Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 14


đó việc chuyển một bộ phận lao động ở khu vực nông nghiệp sang khu vực khác là rất khó khăn. Như vây, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa quan trọng lâu dài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách bền vững.

Để phát triển nhóm ngành nông nghiệp, nông thôn trước hết tỉnh cần có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn đối với tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mặt trận hàng đầu, tránh tư tưởng nóng vội muốn tăng nhanh tỷ trong công nghiệp, giảm nhanh tỷ trọng nông, lâm, thủy sản khi chưa hội tụ đủ điều kiện. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn đó cần cụ thể hóa thành các chính sách ưu tiên phát triển trực tiếp nhất là điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng cường đầu tư hơn nữa cho khu vực nông nghiệp thay vì tăng đầu tư cho khai thác khoáng sản. Cần thay đổi cách sản xuất theo kiểu phân tán manh mún, lạc hậu bằng sản xuất tập trung với quy mô lơn thích hợp để có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật cộng nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện hội nhập. Nhà nước cần hộ trợ đào tạo nghề nông cho lao động nông nghiệp, đầu tư, hỗ trợ đầu tư công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ bảo quản và hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của nông dân. Khuyến khích chuyển đổi hộ sản xuất cá lẻ thành hợp tác xã với quy mô lớn, sản xuất theo kiểu trang trại; tỉnh cần có quy hoạch,dựng xây vùng nguyên liệu phù hợp với thổ nhưỡng cho từng loại cây trồng, vật nuôi.

b. Phát triển ngành công nghiệp- xây dựng

Phát triển công nghiệp trên cở sở phục vụ cho các ngành kinh tế khác và có ưu thế của tỉnh như thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp hàng hóa, công nghiệp phục vụ các yếu tố đầu vào khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nhu của


tỉnh là chủ yếu. Riêng công nghiệp khai khoáng nên cấp giấy phép đầu tư khai thác, chế biến có công nghệ tiên tiến hiện đại, ít tác động đến môi trường và các ngành nông nghiệp, du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước nên đầu tư bước đầu vào công nghiệp chế biến sâu nông sản hàng hóa cho khu vực nông nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian trước mắt tỉnh không nền đầu tư mạnh cho công nghiệp nặng, công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, đòi hỏi trình độ công nghệ cao, lựa chọn những ngành công nghiệp phù hợp với điều kiện vốn, lao động, công nghệ mà tỉnh có lợi thế và quan trọng là phải có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các khu vực kinh tế khác phát triển, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các ngành công nghiệp tập trung phát triển: công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông, lâm nghiệp; công nghiệp thủy điện; sản xuất vật liệu xây dựng.

c. Phát triển ngành dịch vụ

Phát triển tổng hợp kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và các thành phần kinh tế tham gia để khuyến khích mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ truyền thống sử dụng nhiều lao động trình độ phổ thông, thu hút sự tham gia tích cực của khu vực kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh hoạt động thương mại, buôn bán với Trung Quốc và Lào trên cơ sở phát triển kinh tế cửa khẩu. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng cửa khẩu Tây Trang để nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Triển khai xây dựng cửa khẩu Huổi Puốc (Điện Biên) và cửa khẩu A Pa Chải (Mường Nhé) thành cửa khẩu quốc gia; mở thêm một số cửa khẩu khác để mở rộng buôn bán với nước bạn Lào và Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại của Tỉnh phát triển; đồng thời, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Sớm hoàn thành Đề án Khu kinh tế cửa khẩu đối với A Pa Chải để thu hút đầu tư phát triển. Điều chỉnh chiến lược phát triển hàng xuất khẩu, hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

của Tỉnh như: chè, hoa quả, thịt chế biến, gỗ chế biến, măng chế biến, xi măng, vật liệu xây dựng v.v.

Xây dựng du lịch Điện Biên thành Trung tâm du lịch có tầm cỡ của vùng Tây Bắc và là một trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch quốc gia. Ngành du lịch Điện Biên được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng tiềm năng lớn này vẫn bị bỏ ngỏ. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa- Thể thao và Du Lịch tỉnh Điện Biên, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 100 cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch với gần 40 cơ sở lưu trú. Trong số các cơ sở lưu trú chỉ có 4 khách sạn, chiếm 10,5%, được xếp hạng 2 sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao. Đây là một hạn chế rất lớn, bộc lộ trong thiếu hụt đầu tư của ngành. Một đặc điểm chung của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Điện Biên là cơ sở tiện nghi, nội thất phòng ốc không hiện đại, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chưa xây dựng được nhiều tour du lịch độc đáo dựa trên những tiềm năng du lịch của tỉnh Điện Biên, đội ngũ hướng dẫn viên còn nghèo nàn về số lượng và thiếu tác phong chuyên nghiệp. Vốn ngoại ngữ, sự am hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử phi vật thể của từng bản, từng dân tộc chưa tốt nên khi phải phục vụ đoàn khách nước ngoài, các hướng dẫn viên rất lúng túng. Một hạn chế nữa trong hoạt động của ngành du lịch tỉnh Điện Biên là kinh doanh còn mang nặng tính thời vụ vào các dịp lễ tết, những dịp kỷ niệm lớn của tỉnh và cả nước. Trong khi đó, một tiềm năng lớn có thể khai thác phát triển du lịch ở tỉnh Điện Biên là vẻ đẹp của hàng ngàn nếp nhà sàn, là vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với khí hậu trong lành. Hiện tỉnh Điện Biên có 8 bản văn hóa còn nguyên vẹn nét hoang sơ vốn có. Song đa phần các bản làng này không có riêng một ngành nghề truyền thống nào có thể tạo ra sản phẩm đặc trưng hay tạo nên nét riêng biệt cho từng thôn, bản để hấp dẫn du khách. Bởi thế, khách tham quan khi đến các nơi này đều dễ nảy sinh tâm lý nhàm chán, tẻ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 14


nhạt. Cùng với những bản sắc văn hóa rất riêng, Điện Biên còn có những địa điểm du lịch nổi tiếng gắn với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng.

Để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì ngành du lịch cần khắc phục những hạn chế trên một cách triệt để. Theo tác giả, cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động làm du lịch nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Cần có sự đầu tư quảng bá giới thiệu về tiền năng, các sản phẩm du lịch rộng rãi và thường xuyên hơn. Cùng với đó là xây dựng được các tour du lịch độc đáo, xây dựng được các sản phẩm du lịch hấp dẫn trên cơ sở có sự phân cấp thị trường. Kết hợp phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái với phát triển du lịch, phát triển các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các nghề truyền thống phục vụ nhu cần về quà lưu niệm cho khách du lịch.

Các ngành dịch vụ khác: phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải, thông tin, bưu điện, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ xã hội khác v.v…


KẾT LUẬN

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ý nghĩa quan trọng tác động đến việc phân bổ hiểu quả các nguồn lực khan hiếm của mỗi nền kinh tế trong những thời điểm nhất định. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phụ thuộc vào những nhân tố như: sự phát triển của thị trường, các nguồn lực, môi trường thể chế.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được phản ánh qua các tiêu chí cơ bản như: cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Để đánh giá một cơ cấu ngành kinh tế hợp lí cần căn cứ vào các tiêu chí xác định như: phản ánh được và đúng quy luật khách quan; trình độ khoa học công nghệ phải không ngừng tiến bộ phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ; cho phép khai thác tối đa các tiềm năng của nền kinh tế; và thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.

Qua nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện cụ thể của tỉnh Điện Biên có thể rút ra một số điểm nổi bật sau:

- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch không vững chắc và chưa thật sự hợp lí, chưa phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh. Cơ cấu nội bộ ngành chậm chuyển dịch.

- Cơ cấu lao động chậm chuyển dịch, lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, trình độ của người lao động còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đặc biệt trọng khu vực nông nghiệp nên việc chuyển dịch là tương đối khó khăn.

- Trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, chậm chuyển biến tích cực, mức độ hiểu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn ít dẫn tới chưa tạo ra được khối lượng hàng hóa lớn, khả năng cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu.


- Ngày nay, bối cảnh trong nước và thế giới có những thay đổi mới, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu toàn cầu đang đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề khủng hoảng lương thực…. Trong bối cảnh mới đó, để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tỉnh Điện Biên cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau nhằm khắc phục những yếu kém và phát huy lợi thế vốn có của tỉnh.

- Trước hết phải giải quyết tốt vấn đề quy hoạch

- Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật

- Giải pháp phát triển ngành bao gồm giải pháp phát triển ngành nông- lâm- thủy sản, giải pháp phát triển ngành công nghiệp-xây dựng và giải pháp phát triển ngành dịch vụ.

Đến đây về cơ bản luận văn đã trả lời được những vấn đề nghiên cứu đã đặt ra trong phần mở đầu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ còn nhiều vấn đề mới chỉ mang tính chất gợi mở chưa thể nghiên cứu sâu. Ngoài ra, năng lực của tác giả còn những hạn chế nhất định công thêm những khó khăn khách quan khác nên chưa thể giải quyết thấu đáo những vấn đề đặt ra. Vì vậy, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giúp đỡ, góp ý chân thành để tác giả thực hiện thành công đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên Thị Song An (1997), “Tổng quan về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, (85), Tr 12-15.

2. Nguyễn Bá Ân (2005), “Thành tựu và những vấn đề đặt ra trong cơ cấu kinh tế Việt Nam qua gần 20 năm đổi mới”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (9), Tr 6-9-13.

3. Các Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, phần 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Cục thống kê tỉnh Điện Biên, (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Cục thống kê tỉnh Điện Biên, (2009), Điện Biên 55 năm xây dựng và phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Cục thống kê tỉnh Điện Biên, (2009), “ Báo cáo thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010 tỉnh Điện Biên”.

7. Lê Phong Du, Nguyễn Thành Độ, (1999) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam, (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam, (1996) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng bộ tỉnh Điện Biên, (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X.

13. Đảng bộ tỉnh Điện Biên, (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.


14. Ngô Đình Giao (chủ biên), (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Tạ Ngọc Giao (2006), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vai trò và cơ chế tác động của tài chính”, Tạp chí Tài chính, (4) , tr 17-20.

16. Đinh Xuân Hạng, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn”,

Tạp chí Tài chính, (12), tr 15-16.

17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (1996), kinh tế học về tổ chức và phát triển nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Thanh Huyền (1997), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí phát triển kinh tế, (83), tr 2-5.

19. Nguyễn Thị Bích Hường, (2005), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đào Ngọc Lâm, (2005), “Cơ cấu ngành kinh tế: mục tiêu, tiến độ và cảnh báo”, Tạp chí Cộng sản, (16), tr 57-61.

21. Đỗ Hoài Nam, (1996), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Trần Quế chủ biên, (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Sinh, (1997), “Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Giáo dục lí luận (2), tr 34-36.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022