vững về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác giả đề xuất ba nhóm chỉ tiêu chủ yếu và các phương pháp thực hiện.
Mặc dù, đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế trong thời gian vừa qua, nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta chưa thực sự bảo đảm sự bền vững. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải tìm ra các phương cách để giải quyết thoả đáng vấn đề này. Với việc quyết định thành lập một số vùng kinh tế trọng điểm, coi đây là động lực và tiền đề cho sự phát triển của các vùng khác và của cả nước, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao trong việc áp dụng mô hình phát triển đầu tư có trọng điểm vào một số vùng lãnh thổ nhất định, trong một khoảng thời gian xác định. Tuy nhiên, những vùng kinh tế trọng điểm đó chỉ có thể phát huy được vai trò động lực với điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng lãnh thổ đó bảo đảm được sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Chương 2
HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. KHÁT QUÁT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
2.1.1. Vị trí, vai trò
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 8
- Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 9
- Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 10
- Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 12
- Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 13
- Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 14
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Vùng KTTĐBB có vị trí, vai trò trọng yếu về chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng của cả nước và được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 15.289 km2, chiếm 4,6 % diện tích tự nhiên của cả nước. (Bản đồ 2.1). [22].
Vùng có lịch sử phát triển, có bề dày và tiêu biểu cho những truyền thống văn hoá, xã hội và phong tục tập quán của người Việt Nam, cái nôi của nền văn hoá lúa nước của người Việt và nước Văn Lang đầu tiên. Trong vùng có kinh đô Thăng Long xưa, hiện nay là Thủ đô Hà Nội trải gần 1.000 năm tuổi, trung tâm đầu não về chính trị, tiêu biểu về văn hoá - xã hội, hàng đầu về khoa học - công nghệ và kinh tế của cả nước. [22].
Nằm trong vòng cung biển Đông- biển Hoa Nam, biển Nhật Bản, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc, vùng có vị trí địa kinh tế- chính trị và tiềm năng mở rộng giao lưu quốc tế về kinh tế thương mại, văn hoá và đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam ở khu vực phía Bắc và vịnh Bắc Bộ với các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, đây vừa là khu vực thị trường lớn và có những quốc gia có nền kinh tế phát triển. [22].
Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thương đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong nước và quốc tế, khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh là hành lang kinh tế ven biển có cụm cảng cửa ngõ ra biển lớn nhất miền Bắc, địa bàn cũng là nơi tập trung hầu hết các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quan trọng của khu vực phía Bắc; hệ thống đô thị phát triển rộng khắp. Đây là vùng hạt nhân, địa bàn động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, đô thị hoá và công nghiệp hoá của cả khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực miền núi trung du phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, có ảnh hưởng lan toả mạnh mẽ đến quá trình phát triển trên phạm vi cả nước. [8].
2.1.2. Tiềm năng, thế mạnh và điều kiện ảnh hưởng đến bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững
2.1.2.1. Nguồn nhân lực
Thế mạnh nổi trội nhất của vùng là nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà giáo và bác sỹ hàng đầu cả nước về quy mô và trình độ, có tác dụng thúc đẩy phát triển các dịch vụ nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao ở trong nước và ra khu vực.
Dân số năm 2005 khoảng 13,6 triệu người, bằng 16,3 % dân số cả nước với tốc độ tăng dân số thời kỳ 2001 - 2005 là 1,25 %. Quy mô dân số đô thị của vùng gia tăng đáng kể, từ 3.386,6 nghìn người năm 2000 (chiếm 85,55% dân số đô thị vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 18% dân số đô thị của cả nước) lên 4.325,274 nghìn người năm 2005 (chiếm 86,57% dân số đô thị vùng đồng bằng sống Hồng và bằng 19,1% dân số đô thị của cả nước). Trong giai đoạn 2001 - 2005, trung bình mỗi năm dân số đô thị của vùng tăng khoảng 174 nghìn người. [9].
Nguồn lao động của vùng năm 2005 khoảng 7,48 triệu lao động (chiếm 55,4% tổng dân số của vùng). Trong tổng số 2,45 triệu lao động có tay nghề thì có khoảng 61% lao động có trình độ chuyên môn là công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, trong đó lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên là 661,3 nghìn người (chiếm 27%); lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 465,3 nghìn người (chiếm 19%) và lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng là 367,4 nghìn người (chiếm 14%). Tỷ lệ này của các đô thị lớn là rất cao như: Hà Nội 77,1%, Vĩnh Phúc 65%, Quảng Ninh 72,8%, Hải Dương 55%... [22]. Lực lượng lao động trẻ có tay nghề đã và đang được xem như là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
2.1.2.2. Sự tích tụ văn hoá và tài nguyên du lịch nhân văn
Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam chủ yếu diễn ra trên vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó có Vùng KTTĐBB. Sự phát triển của châu thổ sông Hồng, theo các nhà địa chất thì cách đây 6.000 năm bờ biển còn đi qua Chương Mỹ, Hà Nội, Chí Linh và Đông Triều. Cách đây 2.500 năm, bờ biển qua Ninh Bình, Phủ Lý, Hưng Yên, Sông Luộc, Hải Phòng. Để có được một vùng đồng bằng châu thổ với nền văn minh lúa nước, đồng bằng sông Hồng được khai thác từ giai đoạn Phùng Nguyên, cách đây 4.000 năm vì các di chỉ Phùng Nguyên được tìm thấy ở Vĩnh Phú, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội và Hải Phòng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc khai thác thật sự châu thổ sông Hồng có lẽ bắt đầu muộn hơn vào giai đoạn Đông Sơn (3.000 năm trước), từ thời An Dương Vương vì Cổ Loa thủ đô của nước Âu Lạc nằm ở ven biển phù sa cổ của miền trung du nhìn xuống vùng đầm lầy của châu thổ. [8].
Phương thức sinh sống, cấu trúc làng xã, cách thức quản lý xã hội... của các vùng trên đất nước Việt Nam phần lớn đều bắt nguồn từ vùng đồng bằng sông Hồng. Trong vùng tập trung gần một nửa số di tích lịch sử, văn hoá vật thể và phi vật thể được Nhà nước xếp hạng trong cả nước. Nhiều tỉnh, thành phố có mật độ di tích rất cao như Hà Nội (38 di tích/100 km2), Hà Tây và Bắc Ninh (15 di tích/100 km2). Ngoài ra, trong vùng còn có nhiều lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lao động, sinh hoạt hội hè của dân cư vùng châu thổ sông Hồng. [22]. Đây cũng là nét rất đặc trưng của
Vùng KTTĐBB có ý nghĩa nổi trội trong bối cảnh mở cửa và hội nhập.
Bên cạnh những yếu tố nhân văn nêu trên, vùng có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú và đặc sắc để tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế du lịch; bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái đồng bằng, núi rừng, bờ biển và biển đảo, trong đó ở nhiều nơi có thể xây dựng các khu di tích sinh thái, nghỉ mát bãi biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia và quốc tế như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Ba Vì, Suối Hai, Tam Đảo. [22].
2.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên trong vùng khá phong phú và đa dạng. Do đó, vùng có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp yêu cầu lao động kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Vịnh Bắc Bộ [17], vùng có thể đẩy mạnh phát triển các ngành nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp thâm canh cao, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây vụ đông, có khả năng bảo đảm an ninh lương thực; vùng cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch, giải trí. (Bản đồ 2.2).
(i) Tài nguyên đất: Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của toàn vùng. Trong tổng diện tích của vùng, đến năm 2005 đã sử dụng 58,31% vào mục đích nông nghiệp; 25,20% vào mục đích phi nông nghiệp; còn lại 16,49% là đất chưa sử dụng, sông suối núi đá. Bình quân diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 0,115 ha/người, bằng 28% mức bình quân chung của cả nước. [17]. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là để trồng lúa và đất lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, có xu hướng dân cư nông thôn chuyển nơi ở từ các làng xã với đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm đến những nơi nằm ven đường quốc lộ; diện tích các công trình công nghiệp, đô thị tăng mạnh. Việc xây dựng và tổ chức quy hoạch sử dụng đất chưa bảo đảm sự phát triển bền vững của toàn vùng. Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn (252.148 ha chiếm 16,49% diện tích đất tự nhiên). (Bản đồ 2.3).
(ii) Tài nguyên nước: Nguồn nước trong vùng khá phong phú, có thể đáp ứng rất tốt cho quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đời sống của dân cư. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường của toàn vùng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Tài nguyên nước dưới đất khá phong phú ở Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, nhưng hạn chế ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Hiện nay, chất lượng nguồn nước đang có nguy cơ bị giảm sút do tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường gia tăng và do khai thác bừa bãi; một số vùng bị nhiễm mặn như ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây. [17].
(iii) Tài nguyên khoáng sản và đặc trưng địa chất: Tài nguyên khoáng sản trong vùng khá phong phú và đa dạng, nhưng lại phân bố không đều, gồm có than đá, sắt, măng gan, ti tan, đồng, niken, thiếc, vàng, đất hiếm, apatít, graphít, đá vôi, sét, cao lanh, trong đó than đá chiếm gần 90%, măng gan 42%, ti tan 64%, cao lanh 49% trữ lượng khai thác công nghiệp của cả nước. Các khu vực cảnh quan đá vôi có giá trị cao để phát triển du lịch và bảo tồn sinh thái như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Mỹ Đức; một số cảnh quan đồi núi kết hợp với các di tích lịch sử như Sóc Sơn, Côn Sơn, Yên Tử. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được chú ý điều tra, phát hiện và chưa được tổ chức quản lý, quy hoạch khai thác hợp lý, hiệu quả. Ngoại trừ các vùng đồi núi, hầu hết diện tích vùng đồng bằng sông Hồng đều có nền đất yếu, có ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng các công trình . [17].
(iv) Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Tài nguyên rừng của vùng khá phong phú, bao gồm cả rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Một số khu rừng tự nhiên rất có giá trị kinh tế sinh thái, đa dạng sinh học cao như Vườn quốc gia Ba Vì, khu rừng chùa Hương (Hà Tây); Vườn quốc gia Cát Bà9 (Hải Phòng); Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc); vùng núi Chí Linh (Hải Dương) (Bảng 2.2, Phụ lục), Khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử (Quảng Ninh)10. Trong vùng còn có hệ sinh thái đầm nuôi ven biển, là loại hình thuỷ vực bán tự nhiên, thường nằm ở vùng cao triều và trung triều, nơi có thảm thực vật ngập mặn phát triển (rất ít đầm nuôi nằm ở vùng thấp triều do động lực nước khá mạnh nên việc xây dựng và bảo vệ đê, cống khó khăn). (Bảng 2.3, Phụ lục). Thảm thực vật ngập mặn trong đầm nuôi kém phát triển. Vùng có nguồn lợi thuỷ sản phong phú có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Việc khai thác và sử dụng bền
9 Quần đảo Cát Bà chính thức được Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ ngày 19 tháng 12 năm 2004. Hiện nay, số loài thực vật bậc cao ở cạn có trên 1.041 loài, bằng khoảng 1/10 số lượng loài thực vật có mạch đã được xác định ở Việt Nam (Bảng 2.1, Phụ lục). Nơi đây có đầy đủ tất cả các nhóm sinh vật từ bậc thấp đến bậc cao, trong khoảng hơn
2.300 loài, đã có tới 20 loài thực vật bậc cao, 25 loài động vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
10 Khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử có diện tích rừng thường xanh lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam; là nơi sống của quần thể nhiều loài động, thực vật quý hiếm: loài bò sát có 42 (chiếm 16,1% tổng số loài bò sát ở Việt Nam), loài lưỡng cư 23 (chiếm 21,7%), loài chim 161 (chiếm 19,4%), loài thú 48 (chiếm 20%).
vững tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong vùng là điều kiện tối quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững toàn vùng. [25].
2.1.2.4. Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Vùng có mạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt hơn so với các vùng khác, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế và đẩy mạnh giao lưu đối với các các vùng trong nước và các nước.
(i) Hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc và thuỷ lợi [8], [9], [13], [14], [22]: Nhiều công trình giao thông quan trọng trong 5 năm qua đã được hoàn thành như cải tạo và nâng cấp các tuyến quốc lộ 1, 18, 10, 2B, 38, 39, 183, 12B, 21, 21B và 23; xây dựng đường Láng - Hoà Lạc hoàn thành giai đoạn I đạt tiêu chuẩn cấp I; xây dựng mới các cầu Bính, Triều Dương, Tân Đệ, Tiên Cựu, Yên Lệnh, Thanh Trì, Bãi Cháy,...
Các tuyến đường sắt: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội - Vinh đã được nâng cấp để rút ngắn thời gian vận chuyển và đảm bảo an toàn chạy tàu. Tuy vậy, hệ thống đường sắt còn tồn tại nhiều khổ đường gây trở ngại cho vấn đề tổ chức vận tải liên tuyến; hầu hết các tuyến đường sắt chưa vào cấp lại đều là tuyến đơn, năng lực rất hạn chế, tốc độ khai thác chỉ đạt 30- 40 km/h; quy mô ga nhỏ, thiếu các ga đầu mối quy mô lớn có ý nghĩa toàn vùng.
Vùng có các cảng biển quan trọng và thuận lợi về giao thông đường biển. Tổng công suất qua các cảng đạt 18 - 19 triệu tấn năm. Các cảng Hải Phòng, Cái Lân đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô công suất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá đường biển cho khu vực phía Bắc. Với bờ biển chạy dài gần 300 km có một số vũng, vịnh có thể xây dựng thêm các cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu trọng tải lớn, phát triển khu kinh tế, du lịch ven biển và biển đảo.
Mật độ mạng lưới sông kênh lớn, nhưng khả năng khai thác bị hạn chế do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên và do chưa đầu tư cải tạo nạo vét luồng lạch, hiện đại hoá hệ thống phao tiêu biển báo. Hệ thống cảng sông đã có, nhưng cơ sở hạ tầng còn quá thô sơ, chưa được đầu tư cải tạo cầu bến, đường ra vào và hiện đại hoá công nghệ bốc xếp tại các cảng sông.
Mặc dù, sân bay Quốc tế Nội Bài đã hoàn thành xây dựng nâng cấp giai đoạn 1, đang chuẩn bị xây dựng mở rộng giai đoạn 2; sân bay Cát Bi cũng đã được cải tạo một bước; nhưng các cảng hàng không trong vùng có quy mô nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình tiếp tục được xây dựng và phát triển nhanh trong thời gian qua, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Vùng KTTĐBB chiếm vị trí hàng đầu về diện tích được thuỷ lợi hoá so với các vùng khác trong cả nước. Bên cạnh đó, trong vùng cũng đã xây dựng được một hệ thống các trạm trại phục vụ sự phát triển nông nghiệp cho toàn vùng cũng như cho cả nước.
(ii) Hạ tầng kỹ thuật môi trường [9], [22], [25], [32]: Hệ thống cung cấp nước sạch ở đô thị được phát triển đáng kể (lượng nước sạch chiếm 38% tổng số nước sạch cung cấp của cả nước, tỷ lệ dân đô thị được dùng nước máy đạt tới trên 90%). Cung cấp nước sạch nông thôn tăng nhanh. Tuy nhiên, mới chỉ bảo đảm cho khoảng 58,4% số dân đô thị, tỷ lệ thất thoát nước rất lớn lên tới 45%; nguồn nước cấp cho khu vực đô thị, công nghiệp chưa có quy hoạch và kế hoạch khai thác cân đối hợp lý. Mạng lưới thoát nước và vệ sinh đô thị chưa được tổ chức hợp lý và hoàn thiện đã dẫn đến hiện tượng ngập úng, ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến (vẫn còn chắp vá, không đồng bộ (Hà Nội chỉ đạt 60%); tỷ lệ thu gom thấp 60 70% (riêng nội thành Hà Nội 95%), nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế hầu như chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh, các đô thị nhỏ hầu hết chưa có hệ thống thoát nước). Các sông trong các đô thị phần lớn đều bị ô nhiễm nặng (điển hình là các sông Nhuệ, Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét,...); việc thoát nước ra sông, hồ... thiếu xử lý và chưa kiểm soát tốt nên gây ô nhiễm đến nhiều vùng dân cư.
Hạ tầng kỹ thuật về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải chưa được quy hoạch và tiếp cận với công nghệ mới. Vị trí các khu nghĩa trang phân bố không hợp lý, hầu như không đảm bảo khoảng cách ly đối với các đô thị, khu dân cư. Mạng