Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 13


hưởng tới các ngành kinh tế khác tác động xấu đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Theo tác giả, dự kiến đến năm 2015 cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tương ứng khoảng 30; 31; 39 là phù hợp.

3.3. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo quan điểm, mục tiêu đã đề ra ở trên cần thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp, ở đây tác giả xin đề cập tới một số giải pháp cơ bản nhất.

3.3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết của các ngành, các huyện. Nâng cao chất lượng quy hoạch nhất là quy hoạch phát triển ngành sát với điều kiện của tỉnh và có tầm nhìn dài hạn hơn, tránh tư tưởng nóng vội trong quy hoạch phát triển. Tiến hành rà soát lại quy hoạch vùng, quy hoach chi tiết của từng ngành, từng địa phướng để xây dựng quy hoạch sát với thực tế và thống nhất với quy hoạch tổng thể của vùng Tây Bắc. Đặc biệt là phát triển trục kinh tế động lực quốc lộ 6 nói riêng của chính phủ, chú trọng phát triển lâm nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến.

Để nâng cao chất lượng quy hoạch cần đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức lập quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, sao cho quy hoạch sát với thực tiễn, phản ánh đúng nhu cầu của thị trường và có tầm nhìn dài hạn hơn.

Thu hút sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp, xã hội dân sự và của người dân vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch; nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách. Việc tăng cường sự tham gia của mọi tầng lớp dân cư vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách có tác dụng tăng cường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

sự bình đẳng, tăng cường sự tiếp cận của nhân dân với các nguồn lực phát triển và từ đó có một sự phản biện để việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch sát với thực tiễn hơn. Muốn vậy, cần nâng cao tính minh bạch của nền hành chính và trách nhiệm giải trình của các cơ quan và công chức nhà nước cung cấp cho người dân có đầy đủ thông tin cần thiết.

Một vấn đề quan trọng nữa là nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức, những người có ảnh hưởng, chi phối quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch cần đặt lợi ích chung lên hàng đầu, không quy hoạch vị lợi ích riêng của một cá nhân hay một bộ phận cá nhân.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 13

Cần đưa ra cơ chế chính sách phù hợp cho thực hiện quy hoạch, nâng năng lực thực hiện, có sự chỉ đạo, giám sát thật chặt chẽ để quá trình thực hiện quy hoạch đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện căn cứ vào điều kiện thực tiễn kịp thời chỉ ra những điểm chưa hợp lí cần điều chỉnh, đồng thời nắm bắt sự biến động của các yếu tố để kịp thời có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp tránh lãng phí nguồn lực.

3.3.2. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

a. Tăng cường huy động vốn

Nhu cầu vốn đầu tư của Tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2020 là rất lớn so với nguồn lực và khả năng cân đối của Tỉnh và sự hỗ trợ của Trung ương. Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2020, Tỉnh cần phải có các biện pháp để huy động vốn một cách tích cực, trong đó cần tăng cường vai trò nguồn nội lực, sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn đầu tư, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao v.v…

+ Nêu cao tinh thần thực hiện tiết kiệm trong mọi hoạt động, ở mọi lúc, mọi nơi và mọi tầng lớp dân cư.


+ Cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích người dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư vẫn còn rất lớn. Cụ thể hóa thành chính sách những ưu đại thu hút đầu tư với các tiêu chí rò ràng, chi tiết cho từng lĩnh vực. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai hóa mọi thủ tục, thời gian quy định… để người dân nắm rò. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, tư cách đạo đức, tránh nhiêm của đội ngũ cán bộ công chức. Thực hiện quyết liệt hành động chống quan liêu, tham nhũng; nâng cao hiệu quả hiệu lực thực thi pháp luật; nêu cao tinh thần sống và làm việc theo pháp luật; xóa bỏ cơ chế xin-cho, bao cấp dưới mọi hình thức. Điện Biên cần phải coi việc hoàn thiện các chính sách tạo thuận lợi về mặt thủ tục là điểm đột phá để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

+ Giải pháp khai thông một nguồn vốn có sẵn trong xã hội trên cơ sở tạo lập một cơ chế quyền sở hữu để đưa những tài sản của dân chúng vào hệ thống tài sản sở hữu hợp pháp. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trong đó đặc biệt nhấn mạnh nội dung quyền tài sản trong hệ thống pháp luật. [ 29 ]

Số lượng vốn là rất quan trọng cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nhưng hiệu quả sử dụng vốn còn quan trọng hơn, và đặc biệt quan trọng đối với tỉnh rất khó khăn về vốn như tỉnh Điện Biên.

b. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Để nâng cao hiệu quả đầu tư trước tiên cần giải quyết vấn đề chất lượng quy hoạch đầu tư. Lựa chọn ngành, lĩnh vực, vùng cần tập trung đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vùng kinh tế, lĩnh vực, bảo đảm hiệu quả đầu tư, khắc phục tình trạng co kéo, dàn trải, phân tán. Cần lựa chọn những ngành, lĩnh vực tập trung phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh của tỉnh.


Trong thời gian tới, việc xác định những ngành, lĩnh vực trọng điểm cần thỏa mãn những điều kiện sau:

+ Một là, những lĩnh vực có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên;

+ Hai là, những lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm cho người lao động sẵn có;

+ Ba là, những lĩnh vực có hiệu quả đầu tư cao, vốn ít

Trên cơ sở các điều kiện trên, có thể chỉ ra mộ vài hướng cụ thể sau:

+ Nhóm ngành nông, lâm nghiệp: đây vẫn là ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đồi với tỉnh Điện Biên. Nông nghiệp là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm có vai trò ổn định đời sống, kinh tế, xã hội khi tỉnh vẫn còn trên 80% dân cư sống ở nông thồn và trên 75% lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp.Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số, địa hình có độ dốc khá cao, phát triển lâm nghiệp vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa nuôi dưỡng môi trường sống, môi trường sản xuất cho các ngành khác không chỉ trên phạm vi tỉnh Điện Biên. Hơn nữa, đây là ngành phù hợp với thực trạng về lao động, vốn của tỉnh, là ngành tạo bước đệm cho chuyển dịch lao động sang khu vực hiện đại, vì việc chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực hiện đại hơn không thể diễn ra trong một thời gian ngắn.

+ Nhóm ngành công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa: để phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa lớn thì cần có công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác những ngành này sử dụng nhiều lao động, công nghệ không cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và khả năng linh hoạt, thích ứng với môi trường kinh doanh khá tốt.

+ Nhóm ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động như thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng gia đình, vận tải hành khách và hàng hóa... Nhóm ngành này tuy không tạo ra giá trị gia tăng cao nhưng lại sử dụng nhiều lao động trình độ phổ thông, công nghệ không cao, vốn ít, khả năng thu hồi vốn nhanh phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Điện Biên hiện nay. Vì vây,


nhóm ngành này sẽ đem lại hiệu quả cao đối với nền kinh tế trong thời gian trước mắt.

+ Nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ cao, quy mô lớn mới đem lại hiệu quả kinh tế. Trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn, công nghệ hiên đại, nguồn lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cao thì việc phát triển nhóm ngành này cần có sự cân nhắc thật kỹ lưỡng, chỉ nên phát triển ngành nào thật sự cần và có hiệu quả đối với nền kinh tế. Hơn nữa, nhóm ngành này có sự "tranh dành" đối với một số ngành khác như ngành khai thác và chế biến khoáng sản có tác động xấu đến nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịnh...và có ảnh hưởng xấu đến môi trường nhất là khi trình độ công nghệ còn lạc hậu. Vì vậy, trong nhóm ngành này chỉ lên đầu tư sản xuất khi nó thực sự cần thiết và hiệu quả đối với nền kinh tế còn lại nên để đến khi các yếu tố về vốn công nghệ tích tụ đủ, khi đó khai thác mới đạt được hiệu quả kinh tế, ít tác động đến môi trường.

+ Nhóm ngành dịch vụ hiện đại như du lịch, khách sạn nhà hàng, ngân hàng tài chính nhất là ngành du lịch cũng cần tiếp cận.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đưa các công trình vào sử dụng để sớm phát huy hiệu quả trong điều kiện chu kỳ khấu hao thiết bị, máy móc, công nghệ đã rút ngắn hơn nhiều so với trước đây. Việc đầu tư xây dựng các trụ sở, nhà văn hóa thôn bản...chỉ khi cần thiết và phát huy tác dụng hiệu quả, tránh tình trạng xây dựng xong bỏ không gần như không sử dụng như hiện nay. Hạn chế tình trạng thất thoát, đục khoét vốn đầu tư, nhất là vốn tư ngân sách nhà nước.

- Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực hiệu quả năng động và tạo nhiều việc làm nhất, do đó khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân, nâng cao tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực này cũng là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung.


3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Điện Biên hiện nay cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản.

+ Nâng cao chất lượng dân số thông qua thực hiện tốt các chương trình kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, các chương trình tiêm chủng; các chương trình phát triển liên quan đến phát triển thể lực, trí lực của con người…

+ Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại địa phương, đặc biệt quan tâm đến chất lượng giáo dục phổ thông trước tiên. Đây là giai đoạn hình thành nhân cách đạo đức, ý chí, kiến thức nền tảng cơ bản, phát triển thể lực và tinh thần của mỗi con người. Do đó, giai đoạn này đặc biệt quan trọng cần được quan tâm trước tiên. Thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông hiện nay đã không chú trọng đến giáo dục nhân cách, ý chí nghị lực, lòng tự trọng, tư duy sáng tạo và kỹ năng sống điều quan nhất đảm bảo cho sự thành công của mỗi con người sau này, trong khi việc trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức hàn lâm cũng chưa thực sự tốt- cái mà từ trước tới nay vẫn được đặt lên hàng đầu. Với đa số lao động sống ở nông thôn, làm nông nghiệp thì việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông lại hết sức có ý nghĩa. Những kiến thức cơ bản bước đầu về kinh tế thị trường, về kỹ năng nghề nghiệp cũng cần đưa vào một cách hợp lí. Ngoài ra, đối với các trường chuyên nghiệp cũng cần có quy hoạch cụ thể, đào tạo trên cơ sở đáp ứng nhu cầu về lao động của thị trường về ngành nghề, số lượng, chất lượng lao động. Tỉnh cần hoàn thiện cơ chế, thể chế về thị trường lao động, có chính sách đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề nông, lâm nghiệp theo cách sản xuất hàng hóa, sản xuất bền vững cải thiện vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.


+ Có chính sách sử dụng lao động một cách hiệu quả, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo. Lao động cần được bố trí sử dụng đúng chuyên mô đào tạo, đúng năng lực, có thời gian làm việc hợp lí và hưởng kết quả tương ứng kích thích tinh học tập, rèn luyện. Có chính sách đãi ngộ hợp lí để thu hút nhân tài, trước hết là con em ở tỉnh đi học ở các trường trên cả nước. Trong khu vực kinh tế nhà nước cần thay đổi dần cách tuyển dụng bằng cách xét tuyển như hiện nay sang thi tuyển, tạo sự minh bạch, công bằng trong tuyển dụng lao động.

+ Đoàn kết mọi tầng lớp lao động, tăng cường sự liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và người lao động nhằm kết hơp, sử dụng được sức mạnh tổng hợp của xã hội cho phát triển kinh tế- xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.3.4. Phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật

Hệ thông cơ sở hạ tầng yếu kém vẫn luôn là trở ngại lớn đối với việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Để phát triển kinh tế- xã hội nói chung và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng thì trước tiên phải cải thiện được điều này. Trong thời gian trước mắt tỉnh cần tiếp tục xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế- kỹ thuật cho phát triển kinh tế- xã hội. Tập trung nâng cấp hoàn thiện hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng cho khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống điện, khai thác hiệu quả hệ thống thủy lợi hiện có đáp ứng tốt nhất nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục duy trì cơ chế đầu tư 40/60, 50/50 đối với đường đến trung tâm các xã vùng thấp; đối với đường thôn, bản địa phương tự huy động, với mục tiêu xã hội hóa để đầu tư. Đối với các xã vùng cao, đường đến trung tâm xã và đường nối từ trung tâm xã đến các thôn, bản, áp dụng cơ chế 60/40, (Nhà nước hỗ trợ tối đa 60% tổng mức đầu tư, kinh phí


còn lại do nhân dân địa phương đóng góp); đường thôn, bản do nhân dân tự đóng góp, Nhà nước hỗ trợ vật liệu, thuốc nổ phá đá và xây dựng công trình thoát nước. Các xã đặc biệt khó khăn, bên cạnh nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh với mức 70% so với tổng mức đầu tư, số còn lại địa phương cần huy động nhân dân đóng góp. Giải quyết tốt cơ chế đầu tư cũng như việc huy động vốn để hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn, góp phần phục vụ đắc lực mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương.

Gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất, tạo điều kiện ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học, công nghệ mới. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng đại trà những tiến bộ khoa học vào sản xuất. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tin học hóa các cơ quan Đảng và Nhà nước. Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ, tăng cường lực lượng khoa học cho cơ sở. Có chính sách thu hút các cán bộ khoa học về công tác tại Điện Biên và chuyển giao công nghệ cho tỉnh.

3.3.5. Giải pháp phát triển ngành

a. Phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

Nhóm ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP và tỷ lệ lao động làm việc ở nhóm ngành này vẫn rất cao, tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn chiếm đa số với mức sống thấp, tỷ lệ nghèo đói cao. Năng suất lao động khu vực nay rất thấp, mức đầu tư thấp và có xu hướng giảm dần, cơ sở hạ tầng yếu kém. Hiệu quả sản xuất còn thấp do kỹ thuật công nghệ lạc hậu, việc bảo quản, chế biến làm tăng giá trị còn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp là rất chậm và mang tính tự phát. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, tâm lí tiểu nông còn rất nặng … Do

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí