xứ tổ chức hội nghị khoáng đại đầu tiên của Hội đồng giáo xứ. Hội nghị gồm tất cả các thành viên Ban hành giáo tân cử của các giáo họ trong giáo xứ. Hội nghị bầu ra Ban bầu cử (cha quản xứ làm trưởng ban), để chuẩn bị cho công tác bầu cử.
Phương thức bầu cử sẽ được tổ chức theo các bước như khi bầu Ban hành giáo các Giáo họ, trong cùng một ngày đại hội như sau:
1. Phiên họp thứ nhất: Đề cử các ứng viên.
Mỗi thành viên Hội đồng giáo xứ đề cử bằng phiếu kín, trong đó ghi tên từ 5-7 ứng viên mà mình tín nhiệm. Số ứng viên này phải là thành viên Hội đồng giáo xứ tân cử.
Cha quản xứ có thể để cử một số ứng viên theo ý ngài muốn, nhưng phải nằm trong số các thành viên Hội đồng Giáo xứ mới đắc cử.
Sau đó cử hai thành viên kiểm phiếu tại chỗ và lên danh sách tất cả các ứng viên đã được đã được hội đồng đề cử, từ người co phiếu nhất trở xuống.
2. Phiên họp thứ hai: Hiệp thương các ứng viên.
Ban bầu cử (có cha quản xứ điều hành) tổ chức họp mặt tất cả các ứng viên nói trên, mời từng ứng viên, từ người cao phiếu nhất trở xuống cho đủ số ứng cử viên cần thiết
184
(15 ứng cử viên để bầu lấy 10 vị đắc cử). Chỉ những ứng viên đắc cử, mới được ghi tên vào danh sách ứng của viên chính thức.
3. Phiên họp thứ ba: tiến hành bầu cử.
Trước sự chứng kiến của cha quản xứ, tất cả các cử tri là các thành viên Hội đồng Giáo xứ. Mỗi cử chi một phiếu bầu. Cử tri chọn 10 ứng cử viên mình tín nhiệm hơn, còn tên những ứng cử viên khác thì gạch bỏ. Phải hội đủ quá bán cử tri (GL.119) tham dự bầu cử và triệt để tuân theo nguyên tắc bỏ phiếu kín trong cuộc bầu cử.
-Ban bầu cử kiểm phiếu để lấy đủ số đắc cử. Đắc cử viên sẽ là những ứng cử viên đạt số phiếu bầu cao hơn.
-Ban bầu cử phải lập biên bản công bố danh sách những đắc cử viên và kết quả kiểm phiếu.
- Lập danh sách những ứng cử viên.
4. Phiên họp thứ bốn: phân công trách nhiệm.
Cha quản xứ cùng với các đắc cử viên họp riêng để hiệp thương phân công chức vụ
(chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên chuyên trách)
Khi phân nhiệm, tránh chồng chéo hai chức vụ thủ trưởng lên một thành viên (thí dụ: vừa là chủ tịch Hội đồng Giáo xứ, vừa là trưởng ban Ban hành giáo)
Sau khi phê chuẩn kết quả đại hội bầu cử, cha quản xứ công bố trước đại hội danh tính và chức vụ của từng thành viên Ban Thường Vụ Hội đông giáo xứ tân cử.
Chương IV
NHẬM CHỨC, NHIỆM KỲ
Điều 13: Nhậm chức của Ban Thường Vụ Hội đồng Giáo xứ và Ban hành giáo Giáo họ.
- Sau khi tĩnh tâm, các thành viên tân cử sẽ tuyên hứa trong Thánh lễ hay một lễ nghi phụng vụ do Cha quản xứ chủ tọa, ngài sẽ công bố danh tính và chức vụ của từng thành viên trong Ban Thường vụ hoặc Ban hanh giáo tân chức.
- Sau khi tuyên hứa sẽ tổ chức bàn giao giữa ban cũ và ban mới
Điều 14: Nhiệm kỳ Ban Thường vụ Hội đồng giáo xứ và Ban hành giáo. Nhiệm kỳ Ban Thường vụ Hội đồng Giáo xứ và Ban hành giáo là 4 năm.
- Khi mãn nhiệm kỳ khóa trước, các thành viên đương nhiệm tất cả hay một phần các thành viên đương nhiệm, với sự nhất trí của Bề trên Giáo phận.
Điều 15: từ, bãi nhiệm Ban Thường Vụ Hội đồng Giáo xứ và Ban hành giáo
a. Vì lý do chính đáng, thành viên Ban Thường Vụ Hội đồng Giáo xứ và Ban hành giáo có thể từ chức với sự chấp thuận của linh mục quản xứ.
b. Thành viên Hội đồng Giáo xứ cũng có thể bãi nhiệm vì các lý do:
- Bỏ bê nhiệm vụ quan trọng
- Mang tiếng xấu công khai
- Bất phục tùng giáo quyền
- Gây chia rẽ trầm trọng trong Hội đồng Giáo xứ
- Sau khi đã nhắc nhủ phê bình nhiều mà vô hiệu
c. Trước khi quyết định bãi nhiệm, cha quản xứ phải báo cáo bề trên Giáo phận
Điều 16: Khuyết vị thành viên Hội đồng Giáo xứ
- Nếu nhiệm kỳ còn trên một năm thì bầu cử bổ sung chọn người thay thế, khi số thành viên còn lại không thể kiêm nhiệm được.
- Nếu nhiệm kỳ còn dưới một năm, thì cử một thành viên còn lại kiêm nhiệm, với sự nhất trí của linh mục quản xứ.
Điều 17: Nhóm họp
185
Hội họp là sinh hoạt cần thiết của Hội đồng Giáo xứ để việc tập thể đạt kết quả tốt. Nhờ hội họp, tập thể Hội đồng giáo xứ nắm vững tình hình giáo xứ, trao đổi ý kiến để đi đến nhất trí cao, phân công phân nhiệm cách cụ thể để không dẫm chân lên nhau, phối hợp hành động chặt chẽ điều hòa. Do đó, hội họp là nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng Giáo xứ, nhằm thể hiện chức năng có hiệu quả.
Khi hội họp cần, thực hiện đúng giờ, tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến, tôn trọng ý kiến người khác và tập thể, giữ kín những điều đã thảo luận.
Các cuộc họp cần có định kỳ rõ ràng (giáo xứ mỗi tháng 1 lần, Giáo hạt 3 tháng 1 lần; 6 tháng sơ kết và cuối năm tổng kết). Khi phải tổ chức các phiên họp bất thường, cần thông báo trước về ngày- giờ cụ thể.
Chương V QUYỀN LỢI
Điều 18: Các thành viên Hội Đồng Giáo xứ và Ban hành giáo Giáo họ được hưởng quyền lợi:
- Hàng năm Cha quản xứ sẽ dâng lễ cầu nguyện cho vào dịp lễ Bổn mạng Hội đồng Giáo xứ: lễ Thánh Phao-lô, Tông đồ Trở lại (25-01)
- Trong tháng 11, cha quản xứ dâng lên một lễ cầu cho các cựu thành viên Hội đồng giáo xứ đã qua đời.
- Khi có một thành viên Hội đồng giá xứ hoặc Ban hành giáo các giáo họ qua đời, Cha quản xứ dâng lễ an táng để đền đáp công ơn của thành viên đó đối với giáo xứ, giáo họ.
-Thành viên nào có thành tích xuất sắc, linh mục quản xứ đệ trình bề trên để ban thưởng.
- Cộng đoàn dành ưu ái đặc biệt đối với người bạn đời của các thành viên phục vụ giáo xứ, giáo họ trong các việc hiếu, hỷ.
Chương VI
HIỆU LỰC VÀ TU CHỈNH
Điều 19: Hiệu lực.
- Những tục lệ hiện hành nào trái với điều khoản trong bản quy chế này đều không có giá trị.
- Các linh mục và thành viên Hội đồng Giáo xứ của giáo phận có trách nhiệm thi hành bản quy chế này
Quy chế này có 6 chương, 20 điều có hiệu lực từ ngày Bề trên giáo phận phê chuẩn.
Điều 20: Tu chỉnh.
Khi có yêu cầu của quá nửa số linh mục tổng giáo Phận, và sự nhất trí của Bề trên giáo phận mới được sửa đổi các điều khoản trong bản quy chế này.
PHỤ CHƯƠNG
NGHI LỄ TUYÊN HỨA CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ
Sau bài giảng, Trưởng ban Tổ chức (cựu chủ tịch Hội đồng giáo xứ vừa mãn nhiệm) lần lượt xướng danh tính và chức vụ từng người, người được gọi thưa: “có mặt” rồi tiến lên.
Trưởng ban Tổ chức: “Kính thưa cha quản xứ và cộng đồng Dân Chúa trong giáo xứ, thay mặt Ban Tổ chức con xin giới thiệu những người mới được tuyển chọn làm thành viên Hội đồng giáo xứ trong Giáo xứ chúng ta”.
Cha quản xứ: “Ban tổ chức thấy những người này có xứng đáng không?”
186
Trưởng ban Tổ chức: “Kính thưa Cha, theo nhận xét của chúng con, những người này đã được giao dân trong Giáo xứ tín nhiệm và tuyển chọn, là những người xứng đáng.”
Cha quản xứ: “Vậy, đại diện cho Bề trên và giáo xứ tôi chấp nhận họ là thành viên của HĐGX chúng ta, để cùng tôi phục vụ giáo xứ, theo truyền thống Giáo hội Việt Nam đã lưu lại và quy chế Giáo phận ấn định.”
Mọi người vỗ tay; các thành viên quỳ gối.
Cha quản xứ: “Anh chị em thành viên thân mến, chúa Giêsu đã thiết lập Hội thánh, để cộng tác với Người trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Anh chị em cùng được tuyển chọn để cộng tác vào sứ vụ đó trong Giáo xứ chúng ta. Đó là một sứ vụ cao trọng.
Sứ vụ đòi hỏi anh chị em hãy sống gương mẫu, lòng đạo đức, ứng xử khôn ngoan, biết yêu thương và chăm sóc mọi người trong Giáo xứ của chúng ta
Là cộng sự viên của Cha quản xứ, anh chị em hãy liên kết với tôi trong mọi việc. Khi phục vụ Giáo xứ, anh chị em hãy đặt lợi ích chung trên tư lợi. Cùng trách nhiệm xây dựng Giáo xứ và mở mang nước Chúa, anh chị em hãy giúp nhau vượt qua mọi bất đồng, mọi chia rẽ, luôn phát huy tinh thần đoàn kết huynh đệ , theo ý nguyện của Chúa Ki tô để mọi người nhận biết anh chị em là môn đệ Chúa và chúc tụng Thiên Cháu là cha chung mọi người.
Vậy trước khi tuyên hứa, tôi muốn hỏi ý kiến anh chị em: Anh chị em có ý thức mình là những người đại diện cho giáo xứ, có trách nhiệm cùng với Cha quản xứ bảo quản giáo xứ và chăm sóc đời sống mọi người trong Giáo Xứ không?
- Các thành viên Hội đồng Giáo xứ: “Chúng con xin hứa”
- Cha quản xứ: “Anh chị em có sẵn sàng tích cực góp sức xây dựng giáo xứ chúng ta thành một cộng đoàn đức tin, một cộng đoàn phụng tự, một cộng đoàn bác ái và một cộng đoàn chứng nhân loan báo Tin Mừng Chúa Kitô?
Vậy giờ đây anh chị em hãy đọc lời tuyên hứa để thể hiện những xác tín trên.”
LỜI TUYÊN HỨA
Con là….được đề cử vào chức vụ……nhờ ơn Chúa, con xin hứa cố gắng trung thành với những Hội thánh Chúa truyền dạy, chu toàn chức vụ mình, theo như giáo phận quy định, luôn noi gương thánh thiện và trung kiên của các vị tiền bối, để hết lòng phụng sự cho danh Thánh Chúa và hạnh phúc cho mọi người. Xin ơn Chúa giúp con.
Cha quản xứ:
“ Nhân danh Bề trên giáo phận và cộng đoàn giáo xứ, xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con, và Thánh thần luôn phù trợ anh chị em chu toàn chức vụ”.
KINH CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ
Lạy Chúa Giêsu, Chúa Chiên lành, Chúa đã chọn chúng con làm tông đồ phục vụ giáo hội nơi giáo xứ (giáo họ) chúng con, xin hoán cải chúng con nên tông đồ trung kiên, luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ nhau, và nên một với chủ chiên thay mặt Chúa trong giáo xứ (giáo họ).
Xin ban cho chúng con lòng nhiệt thành, để phục vụ Chúa trong mọi người;ơn khôn ngoan và nhẫn nại, để đưa chúa đến cho mọi người và đưa mọi người đến với Chúa
Xin giáo xứ (giáo họ) chúng con nên một Dân trung hiếu hết lòng tin thờ Chúa và yêu thương mọi người, để nên dấu chứng tình thương của Chúa đối với thế nhân.
Lạy Đức Ma-ri-a là Mẹ Hội thánh, là Vì sao sáng, xin dẫn lối chúng con trong mọi nơi, mọi lúc, để chúng con vững bước trên đường phục vụ Cháu và giáo hội. Nhờ Đức Ki tô Chúa chúng con. A men!
187
PHỤ LỤC 6
TỔNG HỢP PHIẾU PHỎNG VẤN XÃ HỘI HỌC
1. Tổng số phiếu: 300
2. Địa bàn phỏng vấn: giáo xứ Sa Pa, giáo xứ Lào Cai, giáo xứ Tà Ghênh (Trạm Tấu, Yên Bái)
3. Kết quả
3. 1. Ông (Bà), Anh (Chị) tham gia các lễ sau đây như thế nào?
* Lễ trọng: Đầy đủ: 248
- Không đầy đủ: 41
- Không tham gia: 11
* Lễ Chủ nhật: Đầy đủ: 267
- Không đầy đủ: 32
- Không tham gia: 1
* Lễ ở nhà thờ:
- Hằng ngày: 212;
- Hai hoặc ba lần một tuần: 88
* Cầu nguyện ở nhà: 300
3.2. Ông (bà), Anh (chị) chịu Lễ (chịu Mình Thánh) và xưng tội như thế nào?
* Rước lễ chịu phép Thánh thể
- Hằng ngày
- Hai hoặc ba lần một tháng: 34
- Một lần một tuần: 246
- Vài lần trong một năm: 02
- Một lần một tháng: 18
* Xưng tội
- Vài lần trong một năm: 33
- Một lần một năm: 267
3. 3. Ông (Bà), Anh (Chị) chịu các phép bí tích sau đây chưa?
* Thêm sức:Có: 215 Không: 85
* Hôn phối: Có: 243 Không: 57
* Giải tội: Có: 178 Không: 122
3.4. Ông (Bà), Anh (Chị) đi Lễ ở nhà thờ vì lí do gì là chủ yếu?
-Vì đức tin: 300
- Vì bổn phận: 289
- Để gặp đồng đạo: 11
3.5. Ông (Bà), Anh (Chị) tin, nghi ngờ hay không tin những điều dưới đây
Có | Không | |
- Có Thiên đàng | 297 | 03 |
- Có Luyện ngục | 256 | 44 |
- Tội Tổ tông truyền | 300 | 0 |
- Loài người do Chúa sinh ra | 300 | 0 |
- Có ngày tận thế | 278 | 22 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 21
- Danh Sách Các Linh Mục Hoạt Động Trên Địa Bàn Tỉnh Lao Cai
- F: Tổng Hợp Số Liệu Công Giáo Tỉnh Lào Cai Năm 2017
- Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 25
- Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 26
- Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 27
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
3.6. Ông (Bà), Anh (Chị) học giáo lý theo hình thức nào?
- Do linh mục giảng dạy: 300
- Do những người thông hiểu giáo lý giảng dạy: 300
3.7. Ông (Bà) Anh (Chị) có tự học giáo lý không?
- Có: 245
- Không: 55
3.8. Ông (Bà), Anh (Chị) tự học giáo lý theo hình thức nào?
- Tự đọc sách giáo lý: 245
- Nghe đài: 213
188
- Xem băng, đĩa hình: 117
- Tự học theo hình thức khác: 245
3.9. Với Ông (Bà), Anh (Chị), Nhà thờ xứ (họ) đạo có vai trò như thế nào?
- Rất quan trọng: 298
- Quan trọng: 02
3.10. Ông (Bà), Anh (Chị) dâng tiền cho nhà thờ như thế nào?
- Mỗi lần đi Lễ ở nhà thờ: 288
- Không phải lần nào đi Lễ cũng dâng: 12
3.11. Ông (Bà), Anh (Chị) có tham gia hoạt động từ thiện xã hội không?
- Có: 297
- Không: 03
3.12. Ông (Bà), Anh (Chị) tham gia hoạt động từ thiện xã hội bằng hình thức nào dưới đây:
- Ủng hộ tiền mặt: 296
- Ủng hộ vật chất: 289
- Đi thăm hỏi: 278
3.13. Gia đình Ông (Bà), Anh (Chị) có thực hiện tôn kính (thờ cúng) Tổ tiên không?
- Có: 18
- Không: 282
3.14.) Gia đình Ông (Bà), Anh (Chị) có lập bàn thờ Tổ tiên trong nhà không?
- Có: 18
- Không: 282
3.15. Bàn thờ được đặt ở vị trí dưới bàn thờ Chúa: 05
3.16. Ông (Bà), Anh (Chị) tôn kính (thờ cúng) Tổ tiên vì những lí do nào dưới đây:
- Thể hiện lòng biết ơn với Tổ tiên: 18
- Mục đích khác (ghi rõ thêm): 0
3.17. Ông (Bà), Anh (Chị) cúng Tổ tiên vào thời điểm nào ?
- Lễ mừng năm mới (Hmôngz pêz chơưs): 18
- Lễ cưới xin (Yungz cưs): 18
3.18. Ngoài thờ cúng Tổ tiên, Ông (Bà), Anh (Chị) có thờ cúng vị thần nào khác không?
- Có: 0
- Không: 298
- Không trả lời: 02
2.19. Khi có việc không tự quyết định được, Ông (Bà), Anh (Chị) có hỏi ý kiến ai?
- Linh mục (Cha xứ): 234;
- Thầy Txir nênhz: 0
- Các vị trong Ban Hành giáo: 298;
- Người lớn tuổi trong dòng họ: 300
- Bố hoặc mẹ: 300
- Vợ hoặc chồng: 247
2.20. Ông (bà), anh (chị) hoặc người thân trong gia đình bị ốm, thường chữa trị bằng cách nào?
- Đưa đến trạm xá, bệnh viện: 300;
- Tự chữa bằng thuốc nam: 214
- Cầu nguyện nhà thờ: 294
- Mời thầy Txir nênh: 0
2.21. Những lễ thức nào dưới đây được thực hiện khi người thân trong gia đình hoặc dòng họ của Ông (Bà), Anh (Chị) qua đời?
- Lễ Chỉ đường (kruôi cêr): 300
- Lễ ma bò (nhu đangz): 0
- Lễ ma lợn (buô đangz): 0