Dự Báo Về Tình Hình Sản Xuất Và Buôn Bán Hàng Giả Ở Nước Ta Trong Thời Gian Tới

cho các bộ luật đó phù hợp với tình hình thực tế. Hai nước này đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về sở hữu trí tuệ.

- Nhật Bản và Hàn Quốc đã thành lập và xây dựng được cơ quan đầu mối về sở hữu trí tuệ, có trách nhiệm soạn thảo, kiến nghị sửa đổi chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ và giám sát các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ của quốc gia. Do vậy, từ kinh nghiệm của các nước, chúng ta nên hướng tới giảm bớt đầu mối và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.

- Đầu tư nhiều cho việc nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong cộng đồng. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức được tiến hành thường xuyên. Cơ quan sở hữu trí tuệ của các quốc gia này còn xuất bản những cuốn cẩm nang, sách giáo khoa về sở hữu trí tuệ với những kiến thức cơ bản, dễ hiểu nhất và đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Chính vì vậy, nhận thức về sở hữu trí tuệ đã trở thành tiềm thức trong người dân từ rất sớm.


Chương 3‌‌


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở VIỆT NAM

3.1. Dự báo về tình hình sản xuấtbuôn bán hàng giả ở nước ta trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh quốc tế: Trong những năm tới, kinh tế thế giới sẽ bước vào thời kỳ phục hồi và tăng trưởng và mang tính toàn cầu hoá cao

Trong những năm tới, nhu cầu nhập khẩu của các nước đang phát triển sẽ tăng lên. Nền kinh tế thế giới sẽ có bước chuyển biến quan trọng về chất trên cơ sơ các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Xây dựng nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng phát triển chủ yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tự do hoá kinh tế và phát triển kinh tế thị trường trở thành khuynh hướng chủ đạo, khu vực kinh tế tư nhân được coi trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế; sự tăng cường phân công và hợp tác lao động quốc tế sẽ đẩy nhanh sự phát triển của các nước kém phát triển, đồng thời cũng xúc tiến chuyển giao công nghệ sản xuất và buôn bán. Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hoá có mặt tích cực những cũng có mặt trái, mặt tiêu cực của nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, những chuyển biến tích cực và đặc trưng của kinh tế thế giới sẽ xuất hiện ở khu vực này. Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực, tất yếu kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự phát triển kinh tế của

cả khu vực. Vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực của sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường đem đến thì những tiêu cực, mặt trái của nó như nạn sản xuất, buôn bán hàng giả… cũng du nhập và gia tăng đối với nước ta.

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 11


3.1.2. Bối cảnh trong nước: Dự báo trong thời gian tới, tình hình chính trị - xã hội trong nước sẽ tiếp tục ổn định, cải cách nhà nước trong đó có cải cách hành chính tiếp tục được coi trọng tạo điều kiện rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định cùng với quá trình cải cách mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh rất nhiều cơ hội thuận lợi để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu; tiếp thu những kiến thức và kỹ năng quản lý mới, công nghệ mới; học hỏi kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế của các nước... thì Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức khi tham gia tiến trình hội nhập. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng lực cạnh tranh năng suất, chất lượng, chi phí, giá thành và các loại dịch vụ khác về khách hàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực và thế giới.

Qua nghiên cứu phân tích các số liệu thống kê vụ việc về sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm gần đây và căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước từ nay đến năm 2010, chúng ta có thể dự báo được xu hướng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới. Cơ sở của dự báo này là tính chất xã hội hoá nền kinh tế ngày càng mở rộng dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên thị trường, giành giật thị phần hàng hoá, dịch vụ ngày càng trở nên quyết liệt; quan hệ mua bán giao lưu hàng hoá mở rộng không chỉ ở trong

nước mà còn mở rộng với các nước trong khu vực và thế giới; sự phát triển nhanh của thông tin, khoa học công nghệ là điều kiện cho hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả triệt để lợi dụng khai thác lợi thế này; hơn nữa trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn; hệ thống pháp luật của nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh tạo kẽ hở cho hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả có cơ hội tồn tại.

3.1.3. Phương thức, thủ đoạn trong sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi và phức tạp hơn

Phương thức và thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới sẽ tinh vi hơn bởi sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức. Hàng giả được làm tinh vi sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, người tiêu dùng khó có thể nhận biết khi mua hàng hoá, các cơ quan chức năng nhà nước khó có thể nhận định, đánh giá, kết luận được vi phạm. Bên cạnh đó chúng lại được thường xuyên thay đổi mẫu mã, chủng loại để đối phó với sự phát hiện của thị trường và sự kiểm tra của nhà nước.

3.1.4. Chủng loại hàng giả được sản xuất và buôn bán đa dạng, phức tạp hơn

Hiện nay, mặt hàng bị làm giả rất đa dạng, từ các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thường nhật đến các loại vật tư phục vụ sản xuất, cây con giống, tiền giả, chứng từ hoá đơn, tem hàng hoá giả; từ các mặt hàng cao cấp, đắt tiền, công nghệ sản xuất phức tạp đến các mặt hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp. Xu hướng các mặt hàng bị làm giả trong những năm tới có thể khái quát ở hai điểm: Một là bất cứ sản phẩm nào có uy tín trên thị trường thì nguy cơ bị làm giả rất cao, không kể giá trị cao hay thấp, công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp đều có thể bị làm giả; hai là những sản phẩm mới là thành quả của sự phát triển khoa học công nghệ trên thế giới trong các lĩnh vực sinh học, tin học, công nghệ thông tin... và

các tác phẩm nghệ thuật mới sẽ bị làm giả và lần lượt sẽ xuất hiện ở thị trường nước ta.

Ngoài ra, hàng giả có thể là giả về giả nhãn hiệu, kiểu dáng, xuất xứ phổ biến hơn là làm giả về chất lượng. Đặc biệt, sẽ xuất hiện những loại hàng giả mới chưa từng biết đến ở Việt Nam, cụ thể là gắn với việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ nãy sinh cổ phiếu giả, thẻ điện thoại giả sản xuất từ nước ngoài đưa vào Việt Nam.


3.1.5. Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng đa dạng, mang tính chuyên nghiệp và tinh vi hơn

Thực tiễn trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm qua cho thấy đối tượng tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả rất đa dạng, có cả tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, phần đông và phổ biến hơn cả là các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể.

Tại địa bàn Hà Nội, trước năm 1995, do đặc điểm kinh tế thị trường mới phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng giả chủ yếu là hoạt động nhỏ lẻ, lén lút. Đặc điểm nhân thân đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả rất đa dạng, phức tạp về các mặt nghề nghiệp, thành phần, lứa tuổi. Qua nghiên cứu của Công an Thành phố Hà Nội với 762 đối tượng cho thấy:

Về nghề nghiệp: Các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả thường có nghề nghiệp chuyên môn liên quan đến sản xuất hàng thật hoặc một công đoạn trong sản xuất như in ấn, đóng gói … đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất hợp pháp hoặc đã bị sa thải, nghỉ hưu.

Về trình độ văn hoá, chuyên môn: Trình độ văn hoá của các đối tượng rất đa dạng, từ mù chữ đến đại học.

Các đối tượng có chuyên môn thường sản xuất hoàn chỉnh hàng giả, từ thu mua nguyên liệu đến chế biến đóng gói. Những đối tượng không có chuyên môn thường chọn phương pháp sản xuất đơn giản như: pha trộn, đóng gói hàng giả.

Về độ tuổi: Đa số các đối tượng có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi chiếm 66,3%, độ tuổi dưới 30 và trên 45 chiếm 24,8%, độ tuổi dưới 18 chiếm 8,9%.

Về tiền án tiền sự: Có tiền án tiền sự chiếm: 20,8%; chưa có tiền án tiền sự chiếm: 79,2% trong đó: Nam chiếm 66,3% và nữ là 33,7% [51, tr. 7].

Trong thời gian tới, đối tượng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả sẽ đa dạng hơn, có đủ các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài các đối tượng trong nước sẽ có thêm tổ chức, cá nhân nước ngoài ở các nước khác nhau là những nơi có hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả nổi tiếng tham gia. Đặc biệt, sẽ hình thành các đường dây có tổ chức giữa trong nước với nước ngoài để sản xuất, buôn bán hàng giả dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả có xu hướng liên kết lại với nhau tạo thành các đường dây lớn từ việc sản xuất hàng giả, đến việc tiêu thụ hàng giả. Sự liên kết của các đối tượng này là tất yếu xuất phát từ những lý do sau:

+ Để thực hiện những phi vụ làm hàng giả, buôn bán hàng giả lớn phải tìm cách có được nguồn vốn lớn để mua nguyên liệu, thuê hoặc mua phương tiện sản xuất, vận chuyển và chi phí khác. Vốn càng lớn càng thuận lợi cho chúng làm trong khi đó không phải đối tượng nào cũng đủ vốn cần thiết.

+ Làm hàng giả, buôn bán hàng giả là một công việc phức tạp, phải thực hiện nhiều công đoạn, địa bàn bí mật, dễ đánh lừa các cơ quan chức năng, đồng thời các đối tượng tội phạm phải tiến hành xem xét, thăm dò thị trường để tiến hành làm hàng giả, buôn bán tiêu thụ hàng giả. Làm việc này đòi hỏi đảm bảo yêu cầu về số lượng kẻ tham gia cũng như khả năng hoạt động của chúng.

+ Trong những năm tới nhu cầu về xuất nhập khẩu ở nước ta ngày càng cao, lượng khách quốc tế vào nước ta ngày càng đông. Đây chính là cơ sở để bọn sản xuất, buôn bán hàng giả mở rộng quan hệ làm ăn.

+ Bên cạnh đó, một lý do không kém phần quan trọng là trong những năm tới các đối tượng làm hàng giả, buôn bán hàng giả ở nước ta sẽ chịu sự tấn công mạnh mẽ và quyết liệt hơn của những lực lượng chuyên trách cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, một đòi hỏi tất yếu cho các đối tượng này là phải thực hiện hành vi một cách nhanh chóng, khẩn trương, kín đáo đồng thời cũng phải chống trả bằng mọi khả năng để bảo vệ hàng, tẩu tán hàng khi bị phát hiện. Để thực hiện yêu cầu này chúng liên kết lại với nhau và hoạt động sẽ có tổ chức và nhiều hình thức thủ đoạn tinh vi hơn.

Xu hướng của những đối tượng làm hàng giả là có trình độ văn hoá cao, có hiểu biết pháp luật, có khả năng và kinh nghiệm để để tìm ra và lợi dụng những kẽ hở của pháp luật của cơ chế quản lý, có vốn lớn, có quan hệ xã hội rộng để sản xuất và buôn bán hàng giả.

3.1.6. Địa bàn sản xuất và buôn bán hàng giả chủ yếu tập trung ở các khu đô thị lớn, khu công nghiệp, khu vực giáp ranh và địa bàn đông dân cư

- Địa bàn sản xuất hàng giả: Thời gian qua, việc sản xuất hàng giả chủ yếu vẫn là khu vực thành thị, các khu vực giáp với các đô thị, khu công nghiệp, tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ…Ngoài hàng giả sản xuất trong nước, một lượng lớn hàng giả được sản xuất từ nước ngoài đưa vào nước ta tiêu thụ dưới nhiều hình thức từ nhập lậu qua biên giới, nhập khẩu chính ngạch hoặc thẩm lậu qua đường tiểu ngạch.

- Địa bàn tiêu thụ hàng giả: Hàng giả là thực phẩm, dược phẩm, nước giải khát, hàng tiêu dùng ... có mặt và được tổ chức tiêu thụ ở mọi nơi, nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi vì những nơi này trình độ dân trí thấp, thu nhập thấp, kém hiểu biết, và có tâm lý thích mua

hàng rẻ, nên khi thấy hàng hoá thoả mãn được nhu cầu sử dụng, vừa với túi tiền là chấp nhận dù có thể họ biết đó là hàng giả, hàng kém chất lượng; hơn nữa ở đây sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng thường chưa chặt chẽ, có nhiều sơ hở nên dễ trốn tránh. Những mặt hàng nhái về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá cao cấp hơn như đồ điện tử, xe máy... được tiêu thụ ngay tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ... có thể đại bộ phận dân cư có điều kiện tiếp xúc nắm bắt được các thông tin về hàng thật hàng giả, song cũng không dễ gì phân biệt được khi mua sắm do trình độ sản xuất hàng giả hiện đại, khá tinh vi, rất dễ nhầm lẫn giữa hàng giả và hàng thật.

Trong thời gian tới, do tính chất hàng hoá đa dạng, hàng sản xuất ra đời hỏi phải có công nghệ sản xuất cao và mẫu mã đẹp. Vì vậy, muốn làm hàng giả các đối tượng làm hàng giả phải có trang thiết bị nhất định, do đó, địa bàn sản xuất hàng giả có quy mô tập trung hơn vào các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, việc đặt hàng ở nước ngoài làm giả đã và đang được phát triển khá phổ biến cho thấy địa bàn làm hàng giả rất đa dạng và có khu vực trong nhiều địa phương, có tính quốc tế đối với một số nước xung quanh khu vực.‌

3.2. Các yêu cầu đối với việc phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả

3.2.1. Yêu cầu khách quan: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới

Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam phải đổi mới toàn diện nhằm thiết lập một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, đủ sức hội nhập một cách sâu rộng vào kinh tế thế giới, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thực tế đã chứng minh, việc trở thành thành viên của WTO đã mang lại lợi ích rất lớn cho các nước đang phát triển, song đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Một trong những nguy cơ đó là nạn hàng giả vẫn luôn tồn tại, là một nguy cơ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và là thách thức lớn đối với toàn xã hội. Điều này đòi hỏi cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023