Thực Trạng Pháp Luật Điều Chỉnh Về Công Tác Chống Sản Xuất Và Buôn Bán Hàng Giả Ở Việt Nam

Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả thể hiện ở việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân đối với các cơ chế chính sách và quy định của Nhà nước. Phát huy tính chủ động sáng tạo của mọi chủ thể trong xã hội trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Sự quản lý của nhà nước về công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả bằng việc ban hành các quy phạm pháp luật còn tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự đấu tranh, bảo vệ các sản phẩm hàng hoá của mình khi có hành vi xâm phạm.

Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực chống sản xuất và buôn bán hàng giả thể hiện trên những mặt sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước thiết lập nên những khung pháp lý quan trọng để ngăn chặn hàng giả tạo ra được thị trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh trong xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính có được một trường kinh doanh thuận lợi và hiệu quả nhất, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người tiêu dùng. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, không phải chủ thể kinh doanh nào cũng chấp hành nghiêm những quy định của Nhà nước về sản xuất kinh doanh. Hàng giả làm nguy cơ tiêu thụ hàng sản xuất trong nước giảm sút gây thiệt hại đối với các nhà đầu tư trong nước hàng ngày ai cũng có thể thấy, nhưng không phải ai cũng có thể thấy hết hậu quả của nó. Đây là lý do cần có vai trò của Nhà nước trong việc ngăn chặn các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả trên thị trường bằng hành lang pháp lý.

Trong quá trình quản lý của mình, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát thị trường, hạn chế những hành vi gian lận trong nền kinh tế như: sản xuất, buôn bán hàng giả, buôn lậu … đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Thứ hai, Nhà nước thông qua các công cụ pháp lý của mình xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả. Các chủ thể trong nền kinh tế đều tìm cách tối đa hoá lợi nhuận của mình, trong đó có một số chủ thể bằng mọi cách để có

được lợi nhuận, sản xuất hoặc buôn bán hàng giả, đưa hàng giả từ bên ngoài vào thị trường nội địa gây ra thiệt hại cho các chủ thể khác, cho nhà nước và người tiêu dùng. Do vậy, để bảo vệ lợi ích của các chủ thể khác trong nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng, Nhà nước bằng những thiết chế của mình kiểm tra, xử lý đối với các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả để thị trường phát triển lành mạnh.

Thứ ba, Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phát triển bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Cơ chế thị trường rất cần có sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư kinh doanh. Điều này không thể có được nếu tồn tại các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, bởi vì các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả thường nhằm đến các mặt hàng đã có uy tín cao trên thị trường để làm giả, làm hàng thật khó có khả năng cạnh tranh về mặt giá cả, làm thiệt hại cho các chủ thể.

Nhà nước chống các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả thông qua luật pháp, chính sách và các công cụ khác như: chiến lược và quy hoạch phát triển, pháp luật, chính sách, bộ máy, cán bộ, các thiết chế …Để kiểm soát được các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, Nhà nước phải có sự nhất quán từ lý luận đến thực tiễn về quan điểm chống các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả. Nhà nước cần đưa ra được các biện pháp và chính sách cụ thể nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể làm ăn chân chính thuộc tất các các thành phần kinh tế khác nhau. Quản lý nhà nước phải kích thích sự hợp tác liên kết giữa các chủ thể trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Như vậy, để chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Nhà nước thiết lập được khung pháp lý bảo đảm, kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi phạm; đồng thời luôn có các giải pháp để hạn chế, đẩy lùi các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, tạo nên một thị trường lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, cũng như định hướng, kiểm soát nền kinh tế bằng chiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

lược, cơ chế chính sách phù hợp. Những điều này khẳng định vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định của quản lý nhà nước đối với việc chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở lước ta.


Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 7

Chương 2‌‌


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG


LĨNH VỰC CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở VIỆT NAM


2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam

2.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề sản xuất và buôn bán hàng giả

Kể từ sau Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế nước ta từng bước chuyển sang cơ chế quản lý mới, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã thấy rõ tính hai mặt của cơ chế thị trường là vừa có những tác dụng tích cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta là vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế này.

Một trong những mặt mặt trái của cơ chế thị truờng là: cạnh tranh không lành mạnh, nạn sản xuất và buôn bán hàng giả. Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo xử lý đối với các hiện tượng tiêu cực này.

Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 17/12/1987 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ba năm

1988-1990 và năm 1988 đã chỉ đạo: "... Kiên quyết đấu tranh với những kẻ sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép; nghiêm trị bọn đầu cơ, buôn lậu, phá rối thị trường và giá cả; sử dụng tổng hợp mọi biện pháp kinh tế, giáo dục, hành chính và tổ chức, tạo thành phong trào quần chúng tham gia quản lý thị trường và chống tiêu cực" [4, tr. 15].

Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI trước Đại hội đại biểu lần thứ VII đã nêu rõ: “Công tác quản lý thị trường có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài...” “…trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế...” [1, tr. 12]

Từ những nhận định trên, Đảng ta đã có chủ chương kiên quyết chống buôn lậu và các hiện tượng tiêu cực khác trong lưu thông.

Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 12/12/1996 về việc thực hiện nghị quyết 12- NQ/TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị (khoá VII) và nghị quyết 01-NQ/TW ngày 18/11/1996 của Bộ Chính trị (khoá VIII): "Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại, quản lý thị trường và hoạt động thương mại của tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế, bảo đảm thực hiện nghiêm pháp luật và cơ chế chính sách đã ban hành; chống buôn lậu, trốn thuế, sản xuất và buôn bán hàng giả và kinh doanh trái pháp luật; chống các hiện tượng tiêu cực, lỏng lẻo trong hoạt động kinh tế đối ngoại và thương mại trong nước" [3, tr. 2].

Những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng như trên được khẳng định lại trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại đại hội lần thứ VIII: “...phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường” “…tăng

cường quản lý thị trường, hướng dẫn các thành phần kinh tế trong thương nghiệp phát triển đúng hướng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả” [2, tr. 16].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá

VIII) về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000 nêu rõ: "Hoàn thiện các chế tài, xứ lý nghiêm minh các hoạt động kinh doanh trái pháp luật. Thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát được độc quyền và cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường" [5, tr. 12].

Thể chế hoá những quan điểm trên của Đảng, Điều 28 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: "Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng" [8, tr. 9].

Như vậy, trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã luôn nhìn nhận và có quan điểm rõ về những mặt trái của cơ chế thị trường, trong đó có các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và luôn coi việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực này là một nhiệm vụ quan trọng và lâu dài; chủ trương đấu tranh rất kiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích của người tiêu dùng cũng như lợi ích của các nhà doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.

2.1.2. Những quy định của pháp luật nước ta về chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Cũng như nhiều nước trên thế giới, luật pháp Việt Nam là một trong những công cụ, phương tiện chủ yếu để kiểm soát và ngăn chặn hoạt động sản

xuất và buôn bán hàng giả lưu thông trên thị trường Việt Nam. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đến nay, các quan điểm, chủ trương của Đảng về sản xuất và buôn bán hàng giả trong cơ chế kinh tế thị trường đã được Nhà nước ta từng bước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

2.1.2.1. Ban hành các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

- Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/04/1991 của Hội Đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả quy định mọi tổ chức và cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của mình; phải đăng ký chất lượng và chịu sự thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá của cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước nghiêm cấm mọi tổ chức và cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả (kể cả hàng nhập khẩu). Tuỳ theo mức độ gây tác hại, các tổ chức và cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý theo pháp luật. Tại Nghị định này cũng đã quy định danh mục về hàng giả và các dấu hiệu nhận biết hàng giả.

Sau này đến năm 1997, Nghị định 57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá đã thay thế Nghị định Nghị định số 140/HĐBT và hai văn bản này đã hết hiệu lực, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên cơ sở những văn bản sau:

- Chỉ thị số 31/1999/CT-TTG ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả quy định trách nhiệm của các cơ quan trung ương và địa phương trong lĩnh vực đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và Bộ Thương mại được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ,

ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các địa phương đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở thị trường nội địa. Hiện nay cũng như trong những năm tới, Chỉ thị này vẫn là văn bản chỉ đạo xuyên suốt trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta.

- Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả quy định về hàng giả, hàng kém chất lượng, xử lý hàng giả và phân công trách nhiệm của các lực lượng chức năng đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngoài quy định chung những nội dung về xử phạt vi phạm hành chính còn quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính nói chung (Điều 10) và đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nói riêng “... vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này” [13, tr. 5].

- Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Điều 18 xử phạt về kinh doanh hàng giả, với mức phạt từ thấp nhất là 1.000.000 đồng đến cao nhất là

20.000.000 đồng và phạt tiền gấp hai lần nếu hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, gia công, lắp ráp, tái chế, chế tác, phân loại, đóng gói, nhập khẩu hàng giả. Ngoài ra còn hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm và buộc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm không có giá trị sử dụng, không đảm bảo an toàn sử dụng gây hại tới sản xuất, sức khoẻ người,

động thực vật, môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định tại Điều này. Điều 19 Xử phạt về kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả với mức phạt tiền từ

2.000.000 đồng 10.000.000 đồng và phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định nếu hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức làm hoặc nhập khẩu tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả. Ngoài ra còn có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc tiêu hủy các loại tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả và tịch thu phương tiện làm tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả đối với vi phạm; tịch thu tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả.

- Thông tư Số 93/2000/TT-BTC ngày 15/9/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả quy định các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả, hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thu từ công tác chống hàng giả.

Ngoài ra, còn một số văn bản pháp quy khác do các Bộ, ngành ban hành hướng dẫn đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong phạm vi ngành.

2.1.2.2. Ban hành một số văn bản pháp luật quy định về sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng giả:

- Bộ luật Dân sự năm 2005, Phần thứ sáu quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (từ Điều 736 đến Điều 757); Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

- Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quyền đối với giống cây trồng; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quyền sở hữu trí tuệ; Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 của Chính Phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí