Các Văn Bản Pháp Luật Khác Có Liên Quan Đến Đấu Tranh Chống Sản Xuất Và Buôn Bán Hàng Giả

kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương maị và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp; Nghị định số 12/1999 NĐ- CP ngày 06/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

- Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Nghị định này thay thế các quy định về hàng giả có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa tại điểm 2.4 và điểm 4.1 Phần III Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27 tháng 4 năm 2000 của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuấtbuôn bán hàng giả.

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/5/2000 của Bộ Khoa học Công nghệ môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

2.1.2.3. Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả

- Các Luật: Luật Thương mại năm 2005, Luật Hải quan năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004 và các Pháp lệnh: Pháp lệnh Đo lường năm 1999, Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999, Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999.

- Các Nghị định: Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin; Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng, sản phẩm hàng hoá; Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày

10/10/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Nghị định số 138/2004/NĐ- CP ngày 17/6/2004 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.

- Thông tư liên Bộ số 12/TT/LB ngày 12/7/1996 của Liên Bộ Thương mại, Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về đo lường, chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa.

2.1.2.4. Quy định tội phạm về hàng giả và liên quan đến hàng giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Bộ luật Hình sự năm 1999 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1985 đã quy định các tội phạm về hàng giả và liên quan đến hàng giả:

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 8

+ Điều 156: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả [7, tr. 49, 50].


+ Điều 157: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh [7, tr. 50].

+ Điều 158: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn gia súc dùng để chăn nuôi phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi [7, tr. 51].

+ Điều 164: Tội làm tem giả, vé giả , tội buôn bán tem giả, vé giả [7, tr.53]


+ Điều 171: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp [7, tr. 55]. Đây là một tội mới mà trước đây Bộ luật Hình sự năm 1985 chưa quy đnh. Mức phạt ở Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng rất cao.

2.1.2.5. Những văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia liên quan đến hàng giả:

Trong những năm qua, ngoài việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều văn bản mang tính quốc tế về liên quan đến lĩnh vực này như: Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883; Hiệp định về các lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại 1993; Hiệp định TRIPS; Thoả ước Madrid về đăng ký Quốc tế nhãn hiệu hàng hoá; Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886.

- Một số hiệp định song phương về quyền tác giả: Hiệp định giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Liên bang Thuỵ Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (1997); Hiệp định giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả; Hiệp định thương mại giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Trong công tác đấu tranh chống hàng giả của Việt Nam giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật. Hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam đã và đang được hoàn chỉnh, đồng bộ, chặt chẽ và linh hoạt hơn, phù hợp với những thông lệ và luật pháp quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ... góp phần lành mạnh hoá thị trường, thiết lập cơ chế cạnh tranh lành mạnh cũng như bảo vệ ngày càng hiệu quả hơn lợi ích của Nhà nước, các doanh nghiệp và của người dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, hệ thống chính sách, pháp luật về đấu tranh chống hàng giả hiện nay còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế như tính hệ thống và tính đồng bộ chưa cao, tình trạng chồng chéo, tạo nhiều kẽ hở, thiếu sót… vẫn chưa được khắc phục triệt để.

2.1.3. Những tồn tại về nhận thức và quy định của pháp luật trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Nhìn nhận một cách tổng quát, pháp luật về chống sản xuất và buôn bán hàng giả của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh chống các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người tiêu dùng; là căn cứ pháp lý các cơ quan nhà nước kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý vi phạm về hàng giả; để các chủ thể có thể bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình.

Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất phức tạp chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều, hơn nữa ý thức pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa cao kể cả đối với những người, cơ quan có thẩm quyền cho nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập.

Thứ nhất, hệ thống chính sách pháp luật về đấu tranh chống hàng giả còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán:

Trên thực tế cho đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa có khái niệm pháp lý đầy đủ, chi tiết về hàng giả và các hành vi vi phạm liên quan. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các chế tài đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhưng lại không có một văn bản nào (luật, nghị định hoặc quyết định) quy định chi tiết về hàng giả, hàng kém chất lượng (trước đây có Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả, tuy nhiên Nghị định này đã không còn phù hợp với thực tiễn sinh động hiện nay và không còn hiệu lực nữa). Hiện tại, Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BCA-BTC-BKHCNMT về hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả cũng đã có một số khái niệm về hàng giả và hàng kém chất lượng, nhưng đây là những định nghĩa dưới dạng văn bản hướng dẫn, chưa bao quát hết thực tiễn, tính pháp lý chưa cao, chưa tương ứng và phù hợp

với tính chất pháp lý của những khái niệm này. Trong Thông tư này, các khái niệm chưa được thể hiện đầy đủ, chi tiết và chính xác như các khái niệm liên quan đến sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, bản quyền...). Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp mới đây đưa ra các quy định mới thay thế các quy định về hàng giả có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa được quy định tại điểm 2.4 và điểm 4.1 Phần III Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Liên Bộ nêu trên. Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại mới chỉ quy định hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt và cũng chưa đưa ra được khái niệm thế nào là hàng giả, các dấu hiệu của hàng giả.

Các văn bản pháp luật về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả còn quá phức tạp bao gồm nhiều văn bản, do nhiều cơ quan ban hành. Dưới các văn bản luật còn tồn tại hệ thống văn bản pháp quy như: các Nghị định của chính phủ, các thông tư, chỉ thị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các loại Công văn hướng dẫn nghiệp vụ mang tính chất nội bộ ngành. Các văn bản hướng dẫn nhiều khi còn trái với các văn bản luật hoặc là quy định chồng chéo điều này tạo ra sự không thống nhất khi áp dụng các quy định trong thực tiễn, các cơ quan chức năng không thống nhất với nhau về cách xử lý…

Như vậy, chưa có khái niệm hàng giả thống nhất, các quy định liên quan đến hàng giả được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, bởi vậy việc ban hành một văn bản pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định...) để có những khái niệm đầy đủ, chi tiết và những hướng dẫn cụ thể về hàng giả vào thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết nhằm điều chỉnh, đưa ra những quy định đồng bộ cụ thể làm cơ sở pháp lý trong lĩnh vực đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Thứ hai, hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hàng giả vẫn tồn tại mâu thuẫn, bất cập

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả còn khá nhiều điểm chồng chéo, đặc biệt là các chế tài xử lý vi phạm, không thống nhất về các hình thức xử lý và mức phạt gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng các chế tài để xử lý vi phạm.

Trong các nghị định xử phạt vi phạm hành chính, cùng một hành vi vi phạm nhưng lại quy định nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt, Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin và Nghị định số 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đối với cùng một hoặc một số hành vi vi phạm về hàng giả chưa thống nhất, nên có tình trạng cùng một hành vi vi phạm mà ở các Nghị định có các mức phạt khác nhau, dẫn đến sự tuỳ tiện trong việc áp dụng chế tài xử lý trong thực tế, sự chồng chéo hoặc bỏ sót, xử lý không triệt để, dẫn đến tình trạng dễ thì làm khó thì bỏ, gặp đâu làm đó... Đồng thời, việc này cũng dẫn đến tình trạng né tránh trách nhiệm trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm, trách nhiệm phối hợp giữa các ngành trong công tác chống hàng giả cũng bị hạn chế rất nhiều...

Một số văn bản pháp luật vẫn tồn tại khá nhiều thiếu sót, thiếu tính chặt chẽ, điều này thể hiện ở chỗ: chưa quy định chi tiết, cụ thể các hành vi vi phạm cũng như các chế tài xử phạt, dẫn đến việc xác định hành vi vi phạm cũng như các khâu xử lý liên quan khác gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thứ ba, hệ thống pháp luật còn thiếu nhiều những quy định cụ thể, cũng không có cả các hướng dẫn, giải thích; các chế tài xử phạt còn nhẹ.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về cơ chế và quy trình thủ tục trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ quy định chưa cụ thể về công tác kiểm định, giám định, việc xử lý đối với hàng hoá vi phạm; cơ chế kiểm soát

hàng hoá xuất nhập khẩu để ngăn chặn hàng giả cũng chỉ dừng lại ở dạng quy định nguyên tắc.

Pháp luật hiện hành cũng chưa có hướng dẫn về bồi thường thiệt hại, do đó khó xác định mức bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại; người vi phạm nhiều khi lại không biết hành vi do mình thực hiện đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả còn nhẹ, tính răn đe chưa cao, làm cho pháp luật thiếu được tôn trọng. Với mức xử phạt như quy định tại Điều 18 Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại thì trên thực tế mức phạt này là chưa tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp bị vi phạm lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí nhiều tỷ đồng. Do vậy, mức phạt như vậy là quá thấp và chưa tương xứng với thiệt hại thực tế gây ra. Việc xử phạt hành chính với mức tiền phạt cao đối với các đối tượng buôn bán nhỏ hàng giả với số lượng ít không mang tính khả thi

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các vi phạm về hàng giả, gây ra lúng túng trong việc xử lý của các cơ quan chức năng, phần lớn vụ việc phát hiện được đều xử lý hành chính không đủ sức răn đe giáo dục phòng ngừa nên vẫn xảy ra tái phạm, mặt khác cũng tạo nên tình trạng tuỳ tiện trong xử lý, vụ việc đáng lẽ phải chuyển để khởi tố hình sự thì giữ lại để xử lý hành chính và ngược lại, gây nên sự thiếu tôn trọng pháp luật, vi phạm nguyên tắc pháp chế.

Thứ tư, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực phòng chống hàng giả còn thiếu tính ổn định.

Điều này gây rất nhiều khó khăn không những đối với các cơ quan thực thi mà cả với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh. Vấn đề này làm cho các lực lượng chức năng thường gặp nhiều lúng túng trong việc vận dụng các quy định

pháp lý trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý, nhiều khi không biết là văn bản pháp luật còn hiệu lực hay không, áp dụng văn bản nào thì đúng. Nhiều hành vi vi phạm quy định được ban hành có hiệu lực nhưng lại không ban hành kịp thời các chế tài xử phạt... Các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh cũng gặp khó khăn, vướng mắc để thích ứng với các quy định mới của pháp luật, đây là tình trạng cũng rất bức xúc hiện nay nhất là đối với các doanh nghiệp có nhiều hoạt động liên quan.

Ngoài ra một số văn bản pháp luật có những quy định không khả thi, rất khó áp dụng trong thực tiễn. Công tác hoạch định, xây dựng pháp luật nói chung và chống hàng giả nói riêng chưa mang tính linh hoạt, kịp thời cần thiết, nhiều hành vi vi phạm mới thậm chí nghiêm trọng nhưng lại không được điều chỉnh kịp thời hoặc phải mất một thời gian dài mới có quy định điều chỉnh. Ngược lại có những hành vi về bản chất kinh tế - xã hội là hành vi gây hậu quả không lớn hoặc không phải là hành vi vi phạm nhưng lại được quy định điều chỉnh xử phạt rất bất hợp lý....

Thứ năm, tính phổ biến, công khai của pháp luật về đấu tranh chống hàng giả chưa cao.

Đây là vấn đề mà lâu nay chúng ta vẫn quan tâm trong công tác đấu tranh chống hàng giả, làm thế nào để người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... cũng như các cấp, các ngành quan tâm hơn trong công tác đấu tranh chống hàng giả, điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa công tác hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách pháp luật về công tác đấu tranh chống hàng giả với công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật...

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống hàng giả đến với từng người dân, từng doanh nghiệp... giúp họ nâng cao nhận thức, chủ động hơn, tự giác hơn trong việc tham gia tích cực vào công tác đấu tranh bài trừ nạn hàng giả. Tuy vậy, công tác phổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023