Phương Pháp Phân Tích - Tổng Hợp Và So Sánh - Đối Chiếu


Đây là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu, tóm tắt, tổng hợp thông tin nhằm hỗ trợ quá trình tìm hiểu về một vấn đề hoặc đối tượng nào đó.

Đối với luận văn này, phương pháp thống kê được thiết kế dùng chủ yếu cho phần kinh nghiệm thực tế ở chương 3, mục 3.2 và toàn bộ chương 4.

Trong chương 3, mục 3.2, nhằm tổng kết những kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên, tác giả đã dùng phương pháp thống kê các số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, cơ cấu lao động… Thông qua các con số này, tác giả có những đánh giá tổng quát về thành tựu cũng như hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc như tại sao các tỉnh đó lại có những thành công như vậy hoặc trả lời cho câu hỏi những khó khăn họ gặp phải cần giải quyết như thế nào, nó có giống với tỉnh Vĩnh Phúc không.

Ở chương 4, các số liệu liên quan tới tốc độ tăng trưởng GDP, tác giả đã thu thập và tổng hợp các số liệu về GDP của tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng trong thống kê các số liệu liên quan đến cơ cấu lao động theo ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Không chỉ vậy, trong quá trình đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh, phương pháp này rất hữu hiệu để liệt kê các số liệu có liên quan thể hiện qua các bảng đánh giá, so sánh.

Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập được chủ yếu là số liệu thứ cấp như niêm giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế. Từ đó đưa ra những bảng số liệu về cơ cấu từng ngành kinh tế.

2.1.6. Phương pháp phân tích - tổng hợp và so sánh - đối chiếu

+ Phân tích nghĩa là trình bày, giảng giải làm sáng tỏ chi tiết vấn đề. Trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê, tài liệu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tác giả phân tích, đánh giá xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh


tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm và trả lời tại sao nó chuyển dịch tại sao như vậy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Phương pháp phân tích được dùng xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn nhằm giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về các vấn đề. Phương pháp tổng hợp được dùng sau khi đã tiến hành phân tích nhằm khái quát lại vấn đề.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp chủ đạo luôn được kết hợp cùng nhau trong toàn bộ luận văn, làm cho bài viết được logic. Đặc biệt, hai phương pháp này rất hữu hiệu trong phân tích số liệu thống kê.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 8

+ Phương pháp so sánh đối chiếu dùng để đối chiếu các sự vật, việc với nhau giúp người đọc có được những hình dung cơ bản và dễ dàng nhận thức vấn đề hơn. Phương pháp này được dùng chủ yếu ở chương 4, khi so sánh các chỉ tiêu qua các năm. Từ đó biết được cơ cấu kinh tế như thế có phù hợp hay không hoặc sẽ cho thấy việc cần thay đổi cơ cấu ra sao hay nên tập trung vào ngành nào thì hơn…

Việc kết hợp các phương pháp này trong luận văn, đặc biệt là trong chương 4 sẽ giúp người đọc nắm bắt vấn đề mà tác giả đề cập. Sau khi đã dùng phương pháp thống kê, căn cứ vào các số liệu, dữ liệu thống kê có được, tác giả sử dụng các phương pháp này kết hợp để làm rò hơn, cụ thể hơn ý nghĩa của các số liệu thống kê.

Ở mục 4.2.1. Cơ cấu GDP, tiểu mục 4.2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô và 4.2.1.2. Cơ cấu nội bộ các khu vực ngành kinh tế của chương 4, mục

4.2.2. Cơ cấu lao động, tiểu mục 4.2.2.1. Cơ cấu lao động theo nhóm kinh tế và 4.2.2.2. Cơ cấu lao động theo khu vực, tác giả đã dùng phương pháp thống kê số liệu qua các năm và thể hiện trong bảng. Sau đó, phân tích các số liệu qua các năm đó, tính tỷ lệ phần trăm, thực hiện các phép tính so sánh, xem xét tỷ trọng các ngành thay đổi thế nào rồi tổng hợp lại và đưa ra nhận xét, đánh


giá để thấy rò thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra. Từ đó làm cơ sở cho việc xác định giải pháp cho phù hợp.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm: Tỉnh Vĩnh Phúc

- Thời gian thực hiện: Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2006 - 2014

2.3. Các công cụ được sử dụng

Các số liệu được thu thập chủ yếu là số liệu của Sở Lao động thương binh - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc… Bên cạnh những số liệu này, nguồn thông tin từ internet cũng được khai thác chọn lọc để đưa ra những số liệu cập nhật và chính xác nhất.

Sau khi thu thập các thông tin từ các nguồn, để đưa ra được kết quả thông qua số liệu các năm, đồng thời có sự so sánh cần sử dụng công cụ là các công thức tính toán để tính tỷ trọng của các ngành kinh tế.


Chương 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2014

3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cách cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km.

Tỉnh Vĩnh Phúc là cầu nối giữa trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội, là cửa ngò phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Đồng thời, Vĩnh Phúc còn là cửa ngò phía Đông Nam của khu Tây Bắc, Việt Bắc, cửa ngò phía Tây Bắc Đồng Bằng sông Hồng và nằm trên đường lưu thông của vùng Tây Nam Trung Quốc. Đây là điều kiện để tiêu thụ hàng hóa nông sản của tỉnh.

Quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng tạo thêm thuận lợi mới về vị trí địa lý cho Vĩnh Phúc như: Tỉnh đã trở thành bộ phận cấu thành vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ sự lan tỏa các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội, hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc gia liên quan đến tỉnh Vĩnh Phúc như: Tuyến hành lang Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc, hành lang 18 và là tuyến đường vành đai số IV nối với thành phố Hà Nội… giúp tỉnh xích gần hơn với trung tâm kinh tế và những Thành phố lớn của đất nước. Tỉnh lại nằm trong vùng


động lực phát triển kinh tế phía Bắc… Những điều kiện trên đã tạo thuận lợi cho Vĩnh Phúc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội – khoa học công nghệ với cả nước.

3.1.1.2. Địa hình

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia làm ba vùng sinh thái rò rệt: Vùng núi, trung du và đồng bằng. Với sự đa dạng về địa hình rất thuận tiện cho việc phát triển nông

– lâm – thủy sản, dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp và du lịch.

Vùng núi: Có diện tích tự nhiên khoảng 65300 ha. Trong vùng có dãy núi Tam đảo, là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước.

Vùng trung du: Chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24900 ha. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễu Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.

Vùng đồng bằng: Có diện tích khoảng 32800 ha, đất đai bằng phẳng, thuận tiện phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, Vĩnh Phúc ôm trọn cả 3 vùng sinh thái: miền núi, trung du và đồng bằng với các con sông Hồng, sông Lô,… tạo nên các vùng trũng, đầm hồ đan xen, hình thành một miền sinh thái rất phong phú và đa dạng của một nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề thủ công theo từng vùng thế mạnh tài nguyên, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và tạo điều kiện tốt cho phát triển công nghiệp.


3.1.1.3. Khí hậu

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 – 250C, nhiệt độ cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 20C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng.

Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500 - 1.700mm, đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.

Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ, thuận lợi phát triển cây nhiệt đới.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Hồ Thanh Lanh..) dự trữ khối lượng nước rất lớn, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên đất

Trên địa bàn tỉnh có 3 nhóm đất chính là: nhóm phù sa các sông chiếm 62,2% phù hợp với thâm canh cây lúa, hoa màu các loại; nhóm đất bạc màu chiếm 24,8% và nhóm đất vùng núi đặc trưng chiếm 13%, hai nhóm này phù hợp phát triển cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, các công trình hạ tầng kỹ thuật và xây dựng khu công nghiệp.

Đất đồi núi có diện tích chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên, gồm các loại đất chính sau: Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu; diện tích khoảng 4.850 ha. Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ: Diện tích vào khoảng 2.300 ha, chủ yếu được trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâm nghiệp. Đất Feralitic đỏ vàng phát triển trên nền


phiến thạch Mica: Chiếm khoảng 2,1% diện tích tự nhiên, đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp. Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét: Có diện tích khoảng 9.120 ha, Đây là loại đất rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200 thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại đặc sản… Đất Ferealitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua: Diện tích 1.900 ha, đất chua, tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp. Đất Feralitic mùn trên núi: Diện tích nhỏ trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 500m. Ngoài mục đích lâm nghiệp còn có thể ươm cây giống, trồng cây dược liệu, cây xứ lạnh và rau mùa đông.

* Tài nguyên rừng

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,7 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn...; Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo đánh giá sơ bộ, tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc có thể phân thành các nhóm sau:

Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn; than nâu trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; than bùn có trữ lượng 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.


Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.

Nhóm vật liệu xây dựng: Gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8 triệu m³, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m³, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m³, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m³.

* Tài nguyên du lịch

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Trong đó có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh... ;Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, Tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu...

Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên kể trên là những tiềm năng tạo ra thế mạnh cho tỉnh Vĩnh Phúc để phát triển kinh tế.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí