Kết Quả Công Tác Quản Lý Nhà Nước Và Đấu Tranh Chống Sản Xuất Và Buôn Bán Hàng Giả Ở Việt Nam

biến, tuyên tryền chính sách, pháp luật trong công tác đấu tranh chống hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, rất nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được thường xuyên tiếp cận, cập nhật những quy định hiện hành về sản xuất, lưu thông hàng hoá có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình; hơn nữa nhiều doanh nghiệp vẫn còn những thói quen như không quan tâm hoặc coi thường đối với các quy định pháp luật trong lĩnh mình hoạt động. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi những vướng mắc, vi phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều khi họ vi phạm mà không biết là mình đã vi phạm, cũng như không ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của mình, không ý thức được hậu quả hành vi mình gây ra. Với người dân, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhận thức họ về hàng giả còn nhiều hạn chế, không phân biệt được rõ hàng giả và hàng thật, thậm chí biết là hàng giả nhưng vẫn chấp nhận mua miễn là giá cả hợp lý, chất lượng, mẫu mã tạm được... mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác như xuất xứ hàng hoá, nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá, các chỉ tiêu trên nhãn hàng hoá...‌

2.2. Kết quả công tác quản lý nhà nước và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam

2.2.1. Hiệu quả và hiệu lực trong quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Hiệu quả và hiệu lực trong quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả được hiểu là kết quả cụ thể đạt được trong quá trình cơ quan quản lý nhà nước (chủ thể quản lý) sử dụng tổng thể các phương pháp có tính quyền lực nhà nước tác động đến các quan hệ xã hội, hành vi, hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức (khách thể và đối tượng quản lý) trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng hoá nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả do nạn sản xuất và buôn bán hàng giả gây ra.

Như đã phân tích ở phần nội dung quản lý nhà nước, vai trò quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ dừng lại ở việc xây

dựng, ban hành các quy tắc quản lý trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng hoá trên thị trường còn còn liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện các quy tắc đó trên thực tế. Vì vậy, đánh giá hiệu quả, hiệu lực thi hành pháp luật về chống sản xuất và buôn bán hàng giả là một trong những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Sự đánh giá này được xem xét trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, tính thống nhất của pháp luật trong việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Pháp luật về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả phải được nhận thức và thực hiện thống nhất trong cả nước ở tất cả các ngành, các cấp, ở trung ương cũng như địa phương. Tuy nhiên, yếu tố này được tính đến việc cân nhắc những điều kiện của ngành, của địa phương khi thực hiện pháp luật. Điều đó có nghĩa, trong quá trình thực hiện pháp luật về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đòi hỏi các ngành, các cấp một mặt phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; mặt khác có tính đến những điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của ngành, của địa phương để tìm kiếm những cách thức và biện pháp thực hiện pháp luật một cách sáng tạo, năng động trong khuôn khổ pháp luật.

Thời gian qua, bên cạnh những những quy định chung của Nhà nước về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, mỗi ngành mỗi, cấp đều có những chỉ đạo ngành mình, cấp mình, ban hành những quy định hướng dẫn về chống các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, vẫn còn thể hiện yếu tố cục bộ trong ngành mình, cấp mình. Vẫn có hiện tượng mạnh ngành nào ngành ấy làm, chưa tính đến lợi ích chung của toàn xã hội, đùn đẩy trách nhiệm.

Thứ hai, sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thực tế cho thấy, một trong những yếu tố chủ quan làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật là sự kém hiểu biết chuyên sâu về pháp luật chống sản xuất và buôn bán hàng giả của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; là sự lạm

dụng quyền lực của những người có chức có quyền, lợi dụng vị trí công tác để tham nhũng, cửa quyền hách dịch với nhân dân; là tính quan liêu của bộ máy nhà nước và sự nhận thức pháp luật của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế. Hậu quả là đã làm cho công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả hoạt động kém hiệu quả, pháp luật không được tôn trọng.

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 9

Thứ ba, bảo đảm quyền cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng của doanh nghiệp trước pháp luật

Quyền bình đẳng của doanh nghiệp đã được quy định trong Hiếp pháp và đã được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các doanh nghiệp đều được pháp luật quy định bình đẳng trước pháp luật và cạnh tranh một cách lành mạnh. Vấn đề quan trọng là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đấu tranh chống các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả bảo đảm trên thực tế các doanh nghiệp có cơ hội và khả năng thực hiện quyền bình đẳng của mình, bảo vệ những lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đã góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và phát triển trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng. Khi sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp bị làm giả, doanh nghiệp có thể đứng ra tự bảo vệ quyền lợi của mình hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm, những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh những hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả

Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, một số cá nhân, tổ chức kinh tế luôn sẵn sàng sử dụng các thủ đoạn và hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính. Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm đó, đồng

thời đối với những hành vi vi phạm đã được phát hiện phải được xử lý công minh, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Nội dung này được đánh giá cụ thể hơn nữa ở Mục 2.2.2.

Thứ năm, hướng xã hội sống theo tinh thần tôn trọng pháp luật


Trong những năm gần đây, thông qua việc tuyền truyền các văn bản pháp luật về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả; tăng cường kiểm tra xử lý đối với các đối tượng vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả đã làm cho các doanh nghiệp và người dân hiểu được tác hại của việc sản xuất và buôn bán hàng giả, từ đó hướng các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ và chấp hành theo quy định của pháp luật.

Bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc, khá cơ bản cả về nhận thức và hành động của toàn xã hội trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, từ các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền, các lực lượng có chức năng chống hàng giả, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Toàn xã hội đã có nhận thức đúng đắn hơn về thực trạng, nguy cơ của tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ tác hại đối với sản xuất trong nước, lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đến sức khoẻ, tính mạng, quyền lợi người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến chủ trương thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào nước ta. Ở nước ta, tuy mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhưng tệ sản xuất và buôn bán hàng giả đã và đang hoành hành ngày càng nghiêm trọng, bắt buộc chúng ta phải tìm cách đấu tranh ngăn chặn.

Hơn nữa, việc mở rộng tính công khai dân chủ trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc đấu tranh chống các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia, giúp các cơ quan nhà nước chức năng phát hiện nhiều vụ, việc sản xuất và buôn bán hàng giả. Điều này thực sự có ý nghĩa về việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho nhân dân.

2.2.2. Kết quả công tác đấu tranh, xử lý chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta.

Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, công tác này đã được các ngành, các cấp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xã hội quan tâm nhiều hơn. Chính vì có sự quan tâm, thúc đẩy này đã tạo ra bước chuyển biến về chất trong công tác đấu tranh chống nạn sản xuất và buôn bán hàng giả trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nhiều vụ việc về sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng giả trên thị trường đã được các lực lượng có chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Những kết quả bước đầu trong công tác đấu tranh chống hàng giả đã tạo ra bước chuyển biến đáng kể, ngăn chặn và đẩy lùi được nạn sản xuất, buôn bán hàng giả ở một số ngành hàng, mặt hàng, địa bàn và thời điểm nhất định, góp phần không nhỏ vào việc duy trì kỷ cương pháp luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua.

Những kết quả bước đầu trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian qua có tính khích lệ tạo tiền đề cho công tác này được tích cực hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Có được những kết quả như vậy là do thời gian vừa qua chúng ta đã thực hiện khá đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tệ sản xuất và buôn bán hàng giả, đáng chú ý là một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Xuất phát từ thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả đã trở thành một tệ nạn xã hội, diễn ra khá phổ biến ở mọi miền của đất nước và trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá mới được chuyển đổi như ở nước ta, tệ nạn này có xu hướng ngày càng phát triển đòi hỏi công tác chống hàng giả phải khơi dậy được sự quan tâm và huy động được sự tham gia của các lực lượng, các ngành, các cấp

từ trung ương đến địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế và quần chúng nhân dân, những người tiêu dùng là nạn nhân hàng ngày của nạn sản xuất và buôn bán hàng giả.

Chính vì vậy trong thời gian qua công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã được triển khai với nhiều hình thức phong phú, thiết thực như: tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu chuyên đề khoa học về hàng giả và công tác chống hàng giả; tổ chức các đợt tuyên truyền hướng dẫn về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hàng giả và công tác chống hàng giả cho các cơ sở và hộ kinh doanh trên từng địa bàn; tổ chức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả; tổ chức các gian hàng triển lãm trưng bày hàng thật- hàng giả tại các hội chợ hàng hoá thương mại hàng năm được tổ chức ở trung ương hoặc các địa phương để tuyên truyền công tác chống hàng giả và để người tiêu dùng có cơ hội nhận biết các dấu hiệu để phân biệt được giữa hàng thật và hàng giả khi mua sắm hàng hoá. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục này, không thể không nói tới vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng đã quan tâm đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về chống hàng giả đến với đông đảo quần chúng nhân dân; đã kịp thời thông tin những vụ việc về hàng giả cho các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra xử lý hoặc đưa tin kịp thời các vụ việc về hàng giả được các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện điều tra và xử lý.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đã từng bước nâng cao dân trí, làm cho toàn dân hiểu được tác hại của hàng giả, hiểu được thế nào là hàng giả- hàng thật, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, từ đó tự giác không tham gia sản xuất hoặc buôn bán hàng giả, không mua và sử dụng hàng giả, tích cực tham gia cùng các lực lượng có chức năng của nhà nước phòng và chống tệ sản xuất và buôn bán hàng giả.

Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong công tác phòng và chống tệ nạn hàng giả.

Doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong công tác phòng và chống hàng giả. Công tác chống hàng giả không thể đạt được hiệu quả như mong muốn nếu như không có sự tham gia một cách chủ động, tích cực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một mặt không tham gia vào việc sản xuất buôn bán hàng giả mà còn chủ động phòng và chống làm giả sản phẩm của mình một cách tích cực. Thời gian qua, có khá nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã chủ động sáng tạo, đầu tư thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến để làm ra nhiều mặt hàng có chất lượng, giá cả cạnh tranh phù hợp với người tiêu dùng, mẫu mã, bao bì hàng hoá luôn được cải tiến để tránh bị làm giả. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động phòng chống hàng giả sản phẩm của mình bằng cách dán tem chống giả lên sản phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường đem lại hiệu quả rõ rệt. Để phòng và chống hàng giả, các doanh nghiệp đã thực hiện đúng các quy định về đăng ký sản xuất, kinh doanh, công bố chất lượng hàng hoá, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ để được bảo hộ, tổ chức và quản lý tốt hệ thống tiêu thụ sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng và thực hiện việc bảo hành sản phẩm.

Trong công tác đấu tranh chống hàng giả, khá nhiều doanh nghiệp đã có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ hơn với các cơ quan nhà nước, các lực lượng, cơ quan chức năng liên quan để chống làm giả sản phẩm của mình từ việc cung cấp thông tin các vụ việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả, cung cấp tài liệu liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, cung cấp mẫu hàng giả, giúp các cơ quan thực thi chống hàng giả trong việc nhận biết, phân biệt hàng thật - hàng giả, kể cả kinh phí cần thiết cho việc điều tra, giám định hàng hoá và tiêu huỷ hàng giả thu giữ được. Có thể nói giải pháp đề cao vai trò trách

nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác phòng và chống hàng giả, đưa các doanh nghiệp thực sự vào cuộc là một trong những giải pháp quan trọng để công tác chống hàng giả đạt được những kết quả ngày càng lớn hơn.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm theo pháp luật các vụ việc về sản xuất và buôn bán hàng giả.

Kiểm tra kiểm soát để phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời theo pháp luật các vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả trên thị trường là một trong những biện pháp hành chính quan trọng trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Công tác kiểm tra xử lý hàng giả đã được các ngành, các lực lượng chức năng chống hàng giả như cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành chống hàng giả từ trung ương đến địa phương đều quan tâm và thực hiện ráo riết hơn.

Do có sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các ngành, các cấp nên các lực lượng chức năng chống hàng giả đã phát hiện ngăn chặn và xử lý khá nhiều vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả. Lực lượng Quản lý thị trường cả nước từ năm 2000 đến tháng 6/2007 đã kiểm tra, xử lý 52.788 vụ vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, phạt hành chính 369.353.007.000 đồng, trong đó nhiều nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hoà Bình, Hà Tây, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Ngãi... Chủng loại hàng giả, hàng kém chất lượng và các loại tang vật, phương tiện sử dụng vào sản xuất, buôn bán hàng giả bị thu giữ cũng rất đa dạng, hầu như xuất hiện ở tất cả các ngành hàng, nhóm hàng, như: hàng điện tử, điện lạnh dân dụng, hoá mỹ phẩm, dược phẩm, rượu bia nước giải khát, hàng thực phẩm, các loại vật tư phục vụ sản xuất như xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, cây con giống, sách và băng, đĩa giả…

(Chi tiết xem Phụ lục 1, 2, 3) [52, tr. 9, 10, 11].

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí