Chuyển Dịch Cơ Cấu Nhóm Ngành Dịch Vụ Của Vĩnh Phúc


việc tạo ra giá trị đóng góp vào nền kinh tế. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến luôn lớn hơn 99% tổng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp và tỷ trọng này có sự biến đổi không đáng kể trong suốt giai đoạn 2006 – 2014.

Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tỷ trọng của hai ngành này chỉ chiếm khoảng dưới 1% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.

Cơ cấu các ngành trong công nghiệp ở Vĩnh Phúc có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch rất chậm, cơ cấu ngành hầu như không có sự chuyển dịch đáng kể. Mặc dù các ngành công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua có sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng ngành công nghiệp chế biến vẫn đang là ngành chủ đạo. Các ngành công nghiệp khác đang trong quá trình hình thành và phát triển với quy mô còn nhỏ.

Trong giai đoạn 2006 – 2014, cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, khoáng phi kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; dệt; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản xuất da và các sản phẩm liên quan đến da,chế biến thực phẩm. Một số ngành được coi là thế mạnh của tỉnh như sản xuất phương tiện vận tải, sản xuất đồ uống, sản xuất giường, tủ, bàn ghế… có tỷ trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu ngành giảm xuống nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn. Sự chuyển dịch đó phù hợp với xu hướng đa dạng hóa ngành nghề và đa dạng hóa sản phẩm. Một số ngành sản xuất kém hiệu quả, không có điều kiện thuận lợi để phát triển có tỷ trọng giảm hoặc ngừng sản xuất như sửa chữa, bảo


dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị… Bên cạnh đó, hình thành một số ngành sản xuất mới như sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh

Như vậy, trong những năm qua ngành công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những biến đổi ngoạn mục, từ một tỉnh thuần nông, hiện nay ngành công nghiệp của tỉnh đã chuyển hướng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp chế biến. Giai đoạn 2006 - 2014, các ngành công nghiệp mũi nhọn đã được khai thác lợi thế phát triển. Các ngành công nghiệp có tiềm năng của tỉnh đã có những bước tiến tích cực, công nghiệp hiện đại như chế tạo máy, lắp ráp linh kiện điện tử… ngày càng chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Chỉ tính riêng hai công ty Toyota và Honda Việt Nam hàng năm cũng đóng góp từ 60 – 70% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp cơ khí đã được phát huy tiềm năng lợi thế để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và là tiền đề, cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.

Ngành công nghiệp điện tử, tin học đã khẳng định được thế mạnh của mình và đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh còn thấp, cần phát huy hơn nữa về quy mô phát triển của ngành.

Trong quá trình phát triển đã hình thành một số ngành công nghiệp mới như sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh.

Các ngành công nghiệp khác như công nghiệp dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dược phẩm và hóa chất… cũng được khai thác hiệu quả và ngày càng đóng góp vào giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong quá trình phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với công nghiệp hiện đại đã có mặt hàng chủ lực xuất khẩu và được tiêu thụ khắp trong cả nước…


Trong giai đoạn 2006 –2014, cơ cấu công nghiệp Vĩnh Phúc chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế. Nhờ vào các cơ chế chính sách thu hút đầu tư cũng như lợi thế về vị trí đị lý của tỉnh, ngành có hàm lượng kỹ thuật và chất xám cao ngày càng được đầu tư nhiều và chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên có một số ngành đang trong quá trình hình thành và phát triển, quy mô còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ

- Giai đoạn 2006- 2010, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ bình quân tăng 20,4%/năm. Kết cấu hạ tầng về dịch vụ được đầu tư, nâng cấp; chất lượng dịch vụ được cải thiện, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh và ngày càng phong phú, đa dạng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Ngành du lịch đã có bước phát triển, số lượng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân 14%/năm. Một số dự án lớn về du lịch đang được triển khai, từng phần đưa vào khai thác, sử dụng. Hoạt động thương mại phát triển rộng khắp; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 26,3%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 36,5%/năm; các dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành bước đầu đáp ứng nhu cầu của du khách. Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp; dịch vụ vận tải phát triển mạnh, khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân 30,5%/năm, vận tải hành khách tăng bình quân 45,3%/năm. Mạng lưới viễn thông và các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phát triển mạnh. Dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Các dịch vụ về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe có nhiều tiến bộ, đổi mới và phát triển.

Giai đoạn 2011 – 2014, tốc độ tăng bình quân của dịch vụ 10,5%/năm. So với giai đoạn trước có sự giảm sút, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ chỉ tăng thêm 1% từ 27,5% năm 2010 lên khoảng 28,5% năm 2014. Tốc độ tăng bình quân ngành thương mại giai đoạn 2011- 2014


là 17- 19%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến năm 2014 đạt 40 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 3,5 tỷ USD; Dịch vụ tín dụng, ngân hàng tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước; đóng góp của khoa học công nghệ vào GDP đạt 40%; Chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông được nâng lên, hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G.

Bảng 3.12: Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành dịch vụ của Vĩnh Phúc

giai đoạn 2006 – 2014

(Đơn vị: %)


Chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng GO

Tỷ, đ

2.770,2

3.005,5

3.611.9

4.162,9

5.280,5

6.132

6.877,1

7.913,6

8.905,3

Cơ cấu

%

100

100

100

100

100

100

100

100

100

1.Thương mại

%

30,92

31,46

31,2

30,07

28,73

28,2

28,1

27,98

26,14

2. Du lịch, khách sạn, nhà

hàng


%


18,50


18,52


18,63


18,68


18,82


19,32


19,11


19,71


19,95

3. Vận tải, bưu

chính viễn thông


%


17,38


17,21


17,77


18,01


18,12


18,37


18,75


18,59


19,47

4.Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm


%


15,56


15,54


15,48


15,47


15,46


15,45


15,41


15,35


15,32

5.Giáo dục và

đào tạo

%

17,38

17,05

17,1

17,47

18,57

18,27

18,28

17,99

17,76

6. Khoa học và

công nghệ

%

0,26

0,22

0,26

0,3

0,3

0,39

0,35

0,38

0,36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 12

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, 2010, 2013,2014 và số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Tỷ trọng của các lĩnh vực dịch vụ về cơ bản không thay đổi nhiều, chỉ là sự chuyển dịch rất chậm. Trong các ngành dịch vụ chủ chốt trên, ngành du


lịch, khách sạn, nhà hàng có tỷ trọng tăng đều qua các năm, mặc dù sự gia tăng rất nhỏ nhưng cũng chứng tỏ trong xu thế hội nhập, mở cửa giao lưu và hợp tác quốc tế Vĩnh Phúc đã tận dụng được thế mạnh của mình để phát triển du lịch, để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Thứ nhất, dịch vụ chưa phát huy được tiềm năng

Quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành dịch vụ của tỉnh đạt mức cao hơn so với trung bình chung cả nước (giai đoạn 2011 – 2014, dịch vụ của tỉnh ước tính tăng 7,6%/năm, trong khi chỉ tiêu này của cả nước trong cùng thời kỳ ước khoảng 6,6%/năm) nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của công nghiệp. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế còn thấp, đến năm 2014 mới chiếm 26,4%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước và một số địa phương trong vùng. Chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu nhiều dịch vụ chất lượng cao.

Thứ hai, hoạt động xuất khẩu còn có quy mô nhỏ, chưa đa dạng

Quy mô xuất khẩu bình quân đầu người còn nhỏ, là địa phương quy mô xuất khẩu thấp nhất trong các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm Bắc. Sản phẩm xuất khẩu ít thay đổi, không đa dạng, phụ thuộc vào một số ít mặt hàng chủ lực (xe máy, giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, chè,... ) nên dễ bị ảnh hưởng khi nhu cầu thị trường đối với các mặt hàng này biến động.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh của các dịch vụ còn chưa cao

Khả năng cạnh tranh của dịch vụ tài chính, giáo dục và đào tạo, y tế, vận tải hàng hóa chưa cao. Hiệu quả của các hoạt động quảng bá, xúc tiến, liên doanh, liên kết, giới thiệu và thu hút đầu tư phát triển dịch vụ còn chưa cao.

Dịch vụ du lịch phát triển còn chậm, sản phẩm du lịch lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn; chưa tạo được mối liên kết với các tỉnh, vùng, khu vực, quốc tế; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên còn thiếu và nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp.


3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế

Cơ cấu lao động là tiêu chí phản ánh rò chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến nay. Tương ứng với sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế thì cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch nhất định. Một lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang ngành công nghiệp, dịch vụ mà tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp. Kết quả về nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2014 thể hiện ở bảng 4.11 dưới đây:

Bảng 3.13: Hiện trạng nguồn lao động và cơ cấu lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014


Năm


Nguồn lao động (người)


Dân số trong độ tuổi lao động

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ


Người

Cơ cấu (%)


Người

cấu (%)


Người

cấu (%)

2006

983.130

788.740

383.490

57,37

130.240

19,48

154.720

23,15

2007

989.657

804.180

375.140

55,1

140.920

20,7

164.770

24,2

2008

993.819

583.090

338.520

58,82

126.500

21,98

110.490

19,2

2009

1.000.356

604.693

341.570

57,35

128.870

21,64

125.150

21,01

2010

1.008.337

620.140

341.460

55,87

139.690

22,85

129.990

21,28

2011

1.014.598

628.172

334.370

54,04

148.830

24,05

135.550

21,91

2012

1.020.597

626.010

321.800

51,94

154.800

24,99

142.900

23,07

2013

1.027.000

675.000

311.000

50,13

156.500

25,26

152.900

24,61

2014

1.029.412

683.132

302.020

48,61

159.986

25,75

159.275

25,64

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2010, 2013 và số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.


Số liệu trên cho thấy, lực lượng lao động của tỉnh dồi dào về số lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn lực lao động quan trọng cho Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức của tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tương đối hợp lý, có sự chuyển dịch tích cực trong quá trình đổi mới nền kinh tế.

Lực lượng lao động chủ yếu tập trung nhiều trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống, từ 57,37% năm 2006 giảm xuống còn 55,87% năm 2010 và năm 2014 chỉ còn 48,61%, trong khi đó trong ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ thì tỷ trọng lao động trong các ngành này đang tăng lên đáng kể. Ngành công nghiệp và xây năm 2006 mới chỉ có 19,48% thì năm 2010 đã tăng lên là 22,85% và năm 2014 là 25,75. Còn ngành dịch vụ cũng đang từng bước đổi thay. Từ năm 2006 tới nay, tỷ trọng lao động ngành dịch vụ đã tăng từ 23,15% năm 2006 lên 25,64% năm 2014. Vậy các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch và cân bằng đảm bảo cho phát triển kinh tế. Tuy diễn ra chậm và kết quả chuyển đổi cơ cấu theo ngành chưa tỷ lệ thuận với chuyển đổi cơ cấu lao động nhưng tiến trình chuyển đổi cơ cấu lao động trên là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn nhân lực lao động xã hội vào quỹ đạo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Như vậy, cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế chung là giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

3.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế


Trong thời gian qua cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế có sự chuyển biến lớn. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần qua các năm, từ năm 2006 đến năm 2014 tăng 5 lần và làm tăng giá trị sản phẩm trên toàn xã hội lên 3,6 lần. Vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ tăng lên 32,1 lần, giá trị sản phẩm dịch vụ tăng 3 lần. Đầu tư vào công nghiệp tăng 47,8 lần, giá trị sản phẩm công nghiệp tăng 6,2 lần. Đầu tư vào nông nghiệp tăng 3,7 lần, giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp tăng lên 3,2 lần.

Bảng 3.14. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh

Phúc

(Đơn vị tính: %)


Năm

Ngành

2006

2010

2012

2014

Nông nghiệp

5,1

15,3

20,6

21,5

Dịch vụ

6,5

20,5

25,8

28,4

Công nghiệp và xây dựng

88,4

64,2

43,6

50,1

Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc năm 2014

Qua số liệu trên ta thấy, từ năm 2006đến nay, lượng vốn đầu tư của xã hội vào ngành dich vụ và công nghiệp tăng mạnh hơn nông nghiệp, hầu hết vốn đầu tư tăng thêm của xã hội được tập trung vào hai ngành này. Đó là một sự chuyển dịch tích cực về vốn đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, để khai thác được hết thế mạnh của tỉnh một cách hiệu quả nhất. So sánh giữa tăng vốn đầu tư và giá trị sản phẩm để thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thấy tốc độ tăng tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn chậm hơn sự gia tăng vốn đầu tư.

Xem xét số liệu ta thấy, việc sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh hiệu quả chưa cao. Trong công nghiệp và dịch vụ, tốc độ gia tăng vốn đầu tư rất nhanh, nhưng tốc độ gia tăng sản phẩm vẫn còn chậm hơn nhiều.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022