nhờ vào tiến bộ kỹ thuật mới trong công tác giống, sản xuất thức ăn, thú y và các phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản xuất. Phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đã và đang thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.
Chăn nuôi được coi là mũi nhọn của tỉnh nhưng với số lượng về đàn gia súc, gia cầm như vậy chưa thực sự khẳng định vị trí quan trọng của nó.
* Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp:
Những năm qua, công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đã có những chuyển biến tích cực, hàng năm đã triển khai nhân rộng các mô hình trồng rừng có hiệu quả, triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng... Giai đoạn 2006 - 2010, toàn tỉnh trồng mới được khoảng 8.000 ha rừng; khoanh nuôi tái sinh hơn 3.000 ha; bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đưa độ che phủ rừng lên 22,55% năm 2010. Từ năm 2011, công tác trồng và chăm sóc rừng tiếp tục được triển khai. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2006 – 2014 là con số rất nhỏ, khoảng dưới 3,27%.
Bảng 3.8: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2006 –2014
Tổng GO (tr đ) | Trồng và nuôi rừng | Khai thác gỗ và lâm sản | Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác | ||||
GO (Tr đ) | Cơ cấu (%) | GO (Tr đ) | Cơ cấu (%) | GO (Tr đ) | Cơ cấu (%) | ||
2006 | 43.664,7 | 4.964,5 | 11,4 | 35.389,0 | 81,0 | 3.311,2 | 7,6 |
2007 | 43.822,6 | 5.076,7 | 11,6 | 34.218,6 | 78,1 | 4.527,3 | 10,3 |
2008 | 64.371,5 | 7.444,9 | 11,6 | 47.961,2 | 74,5 | 8.965,4 | 13,9 |
2009 | 57.940,0 | 5.456,7 | 9,4 | 46.803,0 | 80,8 | 5.683,3 | 9,8 |
2010 | 79.498 | 2.674 | 7,9 | 54.706,5 | 83,3 | 5.811,1 | 8,8 |
2011 | 91.150 | 6.026 | 6,61 | 60.083 | 65,92 | 25.041 | 27,47 |
2012 | 92.555 | 5.423 | 5,74 | 83.240 | 88,03 | 5.892 | 6,23 |
2013 | 89.764 | 4.674 | 5,21 | 79.232 | 88,27 | 5.858 | 6,53 |
2014 | 90.912 | 4.564 | 5,02 | 80.48 | 88,52 | 5.746 | 6,32 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Phân Tích - Tổng Hợp Và So Sánh - Đối Chiếu
- Phân Tích Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Của Tỉnh Vĩnh Phúc Ở Giai Đoạn 2006 - 2014
- Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất (Go) Nhóm Ngành Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn Năm 2006 – 2014
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Nhóm Ngành Dịch Vụ Của Vĩnh Phúc
- Đánh Giá Tổng Quát Về Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Của Tỉnh Vĩnh Phúc
- Những Nhân Tố Mới Ảnh Hưởng Tới Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Tỉnh Vĩnh Phúc
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006 - 2014 và số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Khai thác gỗ và lâm sản là hoạt động chủ yếu, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp.Tỷ trọng giá trị sản xuất của hoạt động này trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chiếm tới trên 65,92% và tăng dần trong giai đoạn từ năm 2010 tới nay.
Hoạt động trồng và nuôi rừng chiếm một tỷ trọng không lớn trong giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp và có xu hướng ngày càng giảm. Vào năm 2006, hoạt động này chiếm 11,4% nhưng đã giảm xuống còn 5,02% năm 2014.
Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp và mức đóng góp của hoạt động này có sự thay đổi thất thường tuwg năm 2006 tới nay.
Như vậy, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa hợp lý. Hoạt động nuôi trồng vẫn ở mức thấp và có xu hướng giảm trong khi đó hoạt động khai thác đang tăng lên. Vì vậy, cần có sự can thiệp tích cực từ các chính sách cũng như những nhà quản lý để có những thay đổi tích cực, phù hợp với xu hướng vừa phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo cho việc duy trì và phát triển các tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ, chống xói mòn, hạn chế mưa bão ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.
* Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản cũng từng bước đi vào thâm canh. Thủy sản được coi là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản cũng có sự chuyển dịch khá mạnh trong giai đoạn 2006 –2014 theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng và giảm tỷ trọng khai thác. Giai đoạn 2006 – 2010, giá trị ngành thủy sản tạo ra thấp hơn nhiều so với giai đoạn từ năm 2011 tới nay. Nhiều dự án cải tạo vùng trũng được triển khai và kết quả về cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản như sau:
Bảng 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014
(Đơn vị: Tỷ đồng, %)
Ngành thủy sản Tr đồng | Khai thác | Nuôi trồng | Dịch vụ thủy sản | ||||
Giá trị Tr đồng | Cơ cấu % | Giá trị Tr đồng | Cơ cấu % | Giá trị Tr đồng | Cơ cấu % | ||
2006 | 86.866 | 4.643 | 5,34 | 70.439 | 81,09 | 11.784 | 13,57 |
2007 | 98.621 | 4.707 | 4,77 | 79.945 | 81,06 | 13.969 | 14,17 |
2008 | 110.902 | 4.796 | 4,33 | 88.032 | 79,38 | 18.074 | 16,29 |
2009 | 123.065 | 5.842 | 4,75 | 95.572 | 77,66 | 21.651 | 17,59 |
2010 | 400.373 | 33.075 | 8,26 | 329.162 | 82,21 | 38.136 | 9,53 |
2011 | 495.007 | 30.311 | 6,12 | 441.054 | 89,1 | 23.642 | 4,78 |
2012 | 569.259 | 34.857 | 6,12 | 507.212 | 89,1 | 27.190 | 4,78 |
2013 | 629.247 | 36.544 | 5,8 | 456.996 | 72,63 | 135.707 | 21,57 |
2014 | 651.025 | 36.457 | 5,6 | 582.667 | 89,5 | 30.598 | 4,7 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, 2010 ,2013 và số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Giá trị ngành thủy sản tạo ra đang ngày một tăng và sự gia tăng là khá lớn. Quá trình biến đổi tỷ trọng các tiểu ngành trong nội bộ của ngành thủy sản đang diễn ra với tốc độ cao.
Trong ngành thủy sản, hoạt động nuôi trồng thủy sản chiếm vị trí chủ đạo, giá trị mà ngành này tạo ra tăng dần qua các năm, tỷ trọng của nó chiếm tới hơn 72,63%. Như vậy, nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản xuất của ngành. Vào năm 2006, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo ra 70.439 triệu đồng và con số này đã tăng lên rất nhanh qua các năm: 329.162 triệu đồng năm 2010 và 582.667
triệu đồng năm 2014, những con số này chứng tỏ ngành nuôi trồng thủy sản những năm qua đã có chuyển biến tích cực và đang ngày càng có đóng góp quan trọng vào trong nền kinh tế của tỉnh. Đồng thời, khẳng định trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản đã được chú trọng quan tâm phát triển. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó lại có sự giảm đi nhường chỗ cho sự tăng lên nhanh chóng của lĩnh vực dịch vụ thủy sản.
Dịch vụ thủy sản ở Vĩnh Phúc trong từng giai đoạn nhỏ có sự phát triển khác nhau: giai đoạn 2006 – 2010, tỷ trọng của lĩnh vực này trong ngành tăng đáng kể, năm 2010 chỉ giảm đôi chút. Tuy nhiên từ năm 2010 – 2014, tỷ trọng của nó giảm đi đáng kể, (trừ năm 2013, tăng vọt lên tới con số 21,57%. Sở dĩ như vậy là do giá trị tạo ra của hoạt động nuôi trồng thủy sản năm đó giảm mạnh đã nhường chỗ).
Hoạt động khai thác thủy sản cũng tạo ra giá trị sản xuất ngày càng tăng nhưng tỷ trọng còn nhỏ, dưới 6,68%.
Quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trên đây khẳng định tính đúng đắn của chính sách tăng cường đầu tư và phát triển ngành thủy sản trong thời gian qua, nhằm khai thác đầy đủ và có hiệu quả tài nguyên thủy sản ở khu vực, từ đó nâng cao đóng góp của ngành theo nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và cho sự phát triển kinh tế của mỗi tỉnh nói riêng.
Từ phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006 – 2014, có thể rút ra một số nhận xét khái quát sau:
- Trong cơ cấu nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, nông nghiệp là ngành chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 90%). Trong thời gian qua, cơ cấu của nhóm ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành thủy sản và lâm nghiệp. Tuy vậy, quy mô phát triển của hai ngành này còn nhỏ bé.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu nhưng có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong trồng trọt, sản xuất lương thực đang chiếm tỷ trọng cao. Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm có quy mô nhỏ bé, phát triển chậm. Trong chăn nuôi, đàn gia súc có sự giảm về số lượng thể hiện sự lúng túng trong giải quyết vấn đề an ninh lương thực, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất hàng hóa.
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, tỷ trọng trồng và nuôi rừng giảm xuống là không phù hợp với tiềm năng đất đai và yêu cầu phát triển bền vững nền kinh tế.
- Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng tốt, cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành đã có sự chuyển dịch nhanh chóng, tích cực theo hướng phát triển mạnh hoạt động nuôi, trồng. Xu hướng chuyển dịch đó là phù hợp với điều kiện của Vĩnh Phúc. Tuy vậy, quy mô phát triển ngành thủy sản hiện nay còn nhỏ so với tiềm năng.
Thực trạng trên đây cho thấy trong thời gian tới cần có chủ trương và giải pháp thích hợp để thúc đẩy nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển và chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng, vững chắc.
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng
Trong những năm qua, giá trị đóng góp của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đang ngày một gia tăng:
Bảng 3.10: Cơ cấu toàn ngành công nghiệp và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014
Tổng GO (tr, đ) | Công nghiệp | Xây dựng | |||
GO (tr, đ) | Cơ cấu (%) | GO (tr, đ) | Cơ cấu (%) | ||
2006 | 29.470.634 | 28.093.219 | 95,32 | 1.431.415 | 4,68 |
2007 | 41.570.698 | 39.825.228 | 95,8 | 1.745.470 | 4,2 |
2008 | 55.390.948 | 52.900.687 | 95,5 | 2.490.261 | 4,5 |
2009 | 61.711.220 | 58.680.138 | 95,09 | 3.031.082 | 4,91 |
2010 | 83.823.207 | 80.060.348 | 95,51 | 3.762.859 | 4,49 |
2011 | 111.317.606 | 106.117.765 | 95,33 | 5.199.841 | 4,67 |
2012 | 119.575.113 | 112.971.786 | 94,48 | 6.603.327 | 5,52 |
2013 | 129.110.992 | 121.746.711 | 94,3 | 7.364.281 | 5,7 |
2014 | 132.593.979 | 125.021.960 | 94,28 | 7.572.019 | 5,72 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2008, 2010, 2013 và 2014.
Ta thấy trong ngành công nghiệp và xây dựng, đóng góp của từng ngành trong GDP có sự khác nhau về lượng khá rò. Tuy nhiên tỷ trọng của nó trong ngành lại không thay đổi nhiều, chỉ là sự chuyển dịch đôi chút và sự thay đổi về lượng không ổn định. Ngành công nghiệp giữ vị trí và vai trò quan trọng trong toàn ngành, nó chiếm trên 94%, giảm nhẹ từ năm 2012 tới nay. Ngành xây dựng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2011 - 2014 đạt 10,3%/năm, trong đó: công nghiệp tăng 9,9%/năm, xây dựng tăng 18,2%/năm.
Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của công nghiệp ở Vĩnh Phúc trong những năm qua có những bước thay đổi đáng kể, đóng góp lớn vào nền kinh
tế của tỉnh. Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch tích cực và sự chuyển biến ấy được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.11: Cơ cấu ngành công nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014
Tổng GO công nghiệp (tr,đ) | Công nghiệp khai khoáng | Công nghiệp chế biến | CNSXPP điện, khí đốt, nước | Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải | |||||
GO (tr, đ) | Cơ cấu (%) | GO (tr, đ) | Cơ cấu (%) | GO (tr, đ) | Cơ cấu (%) | GO (tr, đ) | Cơ cấu (%) | ||
2006 | 28.093.219 | 54.037 | 0,19 | 28.012.520 | 99,71 | 26.662 | 0,1 | - | - |
2007 | 39.825.228 | 83.032 | 0,21 | 39.710.252 | 99,71 | 31.944 | 0,08 | - | - |
2008 | 52.900.687 | 132.238 | 0,25 | 52.720.037 | 99,65 | 48.412 | 0,1 | - | - |
2009 | 58.680.138 | 70.149 | 0,12 | 58.567.825 | 99,81 | 42.164 | 0,07 | - | - |
2010 | 80.060.348 | 187.182 | 0,23 | 79.528.475 | 99,33 | 172.308 | 0,22 | 172.383 | 0,22 |
2011 | 106.117.765 | 214.886 | 0,20 | 105.491.280 | 99,41 | 233.493 | 0,22 | 178.106 | 0,17 |
2012 | 112.971.786 | 262.035 | 0,23 | 112.045.519 | 99,18 | 309.481 | 0,27 | 354.752 | 0,32 |
2013 | 121.746.711 | 98.643 | 0,08 | 120.904.344 | 99,31 | 435.176 | 0,36 | 308.548 | 0,25 |
2014 | 125.021.960 | 18.753 | 0,15 | 124.234.321 | 99,37 | 512.590 | 0,41 | 375.065 | 0,3 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2008, 2010, 2013 và 2014.
Trong giai đoạn 2006 – 2014, giá trị sản xuất của lĩnh vực công nghiệp tăng từ 28.093.219 triệu đồng năm 2006 lên 80.060.348 triệu đồng năm 2010 và 125.021.960 triệu đồng năm 2014. Trong số các tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp lớn năm 2014, Vĩnh Phúc là tỉnh có chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 tăng cao nhất cả nước, với mức tăng 15,1%.
Những con số trên cho thấy ngành công nghiệp chế biến đang có vị trí đi đầu trong các ngành công nghiệp ở Vĩnh Phúc và có vai trò chủ chốt trong