thấp nhất từ 14-150C. Lượng mưa trung bình năm 136,9Mm, khá ổn định. Độ ẩm bình quân hàng năm là 81,8%, rất thích hợp với cây rừng nhiệt đới, xanh tốt quanh năm.
Do địa hình bị chia cắt, Tuyên Quang có 2 tiểu khu khí hậu rò rệt, cho phép phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng. Tiểu khu khí hậu phía Bắc thích hợp với cây trồng nhiệt đới, thích hợp với chăn nuôi trâu, bò, dê, gia cầm. Tiểu khu khí hậu phía Nam thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới và có khả năng tăng vụ do mùa Đông ngắn và lượng mưa lớn.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Khoáng sản
Tuyên Quang có nhiều loại tài nguyên khoáng sản phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh.
Nhóm quặng kim loại: Quặng sắt có 10 điểm, quặng titan đã phát hiện 2 điểm quặng, đây là loại khoáng sản cần cho công nghiệp đúc các loại hợp kim chịu mài mòn, chịu nhiệt độ cao và làm pin. Chì - kẽm có 24 điểm mỏ với tổng trữ lượng trên 1,1 triệu tấn. Antimoan đã được phát hiện, thăm dò 3 mỏ và tìm kiếm được 9 điểm quặng. Quặng vàng có 13 điểm mỏ vàng.
Nhóm quặng phi kim: Barit có 25 điểm mỏ tổng trữ lượng dự báo
2.664.000 tấn. Đây là khoáng sản làm chất trợ dung cho khoan sâu và làm sơn tổng hợp nên có khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Quặng Pyrit có 4 điểm quặng, đá vôi có rất nhiều mỏ đạt chất lượng cao ước trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao. Đất sét và cao lanh có trữ lượng 26 triệu tấn, cát sỏi có nhiều điểm mỏ phân bố dọc các sông Lô, sông Gâm thỏa mãn nhu
cầu vật liệu xây dựng tương đối lâu dài trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số quặng phi kim khác như: cao lanh, penpát, đôlomit, thạch anh, photpho rít…
Sự đa dạng, phong phú của các loại khoáng sản chứng minh tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh Tuyên Quang. Việc khai thác và chế biến khoáng sản là một trong những khâu đột phá cho phát triển kinh tế trong những năm tới, trên cơ sở thu hút đầu tư từ bên ngoài, đây sẽ là nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
b) Rừng
Tuyên quang là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn so với diện tích tự nhiên (chiếm 86%), đất đai lại phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện tạo các vùng rừng kinh tế hàng hóa có giá trị cao.
Tuyên Quang có 5 loại rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất: Tổng diện tích rừng Tuyên Quang hiện có khoảng 406.893 ha, trong đó rừng tự nhiên là 267.683 ha và rừng trồng là 139.210 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%.
Việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng góp phần không nhỏ vào tỷ trọng công – nông – lâm nghiệp của địa phương.
c) Đất
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang tại thời điểm 01/01/2014
Diện tích (ha) | |
Tổng | 586.732,71 |
Đất nông nghiệp | 530.811,94 |
Đất phi nông nghiệp | 44.182,71 |
Đất chưa sử dụng | 11.738,06 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học, Luận Văn Thạc Sĩ, Luận Án Tiến Sĩ
- Các Tiêu Chí Phản Ánh Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Chi Phối Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Của Tỉnh Tuyên Quang
- Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Tỉnh Tuyên Quang Giai Đoạn 2005-2014
- Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nội Bộ Ngành
- Giá Trị Sản Xuất Thuỷ Sản Theo Giá Hiện Hành Tỉnh Tuyên Quang
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
Tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt. Tại thời điểm 01/01/2014, hiện trạng sử dụng đất của toàn tỉnh là 586.732,71 ha.
Qua thống kê cho thấy diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng lớn, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục vụ mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Các loại đất này đều được sử dụng tiết kiệm và đúng mục đích. Đất đai của tỉnh thích hợp với trồng cây ăn quả dài ngày, phát triển lâm nghiệp hoặc làm nông lâm kết hợp.
d) Nước
Nước mặt: Tuyên Quang có nguồn nước mặt rất lớn, gấp 10 lần nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện nay, lượng mưa hàng năm khá lớn cùng với nguồn nước từ sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy và nhiều con suối lớn nhỏ, cộng với gần 2.000 ao, hồ quanh năm có nước đã tạo
ra cho tỉnh nguồn tài nguyên nước phong phú vào khoảng 5,5 tỷ m3/năm. Trung bình cứ 1 ha đất tự nhiên có 9m sông suối và 9.375 m3 nước.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào có ở khắp lãnh thổ tỉnh và chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất. Hiện nay tỉnh đang khai thác nguồn nước khoáng nóng Mỹ Lâm đảm bảo chất lượng phục vụ chữa bệnh và chế biến nước giải khát.
Thủy văn: Tuyên Quang có hệ thống sông suối khá dày và phân bố tương đối đều giữa các vùng. Sông Lô đoạn trong tỉnh dài khoảng 145km. Sông Gâm đoạn chảy trong nội tỉnh khoảng 170km. Sông Phó Đáy đoạn chảy qua tỉnh dài khoảng 80km.
Với lợi thế của tài nguyên nước và thủy văn Tuyên Quang có tiềm năng về thủy điện và thủy sản. Tại nhiều điểm có thể đắp đập làm hồ chứa nước, xây dựng các trạm thủy điện nhỏ cột nước thấp phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Từ năm 2005 tới năm 2014, tốc độ tăng trưởng liên tục đạt mức 14,5%, tuy nhiên tới giai đoạn 2011 – 2013 tốc độ tăng trưởng giảm từ 13,5% năm 2011 xuống còn 12,45% vào năm 2012, năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%. Nguyên nhân việc tốc độ tăng trưởng giảm là do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, những áp lực lạm phát, thị trường tiêu thụ chưa phục hổi; các yếu tố thị trường không tốt, cung lớn hơn cầu nên sản xuất hạn chế, giá trị tụt giảm nên điều này dẫn đến tăng trưởng của tỉnh giảm.
Cơ cấu kinh tế ngành chuyển biến tích cực:
- Năm 2005 nông, lâm, thủy sản chiếm 32,34%, dịch vụ chiếm 29,78%, công nghiệp - xây dựng chiếm 37,88%.
- Năm 2010 nông, lâm, thủy sản chiếm 30,38%, dịch vụ chiếm 29,50%, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,16%.
- Năm 2013 nông, lâm, thủy sản chiếm 27,68%, dịch vụ chiếm 31,84%, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,48%.
Tuy vậy, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng khu vực còn chậm, chăn nuôi và lâm nghiệp chưa xứng với tiềm năng, công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu nông sản hiệu quả kinh tế còn thấp, công nghiệp chế biến lâm sản chưa phát triển…
GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm, năm 2005 đạt 4,869 triệu đồng/người, năm 2010 đạt 13,992 triệu đồng/người, năm 2013 đạt 22,912 triệu đồng/người gấp 4,7 lần so với năm 2005.
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
a) Dân số và nguồn lao động
Từ 2005 đến 2013 dân số tỉnh Tuyên Quang tăng khoảng 34,5 nghìn người. Tuyên Quang là tỉnh đa sắc tộc, trên địa bàn tỉnh có trên 22 dân tộc anh em sinh sống; bao gồm dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu... trong đó dân tộc Kinh chiếm 50,7%, các dân tộc ít người chiếm 49,3%.
Bảng 3.2: Dân số trung bình và mật độ dân số Tỉnh Tuyên Quang
các năm 2005, 2013
Dân số trung bình (Người) | Mật độ dân số (Người/km2) | |||
Năm 2005 | Năm 2013 | Năm 2005 | Năm 2013 | |
TỔNG SỐ | 712.131 | 746669 | 121 | 126 |
Thành phố Tuyên Quang | 57.272 | 93155 | 1.305 | 781 |
Huyện Na Hang | 57.143 | 43177 | 39 | 50 |
Huyện Chiêm Hoá | 134.290 | 127511 | 92 | 100 |
Huyện Hàm Yên | 108.272 | 112966 | 120 | 125 |
Huyện Yên Sơn | 185.867 | 162936 | 154 | 144 |
Huyện Sơn Dương | 169.287 | 176283 | 215 | 224 |
Huyện Lâm Bình | 30641 | 39 |
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
Với số dân như trên, tỉnh tuyên Quang có điều kiện khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả cho phát triển kinh tế.
Cơ cấu lao động của tỉnh có sự biến động nhẹ trong giai đoạn 2005- 2014. Tính đến năm 2013 có 473.816 người lao động từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 54.543 người lao động ở thành thị và 419.273 người lao động nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 16,5%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị là 53,2%, còn ở nông thôn chiếm 11,7%. Điều đó cho thấy, hiện nay lực lượng lao động trên 15 tuổi của Tỉnh
Tuyên Quang có sự phân bố không đều và trình độ đào tạo có sự chênh lệch lớn. Để đảm bảo phát triển ổn định kinh tế của tỉnh cần khắc phục những hạn chế này.
b) Kết cấu hạ tầng
- Hệ thống giao thông vận tải đường bộ và đường thủy không ngừng được sửa chữa và nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường, tập trung xây dựng các công trình thủy lợi theo quy hoạch, đồng thời quản lý, khai thác các công trình thủy lợi để chủ động tưới tiêu cho lúa gieo cấy. Đầu tư kè sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy.
- Hệ thống bưu chính - viễn thông
Từ năm 2008-2013 tổng số thuê bao điện thoại tăng gấp 2,02 lần, số thuê bao internet tăng gấp hơn 2,75 lần. Đường truyền dẫn tới trung tâm huyện, tới các điểm chuyển mạch và tới hầu hết các điểm thuê bao tập trung bằng cáp quang; các trung tâm huyện thị đều có các trạm thu phát sóng di động. Số lượng thuê bao di động và internet ngày càng tăng cao, chứng minh mức sống và điều kiện tiếp cận văn minh nhân loại ngày càng được cải thiện rò rệt. Điều này góp phần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu các ngành kinh tế của địa phương.
Bảng 3.3: Số thuê bao điện thoại và internet tỉnh Tuyên Quang
Số thuê bao điện thoại | Số thuê bao internet | ||
Tổng số | Trong đó: Di động | ||
Nghìn thuê bao | |||
Năm 2008 | 353.053 | 234.199 | 6.293 |
Năm 2009 | 499.972 | 345.382 | 11.201 |
Năm 2010 | 566.831 | 433.820 | 14.867 |
Năm 2011 | 684.988 | 626.777 | 14.130 |
Năm 2012 | 707.620 | 663.552 | 16.096 |
Năm 2013 | 713.920 | 677.970 | 17.305 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
c) Văn hóa – xã hội
- Giáo dục và đào tạo: Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Các nhóm, lớp mầm non, điểm trường tiểu học được mở đến thôn, bản; 100% xã, phường, thị trấn có trường tiểu học, trung học cơ sở, các cụm xã có trường trung học phổ thông. Đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên, tỷ lệ giáo viên chuẩn hóa về trình độ chuyên môn được nâng lên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo: mầm non 80,5%, tiểu học 99,7%, trung học cơ sở 99,7%, trung học phổ thông 99,9%.
- Y tế: Các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được kết quả quan trọng: số cơ sở y tế tăng từ 157 cơ sở năm 2005 lên 171 cơ sở năm 2013. Số bác sỹ tăng từ 389 người năm 2005 lên 471 người năm 2013.